K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2023

- Lăng Bác

- Chùa Một Cột

- Hồ Gươm

- Tháp Rùa

- Cầu Long Biên

- Quảng trường Ba Đình

NG
10 tháng 8 2023

Tham khảo

Những nội dung cần trình bày về sản phẩm:

+ Nét đặc trưng của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên

+ Ấn tượng, tình cảm của của em với danh lam đó

+ Lí do em lựa chọn hình thức thiết kế sản phẩm

+ Thông điệp

- Cách bảo tồn:

+ Thực hiện các quy định về bảo tồn

+ Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn.

29 tháng 10 2021

1. Mở bài: Giới thiệu chung về cảnh đẹp ở quê mà em định tả (cánh đồng, con đường làng, sông, suối, hay danh lam thắng cảnh gì?

Ví dụ:  Em sinh ra và lớn lên ở một làng quê yên bình. Nơi đây có cánh đồng lúa rộng mênh mông bát ngát, có bờ đê thoai thoải mà mỗi chiều về lại nô nức lũ trẻ thả diều, có con đường làng gập ghềnh đất đỏ…Nhưng có một nơi mà em luôn nhớ nhất và đầy ắp những kỉ niệm tại đây là con sông bao quanh ngôi làng em...

2. Thân bài 

a) Tả bao quát những đặc điểm nổi bật của cảnh đẹp quê hương

Nêu đặc điểm nổi bật của cảnh đó như: Màu sắc, mùi vị chung của toàn cảnh (rộng, hẹp...) như thế nào?

Ví dụ:

Mặt sông rộng mênh mông. Đứng bên đây bờ có thể nhìn sang bên kia bờ.Buổi không khí trong lành, mát mẻ. Mùi lúa chín thơm ngào ngạt làm tôi sảng khoái hẳn lên. Lúa trải dài mênh mông như tấm lụa vàng...Con đường từ nhà đến trường rất đẹp và đơn giản

b) Tả chi tiết cảnh đẹp

- Cảnh miêu tả cụ thể qua không gian, thời gian, màu sắc, hương vị...

Hai bên đường có những đoạn có cây gỗ to, có đoạn có hoa, có đoạn thì là cỏ, có đoạn thì có nhà….Những chú chim và bướm bay nhảy trên những ngọn cây hai bên đườngNước sông như thế nào rồi hai bên bờ sông ra sao, đáy sông....

- Hoat động của con người xung quanh cảnh đó:

Tàu thuyền tấp nập ở dòng sông, trẻ con thì nô đùa, bơi lội. Mọi người giặt giũ lấy nướcCon đường từ nhà đến trường có rất nhiều người qua lại trên đường: như đi bộ, đi xe máy, đi làm, ra đồng,...

3. Kết bài: Cảm nghĩ của em đối với cảnh đẹp đã tả (yêu mến, nhiều kỉ niệm, gắn bó, mong có dịp trở lại...);

Ví dụ: Dòng sông quê hương ấy đã gắn bó và bồi đắp lên bao nhiêu kỉ niệm về tuổi thơ tuyệt vời của em, và của biết bao đứa trẻ khác ở vùng nông thôn ấy. Em sẽ luôn nhớ và gắn bó với hình ảnh nơi đây dù mai sau có xa quê hương.                                                                                dài nắm bạn có thể viết ngắn lại nha

29 tháng 10 2021

dàn ý rất dài xin nỗi ko làm ngắn hơn 

15 tháng 9 2023

tham khảo

Tháp Rùa – Hồ Hoàn Kiếm

Hồ nằm ở vị trí trung tâm của thành phố và được ví như “trái tim” của Thủ đô. Hồ Hoàn Kiếm còn có tên gọi khác là Hồ Gươm bởi nó gắn liền với sự tích trả gươm thần huyền thoại của vua Lê Lợi cho rùa vàng. Mặt hồ xanh màu rêu cổ kính như một tấm gương khổng lồ soi bóng những cây cổ thụ và những rặng liễu rủ thướt tha ven hồ.Giữa lòng hồ là Tháp Rùa uy nghiêm cổ kính lung linh in bóng xuống mặt hồ. Quanh hồ cũng là nơi thường diễn ra những hoạt động, sự kiện văn hoá, bắn pháo hoa, biểu diễn nghệ thuật sôi động của thành phố. Đây chắc chắn là địa điểm thích hợp để bạn đặt phòng khách sạn gần khu phố cổ Hà Nội.

11 tháng 11 2021

Tả cảnh đẹp của khu sinh thái núi Ngăm:

Quê hương là nơi ra cất tiếng khóc chào đời, nơi chứng kiến từng bước trưởng thành và là nơi đi về rất đỗi bình yên của mỗi người. Bởi thế mà ta yêu hơn cả từng con đường, từng hòn đất và hơn cả là niềm tự hào về những cảnh đẹp của quê hương. Với tôi, tôi rất yêu và thích cảnh đẹp của khu sinh thái núi Ngăm ở quê tôi.

Khu sinh thái núi Ngăm cách Hà Nội 90km, cách trung tâm thành phố Nam Định 12km và nằm gần quần thể di tích Phủ Dầy ở huyện Vụ Bản. Dọc theo quốc lộ 38B ta sẽ đến với mảnh đất tuyệt đẹp mà tạo hóa đã ban tặng. Vượt qua cảnh cổng màu vàng đồ sộ, bạn sẽ thực sự ngỡ ngàng trước với khung cảnh có một không hai ở đây.

Tả cảnh đẹp Hồ Gươm:

Hè đến, để thưởng cho danh hiệu học sinh giỏi em mới vừa đạt được ở năm trước, bố mẹ dẫn em đi dạo Hồ gươm chơi. Chao ôi! Khung cảnh ở đây mới đẹp và thơ mộng làm sao!

Mặt hồ phẳng lặng, trong veo, thỉnh thoảng có những làn gió thổi nhè nhẹ khiến mặt hồ lăn tăn xao động. Nước hồ xanh mướt trong vắt, những hàng liễu rủ lơ thơ hai bên hồ như những cô thiếu nữ mười sáu, mười bảy đứng chải tóc làm duyên. Mặt hồ trong vắt nhìn trên cao xuống như một tấm gương phản chiếu bầu trời cao và trong xanh trên kia. Hai bên bờ là thảm cỏ xanh mượt, bóng bẩy, căng tràn sức sống, rộng bao la. Giữa hồ là cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm nối liền đền đền Ngọc Sơn cổ kính, thiêng liêng. Không gian ở hồ vừa mát, vừa trong trẻo, vừa bình yên lại thành bình làm sao, lòng người nhờ vậy mới nhẹ nhàng và yên ả. Em được thưởng cho một cây kem chanh ở vẹn hồ, vừa ngắm cảnh, vừa được ăn kem, cảm giác mới tuyệt vời và sung sướng làm sao. Chị gió khẽ mơn man trên từng vòm lá rồi chốc chốc vuốt ve lên mái tóc em. Những tia nắng vàng tươi như rót mật lấp lánh trên mặt hồ như những đồng tiền vàng sóng sánh.

Em rất vui và hạnh phúc khi được đến hồ Gươm trải nghiệm, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời em, khung cảnh bình yên ấy sẽ lưu giữ mãi trong trái tim em.

Phía bên tay phải là một nhánh sông nhỏ mà nước mùa nào cũng trong veo, hiền hòa. Ven sông là cánh đồng lúa bát ngát, vào mùa hè lại chín vàng ươm, tỏa hương thơm thân thuộc của ruộng đồng quê hương. Ở phí bên tay trái chính là ngọn núi Ngăm phủ đầy thông. Càng đi lên cao, khách du lịch lại được tận hưởng không khí thoáng đãng dưới đồi thông vi vu trong gió ngàn.

Nơi đây còn có dòng suối nhỏ chảy từ trên núi xuống. Một dòng nước trong veo và mát lành khiến ai cũng cảm thấy mát mẻ giữa những ngày hè oi bức. Ngồi trên núi, lắng nghe tiếng suối chảy róc rách trong tiếng gió ngàn thì mọi mệt nhọc, lo âu về cuộc sống như được xua tan, nhường chỗ cho sự thanh thản và an nhiên.

Hè về cũng là mùa sen nở. Ở chính giữa khu sinh thái là một hồ sen lớn, xanh tốt sum xuê. Dưới ánh nắng chói chang của ngày hè, sắc hồng thắm của những bông hoa càng trở nên lung linh và rực rỡ. Ngay cạnh đó là vườn trồng hoa hướng dương với những cây hoa cao quá đầu người, bông hoa to bằng hai bàn tay người lớn nở bung về phía mặt trời. Hương thơm của các loài hoa cùng hương nắng, hương gió của mảnh đất nơi đây đã tạo nên một mùi vị rất đặc biệt, làm mê lòng bao người nơi đây.

Bên cạnh đó, khu sinh thái núi Ngăm còn là nơi vui chơi bổ ích, lí thú cho mọi người. Có rất nhiều trò chơi giải trí như trượt patin, xích đu, đạp xe đạp hay là đùa nghịch trong làn nước mát nơi bể bơi. Du khách cũng được thưởng thức những món ăn đồng quê, đặc sản nơi đây.

Khu du lịch sinh thái núi Ngăm rất đẹp khiến ai đã từng đến đây đều muốn quay trở lại. Là những người con quê hương, mọi người hãy chung tay bảo vệ và phát triển khu du lịch này.

TL :

Tham khảo ạ :

Thành cổ Sơn Tây là một công trình in dấu ấn đẹp, một chứng tích hào hùng về một thời anh dũng chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Thành được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn, tại thủ phủ của trấn Sơn Tây (sau là tỉnh Sơn Tây). Thành đồng thời từng là thủ phủ của vùng Tam tuyên (3 tỉnh Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang thời nhà Nguyễn), vì Tổng đốc Tam tuyên cũng thường kiêm lý Tuần phủ Sơn Tây và lỵ sở Tổng đốc Tam tuyên chính là thành Sơn Tây.
Thành cổ này, trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất (1872) và lần thứ hai (1883) của Pháp. Thành thất thủ vào tay quân Pháp ngày 16 Tháng Chạp năm 1883.
Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành bằng gạch đá ong chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, mỗi cạnh dài khoảng 400m, diện tích khoảng 16ha, chiều cao tường thành khoảng 5m. Ngoài thành là hào nước sâu 3m, rộng tới 20m và dài khoảng 1.795m, được nối ra sông Tích Giang tại góc thành phía Tây Nam (bởi cống Ba Quân), bốn mặt thành có các cổng vòm bằng gạch. Tường thành nằm ở khoảng tọa độ 21°08‘11,11" - 21°08‘28,76" vĩ bắc và 105°30‘07,49" - 105°30‘26,48" kinh đông. Thành nằm giữa thị xã Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 42km. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi, thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền, chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32). Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, vọng cung, điện Kính Thiên, hai ao sen (còn gọi là giếng Tả và giếng Hữu) phía trước khu nghi lễ (Đoan Môn, sân chầu, điện Kính Thiên), gần với cửa Tiền. Điện Kính Thiên ở đây từng là tòa nhà 5 gian, tám mái chồng diêm, nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du xứ Đoài của Bắc Kỳ.
Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, Thành cổ Sơn Tây không còn được nguyên vẹn như xưa nhưng vẫn mang đầy đủ giá trị của một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự. Hiện nay, Thành là một điểm du lịch lý tưởng của xứ Đoài.

_HT_

14 tháng 5 2023

ko rảnh

 

29 tháng 5 2021
Chùa HươngChùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa- tôn giáo Việt Nam cổ truyền, gồm hàng chục ngôi chùa, đền, đình ... gắn với bao huyền thoại, truyền thuyết đủ để thấy nơi đây thật linh thiêng, huyền diệu.   Giới thiệu Chùa Hương Chùa HươngĐi lễ chùa Hương

Ngồi thuyền từ bến Đục, theo dòng Suối Yến để đến các điểm dâng hương.
Ngồi thuyền từ bến Đục, theo dòng Suối Yến để đến các điểm dâng hương.

Đến chùa Hương, bạn sẽ bắt đầu cuộc hành trình của mình từ bến Đục trên con suối Yến. Suối Yến nằm uốn mình dưới chân bao ngọn núi, bao cánh rừng mềm mại như một dải lụa trắng nối liền giữa cuộc đời trần tục ồn ào với một góc Bồng lai thanh tịnh.

Nước suối Yến rất trong, không hiểu sao bến lại có tên là Đục, phải chăng người xưa muốn ám chỉ tâm hồn của du khách khi mới bắt đầu cuộc hành trình còn thật lắm bụi trần vương.

Mùa lễ hội Chùa Hương (mùng 6 tết đến hết tháng 3 âm lịch)

Không khí lễ hội náo nhiệt ở Chùa Hương dịp chính lễ.
Không khí lễ hội náo nhiệt ở Chùa Hương dịp chính lễ.

Hội chùa Hương (du lịch chùa Hương) diễn ra từ mùng 6 tháng giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Đây là lễ hội lớn nhất của Chùa Hương cũng có thể coi là lớn nhất miền bắc chỉ sau lễ hội Đền Hùng.

Chính hội diễn ra từ rằm tháng giêng đến 18 tháng 2 âm lịch, đây là dịp đầu xuân năm mới nên số lượng người đi bái Phật khá đông, do vậy, lượng khách du lịch đổ dồn về đây vô cùng lớn, các dịch vụ dễ bị chặt chém và có thể diễn ra tình trạng chen lấn.

Tuy nhiên, đến đây vào dịp này bạn có thể hòa mình vào không khí tưng bừng đầu nă cũng như tham gia vào các hoạt động sinh hoạt văn hóa của lễ hội như: hội bơi thuyền, leo núi, hát chèo đò, hát văn,…

Đi vãn cảnh Chùa Hương các dịp khác trong năm

Vãn cảnh Chùa Hương
Vãn cảnh Chùa Hương.

Nếu bạn có mục đích là đi thưởng ngoại vãn cảnh chùa thì bạn có thể đi quanh năm nhưng nên tránh dịp diễn ra lễ hội. Thời điểm thích hợp nhất để đi du lịch chùa Hương là khi “hoa lựu lập lòe đơm bông”- đầu hè và mùa thu.

Thời điểm đó không phải dịp lễ hội nên dòng người đổ về chùa cũng ít hơn hẳn, do vậy các dịch vụ như đi đò, cáp treo không bị nhồi nhét khách và chờ đợi mất thời gian của các bạn.

Suối Yến.
Suối Yến.

Nếu bạn nào yêu thích khám phá vẻ đẹp của thiên nhiên thì dịp tháng 10 và tháng 11 là thời điểm tuyệt vời nhất. Khi đó, hoa súng nở rực rỡ trên dòng suối Yến trong xanh thơ mộng và hoa lau trắng nở trên nhiều cánh đồng vô cùng lãng mạn. Vào mùa này du khách đến Chùa Hương không đông, bạn dễ dàng ngắm cảnh và chụp hình thiên nhiên nơi đây.

Cách đi đến Chùa Hương

Đi đến Chùa Hương rất thuận tiện, bạn có thể đến Chùa Hương bằng nhiều phương tiện khác nhau.

Di chuyển bằng ô tô

Lên đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Rẽ, tới nút giao thông Đồng Văn rẽ phải sau đó vào quốc lộ 38, chạy thêm 15 km theo hướng chợ Dầu là đến chùa Hương.

Di chuyển bằng xe máy

Đi tới đường Nguyễn Trãi, đi thẳng tới Hà Đông đến ngã ba Ba La rẽ trái đi sang Vân Đình. Đi tiếp 40 km đến Tế Tiêu rẽ Trái và hỏi người dân đường đi chùa Hương.

Xe bus từ Hà Nội

- Xe 211: Bến xe Mỹ Đình - Phạm Hùng- Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi - Trần Phú - Quang Trung - Quốc lộ 6 - Ngã ba Ba La - Quốc lộ 21B - Tế Tiêu (thị trấn Đại Nghĩa). Bạn có thể bắt được xe 211 tại bến Mỹ Đình hoặc đi tuyến 01, 02, 39, 27.. ra điểm bus ở Ba La hoặc đường Trần Phú để bắt xe.

- Xe 78: Bạn cũng có thể bắt xe 78: Tế Tiêu-Bến xe Mỹ Đình và ngược lại.

- Xe 75 : Bến xe Yên Nghĩa-Tế Tiêu.

Lưu ý

Để chuyến đi của bạn suôn sẻ không gặp rắc rối thì khi đi bằng xe máy hay cả ô tô thì bạn cũng nên mang theo đầy đủ giấy tờ đầy đủ, gương xe, và mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho chính bạn.

Di chuyển, đi lại tại Chùa Hương

Khi tới bến Đục, bạn phải ngồi đò khoảng 1 tiếng, đò chạy dọc suối Yến Vĩ, giá đi đò khoảng 60.000/người với vé thông thường, 90.000/người với vé thăm quan thắng cảnh. Nếu bạn đi đoàn đông thì thuế thuyền to 15-20 người ngồi. Hoặc bạn cũng có thể di chuyển bằng thuyền máy.

Đến nơi, bạn đi bộ 1 đoạn là tới chùa Thiên Trù. Sau đó là khám phá động Hương Tích-chùa Hương nằm trong động Hương Tích. Tới đây, bạn có thể chọn hình thức leo núi, nói leo núi nhưng đường đi có bậc cho bạn di chuyển khá dễ dàng, đó cũng là một trải nghiệm thú vị vì cảnh 2 bên đường đi rất đẹp.

Nhưng nếu muốn tiết kiệm thời gian và công sức bạn có thể đi cáp treo với giá 90.000/ngưởi với 1 chiều-140.000/người với 2 chiều đi.

Điểm tham quan ở chùa Hương

Đền Trình

Đền Trình.
Đền Trình.

Đền Trình hay còn có tên chữ là Ngũ Nhạc Linh Từ, là ngôi đền nhỏ nằm ngay bên phải của dòng Suối Yến cách bến đò Yến Vĩ (bến Đục) khoảng 500m thuộc tuyến du lịch chính đi vào chùa Thiên Trù và động Hương Tích. 

Tên Đền Trình khiến chúng ta nghĩ ngay tới việc trình bày, báo cáo. Đúng vậy, đó là thờ các vị sơn quân canh rừng núi, giữ cửa Chùa, ai vào Chùa phải tới đấy trình diện trước và là một thủ tục ít ai bỏ qua khi tới Chùa Hương.

Động Hương Tích - Điểm dâng hương quan trọng nhất ở Chùa Hương

Động Hương Tích - Điểm linh thiêng nhất ở Chùa Hương.
Động Hương Tích - Điểm linh thiêng nhất ở Chùa Hương.

Động Hương Tích cách bến Thiên Trù hơn 2000 mét, với độ cao 390m, đuợc coi là trung tâm của khu thắng cảnh chùa Hương, và là đích dừng chân của mọi du khách khi về đây, là địa điểm tâm linh quan trọng nhất tại Chùa Hương.

Hướng dẫn đường đi: Từ bến Thiên Trù leo núi khoảng 10 phút bạn sẽ bắt gặp Chùa Thiên Trù, tuy nhiên đích đến cần vươn tới khi trẩy hội chùa Hương là Động Hương Tích.

Đền Cửa Võng

Đền Cửa Võng.
Đền Cửa Võng.

Đền Vân Song thường gọi là đền Cửa Võng , xưa chỉ là một ngôi miếu nhỏ do dân làng Yến Vỹ xây dựng lên từ thủa xa xưa để thờ bà Chúa Rừng có tên hiệu là  Thượng Ngàn Vân Hương Công Chúa Lê Mại Thánh Mẫu.

Bà Chúa Rừng được nhân dân sở tại tôn vinh như một đấng siêu phàm hiện thân ở núi rừng nhiều của cải. Mặt khác khi thờ bà, dân làng cầu mong bà Chúa phù hộ cho cư dân gặp nhiều may mắn khi đi vào rừng làm nương hái lượm.

Đền ở trên thế núi cao, dưới chân núi là một thung lũng khá sâu, nhìn qua thung lũng là một võng núi. Người xưa dựa vào thế địa lý đó mà đặt tên đền là Đền Cửa Võng.

Hướng dẫn đường đi: Từ động Hương Tích quay trở về bằng đường leo núi, sau khi bám vào lan can để dò dẫm từng bậc thang dốc dựng đứng bạn sẽ bắt gặp 1 ngôi đền nhỏ ở phía tay trái. Đó chính là Đền Cửa Võng, bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi để viếng cảnh chủa và lấy lại sức trước khi đi tiếp.

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan.
Chùa Giải Oan.

Chùa Giải Oan có giếng nước trong vắt gọi là “Thiên nhiên thanh trì” hay còn gọi là giếng Long Tuyền. Trước chùa có suối chín nguồn gọi là suối Giải Oan.

Gần chùa là động Tuyết Kinh và am Phật Tích, nơi có tảng đá tương truyền lưu dấu chân Quan Âm Bồ-tát. Ai có oan khuất không thể giải thích, chia sẻ cùng ai thì lên chùa để giãi bày cho lòng thanh thản.

Hướng dẫn đường đi: Rời động Hương Tích bạn có thể đi bộ hoặc đi cáp treo cũng đều có thể tới được chùa Giải Oan, chú ý đường lên chùa Giải Oan là ngã 3 nên bạn cần chú ý biển chỉ dẫn chứ đừng đi theo dòng người sẽ bị bỏ qua điểm này đó.

Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù.
Chùa Thiên Trù.

Chùa Thiên Trù toạ lạc trên thềm núi Lão, được xây dựng từ đời Vua Lê Thánh Tông (1460 – 1497). Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng trong một chuyến tuần thú phương nam lần thứ hai Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở thung lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn.

Trong lúc thưởng ngoại cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (= Bếp trời: một chòm sao chủ về ăn uống) nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù.

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn.
Động Tiên Sơn.

Động Tiên Sơn nằm lưng chừng núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như  sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi. 

Hướng dẫn đường đi: Nếu bạn muốn đi Động Tiên Sơn thì hãy nhớ Động Tiên Sơn ở phía bên trái trên đường từ Động Hương Tích, Chùa Giải Oan xuống chùa Thiên Trù. 

Động Hinh Bồng

Động Hinh Bồng.
Động Hinh Bồng.

Nếu như bạn cảm thấy ngột ngạt và choáng ngợp ở động Hương Tích thì khi tới Hinh Bồng bạn sẽ có cảm giác thoáng đãng, thư thái hơn. Đường đến động Hinh Bồng bắt đầu từ cổng Chùa Thiên Trù và được nhận xét là khá cao và dốc.

Ăn gì khi đi Chùa Hương

Đặc sản chùa Hương.
Đặc sản chùa Hương.

Những đặc sản không nên bỏ qua khi đến Chùa Hương: dê núi, bò rừng, ngựa, nhím, tê tê…Dọc đường từ bến đò cho đến động Thiên Trù có rất nhiều nhà hàng phục vụ với thực đơn khá hợp lý cho bạn lựa chọn, tuy nhiên hãy khảo giá trước để tránh bị chặt chém nếu vào mùa lễ hội và lựa chọn nhà hàng hợp lý nhất

Rau sắng

Đặc sản chùa Hương - Rau sắng.
Đặc sản chùa Hương - Rau sắng.

Cây rau sắng hay còn gọi là cây mì chính, cây rau ngót rừng… là một đặc sản được nhiều người săn đón khi về trảy hội chùa Hương. Lá non rau sắng có mầu xanh thẫm, óng ả, ra hết lớp này đến lớp khác và ra nhiều nhất vào tháng 2-3 âm lịch hằng năm.

Lá rau dùng để nấu canh với thịt hoặc cá. Mùi vị của loại rau này rất đậm đà, tuy nhiên do không dễ trồng lại lâu được thu hoạch nên giá rau sắng không hề rẻ, có thể lên tới cả vài trăm ngàn/ kg.

Mơ chùa Hương

Đặc sản chùa Hương - Quả Mơ, Rượu Mơ.
Đặc sản chùa Hương - Quả Mơ, Rượu Mơ.

Một trong những đặc sản nổi bật phải kể đến ở chùa Hương đó là quả mơ thường được trồng tại các sườn núi, thung lũng tạo thành các rừng mơ nối tiếp nhau. Mơ chùa Hương nhỏ quả, vàng hươm, mịn một lớp lông tơ như nhung tuyết, đôi chỗ vỏ lấm tấm một chút đỏ hồng.

Nếu đi chùa sớm, gặp đúng lúc có mơ đầu mùa, đừng quên mua ít quả để nhấm nháp cho vị chua làm người đi lễ chùa quên mệt mỏi. Nếu đi chùa muộn, gặp đúng lúc mơ vào vụ, hãy mua vài cân mơ về ngâm nước để đến mùa hè làm thức uống giải nhiệt.

Chè củ mài

Đặc sản chùa Hương - chè củ mài.
Đặc sản chùa Hương - chè củ mài.

Đi chùa Hương, hiếm người nào không tranh thủ thưởng thức một bát chè củ mài trong những chặng dừng, nghỉ trên đương đi. Chè củ mài được nấu từ bột của mài, đặc sánh, khi ăn người bán hàng thái thêm vài lát củ mài luộc lên trên. Chè củ mài thường nấu nhạt, ăn nguội, giá cũng rất mềm, chỉ 5 đến 10 ngàn/ bát.

Đặc sản chùa Hương - củ mài luộc.
Đặc sản chùa Hương - củ mài luộc.

Ngoài ra bạn có thể thưởng thức món củ mài hấp bở tơi, thơm mềm hay các loại khoai, sắn luộc bán ở gần cổng vào của chùa Hương. Đây đều là những món ăn chơi lạ miệng, rất đáng thử.

Bánh củ mài

Đặc sản chùa Hương - Bánh củ mài.
Đặc sản chùa Hương - Bánh củ mài.

Đây là loại bánh được bánh siêu phổ biến ở Chùa Hương khi khắp đường đi, đâu đâu cũng có bán. Bánh củ mài là loại bánh dẻo, ăn tương tự như chè lam dẻo nhưng mịn mát hơn, thường được bán dưới dạng khối to hoặc đóng thành các gói nhỏ.

Bánh củ mài là món quà mà hầu hết những người đến chùa Hương đều mua về để thưởng thức, để tặng bạn bè, người thân. Giá bánh củ mài khá mềm, trung bình khoảng 20 ngàn đồng/ gói, hương vị cũng đa dạng để đáp ứng nhu cầu thực khách.

Chè lam

Đặc sản chùa Hương - Chè Lam.
Đặc sản chùa Hương - Chè Lam.

Cùng với bánh củ mài, chè lam cũng là một đặc sản mua mang về nổi tiếng ở Nam thiên đệ nhất động. Món chè được làm kì công từ nếp cái, gừng tươi, bột quế, lạc rang vừa dẻo, vừa ngọt, khi thưởng thức cùng nước trà lại càng hợp vị khi vị dẻo thơm gạo nếp xem lẫn vị cay của gừng hòa quyện trong vị thanh ngọt của nước trà.

Đi Chùa Hương bạn cần chuẩn bị những gì ?

Quần áo, tư trang

- Quần áo, ô mũ những ngày mưa nắng. Mặc đồ kín đáo, không làm ổn hay dùng từ khiếm nhã bởi đây là nơi cửa Phật

- Dép hoặc giày thể thao để thuận tiện cho việc đi lại và leo núi.

- Đồ ăn nhẹ.

Chuẩn bị đồ lễ

Vàng, hương, trầu cau, rượu cúng, chè, hoa quả, bánh kẹo, tiền lẻ. Ở Chùa Hương, đồ lễ bán rất nhiều, nhưng giá sẽ cao hơn bình thường do vậy để tiết kiệm lại được đồ ngon tốt nhất bạn nên đem từ nhà.

Lưu ý bạn nên biết

Lưu ý khi đi đò

Xung quanh khu vực suối Yến có rất nhiều cò mồi bám theo bạn giới thiệu đi đò nhưng bạn không nên theo họ mà đi thẳng tới bến Đục, vào phòng bán vé vè mua vé.

Khi mua cũng nên hỏi số lượng tối đa khách trên 1 thuyền để tránh tình trạng thuyền bị cò nhồi nhét khách. Các bạn cũng nên bồi dưỡng cho lái thuyền một ít tiền.

Nên đi theo nhóm vừa vui lại an toàn tiết kiệm tiền đò.

Lưu ý khi đi cáp treo

Giá cáp treo: 90.000/1 người với 1 chiều và 140.000/1 người với 2 chiều. Vào dịp lễ hội thương rất đông, bạn hãy chịu khó xếp hàng mua vé từ Ban tổ chức, tránh mua của các cò với giá trên trời

Lưu ý khi mua sắm ở Chùa Hương

- Đối với hàng lưu niệm và đặc sản bạn nên mặc cả giá, khi mua kiểm tra số lượng và hạn dùng.

- Đối với các sản phẩm như thuốc nam hay đồ bồi bổ sức khỏe cũng nên cân nhắc trước khi mua bởi đồ ở đây chưa được qua kiểm nghiệm đâu.

Hình ảnh bn tự tìm nha!

Chia sẻ thêm: bài này mik lm đc 9đ

15 tháng 7 2018

Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...

Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.

Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.

Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.

Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.

Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.

Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.

15 tháng 7 2018

                                                                                                                                                   Việt Nam, 15/7/2018

                                                                                                                                       Xin chào Hannad - em họ xa của tôi.

Hôm nay chị sẽ nói cho em về biểu tượng của Thành phố Hồ Chí MInh, đó là tòa nhà Bitexco nằm giữa trung tâm thành phố. Lần đầu tiên về Việt Nam chắc em chỉ mới thấy lướt qua nên chị sẽ giới thiệu nhé! Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định. Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà "khác thường" cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.

Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, "Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người." Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.

Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa "vươn cao". Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh "Văn hóa Việt Nam đang nở rộ". Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt. Em có thích khi biết thêm về quê hương thứ hai của mình không? Chị mong em sẽ thích nó. Come back to Vietnam soon, please.

                                                                                             Chị nhớ em

                                                                                                   Eunice

NG
10 tháng 8 2023

Tham khảo
 

- Thành lập và họp ban tổ chức sự kiện.

- Chọn tên sự kiện.

- Lựa chọn sản phẩm tuyên truyền, giới thiệu và cách bảo tồn.

- Xác định thời gian, địa điểm tổ chức sự kiện.

- Thông tin về sự kiện.