K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
14 tháng 10 2023

loading...

11 tháng 5 2021

-Thực vật thì quang hợp, cung cấp oxi, điều hòa khí hậu, là nguồn thức ăn cho động vật, là nơi ở, nguồn sống cho các sinh vật giúp động vật sinh trưởng và phát triển - Động vật thì giúp kìm hãm sự phát triển của thực vật (nếu như ko có động vật thì thực vật sẽ mọc um tùm, lây lan, ...... ), chất thải do động vật thải ra sẽ là nguồn thức ăn cho thực vật ( vì khi quang hợp thì thực vật thải o2 và lấy co2) - Động vật còn là nguồn thức ăn của thực vật trong một số trường hợp đặc biệt VD: cây nắp ấm, cây bắt ruồi... Ngoải ra động vật còn giúp ít cho việc sinh sản ở thực vật (thụ phấn, phát tán hạt...)

VD : Trên các đồng cỏ nhiệt đới, thực vật hoà thảo (cỏ) phát triển rất phong phú, nên có nhiều loài động vật ăn cỏ sinh sống như: voi, sơn dương đầu bò, ngựa vằn, linh dương, bò... chính những động vật ăn cỏ này lại là mồi của các động vật ăn thịt như: sư tử, báo, linh miêu, đại bàng...

11 tháng 5 2021

mối quan hệ: thực vật cung cấp khí ô-xi,nơi ở , nơi sinh sản, thức ăn cho đ.vật

VD:hươu ăn lá cây,chim làm tổ trên cây,sóc ở trên cây,trâu ăn cỏ

NG
1 tháng 2

Suy nghĩ về mối quan hệ giữa phẩm chất cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc:
- Phẩm chất cá nhân và việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc luôn có mối quan hệ mật thiết, bền chặt, tương hỗ lẫn nhau:
+ Phẩm chất cá nhân thể hiện màu sắc độc lập của mỗi người. Trong xã hội hiện đại, công cuộc hội nhập và giao thoa văn hóa càng được mở rộng, bản sắc văn hóa có nguy cơ bị mai một, quên lãng. Vì vậy, chúng ta rất cần những cá nhân hiểu và trân trọng tinh thần văn hóa dân tộc. Chúng ta cần trân trọng văn hóa truyền thống, yêu thích tinh hoa bản sắc đất nước thì việc nhận thức, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn.

3 tháng 9 2018

Có thực vật mới có động vật ăn cỏ, có động vật ăn cỏ mới có động vật ăn thịt. Nếu thực vật ở mỗi miền ít dần đi thì động vật ăn cỏ và ăn thịt cũng ít đi.

30 tháng 7 2023

Tham khảo!

Qua truyện Một người Hà Nội, ta có thể thấy phẩm chất, tính cách cá nhân với việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là khi thế giới bước vào giai đoạn toàn cầu hóa, con người tiếp xúc với nhiều nền văn hóa và văn minh khác nhau, ít nhiều cũng có sự thay đổi về mặt tinh thần văn hóa. Tuy nhiên nếu phẩm chất và tính cách cá nhân của ta trân trọng những nét đẹp truyền thống hơn, yêu thích tinh hoa văn hóa đất nước hơn thì việc nhận thức, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá dân tộc sẽ được phát huy tốt hơn. Là một công dân tốt, ngoài việc học hỏi những cái đẹp, cái tốt của nền văn hóa thế giới để phát triển đất nước thì song song, chúng ta cũng phải giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta để nó không bị mai một theo thời gian.

30 tháng 7 2023

Tham khảo!

Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển bền vững đất nước. Vì vậy, việc nâng cao nhận thức, trách nhiệm, khơi dậy niềm tự hào trong giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của các dân tộc là vấn đề luôn được các cấp, các ngành từ Trung ương tới địa phương quan tâm, chú trọng thực hiện.

Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc đều có những nét đặc sắc trong văn hóa, tạo nên sự đang dạng, khác biệt và độc đáo... Nhằm tôn vinh giá trị và nâng cao nhận thức về bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc Việt Nam, năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1668/QĐ-TTg (ngày 17/11/2008), lấy ngày 19/4 hàng năm là Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Đây chính là dịp để các cấp, các ngành cùng dịp nhìn nhận lại vai trò của văn hóa đối với sự phát triển, công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Đồng thời, tăng cường các hoạt động giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm, niềm tự hào đối với truyền thống văn hoá của mỗi dân tộc. Tôn vinh bản sắc văn hóa các dân tộc vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Đây cũng là cơ hội để cộng đồng các dân tộc giao lưu, trao đổi, hòa hợp cùng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, qua đó, góp phần củng cố, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

23 tháng 7 2019

    - Ví dụ về quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể: hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến, ong,… hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư…

    - Ví dụ về quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ, báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

    - Quan hệ hỗ trợ hay cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:

      + Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn,… Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

      + Nhờ có cạnh tranh mà mật độ quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thài các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

26 tháng 4 2017

Trả lời:

Ví dụ về hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định:

- Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thế trong quần thể: Ngoài các ví dụ đã nêu ở các câu hỏi trên, học sinh có thể quan sát trong tự nhiên và đưa ra nhiều ví dụ khác như hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến. ong,... hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư,...

- Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

- Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:

Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN.

27 tháng 4 2017

Bài 2. Hãy nêu các ví dụ về quan hệ hỗ trợ và quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Tại sao nói quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điếm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định?

Trả lời:

Ví dụ về hỗ trợ và cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, giúp cho quần thể tồn tại và phát triển ổn định:

- Ví dụ về hỗ trợ giữa các cá thế trong quần thể: Ngoài các ví dụ đã nêu ở các câu hỏi trên, học sinh có thể quan sát trong tự nhiên và đưa ra nhiều ví dụ khác như hỗ trợ kiếm thức ăn giữa các cá thể trong đàn kiến. ong,... hỗ trợ nhau tìm đường di cư trong đàn chim di cư,...

- Ví dụ về cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể: các con hổ, báo cạnh tranh nhau giành nơi ở, kết quả dẫn đến hình thành khu vực sinh sống (vùng lãnh thổ) của từng cặp hổ báo bố mẹ. Cá mập khi thiếu thức ăn chúng cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé (ăn thịt chính đồng loại của mình), cá con nở ra trước ăn phôi non hay trứng còn chưa nở.

- Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh trong quần thể là các đặc điểm thích nghi của sinh vật với môi trường sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển hưng thịnh:

Quan hệ hỗ trợ mang lại lợi ích cho các cá thể, các cá thể khai thác được tối ưu nguồn sống của môi trường, các con non được bố mẹ chăm sóc tốt hơn, chống chọi với điều kiện bất lợi của tự nhiên và tự vệ tránh kẻ thù tốt hơn... Nhờ đó mà khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tốt hơn.

Nhờ có cạnh tranh mà số lượng và sự phân bố của các cá thế trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp giúp cho loài phát triển ổn định. Cạnh tranh giữa các cá thể dẫn tới sự thắng thế của các cá thể khoẻ và đào thải các cá thể yếu, nên thúc đẩy quá trình CLTN