K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt...
Đọc tiếp
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Nữ thần Lúa là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất, sai nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người. Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Một hôm cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng: - Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế? Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị mang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên: - Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay có hái tre, liềm sắc cắt cổ tao, tao mới về. Từ đó nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo. Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa, với tiết mục ‘rước bông lúa’. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cũng vào lúc chế tạo ra lúa. Trời sai một thiên thần đưa xuống hạ giới một số hạt giống lúa và một số hạt giống cỏ vãi ra khắp mặt đất để nuôi người và vật. Ban đầu thần gieo tất cả hạt giống cỏ ở trong tay trái. Cỏ mọc rất nhanh, chỉ trong một đêm đã lan tràn khắp cả mặt đất. Đến khi thần gieo hết một nửa số hạt giống lúa ở trong tay phải thì không còn một mảnh đất nào để gieo nữa. Thần đành đem nửa số hạt giống lúa về Trời. Do đó mà ở trên mặt đất cỏ mọc nhiều mà lại rất khoẻ còn lúa thì ít lại mọc rất khó khăn, nếu không chăm bón, làm cỏ thì bị cỏ át mất. Khi biết rõ việc ấy Trời liền nổi giận đày thần xuống trần hóa làm con trâu, ăn cỏ đời này qua đời khác và kéo cầy cho loài người trồng lúa”.

câu 1: tìm chi tiết kì ảo hoang đường có trong nữ thần lúa. hãy nêu ý nghĩa của chi tiết đó?

câu 2: văn bản giúp em hiểu j về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên?

câu 3: viết đoạn văn khoảng 8-10 dòng phân tích ước mơ của nhân dân lao động đc gửi gắm trg văn bản nữ thần lúa?

 

0
SỰ TÍCH CÂY LÚA •••Nữ thần Lúa là con gái Ngọc hoàng, nàng là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính tình hay hờn dỗi. Sau những trận lũ lụt ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian để nuôi sống con người. Khi giáng trần, nàng đã làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy...
Đọc tiếp

SỰ TÍCH CÂY LÚA •••Nữ thần Lúa là con gái Ngọc hoàng, nàng là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính tình hay hờn dỗi. Sau những trận lũ lụt ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian để nuôi sống con người. Khi giáng trần, nàng đã làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mấy hạt. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm. Trong một lần dẫn các bông lúa vào sân, Nữ thần Lúa bị một cô gái phang chổi vào đầu, nên nàng giận dỗi. Từ đó, nhất định không cho lúa bò về, và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, người trần gian phải tự làm hết tất cả, và sự hờn dỗi lên đến đỉnh điểm là Nữ thần cấm bông lúa nảy nở. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng cơm mới ê hay còn gọi là cúng hồn Lúa. •••ĐỀ : Hãy viết bài văn nghị luận , phân tích đánh giá chủ đề và một số nét đặc sắc của truyện "Sự tích cây lúa " ( khoảng 30 dòng) | làm ơn hãy giúp mình một , mình xin cám ơn trước |

0
                                         Nữ Thần LúaNữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất...
Đọc tiếp

                                         Nữ Thần Lúa

Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.

Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

 

– Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

– Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về.

Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông.

Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.

 

Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở.

Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.

Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là “Rước bông lúa”. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh… đều có rước bông lúa như vậy).

văn bản trên thuộc thể loại thần thoại nào?

 

1

Văn bản trên là thần thoại suy nguyên 

5 tháng 10 2023

bạn ơi cho mik hỏi Thần thoại sáng tạo là thần thoại kể về cuộc chinh phục thiên nhiên và sáng tạo văn hoá và cuối bài văn thì có ghi rằng 'sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa' đó cũng là 1 văn hóa vậy có phải thần thoại sáng tạo hk nhỉ?

Cho đoạn văn tóm tắt sau:Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn tóm tắt sau:

Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.

Đoạn văn tóm tắt trên đã đủ các ý chính trong bài Chuyện người con gái Nam Xương. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

1
3 tháng 4 2017

Đáp án B

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:  “Sang xuân, khi trời ấm dần lên, bầu trời quang đãng hẳn ra, hơi lạnh chỉ còn vương trong ngọn gió xuân hây hẩy. Sau vài trận mưa xuân, cây bàng như hồi sinh. Muôn ngàn lộc biếc nhú ra từ khắp các cành cao, cành thấp. Những chùm lá non hé mở thẹn thùng, e ấp. Đến khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng nở bung ra. Ở dưới nhìn lên, lá bàng non xanh như màu cốm, khe khẽ...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

  “Sang xuân, khi trời ấm dần lên, bầu trời quang đãng hẳn ra, hơi lạnh chỉ còn vương trong ngọn gió xuân hây hẩy. Sau vài trận mưa xuân, cây bàng như hồi sinh. Muôn ngàn lộc biếc nhú ra từ khắp các cành cao, cành thấp. Những chùm lá non hé mở thẹn thùng, e ấp. Đến khoảng cuối tháng hai, đầu tháng ba thì lá bàng nở bung ra. Ở dưới nhìn lên, lá bàng non xanh như màu cốm, khe khẽ đu đưa như mời chào, vẫy gọi”                      

                                                        (Nguồn Internet: đoạnvănhay.com)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2: Chỉ ra các phép tu từ có trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ trên.

Câu 4: Nêu ngắn gọn nội dung đoạn trích.

1
26 tháng 10 2021

1. PTBD chính: Miêu tả

2. BPTT: so sánh, nhân hóa

3. Tác dụng: Làm cho cảnh vật trở nên sinh động hơn

Cho người đọc thấy rõ sức sống mạnh mẽ của các loài vật khi xuân sang.

4. Đoạn trích nói về khung cảnh đầy sức sống, đẹp tươi của các loài vật khi mùa xuân tới. 

 

2 tháng 6 2018

Đáp án D

(1). Các cây lúa trong 1 ruộng lúa à đúng

(2). Những cây cỏ trên 1 đồng cỏ à sai, chúng là quần xã.

(3). Những con ốc dưới đáy hồ Tây à sai, chúng là quần xã.

(4). Những con gà trong lồng gà ngoài chợ à sai, chúng không được xem là quần thể do thời gian tồn tại quá ngắn.

(5). Những con vịt trời bay theo đàn à đúng.

 

(6). Những con chim trên trời à sai, chúng là quần xã.

19 tháng 4 2019

Đáp án D

(1). Các cây lúa trong 1 ruộng lúa à đúng

(2). Những cây cỏ trên 1 đồng cỏ à sai, chúng là quần xã.

(3). Những con ốc dưới đáy hồ Tây à sai, chúng là quần xã.

(4). Những con gà trong lồng gà ngoài chợ à sai, chúng không được xem là quần thể do thời gian tồn tại quá ngắn.

(5). Những con vịt trời bay theo đàn à đúng.

(6). Những con chim trên trời à sai, chúng là quần xã.

14 tháng 6 2017

Đáp án D

(1). Các cây lúa trong 1 ruộng lúa à đúng

(2). Những cây cỏ trên 1 đồng cỏ à sai, chúng là quần xã.

(3). Những con ốc dưới đáy hồ Tây à sai, chúng là quần xã.

(4). Những con gà trong lồng gà ngoài chợ à sai, chúng không được xem là quần thể do thời gian tồn tại quá ngắn.

(5). Những con vịt trời bay theo đàn à đúng.

(6). Những con chim trên trời à sai, chúng là quần xã.

I.                  Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi: CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA      Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất...
Đọc tiếp

I.                  Đọc  văn bản sau và trả lời  câu hỏi:

 

CÂU CHUYỆN VỀ HAI HẠT LÚA

 

     Có hai hạt lúa nọ được giữa lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.

     Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì nên nó chết dần chết mòn. Trong khi đó hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới…

      Đừng bao giờ tự khép mình trong lớp vỏ chắc chắn để cố giữ sự nguyên vẹn vô nghĩa của bản thân mà hãy can đảm bước đi, âm thầm chịu nát tan để góp cho cánh đồng cuộc đời một cây lúa nhỏ - đó là sự lựa chọn của hạt giống thứ hai”.

(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Trẻ, 2004)

 

 

Câu 1 (1,0đ). Hãy xác định phương thức biểu đạt  trong văn bản trên?

Câu 2(1,0đ).Xác định trạng ngữ, công dung của trạng ngữ trong đoạn trích  trên?

Câu 3(1,0đ).  Chỉ ra biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh , điệp ngữ và nêu tác dụng của  biện pháp tu từ đó được sử dụng trong văn bản trên ?

Câu 4(1,0đ).Bài học, ý nghĩa của văn bản  trên? (Nội dung của văn bản).

1
27 tháng 4 2022

Câu 1:

PTBD:Tự sự

Câu 2:

Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó

   TN

Công dụng:

+Bổ sung thêm cho câu văn

+Cho người đọc biết được thời gian mà  người chủ  đem chúng gieo trên cánh đồng 

Câu 3:

Chỉ:

BPTT nhân hóa

Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân hình phải nát tan trong đất

TD:

+Làm câu văn thêm sinh động

+Làm thêm sự hấp dẫn cho người đọc

+Nhân hóa hạt lúa cũng biết "nhủ thầm" như con người

BPTT điệp ngữ:

hạt lúa thứ hai,nó

TD:

+giúp nhấn mạnh vào sự vật

+bộc lộ cảm xúc,tâm tư của nhân vật

Câu 4:

Bài học ,ý nghĩa:

Chúng ta không nên sống trong "vỏ bọc kín" như thế nó khiến chúng ta không tiếp xúc với thế giới bên ngoài và cũng không thể vươn lên tới thành công như hạt lúa 1 trong câu chuyện trên.

 

 

 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:        Hôm nay mưa rét. Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. Hồi bu còn sống, những ngày mưa rét, không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ được, bu hay mang cái bị giẻ và một ôm quần áo rách vào ổ rơm ngồi vá. Bu Ninh khéo vá lắm. Những miếng vá đặt rất phẳng phiu, không răn rúm. Những mũi kim nhỏ, đều đặn và thẳng tắp....
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm)

        Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

        Hôm nay mưa rét. Mỗi khi trời mưa rét Ninh lại nhớ đến bu. Hồi bu còn sống, những ngày mưa rét, không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ được, bu hay mang cái bị giẻ và một ôm quần áo rách vào ổ rơm ngồi vá. Bu Ninh khéo vá lắm. Những miếng vá đặt rất phẳng phiu, không răn rúm. Những mũi kim nhỏ, đều đặn và thẳng tắp. Người vô ý trông không biết là áo vá. Mà bu Ninh vá thật không biết gì là sốt ruột. Ai đâu mà ngồi đến tê cả mông, mờ cả mắt cũng không thôi. Những lúc đau lưng quá, bu Ninh chỉ ngừng kim một lát, vươn vai hoặc bẻ lưng vào cái cạnh giường kêu răng rắc, rồi lại cúi đầu xuống vá, vá hết cái này sang cái khác. Bao nhiêu là quần áo rách! Những cái quần trắng, áo cánh trắng của thầy, đầy nhựa chuối. Những cái váy bạc phếch của bu.[….] Còn gì mà chẳng mục? Không mục có họa là bằng gỗ lim! Nhưng nhiều nhất là những quần áo của Ninh, của Đật. Cái nhuộm son, cái giãi nâu, cái để trắng. Nhưng chẳng cái nào còn giữ trọn vẹn được cái mầu của nó. Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát. […] Bu Ninh tay vá, miệng chửi cho không còn tai nào mà nghe... Đật và Ninh chiếm mỗi đứa một bên cạnh mẹ. Chúng nó nằm phục vị, đều chúi vào đít mẹ, Ninh kêu bên Ninh ấm, Đật cãi bên Đật ấm, hai đứa cãi nhau chí chóe. Mẹ đùa con, bảo:

- Có im, không thì tao đánh cho một cái... tha hồ ấm.

Chị em cười khành khạch rồi cãi nhau bô bô. Ninh mồm mép quá, Đật không nói kịp. Đật òa khóc. Mẹ ngừng kim, cốc vào đầu con gái. Ninh rụt cổ lại, ôm đầu cười hí hí. Mẹ Ninh bật cười. Ấy thế là Ninh sằng sặc cười thật to, khiến Đật đang khóc cũng khanh khách cười... Chao ôi! những ngày mưa rét hồi ấy vui quá nhỉ?

(Trích “Từ ngày mẹ chết”- Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao, NXB Văn Học)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2. Tìm 01 từ tượng thanh trong câu “Ninh rụt cổ lại, ôm đầu cười hí hí”.  

Câu 3. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ trong câu “Bởi vì cái thì mốc xanh, cái thì mốc vàng, cái thì lấm tấm hoa bèo, cái thì trạt những nhựa chuối, những tương, những mắm, mũi dãi cùng đất cát”.

Câu 4. Câu chuyện đã gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?
 

0