K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 5 2021

+ Cùng hai bà trưng lãnh đạo nhân dân ta

+ Đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.

+ Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán bảo vệ nền độc lập tự chủ.

13 tháng 5 2021

 Những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng:

     + Cùng hai bà trưng lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.(có công rất lớn)

     + Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa giành được.

17 tháng 2 2021

- Những đóng góp của phụ nữ trong cuộc khởi nghĩa của hai Bà Trưng:

     + Cùng hai bà trưng lãnh đạo nhân dân ta đánh bại quân Đông Hán xâm lược, giành độc lập tự chủ cho dân tộc.(có công rất lớn)

     + Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược nhà Hán để bảo vệ nền độc lập tự chủ vừa giành được.

17 tháng 2 2021

Lâu lắm mới thấy chú on

22 tháng 2 2021

#Tk

♥ Chính sách kinh tế:

– Chính quyền đô hộ pk phương bắc qua nhiều triều đại đã áp đặt quan hệ sở hữu phong kiến vào nước ta.

– Về danh nghĩa đất đai thuộc quyền sở hữu của hoàng đế Trung Hoa. Nhưng trên thực tế bọn quan lại pk phương bắc đã bao chiếm lập trang trại tư nhân.

– Chúng khuyến khích gia tộc quan lại từ Trung Quốc sang sinh sống lập nghiệp ở nước ta, đồng thời triệu tập các quý tộc địa chủ Trung Hoaa sang lánh nạn, tạo tầng lớp địa chủ Trung Hoa mới trên đất nước ta.

– Ở châu thực hiện chính sách “Đại quân tạp sĩ” lĩnh canh ruộng đất rồi nộp tô cho chính quyền đô hộ.

– Đặt ra các loại tô thuế như: tô ( thuế ruộng đất), dung (thuế lao dịch), điệu (thuế thủ công, thuế này đánh theo từng hộ),…

– dùng phép lưỡng thuế đánh theo ruộng đất và đánh theo vụ thu hoạch.

– cống nạp cũng như một chính sách bóc lột kinh tế của chính quyền đô hộ phương bắc: sơn hào, hải vị, vàng bạc châu báu…

♥ Chính sách chính trị:

– Ban đầu vẫn duy trì quan hệ cổ truyền của cơ cấu hành chính thời Âu Lạc, mặc dù xóa bỏ chủ quyền độc lập của nước ta, sát nhập nước ta vào nước Trung Hoa.

– Tùy theo từng thời kì mà nước ta có những tên gọi khác nhau: châu, quận, phủ với cơ cấu hành chính khác nhau và đặt dưới sự thống trị của phong kiến phương bắc.

– Thay lạc hầu, lạc tướng bằng quan lại được bổ nhiệm từ Trung Hoa sang , xóa bỏ chính sách “lấy luật cũ mà dùng”.

– Kẻ bị thay thế bằng hương và xã. Một mặt để trấn các quý tộc phong kiến lạc việt yêu nước, mặt khác mua chuộc dụ dỗ tầng lớp này đi theo phục dịch làm tay sai cho chúng để thực hiện chính sách ” dĩ di công di”.

– Đẩy mạnh chính sách di dân đưa người Trung Hoa sang sống với người Việt để kiểm soát và đồng hóa nhân dân ta.

– Thực hiện chính sách phong hầu cho những kẻ có công, để hạn chế sự tham nhũng của quan lại ảnh hưởng đến việc thu thuế và cống nạp. Mặt khác  xoa dịu lòng căm phẫn của nhân dân ta bằng chính sách mị dân, ban hành các điều lệ cấm quan lại cai trị không được “dùng thế lực chiếm đoạt ruộng đất, giết hại, vơ vét của cải, tham lam, …”. Nhưng bên cạnh đó chúng thực hiện các chính sách tàn ác như :”sát phu, hiếp phụ” để đồng hóa người Việt.

♥ Chính sách văn hóa tư tưởng:

– Học chữ Hán, ra sức truyền bá tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc, Ấn Độ, như đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật vào nước ta nhằm phục vụ cho sự cai trị, bóc lột và đàn áp vơ vét của dân chúng.

– Các tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến xã hội.

– Nền giáo dục do chính quyền phương Bắc thực hiện ở nước ta là manh nha mờ nhạt sơ sài, trình độ không cao, cốt tạo ra một bộ phận đủ làm công cụ tay sai cho các thế lực phong kiến phương bắc đô hộ nước ta.

 
22 tháng 2 2021

Câu 1 các chính sách vơ vét bóc lột kinh tế của các triều đại phong kiến phương bắc đã để lại hậu quả gì cho đất nước ta lúc bấy giờ:

-Làm cho "trăm họ xác xơ" dẫn đến hậu quả là nhiều nơi nông dân bị phá sản.

-Nhiều người phải bán mình, bán vợ, con cho tầng lớp giàu có, thông trị để biến thành nô tì.

⇒Nhân dân ta đã phải trải qua cuộc sống đói khổ, đầy đau thương, tủi nhục. 

1 tháng 3 2016

hiểu về hai bà trưng là:

Hai Bà Trưng (chữ Nôm: 

+ Là những người đầu tiên đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, đã đánh đuổi được Thái thú của nhà Hán về nước, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

+ Đã bước đầu xây dựng một chính quyén độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm. + Đã lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

+ Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta. 

NG
23 tháng 10 2023
23 tháng 2 2021

Em tham khảo nhé !!

Câu 1 : 

- Quy mô: rộng lớn, cả ba quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam.

- Số lượng: nhiều, nổ ra liên tục.

- Lực lượng tham gia: đông đảo quần chúng nhân dân.

- Kết quả: một số cuộc khởi nghĩa giành được thắng lợi, lập được chính quyền tự chủ trong một thời gian. Tuy nhiên, sau đó đều bị chính quyền đô hộ đàn áp.

Câu 2 : 

* Hai Bà Trưng:

- Là những người đầu tiên lãnh đạo nhân dân ta đứng lên khởi nghĩa, giành độc lập cho dân tộc sau hơn 2 thế kỉ bị đô hộ.

- Bước đầu xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ, thực hiện xá thuế cho nhân dân 3 quận trong 2 năm.

- Lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Hán do Mã Viện chỉ huy.

- Tấm gương hi sinh anh dũng của Hai Bà Trưng đã cổ vũ to lớn tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh của nhân dân ta.

* Lý Bí:

- Lãnh đạo nhân dân ta lật đổ ách đô hộ của nhà Lương, giành lại độc lập dân tộc.

- Xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ là nhà nước Vạn Xuân.

- Cổ vũ tinh thần yêu nước và ý chí tự lực, tự cường của dân tộc ta.

* Triệu Quang Phục:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Lương thắng lợi, bảo vệ chủ quyền của nước Vạn Xuân.

- Tiếp tục xây dựng nhà nước Vạn Xuân độc lập, tự chủ thêm một thời gian.

* Khúc Thừa Dụ:

- Lãnh đạo nhân dân lật đổ ách thống trị nhà Đường, căn bản kết thúc hơn 1000 năm Bắc thuộc của đất nước ta.

- Đặt nền móng xây dựng một chính quyền độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc ta.

* Ngô Quyền:

- Lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán thắng lợi, bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc.

- Là người mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, có những đóng góp quý báu vào nghệ thuật quân sự Việt Nam.

23 tháng 2 2021

dạ e cảm ơn

 

9 tháng 3 2016

1.

- Ra sức bóc lột dân ta bằng các thứ thuế nhất là thuế muối, thuế sắt,... và bắt cống nạp những sản vật quý hiếm như ngà voi, sừng tê, ngọc trai.

- Cho người Hán sang ở lẫn với dân ta bắt dân ta phải theo phong tục của họ, âm mưu đồng hóa dân tộc ta.

 

 

Tham Khảo Câu a và b

Bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa

Bà Triệu có tên thật là Triệu Thị Trinh, là em gái của Triệu Quốc Đạt – một hào trưởng ở miền núi huyện Quan Yên, thuộc quận Cửu Chân (nay là huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là một người có sức khoẻ, có chí lớn và giàu mưu trí. Bà đã cùng anh trai tập hợp nhiều nghĩa sĩ trên đỉnh núi Nưa để mài gươm luyện võ, chuẩn bị cho khởi nghĩa vào năm 19 tuổi.

Cuối thế kỷ II đến đầu thế kỷ III, nước ta nằm dưới quyền thống trị của Sĩ Nhiếp. Vào năm 226, sau khi Sĩ Nhiếp, con là Sĩ Huy chống lại nhà Ngô, nổi binh để giữ quận Giao Chỉ. Nhà Ngô đã sai thứ sử Lữ Đại đem đại binh vượt biển sang để đàn áp Sĩ Huy. Gia đình Sĩ Huy cùng với nhiều tướng bị giết, hàng vạn nhân dân Cửu Chân khởi nghĩa cũng bị tàn sát.

Nhân dân Giao Chỉ, Cửu Chân bị áp bức, bóc lột rất nặng nề dưới ách thống trị của nhà Ngô. Vì vậy, mà người Giao Chỉ, Cửu Chân đã không ngừng nổi dậy để chống lại ách thống trị của nhà Đông Ngô. Trong đó, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là một cuộc khởi nghĩa lớn nhất, có tác động mạnh mẽ tới dân chúng.

Diễn biến khởi nghĩa bà Triệu (năm 248)

Vào năm 248, cuộc khởi nghĩa do tướng Triệu Quốc Đạt cùng với em gái là Triệu Thị Trinh (Bà Triệu) lãnh đạo được bùng nổ. Bà Triệu đã làm hịch truyền đi khắp nơi trên đất nước để kể tội nhà Ngô. Và kêu gọi nhân dân đứng dậy để đánh đuổi quân xâm lược.

Bà Triệu cùng với nghĩa quân đã vượt sông Mã xuống vùng Bồ Điền để xây dựng cứ địa. Về quân sự, nơi này có đầy đủ những yếu tố để xây dựng một căn cứ thuận lợi cho cả thế tấn công và phòng thủ. Từ đây, quân đội có thể ngược sông Lèn ra sông Mã, rồi rút lên mạn Quân Yên hoặc tới căn cứ núi Nưa khi cần. Ngoài ra, còn có thể chủ động tấn công ra phía Bắc theo lối Thần Phù để khống chế địch.

 

Nhờ vào địa hình hiểm trở ở Bồ Điền, Bà Triệu đã cùng với anh em họ Lý là Lý Hoằng Công, Lý Mỹ Công và Lý Thành Công chỉ huy nghĩa quân và xây dựng một hệ thống đồn lũy vững chắc. Nghĩa quân ngày một lớn mạnh, khắp hai quận Cửu Chân, Giao Chỉ, nhân dân một lòng hưởng ứng cuộc đấu tranh cứu nước của Bà Triệu.

Những thành ấp của giặc Ngô ở Cửu Chân lần lượt bị hạ. Nghĩa quân đã tấn công quận lỵ Tư Phố, là căn cứ quân sự của nhà Ngô tại Cửu Chân. Thừa thắng, nghĩa quân đã chuyển hướng hoạt động tại vùng đồng bằng sông Mã.

Từ Cửu Chân, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu đã nhanh chóng lan ra Giao Chỉ, vào tận Cửu Đức. Thứ sử Châu Giao bị giết, những quan lại đô hộ ở Châu Giao đã hết sức hoảng sợ. Nhà Ngô thừa nhận năm 248, toàn thể Châu Giao bị náo động.

 

Khi anh trai Triệu Quốc Đạt bị tử trận, Bà Triệu đã trở thành người lãnh đạo nghĩa quân. Nghĩa quân tiếp tục chiến đấu nhiều trận liên tiếp, thế lực của khởi nghĩa ngày càng mạnh, quân số lên tới hàng vạn người.

Trước tình hình này, chính quyền đô hộ cử Lục Dận làm Thứ sử Giao Châu mang theo 8.000 quân tiếp viện để đàn áp cuộc khởi nghĩa Bà Triệu. Khi đến đất Giao Châu, Thứ sử Lục Dận đã sử dụng tiền bạc để mua chuộc một số thủ lĩnh của các cuộc khởi nghĩa lẻ tẻ ở địa phương. Hoàng Ngô cùng một số thủ lĩnh và ba ngàn hộ ở Cao Lương đã đầu hàng.

Giao Chỉ được ổn định, Lục Dận dốc toàn bộ lực lượng để tấn công Cửu Chân. Cuộc tấn công được kéo dài hơn hai tháng, nhưng căn cứ Bồ Điền vẫn đứng vững. Điều này đã khiến lực lượng giặc bị tổn thất nặng nề, Lục Dận phải điều thêm binh sĩ để tăng cường bao vây.

Lục Dận tiếp tục tập trung lực lượng tấn công vào các doanh trại của nghĩa quân. Về mặt tổ chức và vũ khí thfi quân Ngô hơn hẳn quân khởi nghĩa Bà Triệu. Khiến cho quân khởi nghĩa dần suy yếu và tan vỡ.

Vào ngày 22 tháng 2 năm Mậu Thìn, Bà Triệu và nghĩa quân đã chiến đấu vô cùng dũng cảm để phá vòng vây của địch và rút về núi Tùng. Bà đã quỳ xuống vái trời đất: “Sinh vi tướng, tử vi thần” (Sống làm tướng, chết làm thần) rồi rút gươm để tự vẫn.Hình ảnh về cuộc khởi nghĩa bà Triệu

Kết quả cuộc khởi nghĩa Bà Triệu Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu bị đàn áp dã man.Bà Triệu hi sinh trên núi Tùng (Phú Điền – Hậu Lộc – Thanh Hóa).Giá trị lịch sử và ý nghĩa khởi nghĩa Bà Triệu

Cuộc khởi nghĩa Bà Triệu có một ý nghĩa lịch sử vô cùng to lớn. Cuộc khởi nghĩa là mốc son trên chặng đường chống ngoại xâm của dân tộc trong suốt 10 thế kỷ. Không chỉ làm rung chuyển chính quyền đô hộ, mà cuộc khởi nghĩa còn góp phần đánh thức ý chí dân tộc, tạo bước đà cho cuộc khởi nghĩa của Lý Bí sau này.

Đây là một trong những cuộc nổi dậy tiêu biểu, mạnh mẽ và rộng lớn nhất. Cuộc khởi nghĩa này là đỉnh cao của phong trào nhân dân thế kỷ II – III. Cuộc khởi nghĩa nổ ra ngay trong thời kỳ bọn đô hộ có lực lượng hùng mạnh và đang có dã tâm đồng hóa dân ta.

 

Có thể nói, cuộc khởi nghĩa Bà Triệu là sự kết tinh của chặng đường đấu tranh không ngừng nghỉ, mệt mỏi của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã để lại những bài học lịch sử về việc tổ chức lực lượng,

27 tháng 2 2023

Hay