K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
17 tháng 12 2023

Em đã xem nhiều bộ phim hoạt hình có nhân vật trẻ em, trong đó em ấn tượng và có nhiều cảm xúc nhất với bộ phim “Ngôi mộ đom đóm” của Nhật Bản. Bộ phim nói về sự khốc liệt của xã hội Nhật bản trong chiến tranh thế giới thứ hai và ca ngợi tình anh em của hai đứa trẻ mồ côi. Hai anh em phải vật lộn với sự đói khổ của chiến tranh, sự hắt hủi của mọi người để có thể tồn tại. Không nhà cửa, không gia đình, không của cải và thậm chí không có gì để ăn khiến cuộc sống hai đứa bé hiện lên đầy thảm khốc. Chiến tranh đã khiến hai đứa bé trở nên thiếu thốn, đáng thương nhưng hai anh em dành tình yêu thương cảm động và nhân văn cho nhau. Cuối cùng, hai anh em đã chết vì đói khổ và bệnh tật.

16 tháng 4 2022

văn mẫu có

( nếu bài này có trong sách )

16 tháng 4 2022

Tự tìm đi

9 tháng 2 2017

Tối hôm trước, cả nhà em cùng nhau đi nghe chương trình ca nhạc từ thiện mang tên Nhịp cầu tri ân. Buổi biểu diễn được tổ chức tại nhà hát Hòa Bình. Nhà hát đông nghịt người. Ai cũng yên lặng, chăm chú lắng nghe giọng hát của các ca sĩ. Giọng ai cũng biểu cảm, ngọt ngào. Em thích nhất tiết mục biểu diễn của ca sĩ Cẩm Ly. Cô ấy thật đẹp với mái tóc dài mượt mà, bên chiếc áo dài thướt tha. Giọng cô ca lúc trầm, lúc bổng, lúc thì buồn lúc thì du dương như tiếng đàn, lúc lại dịu dàng như một lời ru. Cô vừa hát xong, cả nhà hát như lặng đi rồi ai nấy vỗ tay rào rào tán thưởng.

26 tháng 5 2019

Truyện được kể theo lời nhân vật Phrang, ngôi thứ nhất

- Các nhân vật khác trong truyện: bác phó rèn Oát-sto, các cậu học việc, cụ già Hô-de, bác phát thư, người dân làng, thầy giáo Ha-men, người em gái thầy giáo, học sinh

- Nhân vật thầy giáo ấn tượng, nổi bật nhất, người đã dạy học suốt bốn mươi năm, người thể hiện tình yêu nước pháp bằng cả tấm lòng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1
Hãy giới thiệu với các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 1

     Trong tất cả những tác phẩm đã học có lẽ em thích nhất câu chuyện về người anh hùng Thánh Gióng. Cậu bé Gióng thật kì lạ, lên ba không biết nói biết cười, đặt đâu nằm đấy nhưng khi nghe tiếng rao của sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước thì cậu cất tiếng nói đòi đi đáng giặc. Cậu lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no, áo vừa mặc xong căng đứt chỉ để mau thành tráng sĩ ra trận. Hình ảnh Gióng vươn vai trở thành tráng sĩ oai phong rồi anh nhảy lên lưng ngựa sắt, con ngựa bỗng hí vang mấy tiếng, xông thẳng ra trận làm em rất kinh ngạc, thích thú. Gióng chiến đấu thật kiên cường, dù roi sắt gãy cậu không hề nao núng, nhụt chí mà nhanh trí nhổ tre quật vào giặc đến cùng. Đất nước hết giặc Gióng không ở lại lĩnh thưởng mà bay về trời để lại trong lòng mọi người sự kính phục, biết ơn. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
3 tháng 1
Hãy giới thiệu với các bạn một nhân vật văn học đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc - mẫu 2

     Trong truyền thuyết Bánh chưng, bánh giầy, nhân vật Lang Liêu là một nhân vật đại điện cho người nông dân nghèo khổ bất hạnh nhưng giàu nhân đức. Anh mồ côi mẹ, là một hoàng tử bị “lép vế” trong hoàng tộc nhưng cần cù chịu khó nên được Thần hiến kế và độ trì. Việc Lang Liêu gặp được Thần trong giấc mộng và được Thần giúp đỡ chứng tỏ rằng anh là một vị hoàng tử được lòng dân, sống gần gũi với dân chúng, hiểu được điều dân muốn. Không chỉ vậy, Lang Liêu còn là một con người có tính sáng tạo. Dù Thần chỉ mách nước cho Lang Liêu lấy gạo làm bánh nhưng anh đã biết lấy gạo nếp đem vo sạch, lấy đỗ đãi và thịt lợn làm nhân, lấy lá dong gói thành hình vuông đem nấu chín; biết đồ gạo nếp, giã nhuyễn, nặn thành hình tròn. Lang Liêu đã sử dụng chất liệu hương vị sẵn có của nhà nông tạo nên hai thứ bánh ngon dâng lên Tiên vương. Sự hiếu thảo, giàu nhân đức cùng, sự sáng tạo cùng hai thứ bánh đặc biệt của Lang Liêu đã giúp anh được vua Hùng truyền lại ngôi kế vị. Như vậy, truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy đã giải thích nguồn gốc và tính nhân văn của bánh chưng, bánh giầy đồng thời qua nhân vật Lang Liêu ca ngợi phẩm chất nhân hậu, cần cù chịu khó của con người Việt Nam.

Thánh Gióng là một trong những người mang trên mình những sức mạnh phi thường như siêu nhân, nột phát khua tre làm cho cả một bầy đàn giặc chết và chạy bán sống bán chết. Thánh Gióng là anh hùng cứu dân, cứu nước.

12 tháng 9 2021

1.- Gần nơi em sống có khu di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám (số 58 Quốc Tử Giám, Văn Miếu, Đống Đa, Hà Nội) có thể giúp tìm hiểu về Lịch sử.
- Giới thiệu về: Bia tiến sĩ trong Văn Miếu
+ Bia tiến sĩ Văn Miếu gồm 82 tấm bia đá khắc các bài văn bia đề danh tiến sĩ Nho học Việt Nam của các khoa thi Đình thời nhà Hậu Lê và nhà Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hà Nội. Bia được đặt trên lưng rùa đá để biểu thị sự trường tồn của tinh hoa dân tộc, phản ánh được giá trị văn hóa, lịch sử của đất nước trong suốt 300 năm.
+ Năm 1484, với chủ trương đề cao Nho học và tôn vinh bậc tri thức Nho học đỗ đại khoa, vua Lê Thánh Tông đã cho dựng 7 tấm bia tiến sĩ đầu tiên tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám cho các khoa thi năm 1442, 1448, 1463, 1466, 1475, 1478 và 1481 thời Lê Sơ. Trong những năm tiếp theo, nhà Lê Sơ đã cho dựng thêm 5 tấm bia tiến sĩ các khoa thi năm 1487, 1496, 1502, 1511 và 1514. Đến thời nhà Mạc, do tiến hành nội chiến với nhà Lê Trung Hưng nên chỉ dựng được 2 bia tiến sĩ cho khoa thi năm 1518 (thời nhà Lê Sơ) và năm 1529. Như vậy, trong suốt thời kỳ nhà Mạc nắm giữ kinh thành Thăng Long, đã có 22 khoa thi tiến sĩ được tổ chức nhưng chỉ có duy nhất một khoa thi được dựng bia tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám là khoa thi năm 1529. Sang triều đại Lê Trung Hưng, các khoa thi tiến sĩ Nho học được khôi phục ngay từ thời vua Lê Trung Tông còn đóng đô ở Thanh Hóa. Sau khi chiếm lại được Thăng Long, các khoa thi được tổ chức đều đặn hơn nhưng cũng phải đến năm 1653 thì nhà Lê Trung Hưng mới tiến hành một đợt dựng bia tiến sĩ lớn nhất tại Văn Miếu với 25 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1554 đến năm 1652. Sau đó, tới năm 1717 lại có một đợt dựng bia lớn thứ 2 dưới triều đại nhà Lê Trung Hưng với 21 bia tiến sĩ cho các khoa thi từ năm 1656 đến năm 1715. Với hai đợt dựng bia tiến sĩ lớn và sau đó là các lần dựng bia thường xuyên sau mỗi khoa thi cho tới khoa thi năm 1779 thì nhà Lê Trung Hưng đã dựng phần lớn trong tổng số 82 bia tiến sĩ (68/82). Sang triều đại nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, kinh đô được chuyển vào Phú Xuân – Huế nên các bia tiến sĩ không còn được dựng tại Văn Miếu (Hà Nội) nữa. Nhà Nguyễn bắt đầu cho dựng bia tiến sĩ tại Văn Miếu Huế từ khoa thi năm 1822.
+ Tất cả 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu (Hà Nội) đều được chế tác theo cùng một phong cách: bia dẹt, trán cong, hình vòm. Các tấm bia được đặt trên lưng rùa, rùa được tạo dáng theo một phong cách chung: to, đậm và chắc khỏe. Cách thức dựng bia cũng rất độc đáo: đá dựng bia được lựa chọn kỹ càng, sau đó được thiết kế, trang trí, chạm khắc các hoa văn và khắc bài văn ký. Vì được làm hoàn toàn bằng tay nên công việc này đòi hỏi sự nhẫn nại và khéo léo rất lớn của những người thợ.
+ 82 bia đá tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) là những tấm bia tiến sĩ duy nhất trên thế giới có bài ký (văn bia) không chỉ lưu danh những tiến sĩ đã thi đỗ trong các kỳ thi trải dài suốt gần 300 năm (từ 1442 đến 1779) mà còn ghi lại lịch sử các khoa thi và triết lý của triều đại về nền giáo dục và đào tạo, sử dụng nhân tài, do đó có tác động to lớn đối với xã hội đương thời và hậu thế. Các bài văn bia còn ghi rõ ngày tháng dựng bia, tên của người soạn văn bia, người dựng bia. Điều này khẳng định tính xác thực, nguyên bản và duy nhất của tư liệu. Các văn bia đều do những danh nhân văn hóa, trí thức lớn của đất nước biên soạn nên về cơ bản chúng là những tác phẩm văn học vô giá. Những văn bia này được viết bằng chữ Hán với cách viết khác nhau khiến cho mỗi tấm bia như một bức tranh chữ, một tác phẩm thư pháp. Mỗi dòng chữ trên 82 tấm bia đá là nguồn sử liệu vô cùng quý giá giúp chúng ta nghiên cứu về con người và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Nguyễn Trãi, Ngô Sĩ Liên, Nguyễn Quý Đức, Đặng Đình Tướng… 
+ Bên cạnh đó, mỗi tấm bia còn là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh tế và độc đáo với những hoa văn trang trí cầu kỳ mang tính cách điệu cao như hoa lá, mây, trăng, long, ly, quy, phượng. Chữ viết trên bia, các hoa văn trang trí cùng phong cách tạo dáng bia, rùa đều mang dấu ấn của thời đại sản sinh ra chúng. Nhiều nhà nghiên cứu mỹ thuật đã coi đây như một tư liệu quan trọng trong quá trình nghiên cứu về lịch sử mỹ thuật và điêu khắc Việt Nam từ thế kỷ XV đến XVIII.
+ Đến nay, bia tiến sĩ Văn Miếu vẫn là những bản gốc duy nhất được lưu giữ tại chỗ, liên tục kể từ khi dựng. Phần lớn các hoa văn và văn tự còn rõ, có khả năng đọc được. Tính hiếm có và không thể thay thế ở nội dung và cách thức dựng bia, giá trị lịch sử – mỹ thuật và ảnh hưởng xã hội của tấm bia khiến cho 82 bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) trở nên vô cùng đặc sắc.
+ Chiều ngày 9/3/2010 tại Ma Cao, Trung Quốc, Ủy ban ký ức thế giới khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã công nhận 82 bia đá các khoa thi tiến sĩ triều Hậu Lê và Mạc ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội) là di sản tư liệu thế giới thuộc chương trình ký ức thế giới của UNESCO.

2. giới thiệu về Thánh Gióng 

Thánh Gióng là ai?

Truyện Thánh Gióng thì ai trong chúng ta đều cũng biết từ lúc tấm bé. Nhưng sử sách thì có nhiều dị bản và truyện kể dân gian cũng cũng khác nhau nhiều, biến dạng theo bao đời truyền tụng. Sau đây chúng tôi căn cứ vào những tư liệu cổ: Việt điện U linh tập (năm 1329), Lĩnh Nam Chích quái (khoảng 1370-1400)(1) và vài học giả có uy tín chép lại như Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Trọng Miên(2) cũng như theo lời truyền tụng của dân gian, để viết lai thần thoại về Thánh Gióng với những chi tiết đáng chú ý nhất. Truyện Thánh Gióng này được viết lại chủ yếu dựa vào Lĩnh Nam chích quái và thêm vào các chi tiết do truyền tụng kể lại mà các nhà Nho đã bỏ đi vì thiên kiến hoặc hạn chế bởi tư tưởng Nho giáo.

Vào đời Hùng Vương thứ 3, thiên hạ thái bình, dân vật đầy đủ, Ân Vương lấy sự thiếu lễ tiến cống, giả đi tuần thú để xâm chiếm nước ta. Hùng Vương nghe được mới triệu quần thần hỏi về kế hoạch đánh hay giữ. Có nhà phương sĩ nhắc vua là ngày xưa cha Lạc Long Quân có căn dặn lúc chia tay với mẹ Âu Cơ rằng: “Tuy đôi bên kẻ ở rừng người ở biển, nhưng mỗi khi bên nào gặp hoạn nạn thì phải báo tin cho nhau không được bỏ nhau”. Vậy phải cầu Long Quân để nhờ âm phù.

Hùng Vương nghe theo mới đắp đàn trai giới, đặt vàng bạc lụa là ở trên bàn, đốt hương cầu tế 3 ngày thì trời cảm sấm mưa. thoắt thấy một ông già cao hơn sáu thước, mặt vuông, bụng lớn, râu mày bạc phơ, ngồi ở ngã ba mà nói cười, ca múa. Người ta trông thấy, ngỡ là người phi thường mới tâu với vua. Vua thân hành ra bái yết, rước vào trong đàn. Ông già không ăn, không uống, không nói năng gì cả. Hùng Vương đến trước hỏi rằng:

-Nay binh nhà Ân sắp sang đánh, nếu có kiến thức gì xin bày cho.

Trong giây lát ông già lấy thẻ ra bói, thưa với vua rằng:

-Sau 3 năm giặc mới qua đánh.

Vua lại hỏi kế hoạch để đánh giặc. Ông già đáp:

-Nếu có giặc đến thì phải tinh luyện sĩ tốt… rồi tìm khắp thiên hạ có ai dẹp được giặc thì phong cho tước ấy, hễ được người ấy thì dẹp được giặc ngay.

Nói đoạn, bay lên không mà đi, mới biết đó là Long Quân.

Vừa đúng 3 năm, biên binh cáo cấp có quân Ân sang. Hùng Vương y theo lời nói của lão nhân, sai sứ đi khắp thiên hạ để tìm người dẹp giặc.

Sứ giả đến làng Phù Đổng, quận Vũ Ninh (thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Trong làng có một bà già ngoài sáu mươi. Trước đó mấy năm, một hôm bà ta đi chơi ngoài đồng, trông thấy một dấu chân to lớn như của người khổng lồ. Bà cụ lấy làm lạ, bèn ướm thử bàn chân nhỏ của mình vào. Tự nhiên bà thấy xúc động cả người và bà thụ thai. Bà sinh ra một đứa con trai, dặt tên là Gióng. Đã lên 3 tuổi mà đứa bé không biết nói, không biết lật, không ngồi dậy được. Bà mẹ lo buồn vô hạn.

Đến ngày sứ giả Hùng Vương đi qua làng rao tìm người tài giỏi đi đánh giặc. Bà mẹ nghe sứ giả đến, nói hờn với con:

-Sinh được thằng này chỉ biết ăn uống chứ không biết đánh giặc để lĩnh thưởng của triều đình mà đến ơn bú mớm.

Đứa trẻ nghe mẹ nói, thình lình nói lên:

-Mẹ hãy gọi sứ giả vào đây, con hỏi thử xem là việc gì.

Bà mẹ kinh sợ và mừng rỡ bảo với xóm làng:

-Con tôi đã biết nói.

Xóm làng cũng lấy làm lạ, biết không phải người thường, vội cử người đi mời sứ giả đến nhà. Sứ giả hỏi:

- Mày là đứa trẻ mới biết nói mà bảo kêu ta đến làm gì?

Đứa trẻ tự nhiên ngồi nhỏm dậy bảo sứ giả rằng:

- Lập tức về tâu với vua đúc cho ta một con ngựa sắt cao 18 thước, một gươm sắt dài 7 thước, một cái nón sắt. Trẻ này cỡi ngựa, đội nón đi đánh giặc cho, giặc sẽ phải tan tành, nhà vua việc gì phải lo.

Sứ giả chạy về trình báo với vua. Vua mừng bảo rằng:

- Thế thì ta không lo gì vậy.

Quân thần đều tâu:

- Một người đánh giặc làm sao phá nổi?

Vua nói:

- Đó là Long Quân giúp ta, lời lão nhân đã nói trước không phải là nói không, các người không nên ngờ.

Rồi sai đi tìm sắt cho được 10 cân luyện thành ngựa sắt, gươm sắt và nón sắt. Khi sứ giả đem tất cả đến, bà mẹ thấy thế cả kinh, lo hoạ đến mình, sợ hỏi con. Đứa trẻ cười nói rằng:

- Mẹ đem cơm thật nhiều cho con ăn, con đi đánh giặc, mẹ đừng lo sợ.

Rồi đứa trẻ lớn lên rất nhanh, áo cơm hàng ngày bà mẹ cung cấp không đủ. Hàng xóm nấu thêm cơm, làm thịt trâu, rượu, bánh trái, thế mà đứa trẻ vẫn không no bụng, vải lụa gấm vóc mặc chẳng kín mình, phải lấy thêm hoa cây lô mà che.

Khi quân nhà Ân kéo đến Trâu Sơn, đứa trẻ mới duỗi chân đứng dậy, mình cao hơn 10 trượng, nghĩnh mũi mà nhẩy, nhẩy mũi hơn mười tiếng rồi tuốt gươm nói lớn lên rằng:

- Ta là thiên tướng đây!

Ròi Gióng đội nón, cầm gươm nhảy lên mình ngựa. Tự nhiên ngựa thét ra lửa, phi như gió bão, cuồn cuộn như sấm sét, mang Gióng ra chiến trường. Quan quân theo sau đến sát luỹ giặc, dàn trận dưới núi Trâu Sơn. Giặc Ân trong thấy kinh hãi, vừa chống đỡ vừa tìm đường bỏ chạy, bị ngựa sắt phun lửa chết cháy hay bị gươm của Gióng chém đứt lìa, thây chết ngổn ngang. Vua Ân bị chém chết ở Trâu Sơn. Đang lúc tả xông hữu đột thì thanh gươm bị gãy, Gióng với tay nhổ luôn cả bụi tre bên đường quật vào đám giặc đang chạy toán loạn. Dư đảng la liệt sụp lạy và hô rằng:

- Thiên tướng, chúng tôi hết thảy xin đầu hàng.

Đánh tan giặc xong, Gióng phi ngựa chạy lên núi Việt Sóc, cởi quần áo bỏ lại rồi cỡi ngựa bay lên trời.

Tương truyền những ao hồ ở trong vùng từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn là dấu chân ngựa sắt của Gióng để lại. Ngày nay ở chỗ giặc bị đốt cháy trước kia còn mang tên là làng Cháy. Rừng tre lúc đó bị hun nóng trở thành màu vàng đến nay nòi giống của nó vẫn giữ dấu tích cũ, người ta gọi là tre đằng ngà.

Hùng Vương nhớ đến công lao của Gióng, không biết lấy gì đền báo mới tôn làm Phù Đồng Thiên Vương, lập đền thờ ở vườn nhà làng ấy, cho ruộng 100 khoảng để làm lễ hưởng tế Xuân Thu.

Đời nhà Ân với 27 vua, trải qua 640 năm, không dám đem binh sang đánh nữa.

Man di bốn phương nghe được như vậy cũng đến thần phục, về phụ với vương. Sau vua Lý Thái Tổ phong làm Xung Thiên Thần vương, lập miếu tại làng Phù Đổng (nay ở huyện Tiên Du) bên chùa Kiến Phúc(3), tạc tượng ở núi Vệ Linh, Xuân thu đều có lễ tế vậy(4).

Thần Hậu Tắc là ai?

Thần Hậu Tắc là Thần Kê. Lúa Tắc nghĩa là cây Kê. Hậu có nghĩa là: a) thần (hậu thổ: thần đất; hậu đế: trời); b) vua (hậu phi: vợ vua)(5). Tắc là Kê trong ngũ cốc: lúa, miến, đậu, mì, kê. Tên khoa học của kê là Panicum miliaceum: cỏ kê. Tiếng Anh và tiếng Pháp là Millet. Tiếng Đức là Hirse. Học giả Hán học người Đức Eberhard dịch thần Hậu Tắc là Hirsegott (thần Kê)(6), nhà Hán học người Pháp Maspero dịch Hậu Tắc là Souverain Millet (vua Kê)(7). Hậu Tắc nguyên Hán văn là Hou Chi là thần Kê.

Vào khoảng 3.000 năm TCN, tại châu thổ sông Hoàng Hà, miền Bắc Trung Hoa cổ đại, thì cây kê là lương thực chủ yếu. Phía bắc sông Hoàng Hà đất đai khô cằn, không trồng được lúa nước, chỉ có loại kê hoang dã sống được. Nền nông nghiệp khô ấy với cây kê là nguồn lương thực chính của nền văn hoá Ngưỡng Thiều (yangShao). Nền nông nghiệp lúa tắc (cây kê) ấy đã được khẳng định qua các di chỉ khảo cổ học như di chỉ Từ Sơn, Ban Pha, Đại văn khẩu (Davenkou) thuộc khu bán đảo Sơn Đông(8). Hai loại kê chủ đạo là kê nếp và kê tẻ(9). Cây kê giữ vai trò chủ lực trong lương thực thời ấy đến nỗi chữ Lương (trong nghĩa lương thực) gồm có chữ Kê(10) và đã được Eberhard gọi là “một thứ hạt tuyệt vời” (Korn par excellence)(11).

Sách Lễ ký (I, 29 và XX, 17) viết rằng kê là loại lương thực quan trọng nhất trong sinh hoạt hàng ngày của con người thời ấy. Món kê được trân trọng dùng làm lễ vật cúng tổ tiên vào ngày đông chí (lễ ký XI, 27). Trong những bữa tiệc sang trọng, món kê được mang ra đầu tiên để chiêu đãi khách (Lễ ký XX, 17). Từ cây kê nuôi sống con người rất quan trọng này, nó được tôn lên làm thần Kê có tên là Hậu Tắc để cầu mong bảo đảm cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu. Granet gọi Hậu Tắc là thần Mùa Màng (Dieu des Céréales)(12). Trang Tử quan niệm rằng bản thân hạt và cây là một biểu tượng cho sự tái sinh liên tục khi ông nói “Vũ trụ luôn luôn biến hoá… từ loại kê tới loại rêu… loại sâu, bướm, ve sầu, chim.. ngựa, người, cuối cùng trở về với cái cơ”(13). Chính cái bản thể của hạt và cây (sự sống liên tục) đã trở thành đối tượng của sự thờ cúng vì nó biểu tượng cho sự bất tử và sự thiêng liêng. Kê là biểu tượng của sự sống, thịnh vượng, được nhận rõ ở nguồn gốc của nó: hạt giống. Cây kê được tôn lên làm thần Hậu Tắc, như thần Lúa (mẹ lúa) của cư dân Đông Nam Á lúa nước hoặc thần Bắp Ngô  - Xachiquet-zal của châu Mỹ La tinh hay thần Đại Mạch Deme-ter (nữ thần Phồn thực) trong nền văn hoá Lưỡng Hà và sau đó là văn hoá Hy Lạp La Mã cổ đại(14). Sau này nhà Chu (1122-225 TCN) còn nhận thần Hậu Tắc làm ông tổ triều đại mình. Nhiều triều đại Trung Hoa sau đó cũng nhận thần Hậu Tắc làm ông tổ triều đại mình(15). Do đó trong lễ tế Xã Tắc tại Trung Hoa sau này thần Hậu Tắc luôn được phối hợp với việc cúng tế tổ tiên.

Thần Hậu Tắc là thần thực vật từ hạt kê nuôi sống con người, khác với Thánh Gióng là nhân thần, có một cuộc đời hoạt động (đánh giặc Ân). Thần Hậu Tắc chỉ có nhiệm vụ chăm lo mùa màng bội thu để dân được no ấm. Vì thế không thấy nói đến cuộc sống của thần Hậu Tắc tại nhân gian như thế nào. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có nhiều điểm tương đồng khá kỳ lạ giữa hai vị thần Hậu Tắc và Thánh Gióng liên quan đến văn hoá nông nghiệp và sự phồn thực, đặc trưng cho nền văn hoá người Việt Cổ.

Những nét tương đồng chính giữa Thánh Gióng và thần Hậu Tắc

Ht

5 tháng 9 2021

Em tham khảo:

1. Em đã từng xem phim nói về nỗi buồn mà nhân vật từng trải qua. Khi xem xong em có suy nghĩ: Nếu có thói hung hăng, kiêu ngạo, hống hách, không biết suy nghĩ, không biết đoàn kết và yêu thương người khác thì sớm muộn gì cũng mang vạ vào thân. Từ đó, em thấy mình cần phải biết sống nhân ái, đoàn kết với mọi người xung quanh. 

2. Chia sẻ một vài điều về bản thân: 

Điều em thấy hài lòng: Yêu thương, cố gắng chăm ngoan học giỏi, biết giúp đỡ ông bà, bố mẹ. Đoàn kết với bạn bè.

Điều em thấy chưa hài lòng: Chưa biết tự chăm sóc sức khỏe cho mình.

5 tháng 9 2021

1. em đã suy nghĩ là: xót thương, chỉ muốn đến đó để giúp các nhân vật vượt qua khó khăn, nỗi buồn

2.điều hài lòng: đã làm đc rất nhiều điều tốt,chăm chỉ, cố gắng học tập

điều chưa hài lòng: đôi khi vẫn còn tự ti, chủ quan về những việc mik làm

cho mik 1tick nha

 

Câu 1: Truyện đồng thoại là: a) Truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vậtb) Truyện viết cho trẻ em, nhân vật là ngườic) Có nhân vật thường là loài vậtd) Có nhân vật là ngườiCâu 2: Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện có các yếu tố nào sau đây?a) Có cốt truyện, nhân vậtb) Có không gian, thời gianc) Có cốt truyện, hoàn cảnh diễn ra các sự việcd) Có cốt truyện,...
Đọc tiếp

Câu 1: Truyện đồng thoại là:

a) Truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật

b) Truyện viết cho trẻ em, nhân vật là người

c) Có nhân vật thường là loài vật

d) Có nhân vật là người

Câu 2: Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện có các yếu tố nào sau đây?

a) Có cốt truyện, nhân vật

b) Có không gian, thời gian

c) Có cốt truyện, hoàn cảnh diễn ra các sự việc

d) Có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc

Câu 3: Truyện đồng thoại là loại truyện có các nhân vật vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người

a) Đúng

b) Sai

Câu 4: Cốt truyện là yếu tố quan trọng của?

a) Thơ

b) Truyện kể

c) Ca dao

d) Tục ngữ

Câu 5: Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện ở ngôi thứ mấy?

a) Ngôi thứ nhất

b) Ngôi thứ nhất số ít và số nhiều

c) Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

d) Ngôi thứ ba

Câu 6: Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.

a) Đúng

b) Sai

Câu 7: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương nào của truyện Dế Mèn phiêu lưu ký?

a) phần dẫn đề

b) chương 2

c) chương 1

d) chương 3

Câu 8: Nghệ thuật nào tiêu biểu trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên?

a) nghệ thuật miêu tả sinh động, óc tưởng tượng phong phú

b) Lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn

c) Ngôn ngữ chính xác giàu tính tạo hình

d) Tất cả đều đúng

Câu 9: Dòng nào không phải miêu tả về ngoại hình của dế Mèn?

a) đôi càng mẫm bóng

b) Những cái vuốt cứng dần, nhọn hoắt

c) cánh ngắn củn đến giữa lưng

d) Sợi râu dài và uốn cong

Câu 10: Dòng nào không phải miêu tả Dế Choắt?

a) Đầu to, nổi từng tảng

b) Người gầy gò, dài lêu đêu

c) Đôi càng bè bè

d) Mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngơ

2
14 tháng 1 2022

Câu 1: Truyện đồng thoại là:

a) Truyện viết cho trẻ em, có nhân vật thường là loài vật hoặc đồ vật

b) Truyện viết cho trẻ em, nhân vật là người

c) Có nhân vật thường là loài vật

d) Có nhân vật là người

Câu 2: Truyện là loại tác phẩm văn học kể lại một câu chuyện có các yếu tố nào sau đây?

a) Có cốt truyện, nhân vật

b) Có không gian, thời gian

c) Có cốt truyện, hoàn cảnh diễn ra các sự việc

d) Có cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, hoàn cảnh diễn ra các sự việc

Câu 3: Truyện đồng thoại là loại truyện có các nhân vật vừa mang những đặc tính vốn có cùa loài vật hoặc đồ vật vừa mang đặc điểm của con người

a) Đúng

b) Sai

Câu 4: Cốt truyện là yếu tố quan trọng của?

a) Thơ

b) Truyện kể

c) Ca dao

d) Tục ngữ

Câu 5: Người kể chuyện là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện ở ngôi thứ mấy?

a) Ngôi thứ nhất

b) Ngôi thứ nhất số ít và số nhiều

c) Ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

d) Ngôi thứ ba

Câu 6: Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kề chuyện.

a) Đúng

b) Sai

Câu 7: Văn bản Bài học đường đời đầu tiên trích từ chương nào của truyện Dế Mèn phiêu lưu ký?

a) phần dẫn đề

b) chương 2

c) chương 1

d) chương 3

Câu 8: Nghệ thuật nào tiêu biểu trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên?

a) nghệ thuật miêu tả sinh động, óc tưởng tượng phong phú

b) Lối kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn

c) Ngôn ngữ chính xác giàu tính tạo hình

d) Tất cả đều đúng

Câu 9: Dòng nào không phải miêu tả về ngoại hình của dế Mèn?

a) đôi càng mẫm bóng

b) Những cái vuốt cứng dần, nhọn hoắt

c) cánh ngắn củn đến giữa lưng

d) Sợi râu dài và uốn cong

Câu 10: Dòng nào không phải miêu tả Dế Choắt?

a) Đầu to, nổi từng tảng

b) Người gầy gò, dài lêu đêu

c) Đôi càng bè bè

d) Mặt mũi lúc nào cũng ngẩn ngơ

14 tháng 1 2022

1 a

2 d

3 a

4 b

5 a

6 a

7 c 

8 d

9 c

10 a

11 tháng 6 2018

  Với chiều cao và cân nặng giống nhau: cùng có số đo 129,3 (nặng 129,3 kg: cao 129,3 cm), trôngDoraemon khá ngộ nghĩnh, đáng yêu. 
Hình ảnh hoàn hảo nhất củaDoraemon xuất hiện vào tập 11, với đầy đủ cấu tạo bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, chú mèo máy lại bị coi là một sản phẩm lỗi của nhà máy sản xuất rô-bốt chứ không được hoàn thiện như cô em Dorami. Chính vì thế, nhiều tình huống, ta bắt gặp chú mèo máy lúng túng với việc tìm bảo bối. 

Trước đây, Doraemon từng có nước da màu vàng và đôi tai mèo. Tuy nhiên, trong một buổi ngủ trưa, chú đã bị chuột gặm mất đôi tai. Điều đó dẫn đến nỗi sợ chuột và nước da xanh. (do nhìn thấy hình ảnh của mình trong gương). Tuy nhiên, trong tập 2112: Đôrêmon ra đời, màu vàng của Doraemon là nước sơn, và chúng bị tróc hết ra khi cậu khóc nhiều, đồng thời, đôi tai cụt là do bị một chú chuột máy gặm. 
Bài nữa đây; 
Chú mèo máy của thế kỉ 22, sinh ngày thứ bảy, 3 tháng 9 năm 2112, cao 129,3 cm, cân nặng 129,3 kg, vòng bụng 129,3 cm, khi nhảy cao ( gặp chuột ) 129,3 cm.Trước bụng Doraemon có một cái túi không gian bốn chiều đựng rất nhiều bảo bối thần kỳ và các vật linh tinh khác trong đó như chén,đũa,... Doraemon thích ăn bánh rán (dorayaki) và rất sợ chuột. Doraemon là một chú mèo máy thông minh, tốt bụng. Với cái túi thần kì chứa các bảo bối của thế kỉ 22 và nhất là lòng dũng cảm, quý mến bạn bè, Doraemon vẫn là vị cứu tinh cho Nobita cùng nhóm bạn, thậm chí cho cả nhân loại lúc hiểm nguy, và có ý nghĩa khuyến khích độc giả nhỏ tuổi biết ước mơ và thích ước mơ. Hình thể của Doraemon ở những tập đầu hơi mập mạp một chút. Ở những tập sau, hình thể của Doraemon đã được sửa lại cho cân đối hơn.

11 tháng 6 2018

Ai cũng biết Tây Du Ký mô tả câu chuyện nhà sư Đường Huyền Trang lên đường sang Ấn Độ thỉnh kinh có thật trong lịch sử Trung Hoa. 

Trong khi đó, Tôn Ngộ Không - đại đệ tử của Đường Tăng lại là một nhân vật hư cấu với tài năng vượt trội. Và sẽ chẳng ai mảy may nghi ngờ nếu ta khẳng định, Tôn Ngộ Không chỉ là nhân vật hư cấu tưởng tượng của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Tuy nhiên, sự thật có lẽ không hoàn toàn như vậy. Không ít những dấu vết lịch sử lại chỉ ra điều ngược lại, rằng Tôn Ngộ Không có thật ngoài đời và những gì được hư cấu chỉ là tài năng hay phép thuật của Tề Thiên Đại Thánh mà thôi.

Cụ thể, các nhà khảo cổ Trung Quốc từng phát hiện ra dấu tích khác lạ về nguồn gốc của Tôn Ngộ Không từ những bức bích họa có niên đại hơn 1.000 năm tuổi trong động Thiên Phật (cách Tây An, Cam Túc khoảng 90km). 

Trong các bức hình, người ta thấy cảnh một vị hòa thượng và “hầu hình nhân” (một sinh vật có hình hài giống khỉ) đang nghiêm trang chắp tay hành lễ, hướng mặt về phía Phật Bà Quan Âm. Bốn bức hình khác khắc họa chi tiết về chuyến thỉnh kinh của 2 thầy trò hòa thượng, khá giống với truyện Tây Du Ký của nhà văn Ngô Thừa Ân.

Dân gian xưa còn đồn thổi về một người đàn ông tên Thạch Bàn Đà (quê ở Tiên Dương, Trung Quốc). Vì có hình thù xấu xí, thô kệch, kỳ quái nên Thạch Bàn Đà có biệt danh là “hầu hình nhân”. 

Thạch Bàn Đà có võ nghệ cao cường, thông minh nhanh nhẹn và hay giúp đỡ người xung quanh, diệt trừ thú dữ. Năm 629, khi Huyền Trang đi thỉnh kinh ngang qua Tiên Dương, Thạch Bàn Đà được cảm hóa, nguyện theo tháp tùng Đường Tăng tới Tây Thiên lấy kinh. 

Với những dữ kiện này, phải chăng khỉ "đá" Tôn Ngộ Không võ nghệ cao cường thực ra đã được Ngô Thừa Ân xây dựng trên nhân vật họ Thạch kia? Câu trả lời có lẽ sẽ còn là một ẩn số không lời đáp.

2. Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không là ai?

Bên cạnh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật gây nên nhiều bí ẩn nhất trong tác phẩm của Ngô Thừa Ân, đó là danh tính vị Bồ Đề Tổ Sư - thầy truyền thụ 72 phép biến hóa thần thông cho khỉ đá trong những hồi đầu của truyện. 

Tung tích, xuất thân của nhân vật này là ai, có lẽ chúng ta không thể biết nếu chỉ dừng ở mức đọc hoặc xem Tây Du Ký. Danh xưng Bồ Đề Tổ Sư thực ra cũng chỉ mang nghĩa là một vị thầy tịnh tu đắc đạo dưới gốc cây bồ đề mà thôi.

Có lẽ từ đây mà nhiều người nảy sinh hoài nghi và đưa ra một giả thuyết, thầy dạy Tôn Ngộ Không ban đầu chính là Thông Thiên Giáo chủ, một sư đệ của Thái Thượng Lão Quân. 

Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ. 

Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.

Một chi tiết khác cũng rất đáng lưu ý, đó là việc khả năng thật sự của Tôn Ngộ Không gây rất nhiều tranh cãi. Trong nguyên tác, khi đi lấy kinh, thầy trò Đường Tăng gặp rất nhiều yêu quái và Tôn Ngộ Không thường xuyên phải nhờ tới các chư phật thần linh giúp đỡ. Trong số đó, có cả thú cưỡi của Thái Thượng Lão Quân. 

Như vậy, rõ ràng phép thuật của Thái Thượng Lão Quân phải vượt trội hoàn toàn so với khỉ đá.Vậy tại sao khi Ngộ Không đại náo thiên cung, Thái Thượng Lão Quân không hề có phản ứng, thậm chí kinh sợ trước phép thuật của vua khỉ?

3. Tôn Ngộ Không đã chết trong trận chiến phân tranh thật - giả?

Một trong những tình tiết ly kỳ nhất trong Tây Du Ký, đó là hồi truyện về hai Tôn Ngộ Không thật - giả lẫn lộn. Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, từ sư phụ Đường Tăng cho tới ngay cả nhiều thần, Phật cũng không tài nào phân biệt được đâu là Ngộ Không thật, đâu là Ngộ Không giả. 

Cuối cùng, sau khi đi khắp đất trời, chỉ có Như Lai Phật Tổ là nhìn ra được yêu quái giả dạng Tôn Ngộ Không. Đó là con Lục Nhĩ Hầu hóa thân mà ra. 

Như Lai Phật Tổ giải thích, đây là con khỉ có sáu tai, nghe thông tường hết mọi chuyện trên trời đất, pháp lực ngang ngửa Ngộ Không, do vậy không ai có thể nhận ra. Kết thúc hồi, Ngộ Không thật đã dùng gậy như ý tiêu diệt Lục Nhĩ Hầu.

Tuy nhiên, không ít người hoài nghi về tính chính xác của phần truyện này. Một giả thuyết kì lạ đã được đưa ra khiến nhiều người vô cùng tò mò. Theo đó, người bị đánh chết phải chăng chính là Tôn Ngộ Không thật, còn Tôn Ngộ Không giả mới là người tiếp tục đi lấy chân kinh?

Giả thuyết này thoạt nghe thật vô lý, tuy nhiên nếu dựa vào các tình tiết truyện thì không phải không có căn cứ. Thứ nhất, Lục Nhĩ Hầu và Tôn Ngộ Không giống nhau y như đúc, pháp lực tương đương nên khả năng có sự nhầm lẫn khi phân định là rất lớn. Vậy nên nếu Lục Nhĩ Hầu nhân cơ hội đánh chết Ngộ Không thật thì cũng không có ai đối chứng. 

Thứ hai, khi cả hai đến gặp Đế Thính nhờ phân định thật giả, Đế Thính dùng tai nghe ra thật giả nhưng lại phán “Ta xem ra được, nhưng không dám nói”. Liệu phải chăng Đế Thính sợ Tôn Ngộ Không giả làm loạn, sợ một thế lực nào khác đằng sau Lục Nhĩ Hầu?Thứ ba, trong Tây Du Ký, Lục Nhĩ Hầu có năng lực biết tương lai, hiểu rõ quá khứ vạn vật xung quanh. Nếu con khỉ này lợi hại như vậy, biết trước cả tương lai, tại sao không biết được mình sẽ bị thu phục mà dám cùng Ngộ Không đến gặp Như Lai Phật Tổ.

Thứ tư, nếu so sánh trước và sau hồi truyện này, bạn sẽ thấy trước đây Tôn Ngộ Không không hoàn toàn nghe Đường Tăng. Hai người thường xuyên có mâu thuẫn và tranh cãi. Vậy mà sau đó, Ngộ Không lại rất vâng lời sư phụ của mình. Điều này làm dấy lên nghi ngờ phải chăng Tôn Ngộ Không đã bị đánh tráo ở đây và người đi lấy kinh thực tế chính là Lục Nhĩ Hầu kia.

Ba giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.

K MK NHA 

tham khảo:

Thánh Gióng là một trong những người mang trên mình những sức mạnh phi thường như siêu nhân, nột phát khua tre làm cho cả một bầy đàn giặc chết và chạy bán sống bán chết. Thánh Gióng là anh hùng cứu dân, cứu nước.

Tham khảo:

Hè vừa qua, công ty bố em tổ chức cho gia đình cán bộ công nhân viên du lịch các tỉnh miền Bắc. Đoàn được viếng lăng Bác Hồ và tham quan viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội. Tại viện bảo tàng Lịch sử Hà Nội, em được chiêm ngưỡng trống đồng Đông Sơn.

Trong gian phòng lớn, nơi trưng bày các đồ vật cổ, trống đồng Đông Sơn được đặt trên một bục gỗ khắc chạm bốn chân theo kiểu cổ. Đường bệ và uy nghi, chiếc trống đồng có hình dáng đồ sộ, cân đối và hài hoà. Chiếc trống đồng Đông Sơn được đúc bằng đồng, hình khối trụ tròn, cao sáu mươi xăng-ti-mét, hình thể phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Mặt trống hình tròn, đường kính chín mươi xăng-ti-mét gồm nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống có hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Mỗi ngôi sao có mười hai cánh. Ngôi sao lớn ở giữa biểu tượng cho tục lệ thờ Thần Mặt Trời của người Việt cổ, mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Bao quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình con người múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Hoạ tiết hình chim có các hình tam giác đan xen vào nhau. Hoa văn hình học xung quanh mặt trống là các đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn láng, vành tròn ngoài có hoa văn hình răng cưa, và các vạch ngắn song song.

Thân trống là phần hình trụ của khối tròn. Thân trống có hình hoa văn khắc hình chiếc thuyền, hình võ sĩ, chim muông và thú. Tất cả hình ở thân trống được khắc nổi, trang trí theo hình chữ nhật. Hình ảnh được sắp xếp rất cân đối. Quai trống được đúc theo hình dây thừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn, cao khoảng mười lăm xăng-ti-mét. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Theo lời cô thuyết minh của viện bảo tàng, trống đồng được làm từ thế kỉ VI và thể kỉ VII trước Công nguyên. Các hình khắc trên trống đồng cho ta hình dung được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Hoa văn của trống ghi lại các hoạt động của xã hội Lạc Việt thời đó: dân ta đã biết đánh bắt hải sản, chăn nuôi gia súc, sản xuất thủ công và sử dụng sức kéo trong nông nghiệp.