K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
6 tháng 12 2023

   Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

     “Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. "Nhận lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

     Con người trong cuộc sống sẽ có những lúc không tránh khỏi những tình huống éo le, khó đỡ và phạm phải lỗi lầm. Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình. Lỗi lầm chỉ mang lại cho bản thân những điều tiêu cực như: gây ra tổn thương cho người khác, làm mất lòng tin, chính bản thân ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,… nhưng khi biết sửa lỗi nó sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là những người có bản lĩnh, biết thay đổi để bản thân tốt hơn, xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được học hỏi. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị chỉ trích.

     Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.

5 tháng 3 2023
 

Người xưa từng nói: “Nhân bất thập toàn”, nghĩa là không ai sinh ra đã trở nên hoàn hảo. Sai lầm là một biểu hiện thường thấy trong cuộc sống con người. Có những sai lầm mới có những thành công. Từ con người bình thường đến các vĩ nhân đều có những sai lầm nhất định trong cuộc đời và sự nghiệp của mình. Lời xin lỗi luôn là một hành động cần thiết trong cuộc sống. Mỗi khi sai lầm xảy ra để hạn chế những hậu quả đáng tiếc và làm cho tâm hồn được bình yên hơn thì lời xin lỗi thực sự cần thiết.

     “Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. "Nhận lỗi": là hành động tự nhận khuyết điểm, sai lầm về mình, là sự đồng cảm, sẻ chia đối với người bị ta làm tổn thương, thiệt hại. Biết xin lỗi là mong muốn được đền bù thiệt hại và tha thứ.

 

     Con người trong cuộc sống sẽ có những lúc không tránh khỏi những tình huống éo le, khó đỡ và phạm phải lỗi lầm. Trong cuộc sống, chúng ta không tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, phạm phải nhiều lỗi lầm theo những mức độ khác nhau, việc nhận lỗi và sửa chữa chúng sẽ khiến bản thân ta tốt lên từng ngày, hoàn thiện nhân cách đồng thời lấy lại niềm tin của người khác đối với bản thân mình. Lỗi lầm chỉ mang lại cho bản thân những điều tiêu cực như: gây ra tổn thương cho người khác, làm mất lòng tin, chính bản thân ta sẽ cảm thấy áy náy, day dứt khi mắc lỗi,… nhưng khi biết sửa lỗi nó sẽ mang đến cho ta những bài học bổ ích. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là người biết nhìn nhận thực tế, sẽ được người khác nhìn nhận và đánh giá cao. Người biết nhận lỗi và sửa lỗi là những người có bản lĩnh, biết thay đổi để bản thân tốt hơn, xứng đáng được tin tưởng, được tha thứ và được học hỏi. Tuy nhiên, trong xã hội hiện nay vẫn còn có nhiều người khi gây ra lỗi lầm không biết sửa chữa, nhận lỗi về mình; lại có những người vì lợi ích của bản thân mà cố ý gây ra lỗi lầm, tổn thương cho người khác,… những người này đáng bị chỉ trích.

     Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, chúng ta hãy cố gắng hoàn thiện bản thân, trở thành một con người có đạo đức, biết nói lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc đúng chỗ và phấn đấu làm một công dân tốt cho xã hội.

??????????????????????????????????????????????????????????????

không học mà cứ nhắn linh ting

Bạn ơi tham khảo mạng đi chứ đánh máy thì đến bao giờ mới xong?

28 tháng 1 2019

Cảm ơn hay xin lỗi là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa, là hành vi văn minh, lịch sự trong quan hệ xã hội. Trong ứng xử giữa cộng đồng, khi cảm ơn và xin lỗi được trình bày một cách chân thành, một mặt phản ánh phẩm chất văn hóa của cá nhân, một mặt giúp mọi người dễ cư xử với nhau hơn.

Trong nhiều trường hợp, lời cảm ơn hay lời xin lỗi không chỉ đem niềm vui tới người nhận, chúng còn trực tiếp giải tỏa khúc mắc, gỡ rối các quan hệ và con người cũng vì thế mà sống vị tha hơn.

Trước đây, trong quan hệ xã hội, việc mọi người cảm ơn và xin lỗi nhau vốn là chuyện bình thường, cảm ơn và xin lỗi trở thành một trong các tiêu chí để định tính tư cách văn hóa của con người. Rồi nhiều năm trở lại đây, lời cảm ơn và xin lỗi như có chiều hướng giảm trong giao tiếp xã hội. Có người cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do sự lỏng lẻo của chuẩn mực ứng xử, lại có người cho rằng, lối sống công nghiệp làm con người thay đổi, hay do bản tính của một người cụ thể nào đó vốn không quen với hai từ cảm ơn và xin lỗi,… Song thiết nghĩ, vẫn còn một nguyên nhân nữa là lâu nay, như một luật lệ bất thành văn, thường thì chỉ có con cái xin lỗi hay cảm ơn cha mẹ, người ít tuổi xin lỗi hay cảm ơn người lớn tuổi, mà nhiều người lớn tuổi không chú ý tới việc cảm ơn hay xin lỗi khi ứng xử với người khác.

Trong giao tiếp xã hội, nhất là trong giao tiếp nơi công cộng, người lớn tuổi hơn ít khi sử dụng lời xin lỗi hoặc cảm ơn cho dù họ nhận được sự giúp đỡ, hay hành vi của họ gây phiền toái cho người khác. Các em nhỏ khi nhận được sự giúp đỡ hay sau khi mắc lỗi thường không ngần ngại nói lời xin lỗi hay cảm ơn, nhưng càng lớn lên thì thói quen này dường như đã mất dần, phải chăng vì các em học nói lời cảm ơn và xin lỗi không chỉ qua bài học giáo dục công dân hoặc qua lời răn dạy của cha mẹ, mà còn học trực tiếp qua ứng xử và việc làm của những người lớn tuổi?

Xin lỗi khi bản thân mắc lỗi là chuyện bình thường, và mỗi người ứng xử với lỗi lầm của mình theo cách khác nhau. Có người thừa nhận sai lầm, xin lỗi rồi sửa sai; lại có người biết là sai lầm nhưng không dám thừa nhận, hoặc thừa nhận nhưng không chịu sửa chữa và không hề biết nói lời xin lỗi. Biết nói và sử dụng lời cảm ơn hay lời xin lỗi là biểu hiện của nhận thức, của việc thực hiện hành vi ứng xử văn hóa. Ðể các lời nói thân thiện này trở thành thói quen trong quan hệ xã hội, mỗi người trong chúng ta cần nhận thức cụ thể hơn, để mọi người ứng xử có văn hóa hơn trong giao tiếp.

Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là một tiêu chí đánh giá phẩm chất và vốn liếng văn hóa của mỗi cá nhân, từ đó góp phần xây dựng xã hội ngày càng văn minh, tốt đẹp hơn. Tất nhiên, nói như thế nhưng cũng phải loại trừ những lời cảm ơn hay xin lỗi không thật lòng, để cho qua chuyện.

24 tháng 1 2019

1. Cảm ơn và xin lỗi là một đạo lý lâu đời

  • Người Việt Nam ta trọng tình trọng nghĩa, ngay thẳng, biết nói cảm ơn khi nhận ơn, biết xin lỗi khi mắc lỗi. Đó là một nguyên tắc đạo đức.
  • Tại sao phải cảm ơn, tại sao phải xin lỗi: Để lương tâm được thanh thản...
  • Cảm ơn, xin lỗi làm cho xã hội trở nên gắn kết, loài người gần gũi và hiểu nhau hơn.
  • Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như mỗi chúng ta không biết cảm ơn, xin lỗi? (khi đó liệu mọi người còn dám giúp đỡ ta không?)

2. Thực trạng

  • Các bạn trẻ thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.
  • Tại sao lại có thực trạng này: Do đời sống thị trường khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
  • Biểu hiện (nêu biểu hiện đời sống). Hãy nhớ, đề bài không chỉ yêu cầu bạn viết về đơn thuần "cảm ơn" hay "xin lỗi", nói rộng ra, đó là thái độ của bạn trẻ ngày nay với cuộc sống, với mọi người.
  • Tác hại của lối sống này: Nó tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc. Nói hẹp, một đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

3. Liên hệ bản thân

  • Bạn thấy mình đã biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi chưa?
  • Suy nghĩ của riêng bạn (tán thành hay phản đối?)

4. Đưa ra giải pháp

10 tháng 1 2019

đấm họ

giết họ

hoặc nghe lời

hok tốt nhé

tk nhé

10 tháng 1 2019

người đó là một người nói nhiều và đáng ghét

19 tháng 4 2019
Thao tác Nội dung
Giải thích:

+ “Đổ lỗi” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác

→ Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày.

Thực trạng

+ Các nhà thầu xây dựng yếu kém, ăn bớt vật liệu khiến công trình sụp đổ, gây tai nạn, không chịu nhận trách nhiệm mà đổ lỗi do địa hình, khí hậu. VD: Vụ sập cầu Chu Va ở tỉnh Lai Châu năm 2014.

+ Thất bại trong cuộc sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng

. + Học sinh lười biếng, không chăm chỉ học tập đạt kết quả kém lại đổ lỗi cho chương trình sách giáo khoa nặng nề…

Tác hại

+ Hiện tượng đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, khi không ai nhận trách nhiệm về mình cứ cứ đùn đẩy cho người khác.

+ Hiện tượng đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng.

+ Hiện tượng đổ lỗi khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình.

+ Nếu xã hội ai cũng chỉ biết đổ lỗi mà không có tinh thần trách nhiệm, khắc phục sai lầm, thì xã hội đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển.

Nguyên nhân

- Nguyên nhân của hiện tượng mọi người luôn đổ lỗi cho nhau: + Do con người hèn nhát, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình.

+ Do con người ích kỉ, thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác.

+ Do lòng tham khiến cho con người mở mắt, sẵn sàng làm những việc trái với lương tâm và tìm cách đổ vạ cho người khác…

Giải pháp

+ Mỗi cá nhân cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi.

+ Gia đình, nhà trường giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; người lớn phải làm gương cho trẻ em, không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể, thiết thực để sửa chữa lỗi lầm

. + Ngoài ra, mọi người cũng nên khoan dung tạo điều kiện cho người mắc sai lầm sửa sai.

Liên hệ bản thân Tự cảm nhận của bản thân mình về vấn đề này mà bạn liên hệ bản thân mình và tự rút ra bài học

19 tháng 4 2019

cảm ơn bạn nhiều

Em đồng ý với ý kiến trên bởi: 

- Khi nhận ra thiếu xót của bản thân ta mới có thể đi đến quá trình tự sửa đổi thay đổi chính mình tốt hơn từng ngay 

- Khi chúng ta nhận biết được thiếu xót của mình ta sẽ tự sinh ra cảm giác đồng cảm với những người đã từng mắc phải sai lầm giống chính mình => giúp họ sửa đổi => cải thiện mối quan hệ song phương

14 tháng 1 2021

Con người chúng ta sống không chỉ để đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần mà sống còn là để trau dồi những phẩm chất tâm hồn đáng quý. Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện cách sống sao cho tốt của con người. Trong kỹ năng ứng xử, giao tiếp, lời xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người.

Nhiều người cho rằng, lời xin lỗi được thốt ra khi một cá nhân hay tập thể có lỗi. Ý kiến đó không hẳn là sai nhưng không nên nghĩ quá tiêu cực đối với lời xin lỗi như vậy. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, ít nhiều chúng ta cũng nghe thấy lời xin lỗi xung quanh. Nhưng lời xin lỗi ấy có thể là “Xin lỗi bạn, đường đến bưu điện cách đây bao xa?”, “Xin lỗi, tôi có thể ngồi chiếc bàn này cùng anh?”, “xin lỗi vì tôi đã đường đột đến đây”, “con xin lỗi mẹ vì khi nãy con đã làm điều không đúng với mẹ” …..

Lời xin lỗi là rất nhiều nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi?

Trước hết, xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc, giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác.

Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lý do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó là một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đổi lỗi lầm vừa qua. Ví dụ, khi bạn đánh mượn đồ người khác và lỡ đánh mất, lời xin lỗi sẽ truyền tải cho người khác rằng bạn biết lỗi và bạn sẽ cố gắng tìm lại món đồ ấy hoặc trao trả bằng thứ khác…hay bằng cách khác để chuộc lỗi.

Một điều cũng hết sức quan trọng ấy là xin lỗi là cách để con người chung sống cùng nhau, hòa hợp lẫn nhau. Có người cho rằng: “Lời xin lỗi không có nghĩa là bạn sai và người khác đúng, lời xin lỗi có nghĩa là bạn coi trọng mối quan hệ đó hơn những điều đã xảy ra”. Sự thể hiện trong câu nói trên là ở những mâu thuẫn, xung đột giữa những con người. Sống là va chạm, là đụng độ với nhiều khó khăn, kể cả những bất đồng quan điểm. Tại sao có những cuộc cãi vã xuất hiện, những trận đánh nhau oái ăm không ngừng bớt nóng chỉ vì bất đồng quan điểm, vì một vấn đề không biết lỗi từ phía ai? Những tiêu cực trên sẽ được giải quyết ổn thỏa bởi một lời xin lỗi từ một trong hai phía. Chỉ cần một chút nhẫn nhịn, một chút từ bỏ cái tôi, vượt lên thói sĩ diện hão thì tư cách của một kẻ mạnh sẽ xuất hiện, làm dịu cái khó trước mắt. Như vậy, lời xin lỗi chẳng phải là liều thuốc hữu hiệu để giải quyết nhiều vấn đề rối rắm không đáng có sao?

Có câu chuyện về hai nhà họ Trương họ Lý. Một hôm, người bên nhà họ Lý qua nhà họ Trương hỏi: “Sao mọi người nhà anh sống với nhau vui vẻ, hài hòa rất là hay; còn nhà tôi năm ba bữa là cãi nhau, nhà anh có thuật sống gì hay vậy?”. Anh họ Trương nói: “Đâu có gì lạ! Mọi người trong nhà tôi luôn thấy mình là người xấu, còn nhà anh ai cũng thấy mình tốt nên mới như vậy”. Anh họ Lý ngạc nhiên: “Là người tốt tại sao lại cãi vã”. Họ Trương mới nói: “Ví như có một chén trà để trên bàn, một người đi qua vô ý đụng cái bàn, bàn chao làm rơi vỡ chén trà. Người nhà của anh không nhận lỗi, mà còn lớn tiếng trách: “Ai để chén trà không ý tứ, phải để vào trong thì đâu có bể ?”. Người để chén trà cũng không chịu thua, cãi lại: “Tôi để đó đâu có sao, tại anh vô ý làm bể, còn trách”.Vì ai cũng thấy mình tốt, mình phải nên mới xảy ra cãi nhau. Còn nếu là người nhà của tôi khi gặp sự việc như vậy sẽ nhỏ nhẹ xin lỗi: “Tôi lỡ vụng làm đổ chén trà, thành thật xin lỗi”. Người để chén trà nghe vậy, cũng sẽ nói: “Cũng không thể trách anh, do tôi sơ ý để chén trà ở gần mép bàn nên mới bị đụng đổ. Đây là lỗi của tôi”. Hai người cùng nhận lỗi hết nên không cãi vã, trong nhà luôn an vui và tốt đẹp. Còn nhà anh ai cũng tốt thì lỗi về phần ai ? Đây là câu chuyện có thực được kể lại nhưng ắt hẳn trong cuộc sống chúng ta những câu chuyện hiện hữu như trên không hề hiếm có. Lời xin lỗi đã làm tình người trở nên khăng khít hơn và mối quan hệ của họ thực sự được tôn trọng, tôn trọng hơn cả những việc không ai muốn đã xảy ra. Xin lỗi là tốt nhưng nếu ta lạm dụng nó quá cũng là điều không tốt. Xin lỗi đi kèm với việc sửa lỗi và hoàn thiện bản thân hơn. Việc xin lỗi quá nhiều sẽ khiến người khác nghĩ bạn là một người luôn mắc sai lầm và chỉ biết xin lỗi. Vì vậy, bạn hãy làm cuộc sống trở nên màu sắc hơn với những lời xin lỗi hợp lý.

Để tạo nên lời xin lỗi thật hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng” nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Hãy đưa lời xin lỗi đến người cần nhận nó một cách sớm nhất, nhanh nhất nhưng vẫn thật cẩn trọng nhất. Và một lưu ý hết sức cần thiết đó là phải biết sửa sai sau lời nói chân thật ấy các bạn nhé.

Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ vác đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn!

Tóm lại, nếu có ai cho rằng phải nói lời xin lỗi, tôi sẽ giơ tay và ủng hộ hết mình với ý kiến đó. Đồng thời, lời xin lỗi không giới hạn cho bất cứ ai, độ tuổi nào nên việc học cách xin lỗi là điều thiết yếu không chỉ riêng tôi mà còn cả nhân loại. Vì lời xin lỗi ấy không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa cho cả cộng đồng loài người chúng ta.

4 tháng 4 2023

Mỗi người sinh ra chúng ta đều có những sự khác biệt, không ai giống ai. Và việc ngoại hình hay hình thức bên ngoài của mỗi người  khác nhau nhưng lại có những người chê bai, chế giễu, làm tổn thương người khác. Bạn hãy biết rằng, ngoại hình hay hình thức bên ngoài không phải là điều mà chúng ta có thể tự mình chọn lựa được. Họ sẽ bị tổn thương với những lời chê bai, chế giễu. Điều đó sẽ khiến cho họ sẽ nghĩ đến những điều tiêu cực và làm những hành động tiêu cực, gây tổn thương đến mình và những người xung quanh. Vậy nên chúng ta phải tôn trọng những sự khác biệt về hình thức của mọi người.