K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2023

Đơn vị chứng kiến cảnh người dân nước bạn sống thiếu thốn, không có đồ ăn.

26 tháng 9 2021

Em tham khảo:

Bạo hành trong gia đình là điều mà tất cả chúng ta cần phải lên án và ngăn chặn không để tái diễn. Nếu như trong cuộc sống, chứng kiến cảnh một người phụ nữ hoặc một bé gái bị chồng, cha ngược đãi thì em sẽ tìm cách ngăn chặn tình huống này. Báo cho những người lớn tuổi ở gần đó tới để có biện pháp cùng ngăn chặn sự việc đang xảy ra. Đồng thời, em sẽ tham gia vào những hội nhóm để tuyên truyền cho mọi người hiểu về nếp sống văn hóa trong gia đình, trong làng xóm. Để những tình trạng như trên sẽ không xảy ra thêm một lần nào nữa.

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Bạo hành trong gia đình là điều mà tất cả chúng ta cần phải lên án và ngăn chặn không để tái diễn. Nếu như trong cuộc sống, chứng kiến cảnh một người phụ nữ hoặc một bé gái bị chồng, cha ngược đãi thì em sẽ tìm cách ngăn chặn tình huống này. Báo cho những người lớn tuổi ở gần đó tới để có biện pháp cùng ngăn chặn sự việc đang xảy ra. Đồng thời, em sẽ tham gia vào những hội nhóm để tuyên truyền cho mọi người hiểu về nếp sống văn hóa trong gia đình, trong làng xóm. Để những tình trạng như trên sẽ không xảy ra thêm một lần nào nữa.

9 tháng 1 2022

Báo công an

9 tháng 1 2022

call the police:))

29 tháng 12 2017

Dưới góc độ xã hội học, gia đình được coi là tế bào của xã hội. Không giống bất kỳ nhóm xã hội nào khác, gia đình có sự đan xen các yếu tố sinh học, kinh tế, tâm lý, văn hóa,…Những mối liên hệ cơ bản của gia đình bao gồm vợ, chồng, cha mẹ và con, ông bà và cháu, anh chị em với nhau, những mối liên hệ khác như: cô, dì, chú, bác với cháu, cha mẹ chồng với con dâu, cha mẹ vợ với con rể…Mối quan hệ gia đình được thể hiện ở các khía cạnh: có đời sống tình dục, sinh con và nuôi dạy con cái, lao động tạo ra của cải vật chất để duy trì đời sống gia đình và đóng góp xã hội. Mối liên hệ này có thể dựa trên những căn cứ pháp lý hoặc có thể dựa trên các căn cứ thực tế một cách tự nhiên, tự phát.

Dưới góc độ pháp lý “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh các nghĩa vụ và quyền giữa họ với nhau theo quy định của Luật này”(Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2000). Tuy nhiên, trong thực tế đời sống cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm gia đình: gia đình là tập hợp những người có cùng tên trong sổ hộ khẩu; gia đình là tập hợp những người cùng chung sống với nhau dưới một mái nhà…

Từ những góc độ nhìn nhận khác nhau, gia đình được chia thành rất nhiều dạng thức khác nhau: gia đình hiện đại, gia đình truyền thống; gia đinh đa thế hệ…Xuất phát từ những khái niệm khác nhau về gia đình dẫn tới những quan niệm khác nhau về thành viên gia đình.

Thành viên gia đình có thể được hiểu là những người gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng; hoặc cũng có quan điểm cho rằng thành viên gia đình là những người cùng ghi tên trong một sổ hộ khẩu, hoặc là những người cùng chung sống trong một gia đình.

Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa truyền thống là tất cả những người trong cùng dòng họ, trong một đại gia đình từ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con cái, cháu chắt, con dâu, con rể, cháu dâu, cháu rể…

Thành viên gia đình hiểu theo nghĩa hiện đại là những người cùng chung sống trong một gia đình, có đời sống chung về mặt vật chất và tinh thần như cha mẹ và con cái, vợ và chồng, những người sống cùng khác. Những người này có một khoảng thời gian sống chung với nhau ổn định, có sự quan tâm chia sẻ với nhau những công việc gia đình và xã hội, từ đó hình thành nên mối liên hệ đặc biệt về tâm lý, tình cảm, tạo nên cách ửng xử giữa họ với nhau.

2. Bạo lực và bạo lực gia đình

Bạo lực được hiểu là “dùng sức mạnh để cưỡng bức, trấn áp hoặc lật đổ”. Khái niệm này dễ làm người ta liên tưởng tới các hoạt động chính trị, nhưng trên thực tế, bạo lực được coi như một phương thức hành xử trong các quan hệ xã hội nói chung. Các mối quan hệ xã hội vốn rất đa dạng và phức tạp nên hành vi bạo lực cũng rất phong phú được chia thành nhiều dạng khác nhau tùy theo từng góc độ nhìn nhận: bạo lực nhìn thấy và bạo lực không nhìn thấy được; bạo lực với phụ nữ, trẻ em…

Bạo lực gia đình là một dạng thức của bạo lực xã hội, là “hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình” (Điều 1 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007). Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với nhiều dạng thức khác nhau. Xét về hình thức, có thể chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:

- Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ.

- Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình

- Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động…)

- Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Cưỡng ép quan hệ tình dục;

- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở

8 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Tôi là hàng xóm của gia đình chị Dậu, cũng là một người nông dân nghèo, thân phận thấp cổ bé họng. Gia đình chị lại thuộc "nhất nhì trong hạng cùng đinh" của làng quê nghèo này. Hôm trước anh Dậu bị bọn cai vệ đánh cho bất tỉnh, đang về nhà chuẩn bị ăn cháo thì lại bị bọn chúng đến đòi thêm sưu thuế.  Trông bọn chúng mới dữ tợn làm sao? Tôi thấy chị Dậu thì cuống quít van xin rồi giả thích với bọn cai lệ. Nhưng dường như chúng khồn chouj nghe mà quát tháo và đánh lại chị Dậu. Thây chúng chuẩn bị sấn đến để trói anh Dậu, chị Dậu bèn liều mạng cự lại:

- "Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành hạ!"

    Bọn cai lệ bất nhân kia thấy thế chẳng thương tình đánh "bốp vào mặt chị" rồi nhảy phắt đến bên anh Dậu. Đúng là tức nước thì phải vỡ bờ, chị nghiến hàm răng gằn lên:

- "Mày trói ngay chồng bà đi, bà cho mày xem!"

    Có lẽ bằng với sức mạnh của tình yêu thương và lòng căm thù, chị Dậu đã đứng kên đánh lại tên cai lệ khiến hắn ngã nhào xuống đất. Chị Dậu chỉ là một người phụ nữ bình thường, chân yếu tay mềm mà lại đánh bại được mấy bọn cai lệ. Đúng là trong chị luôn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt. Tôi thấy rất hả hê nhưng lại càng lo cho chị Dậu hơn. Đánh bọn chúng rồi thì lại càng khổ hơn. Nhưng chị Dậu rất dắn dỏi mạnh mẽ cương quyết:

- "Thà ngồi tù. Để cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được...."

    Thật vậy, người nông dân chúng tôi bị dồn vào mức đường cùng thì chỉ có cách đứng lên đấu tranh chống lại thế lực xấu vì cuộc sống tốt đẹp hơn.

10 tháng 8 2018

Với các câu trả lời nhắc tới thông điệp của nhà thơ về lối sống vị tha của con người.

- Nhà thơ khuyên con người xây dựng cho mình lối sống đẹp: nhân ái, vị tha, đoàn kết.

- Nhà thơ gủi gắm triết lý về lẽ sống cao đẹp.

- Nhà thơ phê phán lối sống cá nhân ích kỉ

26 tháng 10 2021

M.n jup e vs ak

26 tháng 10 2021

Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường

 

Diện tích rừng thu hẹp do: mở rộng diện tích canh tác, nhu cầu sử dụng gỗ, củi tăng.

 

Đất trồng bị bạc màu do sản xuất quá mức nhưng không được chăm bón. Diện tích đất trồng bị thu hẹp để mở rộng xây dựng…

 

Khoáng sản cạn kiệt do khai thác và xuất khẩu nhiên liệu để đổi lương thực…

 

Dân số tăng nhanh trong khi sản lượng lương thực tăng chậm dẫn đến thiếu lương thực, môi trường ô nhiễm, thiếu nước sạch…

 

Liên hệ Việt Nam:

 

Dân cư đông, thiếu nơi ở => sức ép lên đất đai , giá đất cao

 

Khai thác than phục vụ công nghiệp => cạn kiệt tài nguyên than đá.

 

 

30 tháng 3 2021

Ý 1:

- Đời sống nhân dân, nhất là nông dân ngày càng cực khổ.

- Địa chủ cường hào chiếm đoạt ruộng đất, quan lại tham nhũng, tô thuế nặng nề.

- Nạn đói, dịch bệnh hoành hành khắp nơi.

=> Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.

 

 

Ý 2:

Đời sống của các tầng lớp nhân dân dưới triều Nguyễn cực khổ do:

- Địa chủ, cường hào chiếm đoạt ruộng đất.

- Quan lại tham nhũng, tô thuế phu dịch nặng nề.

- Nạn dịch bệnh, nạn đói hoành hành khắp nơi.

=> Nhân dân căm phẫn, bất bình, mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt, nên họ nổi dậy đấu tranh chống chính quyền nhà Nguyễn.



 

 

30 tháng 3 2021

cảm ơn bạn