K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
26 tháng 12 2023

Những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình trong phần (1) của đoạn trích:

- Cùng với những tia sáng đầu tiên của bình minh, ánh điện của con cá thiết kình cũng phụt tắt.

- Màu đen, nổi lên mặt nước độ một mét.

- Không dài quá tám mét. Cả ba chiều đều cân đối.

- Lỗ mũi to, vọt lên hai cột nước cao tới bốn mét.

- Tốc độ nhanh hơn tốc độ của tàu.

5 tháng 6 2021

THAM KHẢO

a) Những chi tiết miêu tả ngoại hình và hành động của Dế Mèn:

- Những chi tiết miêu tả ngoại hình:

Một thanh niên Dế Mèn cường tráng:

Càng: Mẫm bóngVuốt: cứng, nhọn hoắtCánh: dài tận chấm đuôi một màu nâu bóng mỡ.Đầu: tò, nổi từng tảng rấy bướng…Răng: đen nhánhRâu: dài, cong.

- Những chi tiết miêu tả hành động:

Đạp phanh pháchVũ lên phành phạchNhai ngoàm ngoạmTrịnh trọng vuốt râuĐi đứng oai vệ…dún dẩy (khoeo), rung…(râu)Cà khịa (với hàng xóm)Quát nạt (cào cào)Đá ghẹo (gọng vó)

=> Từ cách miêu tả hình dáng và hành động trên ta thấy, tác giả đã sử dụng nghệ thuật muôi tả với những từ ngữ đặc sắc, đầy gợi tả bằng thủ pháp nhân hóa và so sánh sinh động.

Bên cạnh đó, tác giả còn biết trình tự miêu tả. Đó là miêu tả từ khái quát đến cụ thể, miêu tả ngoại hình kết hợp với miêu tả hành động. Ngoài ra, còn biết lựa chọn những chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật nhân vật.

b) Những tính từ miêu tả ngoại hình và tính cách của Dế Mèn và từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa để thay thế nó:

Mẫm bóng = to mập, nhẵn bóngNhọn hoắt = nhọn như mũi giáoNgắn hủn hoắt = ngắn tun ngủn, ngắn cũnĐen nhánh = rất đen, đen muộtHùng dũng = oai vệ, hùng hôBóng mỡ= bóng nhẩyBướng = cứng đầu

=>Qua những từ ngữ trên ta thấy cách dùng từ của tác giả rất chính xác, sinh động, giàu sức gợi cảm, những từ đồng nghĩa mà ta tìm để thay thế không thể nào bằng được, làm mất đi sự hấp dẫn của câu văn.

c) Tính cách của Dế Mèn trong đoạn văn này:

 

Dế Mèn trong đoạn trích này là một chú dế vừa thể hiện tính dũng mãnh, vừa thể hiện sự kiêu căng tự phụ của một kẻ tưởng mình đứng đầu thiên hạ, có tính xốc nổi của tuổi trẻ và hay ảo tưởng về bản thân.

 

5 tháng 6 2021

a) Các chi tiết miêu tả ngoại hình cùa Dế Mèn: đôi càng mẫm bóng, những càng vuốt nhọn hoắt, cái đầu nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp như hai lưỡi liềm máy, sợi râu dài và uốn cong.

- Hành động: co cẳng lên, đạp phanh phách vào các ngọn cỏ; lúc đi bách bộ thì người rung rinh một màu nâu bóng mỡ; hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp, chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu.

- Cách miêu tả của tác giả là vừa tả hình dáng chung vừa làm nổi bật các chi tiết quan trọng của đối tượng, vừa miêu tả ngoại hình vừa diễn tả cử chỉ, hành động để bộc lộ được một vẻ đẹp sống động, cường tráng và cả tính nết của Dế Mèn.

b) Những tính từ miêu tả hình dáng và tính cách trong đoạn văn:

cường tráng, mẫm bóng, cứng, nhọn hoắt, hủn hoẳn, giòn giã, nâu bóng, bướng, đen nhánh, ngoàm ngoạp, cong, hùng dũng, trịnh trọng, khoan thai.

- Có thể thay các tính từ trên bằng một số từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa:

hủn hoẳn thay bằng ngắn tủn

giòn giã thay bằng giòn tan

trịnh trọng thay bằng oai vệ

Tuy nhiên, các từ được thay không diễn tả được sinh động, gợi cảm về anh chàng Dế Mèn. Nhà văn đã lựa chọn từ ngữ rất chính xác, sắc cạnh để miêu tả nhân vật nổi bật lạ thường.

c) Qua đoạn văn ta thấy Dế Mèn có tính kiêu căng tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình, xem thường mọi người, hung hăng, xốc nổi

20 tháng 6 2017

a) Bài văn gồm 6 đoạn

Đoạn Nội dung chính của từng đoạn
1 Giới thiệu chung về con tê tê.
2 Miêu tả bộ vẩy của con tê tê.
3 Miêu tả miệng, hàm, lưỡi của tê tê và cách tê tê săn mồi.
4 Miêu tả chân, bộ móng của tê tê và cách nó đào đất.
5 Nói về nhược điểm của tê tê.
6 Nêu ra kết luận về con và tê tê nói lên tình cảm của người viết (kêu gọi sự bảo vệ của mọi người dành cho tê tê).

b) Bộ vẩy của tê tê (màu đen nhạt rất giống vẩy cá nhưng cứng và dày hơn) miệng của tê tê nhỏ ; hai hàm có lợi không có răng ; lưỡi tê tê dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, bốn chân tê tê ngắn ngủn với móng cực sắc và khỏe.

c) - Cách tê tê bắt kiến. Nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi vào sâu bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mồm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.

- Cách tê tê đào đất : Nó chúi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân hình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng, tê tê đã ẩn mình trong lòng đất.

5 tháng 9 2021

Câu 2: Một chàng dế thanh niên cường tráng, đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân và khoeo cứng dần và nhọn hoắt, tôi đạp phanh phách vào các ngọn cỏ, tôi vũ cánh nghe tiếng phành phạch giòn giã, tôi bước đi bách bộ, đôi cánh bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, người tôi rung rinh một màu bóng mỡ soi gương được, cái đầu to ra và nổi từng tảng, cái răng đen nhánh, sợi râu dài và uốn cong, tôi cà khịa bà con trong xóm, tôi quát mấy chị Cào Cào, đá ghẹo anh Gọng Vó.

NX: Dế Mèn có thân hình cường tráng của tuổi trẻ , nhưng tính cách thì kiêu căng , kiêu căng, xốc nổi, hung hăng, ngộ nhận về sức mạnh của mình.

Câu 3: 

- Dế Mèn là kẻ tinh ranh. Lúc đầu thì hyênh hoang : "Sợ gì ? Mày bảo tao còn sợ ai hơn tao nữa ? Giương mắt ra xem tao trêu mụ Cốc đây này !".- Hát trêu chị Cốc xong, Dế Mèn chui tọt vào hang nằm khểnh đắc ý và yên tâm về sự an toàn của mình.- Khi Dế Choắt bị mổ đau quá kêu váng lên thì Dế Mèn sợ hãi nằm im thin thít. Thì ra Dế Mèn cũng chẳng anh hùng gì.- Khi chị Cốc bay đi rồi, Dế Mèn mới "mon men bò lên". Thấy Dế Choắt nằm thoi thóp, Dế Mèn mới thấy hối hận vâ nhận ra cái tội ngông cuồng dại dột của mình gây nên cái chết oan cho Dế Choắt. Lời nói của Dế Choắt chính là bài học đường đời đầu tiên cho Dế Mèn :"Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy !".

Câu 4:Không nên kiêu căng , xốc nổi khi thấy những người bé nhỏ hay xung quanh mình.

4 tháng 8 2018

a,- Dáng người gầy ;

- Hai túi áo trễ xuống tận đùi ;

- Quần ngắn đến đầu gối

- Tóc hớt ngắn

- Đôi mắt sáng và xếch ;

b, - Thân hình và trang phục của chú bé cho biết hoàn cảnh sống của chú, đó là con của một nhà nghèo, vất vả.

- Đôi mắt và đôi bắp chân cho biết chú bé là một người hiếu động, nhanh nhẹn.

7 tháng 5 2023

Những chi tiết miêu tả hình dáng lạ lùng của con cá thiết kình.

- Vật dài màu đen nổi lên trên mặt nước

- Đuôi quẫy mạnh

- Lượn hình vòng cung để lại phía sau một vệt sáng lấp lánh.

- Không dài quá tám mươi mét

- Hai lỗ mũi vọt lên hai cột nước cao đến bốn mét.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Kinh ngạc vì sao hôm nay mình lại hiểu bài đến thế “tất cả những điều thầy nói tôi thấy thật dễ dàng, dễ dàng”

- “Tôi” đã rất tự hào và khâm phục vê thầy giáo “Chưa bào giờ tôi thấy thầy lớn lao đến thế”.

25 tháng 6

.

 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

a. Gà trống choai.

b. Hình dáng: đuôi, bộ cánh, đôi cánh.

    Hoạt động: nhảy phốc lên đống củi, gáy.

c. Hình ảnh nhân hóa: Làm cho bầy gà trở nên mật thiết, gần gũi với con người hơn.

Lũ gà chiếp em út kháo nhỏ với nhau

Chăm chỉ luyện tập.

Sông nước Cà Mau Câu 1. a) Đọc văn bản trong SGK (từ đầu đến “một màu xanh đơn điệu”) và tìm các chi tiết miêu tả về địa hình, màu sắc, âm thanh của thiên nhiên và cảm giác của nhân vật “tôi” trước cảnh thiên nhiên đó. b) Để khắc họa những chi tiết đó, theo em tác giả đã vận dụng các giác quan nào để cảm nhận, điều đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu...
Đọc tiếp

Sông nước Cà Mau

Câu 1.

a) Đọc văn bản trong SGK (từ đầu đến “một màu xanh đơn điệu”) và tìm các chi tiết miêu tả về địa hình, màu sắc, âm thanh của thiên nhiên và cảm giác của nhân vật “tôi” trước cảnh thiên nhiên đó.

b) Để khắc họa những chi tiết đó, theo em tác giả đã vận dụng các giác quan nào để cảm nhận, điều đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước Cà Mau qua ấn tượng ban đầu của tác giả?

Câu 2. Đọc đoạn văn từ “Từ khi qua Chà Là” đến “khói sóng ban mai”.

a) Liệt kê những địa danh được nhắc đến trong bài và nhận xét về cách đặt tên các địa danh đó.

b) Đọc và tìm các chi tiết miêu tả cảnh dòng sông và rừng đước Năm Căn.

Câu 3. Đọc đoạn văn từ “Chợ Năm Căn” đến “vùng rừng Cà Mau” và thực hiện yêu cầu:

a) Ghi lại các chi tiết nói lên sự trù phú và độc đáo của chợ Năm Căn.

b) Qua cách miêu tả của tác giả, em hình dung như thế nào về chợ Năm Căn?

c) Kể ra ít nhất 2 điều em học được từ nghệ thuật tả cảnh của tác giả.

 

0