K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

1. Em nghe cô giáo và các bạn kể lại nội dung câu chuyện Chiếc tẩu.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

2. 

a) Cậu bé có cảm giác như vậy vì thấy mình đã suy nghĩ đúng, làm đúng, vượt qua chính những cám dỗ trong lòng mình để lớn lên.

b) Điểm đáng quý ở Gioi-xơ là dũng cảm sửa sai. Ngay khi ngồi trên chiếc đu, cậu bé đã thấy “một nỗi kinh hoàng trào lên” vì nhận ra rằng mình đã cắp chiếc tẩu. Rồi cậu trào nước mắt nhớ đến mẹ đã tin tưởng cậu như thế nào. Cậu như bị ai châm kim vào người. Thế là cậu cắm cổ chạy về tiệm tạp hoá, trả chiếc tẩu.

NG
5 tháng 10 2023

2.

a) Hành động của Rai-ân như một lời kêu gọi sự quan tâm và giúp đỡ những người gặp khó khăn ở khắp nơi trên thế giới.

b) Những điều khiến cho em thấy thích ở tính cách của Rai-ân: lòng nhân ái, tính kiên trì, sự chăm chỉ, sự kiên định, quyết tâm theo đuổi ước mơ,...

NG
9 tháng 10 2023

HS nghe kể chuyện và tự trả lời câu hỏi. 

NG
7 tháng 10 2023

1.

Gu-li-vơ ở xứ sở tí hon

             Trong một lần đi biển, Gu-li-vơ tình cờ lạc vào xứ sở của người Li-li-pút tí hon. Anh được vua nước Li-li-pút mời ở lại và trở thành một người khổng lồ giữa những người chỉ bé bằng ngón tay cái. Dưới đây là câu chuyện của anh.

             Một buổi sáng, ngài tổng tư lệnh bất ngờ đến thăm tôi. Đứng trên lòng bàn tay tôi, ngài báo tin nước láng giềng Bli-phút hùng mạnh đang tập trung hải quân bên kia eo biển, chuẩn bị kéo sang. Nhà vua ra lệnh cho tôi đánh tan hạm đội địch.

           Thế là tôi đi ra bờ biển. Quan sát bằng ống nhòm, tôi thấy địch có độ năm mươi chiến hạm. Tôi bèn cho làm năm mươi móc sắt to, buộc vào dây cáp, rồi ra biển. Chưa đầy nửa giờ, tôi đã đến sát hạm đội địch. Quân trên tàu trông thấy tôi, phát khiếp, nhảy ào xuống biển, bơi vào bờ. Tôi lấy dây cáp móc vào từng chiến hạm một rồi bộc tất cả đầu dây vào nhau, kéo về Li-li-pút.

          Khỏi phải nói nhà vua mừng như thế nào. Ngài còn muốn nhân dịp này biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngoài. Nhưng tôi cố thuyết phục ngài từ bỏ ý định ấy. Khoảng ba tuần sau, nước Bli-phút cử một đoàn đại biểu sang thương lượng và hai bên đã kí một hòa ước lâu dài.

2. Trao đổi:

a, Quân địch lại phát khiếp khi nhìn thấy Gu-li-vơ vì Gu-li-vơ quá lớn

b, Gu-li-vơ cố thuyết phục vua xứ Li-li-pút bỏ ý định biến Bli-phút thành một tỉnh của nước ngài Vì Gu-li-vơ ghét chiến tranh xâm lược, yêu hòa bình

c, Nếu đặt cho Gu-li-vơ một biệt hiệu, em sẽ gọi anh người nắm giữ hòa bình.

NG
5 tháng 10 2023

1. Học sinh tự thực hiện.

2. Trao đổi:

a, Vì đây là lần đầu tiên bồ chao thấy hai thứ to cao đến vậy nên không suy nghĩ gì mà tưởng rằng mình đã thấy hai cái trụ chống trời.

b, Vì các loài chim chưa từng thấy và không biết đó là gì nên ngạc nhiên trước những điều mắt thấy, tai nghe.

c, Nếu là một nhân vật trong câu chuyện, em sẽ nói cần xem xét xem thực hư điều đó là gì chứ không vội vàng kết luận tin vào những điều mắt thấy, tai nghe.

28 tháng 2 2019

1:

Ngay sau khi buổi học kết thúc. Thầy Ha-men cùng người em gái của mình ra đi, rời xa vĩnh viễn vùng An - dát, rời xa vĩnh viễn ngôi trường mà thầy giáo gắn bó bốn mươi năm.

Chiếc xe ngựa đưa thầy ra khỏi trường. Thầy thẫn thờ đưa mắt nhìn ngôi trường. Cả tới khi xe đã ra tới con dốc ở phía đầu làng, thầy vẫn cố ngoái lại nhìn, Rồi thầy quay đi, rút khăn mùi xoa lau nước mắt. Thật tội nghiệp cho thầy.

Bọn học trò nhỏ chúng tôi đưa tiễn thầy mãi đến tận ngã ba, nơi con đường làng nhập và một con đường lớn. Thầy quay về phía chúng tôi, giọng nghẹn ngào:

- Thôi, các con về đi! Thầy mong các con hãy nhớ những gì thầy đã nói với các con lúc nãy.

Chúng tôi oà lên khóc.

- Hãy can đảm lên các con - Thầy an ủi chúng tôi và vẫy chào từ biệt.

Rồi chiếc xe ngựa chở thầy cứ xa dần, xa dần, mất hút vào con đường cái lớn. Lúc bấy giờ chúng tôi mới quay về làng. Chúng tôi im lặng đi bên nhau, thẫn thờ như vừa đánh mất một thứ gì quý giá lắm mà không thể nào tìm thấy được!

Hôm sau, thầy giáo dạy tiếng Đức đến thay thế thầy Ha­men...Ông thầy mới này cũng là người Pháp, nhưng không hiểu sao mới gặp chúng tôi đã có ác cảm. Phải chăng vì thầy dạy Đức văn chứ không phải Pháp văn? Sao thầy có thể nhồi nhét vào đầu óc chúng tôi thứ ngôn ngữ lạ hoắc và chán ngắt này?

Tôi không hứng thú gì với bài học Đức văn này cả. Tôi nghe thầy giáo giảng bài với một thái độ dửng dưng, lạnh nhạt.

Đến khi thầy giáo mới bảo chúng tôi tập viết những từ tiếng Đức theo mẫu thì tôi lại viết những phân từ tiếng Pháp mà thầy Ha-men đã dạy chúng tôi. Vì tôi mới biết viết tập toạng nên tôi cũng chẳng viết được mấy từ. Bực mình, tôi cắm ngòi bút xuống bàn. Ngòi bút cong vênh lên khi đâm vào mặt bàn cứng. Tôi tự giận mình trước đây sao không chú trọng vào việc học tập, thường hay trốn học và rong chơi ngoài đồng nội? Giá tôi chăm chỉ hơn...!

Chao ôi, càng nghĩ, tôi càng đau lòng. Và tôi nhớ tới thầy Ha-men, nhớ da diết. Tôi nhớ cái ánh mắt vừa nghiêm khắc, vừa dịu dàng của thầy. Tôi nhớ hình ảnh lớn lao của thầy với bộ trang phục trang trọng trong buổi học cuối cùng. Tôi nhớ những lời giảng say sưa, xúc động của thầy. Tôi nhớ những từ mẫu viết bằng chữ rộng rất đẹp: "Pháp, Andát, Pháp, An-dát" như những lá cờ bay phấp phới trước các dãy bàn. Tôi nhớ cả những lần tôi không thuộc bài, bị thầy phạt trước lớp, hoặc những lần tôi viết nguệch ngoạc, mực giây đầy vở, bị thầy phạt xoè hai bàn tay vụt thước kẻ xuống...Những lúc ấy tôi cho rằng thầy ác quá và rất ghét thầy.

Nhưng lúc này đây tôi lại thèm được thầy trở lại đây dạy chúng tôi những bài Pháp văn, thèm được thầy phạt chúng tôi như vậy. Bây giờ tôi mới thấm thía những hình phạt của thầy là muốn chúng tôi tiến bộ.

Đang nghĩ miên man thì bỗng "cốp", một cái thước vút mạnh xuống đầu tôi. Tôi choáng váng ngẩng lên. Thầy giáo dạy Đức văn mặt hằm hằm nhìn tôi:

- Thằng nhãi, mày học hành thế này à? Mày có muốn nhừ đòn không? Liệu hồn đấy! Đồ nô lệ thối tha!

Tôi cố kìm nén sự tức giận và cả những giọt nước mắt chỉ trực trào ra.

Tôi bỗng thấy ánh mắt buồn rầu, trìu mến của thầy Ha­men: Can đảm lên các con. Và bên tai tôi văng vẳng lời thầy Ha-men:

- Các con ạ, các con nên nhớ rằng: tiếng Pháp là thứ ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sáng nhất, vững vàng nhất; phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên lãng nó, bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác nào nắm được chìa khoá chốn lao tù...

Những tiếng ấy át đi lời sỉ nhục của thầy giáo dạy Đức văn, khiến tôi bình tĩnh dần trở lại.

Tôi tự hỏi: Bao giờ thầy Ha-men trở lại?.

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?b) Trong...
Đọc tiếp

Trong đời sống hàng ngày người ta thường nghe những yêu cầu và những câu hỏi như sau:

-  Bà ơi, bà kể chuyện cổ tích cho cháu nghe đi!

-  Cậu kể cho mình nghe Lan là người như thế nào.

-  Bạn An gặp chuyện gì mà lại thôi học nhỉ?

-  Thơm ơi, lại đây tớ kể cho nghe câu chuyện này hay lắm.

a) Gặp trường hợp như thế, theo em, người nghe muôn biết điều gì và người kể phải làm gì?

b) Trong những trường hợp trên, câu chuyện phải có một ý nghĩa nào đó. Ví dụ, nếu muốn cho bạn biết Lan là một người bạn tốt, người được hỏi phải kể những việc như thế nào về Lan? Vì sao? Nếu người trả lời kể một câu chuyện về An mà không liên quan đến việc thôi học của An thì có thể coi là câu chuyện có ý nghĩa không? Vì sao?

1
16 tháng 2 2019

a, Gặp những trường hợp trên người nghe muốn được người kể:

- Kể nội dung truyện cổ tích

- Lý do An thôi học,

- Thông tin về hình dáng, sở thích, thành tích học tập…

- Một câu chuyện hay

b, Nếu muốn cho bạn biết Lan là người bạn tốt, bạn phải kể về Lan:

     + Học tập chăm chỉ, đạt thành tích tốt

     + Thường xuyên giúp đỡ bạn bè trong học tập, lao động, sinh hoạt hằng ngày

- Vì: những điều này chứng tỏ Lan là người bạn tốt

- Nếu kể câu chuyện về An mà không liên quan tới việc thôi học thì câu chuyện đó không có ý nghĩa, vì không đáp ứng được mục đích của người hỏi.

ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói: - Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm! Cô bé quay lại dịu dàng hỏi: - Thế em muốn ước gì? Nhớ...
Đọc tiếp

ĐIỀU MONG ƯỚC KÌ DIỆU Đêm hè nóng nực, hai chị em ngồi hóng mát, giữa màn đêm lúc ấy bỗng có một ngôi sao vụt sáng, rạch qua bầu trời như một nhát kiếm chói lòa. Cậu em giật áo chị và nói: - Chị ơi, em nghe người ta nói khi thấy sao đổi ngôi, mình mong ước điều gì thì hãy nói lên điều ước ấy. Thế nào cũng linh nghiệm! Cô bé quay lại dịu dàng hỏi: - Thế em muốn ước gì? Nhớ đến bố con ông lão diễn trò ủ rũ bên đường hồi chiều, cậu em thủ thỉ: - Ước gì… giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật. Cô chị bèn cầm lấy tay em và nói với giọng đầy cảm động: - À, chị bảo điều này … - Gì ạ? - À … à … không có gì. Chị chỉ nghĩ … ông cụ chắc cần tiền lắm! Trong trí óc non nớt của cô bé bỗng hiện lên hình ảnh con lợn đất đựng tiền tiết kiệm cô để dành từ một năm nay trong góc tủ. Cô bé muốn dành cho bố con ông lão và cả em mình một niềm vui bất ngờ. Theo Hồ Phước Quả Câu 1: Khi thấy sao đổi ngôi, cậu em đã làm gì? ( 0,5 điểm) A. Ngồi hóng mát và giật mình sợ hãi B. Ngồi hóng mát và thích thú reo lên C. Giật áo chị, nói với chị điều mình được nghe người ta nói Câu 2: Cậu bé ước điều gì? Tại sao? ( 0,5 điểm) A. Được đi diễn trò vì cậu muốn có tiền giúp đỡ bố con ông lão bớt nghèo khổ B. Giấy trong thùng của ông lão biến thành tiền thật, vì thương bố con ông C. Ước bố con ông lão giàu có, vì cậu muốn mọi người đều giàu có Câu 3: Cô chị đã nghĩ gì trước ước muốn của cậu em trai? ( 0,5 điểm) A. Dùng món tiền tiết kiệm của cô để giúp ông lão B. Tìm cách giúp em trai mình đạt được ước muốn C. Cảm động trước ước muốn giấy biến thành tiền thật Câu 4: Theo em, hai chị em trong câu chuyện có phẩm chất gì đáng quý? ( 0,5 điểm) A. Thích xem sao đổi ngôi, tin vào những điều kì diệu B. Thương người, biết mang lại niềm vui cho người khác C. Tiết kiệm, biết dành dụm để có một khoản tiền 

0
6 tháng 9 2016

a) Đó là những điều trong cuộc sống mà người nghe muốn hiểu muốn biết - và người kể phải giải thích sự việc, để đáp ứng yêu cầu của người nghe.

b) Trong những trường hợp trên nếu người trả lời mà kể một câu chuyện không liên quan đến yêu cầu của người hỏi, thì câu chuyện đó sẽ không có ý nghĩa. Vì chưa đáp ứng được yêu cầu muốn biết của người hỏi.

6 tháng 9 2016

cảm ơn nha

 

8 tháng 12 2021

Vẫn có câu hỏi