K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 5 2021

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý

Ngày 18/4, Bộ Dân chính Trung Quốc ra thông cáo, Quốc vụ viện nước này mới đây đã phê chuẩn quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” (tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam) và “quận Nam Sa” (tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam) thuộc “thành phố Tam Sa”.

 

 TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ (Ảnh: Mạnh Hùng)

Trước yêu sách trên, ngày 19/4/2020, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định: Việt Nam đã nhiều lần mạnh mẽ khẳng định Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lập trường nhất quán của Việt Nam là phản đối mạnh mẽ việc thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và các hành vi có liên quan vì đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, không có giá trị và không được công nhận, không có lợi cho quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia và gây thêm phức tạp tình hình Biển Đông, khu vực và thế giới. 

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, huỷ bỏ các quyết định sai trái liên quan đến những việc làm đó và không có những việc làm tương tự trong tương lai.

Trao đổi với Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, TS Trần Công Trục, nguyên Trưởng Ban Biên giới Chính phủ nhận định, những việc này nằm trong kế hoạch được Trung Quốc toan tính từ rất lâu. Trước đây, để tiến xuống Biển Đông,Trung Quốc đã sử dụng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, rồi sau đó lợi dụng tình hình để xâm chiếm một số cấu trúc địa lý tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tiếp theo, họ lợi dụng thế mạnh về kinh tế, kỹ thuật để bồi đắp trái phép những đảo chiếm đóng trái phép thành các đảo nhân tạo lớn với nhiều công trình quy mô.

Việc quyết định thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa”  là mưu đồ theo đuổi từ lâu của họ, được họ đẩy mạnh ngay sau khi dùng vũ  lực chiếm quần đảo Hoàng Sa từ năm 1974 và chiếm một số đảo thuộc Trường Sa năm 1988. Họ muốn hợp thức hóa những hành động vũ lực đó bằng các biện pháp hành chính, dân sự, pháp lý.

Năm 2012, sau khi Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, như một hành động trả đũa, Trung Quốc tuyên bố  thành lập cái gọi là “ Thành phố Tam Sa” để  “quản lý” quần đảo Nam Sa (Trường Sa của Việt Nam), Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam) và  Trung Sa (bãi Macclesfield).

Tháng 9/2017, họ đưa ra chiến thuật mới là “Yêu sách Tứ Sa”, đòi hỏi chủ quyền với 4 nhóm đảo gồm 3 nhóm trên và thêm Đông Sa (quần đảo Pratas hiện do Đài Loan quản lý), đòi hỏi quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế xung quanh 4 nhóm này.  Đó là một vài mốc trong chuỗi hành động của họ và mỗi lần chúng ta đều có công hàm phản đối mạnh mẽ.

Lần này họ tiếp tục công bố phê duyệt thành lập đơn vị hành chính cấp quận, nâng cấp đơn vị hành chính để thay mặt nhà nước Trung Quốc  “quản lý” hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.  Bởi vì, Trung Quốc xưa nay luôn lập luận rằng họ có “chủ quyền lịch sử đối với 2 quần đảo này. Họ dùng tất cả tài liệu lịch sử có được để nói người Trung Quốc đã phát hiện, khai phá, quản lý Hoàng Sa và Trường Sa ngay từ trước Công nguyên?! Nhưng thật ra họ chưa đưa được một bằng chứng pháp lý nào có liên quan đến việc nhà nước Trung Quốc trước đây đã tổ chức các đơn vị hành chính ở đây. Mà minh chứng thực tế là tư liệu lịch sử và bản đồ của người Trung Quốc xuất bản chính thức không thể hiện được điều đó. Các tư liệu của Trung Quốc cho đến nay, kể cả tư liệu trong cuộc trưng bày bản đồ do Chánh án Tòa án Tối cao Philippines tổ chức, cho thấy bản đồ Trung Quốc chỉ vẽ cực nam nước này là đến  phía nam đảo Hải Nam. Trung Quốc thiếu bằng chứng chứng minh, nên giờ họ đang nguỵ tạo, tìm cách bổ sung khoảng trống, điểm đen trong hồ sơ pháp lý chủ quyền. Mà yêu sách thành lập cái gọi là “quận Tây Sa” và “quận Nam Sa” là một cách, dù họ biết đó là phi lý.

Nếu là lãnh thổ trong một quốc gia có chủ quyền, nhà nước ấy có quyền sáp nhập, tách ra, tổ chức đơn vị hành chính phù hợp với địa lý, dân cư, trong phạm vi quyền hạn của nhà nước đó. Nhưng  quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hai vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền của Việt Nam. Vì vậy, quyết định nói trên là hoàn toàn không có giá trị pháp lý. Những gì Trung Quốc đã và đang làm hoàn toàn đi ngược luật pháp quốc tế. Bởi vì,Trung Quốc hoàn toàn không có chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

“Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa” - TS Trần Công Trục nhấn mạnh.

Bằng chứng lịch sử, pháp lý về chủ quyền của Việt Nam với 2 quần đảo này đã và đang được nhiều quốc gia, cộng đồng quốc tế  và nhiều nhà khoa học khẳng định: Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này từ khi chúng còn là đất vô chủ, chí ít là từ thế kỷ thứ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền của Việt Nam ở 2 quần đảo này là rõ ràng, liên tục, hòa bình, phù hợp với nguyên tắc thụ đắc lãnh thổ hiện hành- nguyên tắc chiếm hữu thật sự- của Công pháp quốc tế.

Suốt trong 3 thế kỷ, từ thế kỷ XVII đến cuối thế kỷ XIX, dù trải qua 3 triều đại khác nhau, đều đã thực hiện sứ mệnh thiêng liêng của mình, với tư cách là Nhà nước Đại Việt, tiến hành chiếm hữu và thực thi chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Đội Hoàng Sa, một tổ chức do nhà nước lập ra để  quản lý, bảo vệ, khai thác 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội Hoàng Sa, về sau lập thêm Đội Bắc Hải do Đội trưởng Đội Hoàng Sa kiêm quản, đã hoạt động theo lệnh của 7 đời chúa, từ chúa Nguyễn Phúc Lan hay Nguyễn Phúc Tần cho đến khi phong trào Tây Sơn nổi dậy, không gặp phải bất kỳ sự tranh chấp, phản kháng nào.

“Trong giai đoạn lịch sử này, có một chứng cứ hết sức quan trọng không thể không đề cập đến khi chứng minh nhà nước phong kiến Việt Nam đã quản lý thật sự, hiệu quả đối với 2 quần đảo này. Đó là việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa (quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trong hệ thống tổ chức hành chính của nhà nước lúc bấy giờ” – TS Trần Công Trục nhấn mạnh.

Ông cho biết, thời chúa Nguyễn, Hoàng Sa thuộc Thừa tuyên Quảng Nam hay Quảng Nghĩa (Ngãi), lúc là Phủ khi thì Trấn: “Bãi Cát Vàng trong phủ Quảng Nghĩa” (Toản tập Thiên Nam Tứ chí Lộ đồ thư); “Hoàng Sa ở phủ Quảng Nghĩa, thuộc dinh Quảng Nam, huyện Bình Sơn, xã An Vĩnh”( Phủ biên Tạp lục của Lê Quí Đôn); sang thời Tây Sơn, phủ Quảng Nghĩa đổi thành phủ Hòa Nghĩa. Thời nhà Nguyễn, Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Ngãi.

Thời Pháp, với tư cách là đại diện cho Nhà nước Việt Nam về mặt đối ngoại theo Hiệp ước Patenotre 1884, chính quyền thực dân Pháp đã tiến hành bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa theo đúng thủ tục pháp lý đương đại.

 Vua Bảo Đại năm 1938 cũng quyết định tách Hoàng Sa khỏi Quảng Ngãi và nhập về Thừa Thiên.

Đến thời kỳ Việt Nam tạm thời chia 2 miền Nam Bắc, quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 nên các chính thể ở miền Nam Việt Nam, với tư cách là những chính thể có tư cách pháp lý trong quan hệ quốc tế, đã tiếp tục bảo vệ và quản lý 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ năm 1954 đến 1975. Các chính thể miền Nam Việt Nam đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước, cũng như bằng việc triển khai thực thi chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này; chẳng hạn, ngày 20/10/1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa ban hành Sắc lệnh đổi tên các tỉnh miền Nam và đặt quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy. Ngày 13/7/1961, Việt Nam Cộng hòa sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam; tại Nghị định số 709-BNV-HCĐP-26, ký ngày 23/10/1969, xã Định Hải được sáp nhập vào xã Hòa Long, tỉnh Quảng Nam. Ngày 6/9/1973, Tổng trưởng Nội vụ Việt Nam Cộng hòa ký Nghị định số 420-BNV-HCĐP sáp nhập quần đảo Trường Sa vào xã Phước Hải, quận Đất Đỏ, tỉnh Phước Tuy.

Từ ngày 13 đến 28 tháng 4 năm 1975, các lực lượng Quân giải phóng nhân dân Nam Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo có quân đội Việt Nam Cộng hòa đóng giữ, đồng thời triển khai lực lượng đóng giữ các đảo, một số vị trí khác trong quần đảo Trường Sa.

Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, từ ngày 02 tháng 07 năm 1976, tại kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa 6 (1976-1981), Quốc hội của nước Việt Nam thống nhất được bầu vào ngày 25 tháng 4 năm 1976, đã quyết định đổi tên nước là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lý và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, bằng nhiều hoạt động, vừa đảm bảo đầy đủ và đúng thủ tục trên phương diện đấu tranh pháp lý, vừa đảm bảo củng cố và duy trì sự hiện diện của quân và dân trên các thực thể địa lý hiện đang đặt dưới sự quản lý của nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam  đã quyết định thành lập các đơn vị hành chính, đặc biệt năm 1982 Việt Nam đã thành lập huyện Hoàng Sa và huyện Trường Sa, mà nay huyện Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa; trong huyện Trường Sa có các đơn vị nhỏ hơn trong đó, như thị trấn Trường Sa ( bao gồm đảo Trường Sa lớn và phụ cận); xã Song Tử Tây (đảo Song Tử Tây và phụ cận); xã Sinh Tồn (đảo Sinh Tồn và phụ cận)…

“Như vậy, Việt Nam có đầy đủ các chứng cứ lịch sử có giá trị pháp lý để chứng minh và bảo vệ chủ quyền của mình đối với 2 quần đảo này qua các thời kỳ lịch sử” – TS Trần Công Trục khẳng định.

Cảnh giác với kịch bản “sự đã rồi”

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam trong Biển Đông, theo TS Trần Công Trục: chủ trương nhất quán của Việt Nam rất rõ ràng, đó là kiên trì, kiên quyết bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp. Chúng ta vừa đấu tranh bằng mọi biện pháp đảm bảo toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp nhưng vẫn phải có trách nhiệm duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác khu vực. Nói cách khác, Việt Nam sẽ giải quyết bằng phương pháp hòa bình.

Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục các chương trình phổ biến, tuyên truyền, giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức về biển đảo, nhất là kiến thức pháp lý.

TS Trần Công Trục cho rằng, chúng ta cần chủ động, cảnh giác, không được để họ tạo kịch bản “sự đã rồi” nhằm biến vùng không có tranh chấp thành vùng tranh chấp, để buộc phải thực hiện chủ trương “gác tranh chấp cùng khai thác”; rồi từ vùng tranh chấp sẽ trở thành vùng hoàn toàn thuộc chủ quyền của Trung Quốc../.

  
NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.

- Thời Pháp thuộc, năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ) và năm 1938 đã thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

- Năm 1956, Chính quyền Sài Gòn quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam.

- Sau khi nước Việt Nam thống nhất, năm 1982, chính phủ Việt Nam thành lập Huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).

- Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

15 tháng 8 2023

tham khảo

- Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.

- Thời Pháp thuộc, năm 1933, Pháp đã sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa (Nam Kỳ) và năm 1938 đã thành lập đơn vị hành chính ở Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên.

- Năm 1956, Chính quyền Sài Gòn quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy và năm 1961, chuyển quần đảo Hoàng Sa từ tỉnh Thừa Thiên vào tỉnh Quảng Nam.

- Sau khi nước Việt Nam thống nhất, năm 1982, chính phủ Việt Nam thành lập Huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).

- Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa.

 

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

15 tháng 8 2023

Tham khảo

 

Hoàn thành sơ đồ thể hiện các đơn vị hành chính của Việt Nam quản lí trực tiếp

27 tháng 8 2017

ko đăng những bài ko liên quan đến toán

27 tháng 8 2017

Gọi 1/4 số a là 0,25 . Ta có :

                   a . 3 - a . 0,25 = 147,07

                   a . (3 - 0,25) = 147,07 ( 1 số nhân 1 hiệu )

                      a . 2,75 = 147,07

                         a = 147,07 : 2,75

                          a = 53,48

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
2 tháng 8 2023

Tham khảo:

Ngay từ đầu Công nguyên, người Việt đã tích cực, chủ động và sớm có hoạt động kinh tế và văn hoá ở Biển Đông. Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài (văn bản hành chính, tư liệu lịch sử,...) qua các thời kì đều khẳng định Việt Nam là Nhà nước đầu tiên xác lập chủ quyền và thực hiện quản lí liên tục đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa.

- Trước năm 1884:

Nhiều tập bản đồ của các triều đại quân chủ Việt Nam như Toản tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư (1686), Giáp Ngọ bình Nam đồ (1774)... đã thể hiện quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.
Một số công trình sử học và địa lí của Việt Nam  như Đại Việt sử ký tục biên, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục, Hoàng Việt địa dư chí, Đại Nam nhất thống chí.......đều thể hiện chủ quyền của Việt Nam với các quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Việc thành lập và hoạt động của các đội Hoàng Sa, Bắc Hải từ thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX đã xác lập chủ quyền, quản lí liên tục mang tính nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.
Từ thời Nguyễn việc tổ chức đơn vị hành chính của Hoàng Sa trong hệ thống tổ chức hành chính Nhà nước đã được thực hiện.
- Từ năm 1884 đến năm 1975:

Cuối thế kỉ XIX, chính quyền thực dân Pháp tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam, quản lí, bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa theo đúng thông lệ pháp lí quốc tế.
Năm 1909, người Pháp đã nêu rõ các cuộc khảo sát của Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam là trái phép.
Chính quyền Pháp chú trọng hơn việc nghiên cứu quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này.
Từ những năm 30 của thế kỉ XX, người Pháp tiến hành xây cột mốc chủ quyền, đèn biển, trạm khí tượng, trạm vô tuyến điện và thực hiện nhiều khảo sát khoa học…
Đến tháng 9 – 1951, chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa tiếp tục được tuyên bố tại Hội nghị Hoà bình Xan Phran-xi-xcô mà không bị các quốc gia tham dự hội nghị phản đối.
Từ năm 1954 đến năm 1975, hai quần đảo được đặt dưới sự quản lí hành chính của chính quyền Sài Gòn.
Chính quyền Sài Gòn đã liên tục thực thi chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thông qua việc ban hành các văn bản hành chính nhà nước, cử quân đồn trú, dựng bia chủ quyền, treo cờ trên các đảo chính. Về mặt hành chính, quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam và quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phước Tuy (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu ngày nay).
Từ ngày 13 đến ngày 28 – 4 – 1975, Quân giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiếp quản các đảo và triển khai lực lượng thực thi chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. 
- Từ sau năm 1975 đến nay:

Sau khi đất nước thống nhất, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Các đơn vị hành chính tại hai quần đảo này đã được thành lập. 

3 tháng 11 2019

Học sinh, sinh viên (HSSV) là lực lượng trẻ, có tri thức trong xã hội, là tương lai của đất nước, là tầng lớp đi tiên phong trong các hoạt động thúc đẩy cộng đồng quan tâm và có trách nhiệm đối với những vấn đề liên quan đến môi trường, bảo vệ môi trường, phát huy tiềm năng và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Chúng ta cần quán triệt lập trường nhất quán của Đảng và Nhà nước ta là Việt Nam khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chủ quyền đối với vùng nội thủy, lãnh hải; quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa theo quy định của Công ước  Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982.

Chủ trương của ta là giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên Hợp quốc, luật pháp và thực tiễn quốc tế, Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và Tuyên bố giữa ASEAN và Trung Quốc về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) năm 2002. Với lập trường và chủ trương đúng đắn đó, Việt Nam đã chủ động, tích cực triển khai đồng bộ một loạt công tác nhằm tạo cơ sở vững chắc cho việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích của ta trên Biển Đông.

HSSV đi đầu trong việc tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển và hải đảo Việt Nam. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực và sự ủng hộ từ hợp tác quốc tế với các nước bè bạn và các tổ chức quốc tế trên mọi lĩnh vực.

Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.  Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo. 

Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển. Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam. Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo. Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo. 

Bn ơi , đây mk đăng lên là một bài nói chung về biển đảo , bn tham khảo

3 tháng 11 2019

I. Nội qui tham gia "Giúp tôi giải toán"

1. Không đưa câu hỏi linh tinh lên diễn đàn, chỉ đưa các bài mà mình không giải được hoặc các câu hỏi hay lên diễn đàn;

2. Không trả lời linh tinh, không phù hợp với nội dung câu hỏi trên diễn đàn.

3. Không "Đúng" vào các câu trả lời linh tinh nhằm gian lận điểm hỏi đáp.

Các bạn vi phạm 3 điều trên sẽ bị giáo viên của Online Math trừ hết điểm hỏi đáp, có thể bị khóa tài khoản hoặc bị cấm vĩnh viễn không đăng nhập vào trang web.

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Những hành động khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa của nhà nước Việt Nam qua các thời kì lịch sử:

- Giai đoạn từ thế kỉ XV - XIX:

+ Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.

+ Năm 1635, Chúa Nguyễn thành lập hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải để khai thác Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc Biển Đông.

+ Năm 1786, triều Tây Sơn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa, sai Hội Đức Hầu chỉ huy đội Hoàng Sa dẫn 4 thuyền ra Hoàng Sa khảo sát và khai thác mang về kinh đô dâng nộp theo lệ.

+ Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.

+ Năm 1916, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.

+ Năm 1833, vua Minh Mạng chỉ thị cho bộ Công dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối trên quần đảo Hoàng Sa.

+ Năm 1834, vua Minh Mạng cử đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ cùng thuỷ quân hơn 20 người ra Hoàng Sa vẽ bản đồ.

+ Năm 1835, vua Minh Mạng sai cai đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến Hoàng Sa dựng miếu. Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong.

+ Năm 1836, chuẩn y lời tâu của bộ Công, vua Minh Mạng sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.

- Giai đoạn từ thế kỉ XIX - hiện nay:

Khi thiết lập chế độ bảo hộ đối với Việt Nam (1884), chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hoà, đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

+ Sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).

+ Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 2007, thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn được thành lập, trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

- Cùng với quá trình xác lập chủ quyền, Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Giai đoạn từ thế kỉ XV - XIX:

+ Thế kỉ XV - XVI: quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc phủ Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) của thừa tuyên Quảng Nam, sau là phủ Quảng Ngãi rồi tỉnh Quảng Ngãi.

+ Năm 1635, Chúa Nguyễn thành lập hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải để khai thác Hoàng Sa, Trường Sa và các đảo thuộc Biển Đông.

 

+ Năm 1786, triều Tây Sơn tiếp tục duy trì đội Hoàng Sa, sai Hội Đức Hầu chỉ huy đội Hoàng Sa dẫn 4 thuyền ra Hoàng Sa khảo sát và khai thác mang về kinh đô dâng nộp theo lệ.

+ Năm 1815, vua Gia Long cử Phạm Quang Ảnh dẫn đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.

+ Năm 1916, vua Gia Long lệnh cho thuỷ quân cùng đội Hoàng Sa ra Hoàng Sa để khảo sát và đo đạc đường biển.

+ Năm 1833, vua Minh Mạng chỉ thị cho bộ Công dựng miếu, lập bia, trồng nhiều cây cối trên quần đảo Hoàng Sa.

+ Năm 1834, vua Minh Mạng cử đội trưởng giám thành Trương Phúc Sĩ cùng thuỷ quân hơn 20 người ra Hoàng Sa vẽ bản đồ.

+ Năm 1835, vua Minh Mạng sai cai đội thuỷ quân Phạm Văn Nguyên đem lính và thợ giám thành cùng phu thuyền hai tỉnh Quảng Nghĩa, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến Hoàng Sa dựng miếu. Bên trái miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong.

+ Năm 1836, chuẩn y lời tâu của bộ Công, vua Minh Mạng sai suất đội thuỷ quân Phạm Hữu Nhật đưa binh thuyền ra Hoàng Sa đo đạc, vẽ bản đồ.

- Giai đoạn từ thế kỉ XIX - hiện nay:

Khi thiết lập chế độ bảo hộ đối với Việt Nam (1884), chính quyền thực dân Pháp đã tiếp tục thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa.

+ Năm 1956, quân đội viễn chinh Pháp rút khỏi Đông Dương, quân đội Quốc gia Việt Nam, về sau là Việt Nam Cộng hoà, đã tiếp quản và khẳng định quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

+ Sau khi nước Việt Nam thống nhất (1975), Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lí toàn bộ lãnh thổ đất nước, trong đó, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Chính phủ Việt Nam thành lập huyện đảo Hoàng Sa (trực thuộc tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng) và huyện đảo Trường Sa (trực thuộc tỉnh Đồng Nai).

 

+ Hiện nay, huyện đảo Hoàng Sa thuộc thành phố Đà Nẵng, huyện đảo Trường Sa thuộc tỉnh Khánh Hòa. Năm 2007, thị trấn Trường Sa cùng hai xã đảo Song Tử Tây và Sinh Tồn được thành lập, trực thuộc huyện đảo Trường Sa.

- Cùng với quá trình xác lập chủ quyền, Nhà nước Việt Nam kiên quyết bảo vệ, khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quyền, lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông.

30 tháng 11 2016

Việt Nam, dĩ nhiên rồi. Hai quần đảo ấy là của VN từ xưa nay rùi mà

29 tháng 11 2016

bn /vip/yoonacute nghe rõ nhá