K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2017

len mang ma tim

13 tháng 12 2017

hôm nay em mặc mộtchiếc áo đồng phục màu trắng tới trường.

26 tháng 2 2018

Từ nhỏ đến giờ không biết bao nhiêu lần được ngắm trăng rồi nhưng có lẽ cái đêm trăng ấy, một đêm trăng ở đồng bằng quê nội đã để lại cho em một ấn tượng đẹp đến kì lạ. Mãi mãi em không bao giờ quên được. Đó là cái đêm trăng rằm tháng bảy mà bố mẹ cho em về quê dự lễ đáo tế của ông nội.

Ngay khi hoàng hôn vừa tắt, trên bầu trời bao la, hàng nghìn hàng vạn những ngôi sao nhấp nháy. Chỉ có ngôi sao chiều là sáng nhất, đứng kiêu hãnh một mình như một thiếu nữ đẹp giữa bức tranh trời thu. Màn đêm dần dần buông xuống. Mọi nhà trong xóm đã lên đèn từ bao giờ. Ngoài đồng, đom đóm lập lòe tưởng như muôn vàn những vì sao nhấp nháy cuối trời xa.

Chỉ ít phút sau, mặt trăng bắt đầu ló dạng. Lúc đầu, nó giống như một cái đèn lồng bị che khuất một nửa, mặt cắt nằm phía dưới, rồi từ từ nhô lên, tròn vành vạnh, lơ lửng giữa không trung, như một cái đèn lồng khổng lồ chiếu những ánh sáng vàng dịu xuống vạn vật. Em bước ra ngõ nhìn về phía trăng mọc. Một lúc sau, trăng gối đầu lên rặng cây lờ mờ ồ chân trời xa tít, để rồi sau đó lấp ló trên ngọn tre già. Bầu trội bây giờ trong vắt. Hàng trăm đốm sao rải rác trên nền trời lúc ẩn lúc hiện. Có lẽ trăng sáng quá làm cho chúng mờ đi chăng? Tuy vậy, em vẫn thấy chúng đẹp và đáng yêu, bởi chúng là những viên ngọc quý tỏa ánh sáng hiếm hoi cho những đêm vắng bóng chị Hằng Nga.

Bây giờ thì trăng đã lên cao tỏa ánh sáng dìu dịu, nhuộm một màu bạc khắp ruộng đồng, thôn xóm, làng mạc. Cạnh nhà Nội, dòng sông long lanh gợn sóng lăn tăn như hàng trăm con rồng nhỏ đang lươn múa. Và kia nữa, mái tôn của những ngôi nhà phía trái phản chiếu ánh trăng óng ánh. Ánh vàng còn phết lên những thảm cỏ xanh và vườn rau sau nhà tạo nên một mảng sáng nhờ nhờ, bàng bạc. Bóng nhà, bóng cây in rõ thành những vầng đen nhạt trên mặt đất. Thỉnh thoảng, gió hiu hiu thổi, cỏ cây lay động xào xạc. Những bóng đen của cây cối lắc lư, thay dạng đổi hình như những “bóng ma” chập chờn…
Trong xóm, hầu hết mọi nhà tụ họp ở ngoài sân. Người lớn thì hóng mát, ngắm trăng. Mấy chị thì đan võng, dệt chiếu, sàng gạo vừa cười vừa nói vui vẻ. Trẻ em nô đùa chạy nhảy khắp sân. Cả đến những chú chó cũng ra sân hóng gió hoặc ra đường nhìn trước, ngó sau rồi cất tiếng sủa vu vơ…

Ngoài đồng, quang cảnh thật vắng lặng, tĩnh mịch. Muôn vật say sứa tắm ánh trăng trong. Gió đồng lồng lộng thổi, thảm lúa xanh rập rờn, nhấp nhô như những làn sóng ngoài biển khơi. Nước bắt đầu lên trong các mương, rãnh chảy róc rách. Côn trùng đó đây cất tiếng kêu ra rả. cỏ cây ngoài vườn thầm thì nhỏ to. Càng về khuya, không gian càng tĩnh mịch. Vạn vật như đang say sưa trong giấc ngủ êm đềm. Chỉ duy có loài côn trùng vẫn ra rả hòa âm những khúc nhạc muôn thuở về đêm. Ánh trảng đẹp cùng hơi sương mát dịu ru ngủ muôn loài. Em trở vào nhà đánh một giấc ngon lành cho đến sáng. Khi em tỉnh giấc ánh trăng đã nhợt hẳn đi nhường chỗ cho ánh bình minh thức dậy. Mọi vật sau một đêm tĩnh dưỡng, nghỉ ngơi dưới ánh trăng dịu, giờ đây cũng đang bừng trỗi dậy, mình ngậm những giọt sương mai.

Đứng giữa đồng quê ngắm cảnh trăng đẹp và nghe khúc nhạc kì diệu của thiên nhiên, em cảm thấy tâm hồn mình lâng lâng. Tiếc là ngày kia em đã phải trở về thành phố rồi. Thôi, hẹn vầng trăng rằm nơi đồng nội một dịp khác nhé.

12 tháng 2 2018

Thế là hôm nay em đành phải từ biệt chiếc áo sơ mi thân thuộc. Vì lẽ nào em cũng không nhớ. Nhưng chỉ biết là hôm nay tổng kết năm học, em mặc bộ quần áo mới nhất để tới trường dự buổi lễ quan trọng ấy. Tuy vậy, những kỉ niệm về tấm áo cũ vẫn in đậm trong tâm hồn em.

Tâm áo ấy không phải ai mua, ai tặng, và không phải do một thợ lành nghề nào may, mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã may cho em. Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em. Một ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc vào. Chà! Đẹp quá! Mẹ khéo tay thật. Tấm áo màu xanh lá cây có hai chiếc túi xinhxắnvà cặp cầu vai vồng vồng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp, em khoác trên người tấm áo thân yêu. Nhưng một điều nữa làm em quý nó gấp bội: đó là hơi ấm của bố vẫn còn ởtrong áo em. Hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng tới trường, em cùng áo và bạn Phương, Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơi sương. Những cơn gió nhè nhẹ làm tà áo bay lượn, múa hát như nhấc nhở chúng em mau mau đến lớp. Nhìn áo, lòng em vui phơi phới và luôn nghĩ tới người cha kính yêu đang cầm súng đánh giặc, bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.

Một hôm, trời mưa rả rích, sân trường trơn, nước đọng lại từng vũng to như cái chảo. Khi mưa vừa ngót hạt, cái Hằng đã rủ em ra chơi đuổi bắt mối (vì thường thường khi mưa tạnh mối bay ra mà). Mải nhìn và chạy theo mối, em quên bẵng những vũng nước đáng ghét kia. Bỗng “oạch”, em ngã sóng soài, quần áo lấm lem bùn đất. Các bạn phải chạy ra đỡ em dậy. Hôm ấy em cứ tức cái Hằng mãi. Còn cái áo tuyệt đẹp kia thì em phải giặt mỏi tay mà không sạch. Mẹ em phải giặt cả bao xà phòng nó mới sạch được mọi vết bẩn. Em ân hận quá. Từ đấy, em quý áo hơn, lúc nào em cũng gần gũi với áo như một đôi bạn thân thiết. Đêm nằm ngủ, em cởi áo ra và gấp lại. Sáng em mặc áo đi học. Nhưng em có tính bộp chộp và hay quên nên đã để xảy ra một điều đáng tiếc.

Một hôm nào đó đi học về em không nhớ rõ nữa. Chả là hôm ấy được chín điểm văn. Em sung sướng, hồ hởi, vừa đi vừa tung cặp lên cao. Quá tay, chiếc cặp rơi bịch sang bờ bên kia. Em hơi lo. Bỗng em nghĩ được một ý, liền lấy que chọc một lỗ hổng chui sang lấy cặp. Lúc trở ra, mặt mũi em bị xước, áo rách toạc một mảng. Lần này về em bị mẹ phê bình và suýt nữa bị mấy roi vào mông nữa đấy. May sao em tìm được mảnh vải giống màu, mẹ em cặm cụi vá lại. Chiếc áo bị vá làm em rất buồn. Tấm áo ấy em vẫn mặc để nhớ ngày bố em ra chiến trường đánh giặc. Nhưng tiếc thay, vì nghịch ngợm quá nên áo em rách thêm, ngày càng phai màu, cũ vải. Em vẫn quý nó, vẫn mặc nó, vẫn gắn liền những kỉ niệm thời thơ ấu và vẫn gửi gắm tình thương của mình vào chiếc áo. Một ngày kia, áo rách nhiều quá. Mẹ không vá hết được. Và hôm nay tổng kết năm học, em đành phải từ biệt áo. Áo ơi, mình vẫn quý bạn đó. Mình vẫn nhớ mãi sáng mùa đông rét buốt như... kim châm, không nhờ bạn, có lẽ mình không thể đến lớp học được đâu. Mình cảm ơn bạn nhé! Chính nhờ bạn, mình đi học đều đặn trong mỗi buổi sáng mùa đông nên bây giờ mình mới đạt được kết quả tốt trong buổi tổng kết hôm nay.

Tấm áo của em đã “nghỉ hưu” như vậy đấy. Chỉ vì em nên áo chóng hỏng. Tấm áo mẹ may cho em đấy lá chiếc thứ bao nhiêu? Rút kinh nghiệm lần

trước, em sẽ giữ gìn cẩn thận cho áo bền, đẹp lâu hơn. Em sẽ mặc áo ấm để tới lớp thật đều, học thật giỏi để đền đáp công ơn cha mẹ. Chính cha em cũng như bao nhiêu người chiến sĩ khác đã đổ xương máu để giành lại dộc lập, tự do cho Tổ quốc, cho em được học hành yên ổn dưới mái trường thân yêu. Còn mẹ em thì tận dụng từng mảnh vải để may thành những chiếc áo em mặc ấm qua mùa đông giá lạnh. Và những tấm áo xinh xắn ấy đã giúp em nhớ lại những kỉ niệm về đời mình.

12 tháng 2 2018

Thê' là hôm nay em đành phải từ biệt chiếc áo sơ mi thân thuộc. Vì lẽ nào em cũng không nhớ. Nhưng chỉ biết là hôm nay tổng kết năm học, em mặc bộ quần áo mới nhất để tới trường dự buổi lễ quan trọng ấy. Tuy vậy, những kỉ niệm về tấm áo cũ vẫn in đậm trong tâm hồn em.

Tâm áo ấy không phải ai mua, ai tặng, và không phải do một thợ lành nghề nào may, mà chính đôi bàn tay khéo léo của mẹ đã may cho em. Mẹ cắt chiếc áo bộ đội của bố thành tấm áo nhỏ rồi thức thâu đêm khâu áo cho em. Một ngày kia, áo được may xong, em sung sướng mặc vào. Chà! Đẹp quá! Mẹ khéo tay thật. Tấm áo màu xanh lá cây có hai chiếc túi xinhxắnvà cặp cầu vai vồng vồng. Em khoe với tất cả bạn bè. Ngày ngày tới lớp, em khoác trên người tấm áo thân yêu. Nhưng một điều nữa làm em quý nó gấp bội: đó là hơi ấm của bố vẫn còn ởtrong áo em. Hơi ấm của người chiến sĩ. Vui sao mỗi sáng tới trường, em cùng áo và bạn Phương, Hằng đi trên con đường làng ẩm ướt hơi sương. Những cơn gió nhè nhẹ làm tà áo bay lượn, múa hát như nhấc nhở chúng em mau mau đến lớp. Nhìn áo, lòng em vui phơi phới và luôn nghĩ tới người cha kính yêu đang cầm súng đánh giặc, bảo vệ từng tấc đất biên cương của Tổ quốc.

Một hôm, trời mưa rả rích, sân trường trơn, nước đọng lại từng vũng to như cái chảo. Khi mưa vừa ngót hạt, cái Hằng đã rủ em ra chơi đuổi bắt mối (vì thường thường khi mưa tạnh mối bay ra mà). Mải nhìn và chạy theo mối, em quên bẵng những vũng nước đáng ghét kia. Bỗng “oạch”, em ngã sóng soài, quần áo lấm lem bùn đất. Các bạn phải chạy ra đỡ em dậy. Hôm ấy em cứ tức cái Hằng mãi. Còn cái áo tuyệt đẹp kia thì em phải giặt mỏi tay mà không sạch. Mẹ em phải giặt cả bao xà phòng nó mới sạch được mọi vết bẩn. Em ân hận quá. Từ đấy, em quý áo hơn, lúc nào em cũng gần gũi với áo như một đôi bạn thân thiết. Đêm nằm ngủ, em cởi áo ra và gấp lại. Sáng em mặc áo đi học. Nhưng em có tính bộp chộp và hay quên nên đã để xảy ra một điều đáng tiếc.

Một hôm nào đó đi học về em không nhớ rõ nữa. Chả là hôm ấy được chín điểm văn. Em sung sướng, hồ hởi, vừa đi vừa tung cặp lên cao. Quá tay, chiếc cặp rơi bịch sang bờ bên kia. Em hơi lo. Bỗng em nghĩ được một ý, liền lấy que chọc một lỗ hổng chui sang lấy cặp. Lúc trở ra, mặt mũi em bị xước, áo rách toạc một mảng. Lần này về em bị mẹ phê bình và suýt nữa bị mấy roi vào mông nữa đấy. May sao em tìm được mảnh vải giống màu, mẹ em cặm cụi vá lại. Chiếc áo bị vá làm em rất buồn. Tấm áo ấy em vẫn mặc để nhớ ngày bố em ra chiến trường đánh giặc. Nhưng tiếc thay, vì nghịch ngợm quá nên áo em rách thêm, ngày càng phai màu, cũ vải. Em vẫn quý nó, vẫn mặc nó, vẫn gắn liền những kỉ niệm thời thơ ấu và vẫn gửi gắm tình thương của mình vào chiếc áo. Một ngày kia, áo rách nhiều quá. Mẹ không vá hết được. Và hôm nay tổng kết năm học, em đành phải từ biệt áo. Áo ơi, mình vẫn quý bạn đó. Mình vẫn nhớ mãi sáng mùa đông rét buốt như... kim châm, không nhờ bạn, có lẽ mình không thể đến lớp học được đâu. Mình cảm ơn bạn nhé! Chính nhờ bạn, mình đi học đều đặn trong mỗi buổi sáng mùa đông nên bây giờ mình mới đạt được kết quả tốt trong buổi tổng kết hôm nay.

Tấm áo của em đã “nghỉ hưu” như vậy đấy. Chỉ vì em nên áo chóng hỏng. Tấm áo mẹ may cho em đấy lá chiếc thứ bao nhiêu? Rút kinh nghiệm lần

trước, em sẽ giữ gìn cẩn thận cho áo bền, đẹp lâu hơn. Em sẽ mặc áo ấm để tới lớp thật đều, học thật giỏi để đền đáp công ơn cha mẹ. Chính cha em cũng như bao nhiêu người chiến sĩ khác đã đổ xương máu để giành lại dộc lập, tự do cho Tổ quốc, cho em được học hành yên ổn dưới mái trường thân yêu. Còn mẹ em thì tận dụng từng mảnh vải để may thành những chiếc áo em mặc ấm qua mùa đông giá lạnh. Và những tấm áo xinh xắn ấy đã giúp em nhớ lại những kỉ niệm về đời mk.

tk nhé

16 tháng 8 2018

8 phút trước (09:39)

Bạn có muốn biết nơi nào bạn sẽ vừa HỌC vừa KIẾM TIỀN được không?

BÀI TẬP KHÓ?
CÓ ALFAZI
Năm học mới rồi, các bạn bè các anh chị hỗ trợ bài tập, hướng dẫn học tập, cuối năm đạt kết quả tốt? ✅Bạn không có ai để làm điều đó
Truy cập: https://alfazi.edu.vn để trao đổi bài tập, chia sẻ tài liệu và tham gia hoạt động bổ ích cho học sinh, sinh viên nhé!
Đặc biệt, khi bạn tham gia giải đáp bài tập, bạn sẽ nhận được “phụ cấp” siêu khủng từ Web!
Một web học tập rất thân thiện, môi trường học tập cực tốt, Các bạn đừng bỏ phí cơ hội này nhé!
Web rất hân hạnh được đón tiếp những tài năng tương lai của đất nước!
❤️❤️😘😘😘Love you💋💋

TRUY CẬP HTTPS://ALFAZI.EDU.VN ĐỂ NHẬN 20.000 SAU KHI ĐĂNG KÍ!

16 tháng 8 2018

https://olm.vn/hoi-dap/question/1288513.html

hok tốt !!!

16 tháng 8 2018

đm,tao chép mạng thì sao nào con điên

4 tháng 4 2021

chiếc áo của em của em mầu trắng

4 tháng 4 2021

một bài văn cơ mà bạn 

15 tháng 8 2018

khi bước vô trường chỉ biết với tâm trạng hồi hộp , sợ hãi , kg dám nhìn linh tinh còn đâu miêu tả..

7 tháng 4 2019

Những đám mây xám chỉ mới tan đi, thì chú gà trống nhà em đã cất tiếng gáy vang báo hiệu cho một ngày mới bắt đầu. Cả xóm em đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài và chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.

Chú gà trống đang oai vệ đứng trên một cành xoài, vỗ cánh phành phạch như vừa hoàn thành xong sứ mệnh đón chào bình minh. Nhìn chú thật là oai quá!

Hồi mẹ mới mua về, chú mới buồn rầu vì phải xa mẹ, xa chốn quen. Nhưng thời gian dần dần qua đi, nỗi nhớ nhà ngày càng nhạt dần. Và bây giờ, chú đã là một chàng thanh niên tuấn tú, to khoẻ như một “lực sĩ trên võ đài”, đẹp trai như “siêu người mẫu”. Vẻ đẹp của chú thật khó mà tả hết được. Cái mào đỏ chói, lộng lẫy, chói lọi như chiếc vương niệm của một vị vua. Với bộ lông đẹp tuyệt trần, xen kẽ nhiều màu sắc rực rỡ như chiếc áo của nàng vương phi thời xưa.

Thích nhất là đôi chân khoẻ mạnh, chắc nịch, gần mấy ngón chân có một cái cựa chìa ra sắc nhọn, là vũ khí đáng sợ nhất khi chú chiến đấu với kẻ thù. Lại còn cái miệng nhọn hoắt, cứng cáp, để bổ vào đầu địch thủ của mình. Chú có chùm lông đuôi cong cong như mái tóc “đuôi gà” của các cô gái. Trông chú lúc này mới lực lưỡng làm sao ! Cũng chích nhờ sự lực lượng đó mà chú “chim gái” rất tài. Hễ cô gà mái nào được đi với chú là an toàn tuyệt đối. Vì vậy nên chàng ta có rất nhiều “tình địch”. Nhiều thì nhiều nhưng chẳng có tên nào dám đụng cu cậu cả. Cu cậu đã là anh hùng của cả cái xóm này.

Em quý chú gà này lắm! Không chỉ vì vẻ đẹp của chú mà chú còn mang lại niềm kiêu hãnh của em đối với bạn bè. Lại rất có ích. Tiếng gáy của nó luôn báo thức mọi người dậy đúng giờ để chuẩn bị cho một ngày lao động mới. Chú ta là như thế đấy, vừa chăm chỉ lại vừa chững chạc và thật đáng khen.

7 tháng 4 2019

"Ò...ó...o...o", đó là tiếng gây của chú gà trống nhà tôi vào mỗi buổi sáng sớm. Từ bao giờ, chú đã trở thành chiếc đồng hồ báo thức của gia đình tôi, là một người bạn gắn bó thân thiết của cả nhà.

Chú gà trống ấy được mẹ tôi mang từ nhà bà ngoại về để nuôi. Ngày chú mới về, chỉ nặng tầm hai, ba cân, vậy mà giờ đây sau vài tháng, chú đã nặng bốn, năm cân, trở thành một chú gà trống lực lưỡng, một vòng tay tôi ôm không xuể. Cái đầu chú to gần bằng nắm tay người lớn, trên đỉnh đầu có chiếc mào đỏ chót như bông hoa mào gà khiến chú lúc nào cũng kiêu hãnh bước đi dưới ánh nắng mặt trời. Đôi mắt chú nhỏ, đen láy như hạt hai hạt cườm, long lanh ngấn nước. Chiếc mỏ vàng sậm, nhọn hoắt giúp chú bắt con mồi được dễ dàng hơn. Chiếc cổ dài, mỗi khi cất tiếng gáy, chiếc cổ ấy lại vươn cao lên, hướng về nơi ông mặt trời chuẩn bị ló dạng, cất tiếng gáy cao vút.

Tôi yêu thích nhất là bộ lông đầy màu sắc của chú gà trống. Bộ lông mượt mà, óng ánh xen lẫn giữa các màu chàm, cam, đỏ, vàng,..Dưới ánh nắng mặt trời, bộ lông ấy càng rực rỡ hơn khiến chú gà như khoác trên mình chiếc áo choàng lông vũ quý phái, sang trọng. Trên mình chú là đôi cánh to, cũng được thêu hoa dát vàng màu lông lộng lẫy, thỉnh thoảng đôi cánh ấy lại đập mạnh, vỗ vỗ khiến mọi vật xung quanh đổ rạp .Chiếc đuôi xòe rộng, trông như chiếc chổi lông tung tẩy đằng sau theo mỗi nhịp bước chân. Hai chân của chú gà vàng ươm, tuy nhỏ và gầy guộc nhưng chắc chắn, những ngón chân chắc khỏe xòe ra, đặc biệt là chiếc cựa là vũ khí lợi hại vô cùng của chú gà để chú bắt mồi, tiêu diệt kẻ thù của mình.

Kể từ khi có chú gà trống ấy, gia đình tôi lúc nào cũng tràn ngập âm thanh của tiếng gà gáy. Chú như một người thủ lĩnh canh gác cho khu vườn nhà tôi, bắt sâu, bắt giun,...giúp cây trồng khỏe mạnh. Mỗi khi rảnh, tôi lại ra vườn cho gà ăn, ngồi nghe bố giải thích về những đặc điểm cơ thể của chú gà để có thể hiểu hơn về loài vật này. Có khi chú gà bị ốm, ngày hôm đó không có tiếng gáy quen thuộc của chú, cả nhà tôi ai cũng lo lắng cho chú, mong chú luôn khỏe mạnh.
Từ bao giờ, sự hiện diện của chú gà trống đã trở nên rất quen thuộc với gia đình tôi, giống như một người bạn vậy. Tôi rất yêu quý chú gà nhà tôi. Tôi sẽ luôn chăm sóc chú để chú khỏe mạnh và ngày càng lớn hơn.

4 tháng 5 2018

Cô giáo của em là giáo viên dạy giỏi nhiều năm liền. Cô thường dạy minh hoạ cho các giáo viên trường bạn dự giờ. Cô dạy các môn đều rất hay nhưng với em, tiết học cô dạy mà em nhớ nhất là tiết Lịch sử hồiđầu năm học, bài đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, bài “Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định”.

Cô giáo của em hơi đứng tuổi, áng chừng cô đã ba mươi tư, ba mươi lăm tuổi. Dáng cô dong dỏng cao và hơi gầy. Cô có bờ vai tròn nhỏ nhắn xinh xinh và cái eo “thắt đáy lưng ong” nên cô mặc áo dài rất đẹp. Khuôn mặt trái xoan của cô tươi tắn nhờ bờ môi hồng thắm tự nhiên. Với đôi mắt bồ câu to và sáng, long lanh tia nhìn ấm áp, trông cô thật dịu hiền.

Hôm ấy là thứ hai. Cô mặc áo dài màu thiên thanh vẽ hoa hồng trắng rất đẹp. Tóc cô kẹp gọn gàng trong cái kẹp nơ màu xám bạc.

Sau giờ ra chơi là tiết Lịch sử. Cô ghi tên môn học lên bảng rồi hỏi chúng em: “Các em đã đọc bài nào trong sách Lịch sử chưa?”. Chúng em đồng thanh đáp: “Thưa cô chưa ạ.”. Cô cười nhẹ:

-     Vậy thì hôm nay cô dạy các em tiết đầu tiên của chương trình Lịch sử lớp Năm, Bài học về một vị quan triều Nguyễn trở thành người chỉ huy cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp: Bình Tây Đại Nguyên Soái Trương Định.

Cô kể câu chuyện lịch sử về tướng quân Trương Định. Giọng cô to, dõng dạc rõ ràng đưa chúng em đến thăm ba tỉnh miền Đông Nam kì lúc các tỉnh này bị thực dân Pháp chiếm. Bằng lời kể truyền cảm, sôi nổi, cô giáo em vẽ lại bốicảnh đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân các tỉnh Nam kì do tướng quân Trương Định làm chỉ huy lực lượng khởi nghĩa. Chúng em như trông thấy quang cảnh hào hùng, hừng hực ý chí chiến đấu của nghĩa quân khi suy tôn tướng quân Trương Định lên làm nguyên soái. Chúng em cảm nhận được trái tim và ý chí của tướng quân trước lệnh vua và ý dân. Lớp học im phăng phắc. Dường như cả thảy chúng em đều nín thở để theo dõi lời kể của cô giáo. Cô giáo em đưa mắt nhìn khắp lớp, đôi má hồng lên vì xúc động. Mắt cô sáng long lanh như say sưa, để hết tâm hồn vào lời giảng. Cô vẽ lại buổi lễ nghĩa quân tôn tướng quân Trương Định là BìnhTây Đại Nguyên Soái bằng lời giảng nhiệt huyết, rành mạch, dễ hiểu. Kết thúc chuyện kể cô đặt câu hỏi cho chúng em kể lại. Khuôn mặt cô giáo em trở nên dí dỏm, khích lệ. Đôi mắt cô lấp lánh vẻ hóm hỉnh của nụ cười động viên học sinh. Cô gọi chúng em đọc ghi nhớ của bài rồi hỏi: “Em nào có thể kể lại câu chuyện và thuộc phần ghi nhớ ngay tại lớp?”. Một vài cánh tay học sinh đưa lên. Cô mời bạn Sang kể lại câu chuyện, sau đó cho chúng em ghi bài. Tiết học đầy xúc cảm của môn Lịch sử kết thúc trong không khí vui vẻ, sôi nổi của lớp học.

Lịch sử là một trong những môn học mà em yêu thích. Cô em vẫn dạy chúng em: “Là người Việt, chúng ta phải nắm vững lịch sử nước Việt Nam. Không thể tha thứ cho một học sinh Việt Nam không biết gì về lịch sử hiển hách của dân tộc.”. Cô giáo đã dạy cho em không chỉ bằng chuyên môn sư phạm mà còn bằng tình yêu đất nước nồng này, bằng lòng tự hào của một công dân nước Việt.

Những năm em học ở bậc Tiểu học có rất nhiều giờ học đáng nhớ nhưng em không bao giờ quên giờ học cách đây một tháng. Giờ học ấy cô giáo đã để lại trong lòng em tình cảm khó quên.

   Hôm ấy, cô giáo em mặc chiếc áo dài màu vàng rất đẹp. Mái tóc đen dài được buộc gọn trên đỉnh đầu, nhìn cô rất tươi tắn. Cô chào cả lớp bằng một nụ cười rạng rỡ. Giờ học bắt đầu. Bải giảng của cô hôm ấy diễn ra rất sôi nổi. Giọng nói cô ngọt ngào, truyền cảm. Đôi mắt cô lúc nào cũng nhìn thẳng xuống lớp. Đôi mắt ấy luôn thể hiện sự cổ vũ, động viên chúng em. Cô giảng bài say sưa đến nỗi trên khuôn mặt hiền từ đã lấm tấm mồ hôi mà cô vẫn không để ý. Cô giảng bài rất dễ hiểu. Qua lời giảng ấy, em cảm nhận được cái hay, cái đẹp của mỗi bài thơ, bài văn. Những lời cô giảng em khắc sâu vào tâm trí không bao giờ quên.

   Thỉnh thoảng, cô đi lại xuống cuối lớp, xem học sinh thảo luận nhóm, xem chúng em ghi bài. Cô đến bên những bạn học yếu để gợi ý, giúp đỡ. Cô luôn đặt ra những câu hỏi từ dễ đến khó để kích thích sự chủ động sáng tạo của chúng em. Cô lúc nào cũng gần gũi với học sinh, lắng nghe ý kiến của các bạn. Giữa giờ học căng thẳng, cô kể cho chúng em nghe những mẩu chuyện rất bổ ích. Cô kể chuyện rất hấp dẫn. Bạn Hưng nghe cô kể cứ há miệng ra nghe mà không hề hay biết. Nhìn bạn, cả lớp cười ồ lên thật là vui. Một hồi trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi. Tiết học kết thúc, nét mặt của các bạn trong lớp và cô giáo rạng rỡ niềm vui.

   Em rất yêu quý và kính trọng cô giáo của mình. Em thầm hứa sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành người có ích cho đất nước như cô đã từng dạy chúng em.


 

5 tháng 1 2022

tham khảo:

 

Với người phụ nữ Việt Nam, áo dài đã trở thành một trang phục truyền thống. Chiếc áo đã tôn vinh vẻ đẹp cao quý của người phụ nữ Việt. Nó được nâng niu yêu quý như một nét văn hóa đầy bản sắc.

Áo dài được coi là trang phục truyền thống của người dân Việt nhưng chủ yếu dành cho phụ nữ. Áo che kín thân người, từ cổ đến quá đầu gối hoặc sát xuống gần mắt cá chân. Trang phục này thường được mặc trong các dịp nghi lễ hay cưới hỏi. Không ai biết chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ khi nào và hình dáng ra sao. Nhưng y phục xa xưa nhất của người Việt được khắc trên trống đồng Ngọc Lũ cho thấy, tổ tiên ta đã mặc áo dài với hai tà xẻ.

Chiếc áo được coi là sơ khai của áo dài là áo giao lãnh. Áo giao lãnh tương tự như áo tứ thân nhưng hai thân trước giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, thường là yếm đào mặc với váy tơ đen, thắt lưng màu hồng hoặc màu xanh nõn buông thả. Ban đầu thì các bà, các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài. Nhưng sau này, khi mặc áo giao lãnh thì người phụ nữ vấn tóc để đội khăn hay đội nón lá, nón thúng. Chân có thể đi đất hoặc đi guốc, giày dép.

Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán nên chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành áo tứ thân. Áo có bốn vạt nửa, hai nửa thân trước và hai nửa thân sau, hai vạt trước được buộc lại gọn gàng. Áo dài này thường mặc với áo yếm, với váy xắn quai cồng để tiện cho việc buôn bán, đồng áng nhưng không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.

Áo tứ thân thích hợp cho phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng từ việc buôn bán đến việc đồng áng. Nhưng sau đó, người phụ nữ tỉnh thành đã cách tân chiếc áo tứ thân thành áo ngũ thân, nhằm làm mất đi vẻ dân dã, quê mùa, tăng thêm vẻ sang trọng, đài các.

Áo ngũ thân được biến cải ở chỗ: vạt thân trước được thu bé lại thành vạt con, thêm một thứ năm be bé ở dưới vạt trước để không hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân lối sống thành bốn, tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con thứ năm tượng trưng cho người mặc áo.

Có nhiều ý kiến cho rằng, việc ra đời chiếc áo dài có vai trò của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Nhằm tách Đàng Trong thành một quốc gia riêng, chúa đã chủ trương cho Đàng Trong ăn mặc khác với Đàng Ngoài, sắc dụ chúa ban “Thường phục thì đàn ông, đàn bà mặc áo cổ đứng, ngắn tay, cửa ống rộng hay hẹp tùy tiện. Áo thì từ nách trở xuống được khâu kín liền, không xẻ mổ”. Quy định đó đã định hình cho chiếc áo dài Việt Nam. Để chế ra chiếc áo dài Việt Nam, các triều thần đã phối hợp từ mẫu áo của người Chăm với mẫu áo của người phụ nữ Thượng Hải.

Đến đầu thế kỉ XX, chiếc áo ngũ thân đã được sử dụng rất phổ biến. Trải qua chặng đường dài lịch sử, nó đã trở thành chiếc áo truyền thống như ngày nay. Nhìn lại cả chặng đường lịch sử từ đầu thế kỉ XX đến nay, sự thay đổi của chiếc áo dài chính là sa tanh trắng. Nhưng chiếc áo quá lai căng với kiểu cổ tròn, cổ trái tim, tay bằng,… chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, đến năm 1943 thì nó không xuất hiện nữa.

Năm 1934, hoạ sĩ Lê Phổ đã bớt đi những nét quá hiện đại, lai căng của chiếc áo này và thêm vào đó những nét dân tộc để tạo ra một kiểu áo mới. Áo có thêm cúc cài cuối thân. Kiểu áo này được các bà, các cô nồng nhiệt tiếp nhận. Từ đây, chiếc áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó.

 

Những năm 30 của thế kỉ XX, nhà may Cát Tường đã cho ra đời kiểu áo “lemus”, được may bằng vải khổ rộng, do đó áo chỉ còn lại hai vạt mà thôi. Vạt trước được nối dài chấm đất để tăng thêm vẻ duyên dáng yểu điệu, đồng thời, phần trên được may ôm sát với đường cong cơ thể để tạo dáng yêu kiều gợi cảm, hàng nút được chuyển sang vai áo và chạy dọc thân sườn phải. Áo dài này đi liền với kiềng vàng, giày cao, quần ống rộng.

Chiếc áo dài sau đó cũng có nhiều thay đổi. Những năm 60, Trần Lệ Xuân ở miền Nam Việt Nam cho ra đời kiểu áo dài mini với vạt thu nhỏ, tà xẻ cao, cổ thuyền hoặc cổ tròn. Trải qua thời gian, chiếc áo dài có sự thay đổi nhưng nhìn chung nó vẫn giữ nguyên được hình hài ban đầu. Hiện nay, áo có các phần chính như thân áo, tay áo, cổ áo. Thân áo có hai thân, thân trước và thân sau.

Thân trước có hai li ngực và hai li chiết eo để làm tăng thêm vẻ đẹp cho đường cong của người phụ nữ. Tà áo được khâu bằng tay cho mềm mại. Hai thân áo giao nhau với phần tay và phần cổ. Cổ áo nguyên bản là cổ đứng, cao từ 3 đến 7 phân. Tay áo được nối với thân sau và thân trước.

Để có được một chiếc áo dài đẹp thì không phải dễ dàng nên các nhà may rất tỉ mỉ, họ chia ra làm nhiều công đoạn. Đầu tiên, rất tỉ mỉ, họ lấy số đo của khách và may lược theo các số đo này. Lần thứ hai, khách đến thử áo, nhà may sẽ đánh dấu những chỗ khách chưa vừa ý để chỉnh sửa lại. Đến lần thứ ba khách mới lấy được áo nhưng chiếc áo sẽ như ý của chính mình.

Chiếc áo dài có một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của người dân Việt. Nó được sử dụng trong các cuộc thi sắc đẹp, trong ngày lễ hội. Nó đã được UNESCO công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể” của thế giới. Ngày nay, mặc dù có nhiều trang phục hiện đại nhưng chiếc áo dài vẫn luôn gần gũi, quen thuộc với người Việt. Chúng ta phải có trách nhiệm bảo tồn, gìn giữ và phát triển để áo dài mãi mãi là biểu tượng của Việt Nam.