K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 12 2023

a. Biện pháp tu từ được sử dụng: điệp ngữ.

b. Điệp ngữ còn thể hiện trong các từ ngữ: đừng thương.

c. Tác dụng: Tăng sức gợi hình gợi cảm, tăng sự diễn đạt và nhịp điệu cho câu đồng thời nhấn mạnh được tư tưởng mà tác giả muốn truyền đạt, thể hiện tình yêu thiên nhiên, đặc biệt là tình yêu mùa xuân Hà Nội của tác giả.

28 tháng 12 2017

Bài 3 : 

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Có danh có vọng nhớ thầy khi xưa"

Đó chính là những câu thơ nói về nghề giáo, nghề mà luôn được yêu quý, kính trọng. Tôi rất yêu mến các thầy cô giáo của mình, những người để lại cho tôi những ấn tượng sâu sắc nhất chính là cô Kim Anh - cô giáo chủ nhiệm của chúng tôi.

Cô có mái tóc rất dài, mượt mà, đen nhánh và luôn phảng phất hương thơm. Đôi mắt cô to tròn, đen láy, vô cùng cương nghị nhưng cũng không kém phần dịu dàng. Khi chúng tôi đạt thành tích cao trong học tập, cô luôn nhìn chúng tôi với ánh mắt trìu mến. Còn mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, đôi mắt cương nghị của cô lại đượm buồn. Đôi bàn tay cô thon dài, luôn viết ra những mạch văn giàu cảm xúc để chuyển tải bài học đến với chúng tôi. Cô còn giúp chúng tôi nhớ bài lâu hơn bằng giọng nói của mình. Giọng nói của cô thật truyền cảm, khi thì dịu dàng, ấm áp, lúc lại dí dỏm, vui tươi khiến cho chúng tôi luôn tập trung vào bài học, quên cả thời gian. Tính cách cô hiền lành, chính trực, cô luôn nghiêm túc với công việc của mình. Hàng ngày, cô rất hay vui đùa với chúng tôi nhưng khi đã vào tiết học, cô cũng rất nghiêm khắc. Với cô dạy học không chỉ là một nghề, mà còn là một niềm đam mê. Cô luôn chuẩn bị rất kỹ cho bài giảng của mình, nhiều khi cô còn sử dụng cả những đoạn clip ngắn về bài học, giúp chúng tôi có thể tiếp thu bài nhanh nhất. Dù cô đã là một giáo viên nhưng cô vẫn học, đó là sở thích của cô. Cô luôn thức đến ba, bốn giờ sáng mới đi ngủ vì sau khi soạn giáo án, cô lại tiếp tục học bài. "Học như một con đò ngược dòng vậy, các con ạ!" Lời cô nói thấm thía lòng chúng tôi.

Tôi nhớ nhất là khi cô đi thăm quan với lớp chúng tôi. Lúc ấy, trên nét mặt cũng như trong đôi mắt của cô thể hiện sự lo lắng, bồn chồn không yên. Sau đó, chúng tôi mới vỡ lẽ, ra là hôm ấy, cô có bài thi môn triết học nhưng cô đã nghỉ thi để đi cùng với lớp chúng tôi vì cô sợ rằng có vấn đề gì không hay với chúng tôi, cô sẽ ân hận cả đời.

Một kỉ niệm đáng nhớ khác là khi tôi học hè. Khi ấy, tôi khá lo sợ do tôi đã nghỉ mất hai tuần. Tôi bước vào lớp với tâm trạng lo lắng. Cô biết là tôi đã nghỉ học, cô bèn giảng lại cho tôi những chỗ tôi chưa biết, chưa hiểu, rồi nhờ bạn cho tôi mượn vở để chép bù bài. Lúc đó tôi thấy mình nhẹ nhõm, thầm cảm ơn cô và các bạn.

Quả thật, nghề giáo thật là cao quý, giống như câu ví: "Nghề giáo là người lái đò tri thức qua sông". Đó cũng là nghề mà tôi mong ước sau này khi trưởng thành. Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, tôi muốn gửi lời chúc tới cô rằng: "Con chúc cô luôn mạnh khỏe! Con yêu cô nhiều lắm''.

28 tháng 12 2017

5. tả một người bạn học của em

a. Cả 4 câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ

b. Tác dụng của biện pháp tu từ đảo ngữ:

- Câu 1: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lom khom” lẽ ra đặt sau cụm từ “tiều vài chú” và từ “tiều” đặt sau “vài chú”, nhưng ở đây lại được tác giả đảo vị trí lên trước, có tác dụng nhấn mạnh tư thế, hình dáng nhỏ bé của con người, từ đó làm nổi bật lên khung cảnh hùng vĩ, hiểm trở của Đèo Ngang.

- Câu 2: Theo trật tự ngữ pháp thông thường của tiếng Việt, từ “lác đác” phải đặt sau cụm từ “chợ mấy nhà” và từ “chợ” đặt sau từ “mấy nhà”, nhưng ở đây lại được đảo vị trí lên trước, để nhấn mạnh số lượng ít ỏi và sự thưa thớt của những ngôi nhà; từ đó gợi không khí vắng vẻ, hoang sơ của núi rừng.

- Câu 3&4: từ “nhớ nước”, “đau lòng”, “thương nhà”, “mỏi miệng” được đảo vị trí, có tác dụng thể hiện nỗi niềm hoài cổ – nhớ tiếc quá khứ vàng son đã trôi qua và tâm trạng hoài hương – nhớ gia đình, quê hương.

5 tháng 1 2022

.

5 tháng 1 2022

Từ được lặp lại: ai 

Tác dụng: Cho thấy tình yêu thương và sự khẳng định của tác giả về việc chưa từng có ai ngăn cấm tình thương của con người và con người dành tình cảm cho mùa xuân. 

16 tháng 7 2017

Đáp án: A

→ Điệp ngữ ai được lặp lại nhiều làn trong bài thơ

16 tháng 9 2023

a. Nghĩa hàm ẩn: thể hiện tính bủn xỉn không muốn cho người đầy tớ tiền để uống nước.

Nghĩa hàm ẩn: “Vận vào người khi khát vặn ra mà uống”.

b. Đả kích, châm biếm sự keo kiệt, chỉ biết giữ cho riêng mình của chủ nhà.

c. Thành ngữ Vắt cổ chày ra nước: châm biếm, mỉa mai những kẻ sống bủn xỉn, dè sẻn và keo kiệt một cách quá đáng.

 Đặt câu: Hắn ta keo kiệt đến mức “vắt cổ chày ra nước”.

Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Thực tế, trong cuộc sống, biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó có thể được thể hiện qua những hành vi rất nhỏ như tự giặt quần áo, tự nấu nướng cho bản thân hay tự đi làm kiếm tiền, nỗ lực đến cùng để vượt qua khó khăn, thử thách....Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ ngại sống...
Đọc tiếp

Câu 1. Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới. Thực tế, trong cuộc sống, biểu hiện của tự lập rất phong phú. Nó có thể được thể hiện qua những hành vi rất nhỏ như tự giặt quần áo, tự nấu nướng cho bản thân hay tự đi làm kiếm tiền, nỗ lực đến cùng để vượt qua khó khăn, thử thách....

Tuy nhiên, hiện nay, một bộ phận giới trẻ ngại sống tự lập, có thói quen sống dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình. Đơn giản vì từ nhỏ, các bạn đã quen được có người làm thay mọi việc, không phải vào bếp giúp mẹ hay tự nấu nướng, làm việc nhà...Thậm chí, một số bạn trẻ không nỗ lực trong học tập, bỏ học, suốt ngày tụ tập chơi bời vì nghĩ đã có gia đình lo cho tương lai. Đó là một thực trạng đáng lo ngại.

1/ Em hãy tìm 1 từ láy có trong đoạn văn và đặt câu với từ láy vừa tìm được.

2/ Dựa vào đoạn văn em hãy chỉ ra biểu hiện của tự lập được thể hiện qua những mặt nào?

3/ Theo em, tại sao chúng ta không nên sống dựa dẫm, ỷ lại vào gia đình mà cần phải có tính tự lập? 4/Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?

5/Chỉ ra 1 phép tu từ có trong đoạn văn và nêu tác dụng của phép tu từ đó ( Điệp từ/ liệt kê/ so sánh/ nhân hoá)

6/Tìm cặp từ đồng nghĩa.

7/Tìm cặp từ đồng âm

8/Tìm 1 đại từ

9/Tìm 1 cặp từ trái nghĩa

10/ Ngày nay, do sự phát triển của công nghệ thông tin nên học sinh có phần lơ là học tập,không còn tự học như trước. Bằng suy nghĩ của mình, em hãy viết đoạn văn từ 3 – 5 câu về tầm quan trọng của việc học

0
Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:Chị Dậu vừa nói vừa mếu:- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:-...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây (trích tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố) và thực hiện các yêu cầu nêu sau đó:

Chị Dậu vừa nói vừa mếu:

- Thôi u không ăn, để phần cho con. Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi. U không muốn ăn tranh của con. Con cứ ăn thật no, không phải nhường nhịn cho u.

Cái Tí chưa hiểu hết ý câu của mẹ, nó xám mặt lại và hỏi bằng giọng luống cuống:

- Vậy thì bữa sau con ăn ở đâu?

Điểm thêm một giây nức nở, chị Dậu ngó con bằng cách xót xa:

Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.

a. Nêu nghĩa hàm ẩn của những câu in đậm. Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng câu có nghĩa hàm ẩn?

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy?

2

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng cuảng cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy trong gia đình không ai yêu thương, không cần nó nữa. 

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nới mà Tí sắp đến ở.

13 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

Đọc kĩ phần Kiến thức ngữ văn đầu bài 4 về nghĩa hàm ẩn

Lời giải chi tiết:

a. Nghĩa hàm ẩn của các câu:

- "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi.": Đây là bữa ăn cuối cùng của cái Tí ở nhà, Tí sắp phải xa nhà.

- "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài.": Chị Dậu sẽ đem cái Tí bán cho nhà cụ Nghị thôn Đoài.

Chị Dậu không dám nói thẳng với con vì chị sợ bản thân mình sẽ tổn thương đứa nhỏ sâu sắc, làm nó cảm thấy gia đình không cần nó nữa.

b. Nghĩa hàm ẩn trong câu "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài." rõ hơn vì chị Dậu muốn cho Tí biết rõ nơi mà Tí sắp đến ở.