K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
8 tháng 5

Hát xoan là loại hình nghệ thuật truyền thống của dân tộc Kinh ở vùng phía Bắc Việt Nam, đặc biệt là ở tỉnh Phú Thọ. Nó còn được gọi là "nhạc xoan" hoặc "nhạc cung đình". Nghệ thuật hát Xoan Phú Thọ thường được chia làm 3 phần chính là: Hát nghi lễ, quả cách và giao duyên.
Văn Minh Đại Việt là triều đại phong kiến Việt Nam, thời kỳ đỉnh cao của văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Hát xoan là một phần trong hệ thống nghệ thuật phong phú của Văn Minh Đại Việt, thể hiện sự phong phú và đa dạng của văn hóa dân tộc Việt.
- Hát xoan mang đậm nét đặc trưng của văn hóa dân tộc Việt Nam, với những giai điệu lôi cuốn, âm nhạc du dương và uyển chuyển. Điều này thể hiện sự tinh tế và sâu sắc trong âm nhạc của Văn Minh Đại Việt.
- Trong hát xoan, các diễn viên sử dụng nhiều kỹ thuật biểu diễn như hát, diễn, múa và đánh nhạc cùng nhau tạo ra một buổi biểu diễn sinh động và cuốn hút. Điều này phản ánh sự tài năng và sự phát triển văn hóa của dân tộc Việt trong thời kỳ đó.
- Hát xoan thường mang trong mình những thông điệp văn hóa, tâm linh và xã hội sâu sắc của dân tộc, thể hiện tinh thần và phẩm chất truyền thống của người Việt. Điều này phản ánh sự sâu sắc và đa chiều của văn hóa trong Văn Minh Đại Việt.

NG
12 tháng 10 2023

Nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam rất đa dạng và phong phú, phản ánh sự đa dạng về văn hóa và lịch sử của các dân tộc. Dưới đây là những nét chính về nghệ thuật của cộng đồng các dân tộc Việt Nam:
1. Nghệ thuật truyền thống: Nghệ thuật truyền thống của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các hoạt động biểu diễn, như múa rối nước, múa sạp, cồng chiêng, hoát xoan, hát xẩm, hát chầu văn, hát cải lương, v.v. Những hoạt động này thường được tổ chức trong các lễ hội, đám cưới, tang lễ và các dịp đặc biệt khác.
2. Nghệ thuật thủ công: Nghệ thuật thủ công của các dân tộc Việt Nam rất đa dạng, bao gồm thêu, dệt, đan, khắc, chạm, vẽ, v.v. Những sản phẩm thủ công này thường được làm từ các vật liệu tự nhiên như tre, nứa, gỗ, đá, v.v. và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.
3. Nghệ thuật kiến trúc: Nghệ thuật kiến trúc của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các công trình kiến trúc đặc trưng của từng dân tộc, như nhà rông của người Tây Nguyên, nhà sàn của người Mường, nhà đình của người Kinh, v.v. Những công trình này thường được xây dựng từ các vật liệu tự nhiên như gỗ, đá, tre, nứa, v.v. và có tính ứng dụng cao trong đời sống hàng ngày.
4. Nghệ thuật điêu khắc: Nghệ thuật điêu khắc của các dân tộc Việt Nam thường được thể hiện qua các tác phẩm điêu khắc trên gỗ, đá, đồng, v.v. Những tác phẩm này thường có tính chất tôn giáo, phản ánh các giá trị văn hóa và lịch sử của từng dân tộc.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!​

* Yêu cầu số 1: Giới thiệu hát Then, múa Xòe

- Hát Then:

+ Hát Then là một loại hình diễn xướng âm nhạc dân gian của các dân tộc Tày, Nùng, Thái,… thường được tổ chức vào những dịp lễ quan trọng.

+ Thông qua các làn điệu khác nhau của Then, người dân mong muốn những điều may mắn và cuộc sống tốt lành.

+ Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại vào các năm 2019.

- Múa xòe:

+ Xoè là loại hình múa truyền thống đặc sắc của người Thái, được biểu diễn trong các dịp lễ, tết, ngày vui của gia đình, dòng họ, bản mường....

+ Những điệu xoè chứa đựng ước mơ, khát vọng và là niềm tự hào của người Thái.

+ Năm 2021, nghệ thuật Xòe Thái đã được được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

* Yêu cầu số 2: Nhận xét:

Các loại hình nghệ thuật như hát Then, múa Xòe,… đã thể hiện đời sống tinh thần phong phú và những mơ ước, khát vọng về một cuộc sống tốt đẹp của cư dân ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.

- Đồng thời, các loại hình nghệ thuật này cũng góp phần làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam.

26 tháng 5 2022

di sản văn hóa phi vật thể nha

24 tháng 5 2022

giúp mình với, mình đang cần gấp 

24 tháng 5 2022

Hát then

 

18 tháng 1 2021

1. Cổng trường mở ra

Tác giả: Lý Lan

Thể loại: Văn bản nhật dụng viết theo thể kí.

Hoàn cảnh sáng tác (xuất xứ) :được in trên báo Yêu trẻ, số 166, ngày 1-9-2000

Ngôi kể thứ nhất (xưng "mẹ"). Tác dụng: giúp những cảm xúc, suy tư của người mẹ được truyền tải một cách tự nhiên hơn, chân thật hơn và cảm động hơn.

Giá trị nội dung: Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của Nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.

Giá trị nghệ thuật:Lựa chọn hình thức tự bạch, như những dòng nhật kí tâm tình, thủ thỉ của mẹ đối với conNgôn ngữ giàu sức biểu cảm, để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc

 

18 tháng 1 2021

https://vndoc.com/me-toi-hoan-canh-sang-tac-dan-y-phan-tich-tac-pham-163848

Bạn mở trên trang web này ấy.Viết rất ngắn gọn, đầy đủ.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 1: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một tác phẩm truyện.

Bài viết tham khảo

     Văn bản Lời má năm xưa là một trong những văn bản hay và đầy ý nghĩa khi nói về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.

     Văn bản gợi lại câu chuyện tuổi ấu thơ của một chàng trai khi còn là một cậu bé đã lỡ bắn một con chim thằng chài bên bến sông. Nhờ có sự khuyên bảo của má, anh đã vớt nó về, băng bó chữa trị vết thương rồi cố gắng cứu sống nó, nhưng sự áy náy và ân hận về hành động này vẫn còn và đi theo anh đến mãi sau này. Từ chi tiết đó ta thấy được sự giáo dục của những người lớn trong gia đình là vô cùng quan trọng. Người mẹ chính là người đã cứu sống chú chim chài một cách gián tiếp. Nhờ lời nói và sự thấu hiểu, tình yêu thương và lòng vị tha bao dung bà đã giúp con mình hiểu rằng cần phải yêu thương và quý mến các loài vật trên cuộc sống này dù là những loài nhỏ bé nhất

     Văn bản không chỉ mang tới những giá trị đặc sắc về mặt nội dung mà còn sâu sắc về cả phương diện nghệ thuật. Văn bản bộc lộ tâm trạng ăn năn, hối hận và day dứt của nhân vật “tôi” khi nhớ lại hành động mình đã làm với chú chim thằng chài, từ đó cho thấy cậu bé là một người giàu tình cảm, giàu lòng trắc ẩn và lương thiện. Qua văn bản tác giả cũng cung cấp cho người đọc thông tin về loài chim thằng chài (chim bói cá) một loài chim với nhiều phẩm chất tốt đẹp biết hi sinh và giúp đỡ đồng loại, biết tự lập từ rất sớm. Tác giả đã khắc họa hình ảnh người má của nhân vật tôi (người đã thực sự cứu sống chú chim thằng chài trong cơn nguy kịch) với sự lương thiện, thông minh, sâu sắc và thấu hiểu của một người mẹ đã thức tỉnh đứa con ngây dại của mình. Qua đó cho thấy mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên là mối quan hệ gần gũi, gắn bó thân thiết và khuyến khích con người nên biết gìn giữ, bảo vệ môi trường

     Có thể thấy văn bản Lời má năm xưa là một văn bản hay có giá trị về cả phương diện nội dung và nghệ thuật.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Đề 2: Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của một màn kịch mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Bài viết tham khảo

     Trích đoạn chèo Thị Mầu lên chùa là một trích đoạn đặc sắc của nghệ thuật chèo nói riêng và của nghệ thuật kịch hát Việt Nam nói chung. Sự đặc sắc của Thị Mầu lên chùa là sự đặc sắc đến từ chủ đề, nội dung và hình thức nghệ thuật biểu hiện.

     Cái hay trong chủ đề của trích đoạn Thị Mầu lên chùa nằm ở chỗ, Thị Mầu đã say mê và tìm cách ve vãn tiểu Kính Tâm. Nghĩa là, giữa lề lỗi, lễ giáo phong kiến đè nặng lên người con gái, lại có một Thị Mầu dám khát vọng và thể hiện tình yêu của mình ra bên ngoài. Thị Mầu chính là một sự đặc sắc, sự đối lập với Thị Kính. Cái hay nữa ở đây là, Thị Mầu lại đi thích tiểu Kính Tâm! Thật ngược đời, tréo ngoe. Nhưng dù tréo ngoe như vậy thì trích đoạn này cũng tràn đầy sự vui vẻ, đặc sắc so với những màn khác trong vở chèo Quan âm Thị Kính. Quan điểm của tác giả dân gian, như một cách để cởi trói cho người phụ nữ trong lễ giáo phong kiến, khỏi những lề lối của vòng cương tỏa, đã được gửi gắm qua nhân vật Thị Mầu.

     Nét đặc sắc trong hình thức nghệ thuật của trích đoạn này được thể hiện rõ nhất chính là ở sự biểu hiện. Nói cách khác là nghệ thuật sân khấu. Nếu chỉ soi xét về kịch bản của Thị Mầu lên chùa, ta sẽ thấy được những điểm đáng chú ý. So với nghệ thuật Tuồng, ngôn ngữ trong Chèo dễ hiểu hơn, gần gũi với tiếng nói của nhân dân. Đó là những lời nói, điệu hát mà có thể sử dụng, chèn thêm được cả lục bát, mang nặng tâm tình người Việt.

     Cái hay của chèo còn khác biệt với kịch nói ở chỗ đó là có những tiếng đế. Tiếng đế này là sự tương tác của khán giả, là một sự cộng hưởng, cùng tác giả. Giới hạn giữa sân khấu và khán giả ở đây bị thu hẹp. Trong khi đó, ở kịch nói mà cụ thể là ảnh hưởng từ phương Tây, khán giả không được quyền lên tiếng, đồng sáng tạo với vở kịch diễn. Điều này cũng đã được thể hiện trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa.

     Có thể thấy, những nét đặc sắc trong nghệ thuật chèo đã được thể hiện khá rõ trong trích đoạn Thị Mầu lên chùa. Những sự đặc sắc ấy đến từ chủ đề nghe có phần trái ngược (một cô gái đi ve vãn chú tiểu), đến từ sự biểu hiện của loại hình kịch hát. Kịch nói là sự ảnh hưởng, du nhập của phương Tây trong quá trình hiện đại hóa văn học, nghệ thuật ở Việt Nam. Thế nhưng, kịch hát vẫn có những hấp dẫn riêng, không chỉ vì đó là cái truyền thống, mà còn ở chính nghệ thuật của nó.