K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
16 tháng 11 2023

- Trầm buồn, bi ai. 

- Từ tiếng hét trách móc nàng đã bật thành giọt nước mắt hờn tủi.

- Chắp tay lạy như một lời kêu gọi lòng đồng cảm từ cộng đồng, xã hội với mong muốn mọi người hiểu cho mình. 

6 tháng 1 2022

tooooooiiiihhhhhhhhhhhhhhhyyy

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Vũ Như Tô: cảm thấy bất ngờ về việc mình xây Cửu Trùng Đài lại là sai. Ông khẳng định bản thân mình quang minh chính đại, không làm gì nên tội nên không phải chạy trốn.

- Đan Thiềm: luôn tỏ ra lo lắng, khuyên Vũ Như Tô nên trốn đi.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Vũ Như Tô: Không sợ chết, không chịu khuất phục trước quân nổi loạn.

- Đan Thiềm: Quỳ lạy, van xinh Ngô Hạch tha chết cho Vũ Như Tô.

1 tháng 8 2018

- Bộc lộ tình yêu làng, yêu nước của ông. Những day dứt, trăn trở trong lòng ông, ông như muốn khẳng định tình yêu làng chợ Dầu và sự trung thành với cách mạng, với kháng chiến.

- Ông hỏi con những câu tưởng rất vu vơ, bởi đơn giản ông muốn được nghe về làng chợ Dầu, được thấy con trẻ nhắc đến ngôi làng mà mình yêu quý.

- Khổ tâm vì nhầm tưởng làng mình theo Tây, nước mắt giàn giụa trên má (tâm trạng đau khổ)

Vì lầm tưởng làng theo giặc → cả hai bố con ông đều trả lời khe khẽ, thủ thỉ. Ông Hai xấu hổ cho làng ông, cho người dân quê ông : “hai bên má….” Chứng tỏ ông rất khổ tâm.

- Cách thể hiện tình yêu của ông Hai rất mộc mạc và chân thành. Câu trả lời của đứa con út : “Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm” hay chính là nỗi lòng của ông ; ông chuyện trò với con hay đang giãi bày cho vơi bớt nỗ khổ, sự tủi hổ, dằn vặt đang ám ảnh trong lòng ông suốt mấy hôm nay.

⇒ Những dòng đối thoại ngắn gọn, giản dị, sâu sắc, chân quê đã thể hiện được nỗi lòng sâu kín trong lòng ông Hai Thu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô:

- Lúc đầu, ông thà chết chứ nhất định không xây Cửu Trùng Đài cho hôn quân; khi được vua thưởng bạc vàng, lụa là ông đem chia hết cho thợ. Nhưng Vũ Như Tô quá say sưa với mơ ước xây dựng một công trình nghệ thuật lớn cho đất nước, cho đời sau đến mới quên cả thực tế: dân chúng đang đói khổ, càng bị giai cấp thống trị bòn rút mồ hôi, nước mắt để xây Cửu Trùng Đài.

- Khi dân chúng và quân khởi loạn nổi dậy, Vũ Như Tô quyết không chạy trốn, không nhận ra cái sai của mình, nguyện chịu chết và bảo vệ Cửu Trùng Đài.

- Vũ Như Tô vừa là tội nhân, vừa là nạn nhân. Diễn biến mâu thuẫn trong con người Vũ Như Tô, mâu thuẫn giữa con người dân và con người nghệ sĩ, giữa khát vọng nghệ thuật và thực tế xã hội đã có kết cục nhưng thực ra vẫn chưa được giải quyết triệt để.

- Khi Cửu Trùng Đài bị cháy, Vũ Như Tô cảm thấy đau đớn, xót xa. Vũ Như Tô quá say mê cái đẹp mà quên cả thực tế.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

Tôi yêu em đến nay chừng có thể

Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai

+ Thể hiện tình yêu mãnh liệt vẫn còn vấn vương, vẫn còn khao khát.

Nhưng không để em bận lòng thêm nữa

Hay hồn em phải gợn sóng u hoài.

+ Tình cảm của nhân vật trữ tình dành cho cô gái đã quá rõ, thế nhưng chàng trai ấy lại không muốn làm khó thêm nữa vì đây chỉ là mối tình đơn phương. Đó là sự cảm thông và vị tha trong thứ tình cảm cao đẹp của lứa đôi. 

→ Lời từ giã đầy ắp tình yêu nồng cháy, thấm đượm nỗi buồn của tình cảm vô vọng.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

- Lời giãi bày thể hiện cảm xúc bị kìm nén, dè dặt, bị lí trí chi phối, tình cảm đầy chân thành thông qua cụm từ “tôi yêu em”.

10 tháng 4 2018

tâm trạng là buồn bã khi mày không yêu nó con điên ạ

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Nhận xét: Tâm trạng của Hăm – lét rất hỗn loạn, chàng không biết mình nên đưa ra lựa chọn nào mới là tốt nhất.

- Theo mạch suy tưởng của Hăm-lét, lời độc thoại có thể chia ra làm 3 phần:

+ Phần 1: Từ “Sống, hay không sống-đó là vấn đề… quý hơn?”

→ Đặt ra lời mở đầu cho màn độc thoại bằng một câu hỏi tu từ

+ Phần 2: Tiếp… chưa hề biết tới?

→ Định nghĩa khái niệm cái chết và những suy ngẫm về cuộc đời của Hăm-lét

+ Phần 3: còn lại

→ Lời kết thể hiện rõ nội tâm đang giằng xé, đấu tranh kịch liệt của Hăm-lét trong hoàn cảnh éo le của chính mình.