K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 11 2023

Tham khảo
Khi có dịp chạy hết dãy phố, những cảnh vật hiện ra trước mắt đã giúp cún nhận ra bao nhiêu điều mới lạ mở òa ra trước mắt. Phố tiếp phố. Làng tiếp làng. Bến sông này nối dài tới bến sống khác,... cuối con phố của cún là những chân trời mở ra vô tận. 

Các bạn trả lời bài này giúp mình nha,mình cần gấp😑👇 CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông...
Đọc tiếp
Các bạn trả lời bài này giúp mình nha,mình cần gấp😑👇 CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật. (Theo Văn Thảo) Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào? (1 điểm) A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu) (2 điểm) A. 3 câu B. 4 câu C. 5 câu Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? (2 điểm) A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả? (1 điểm) A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung
1
16 tháng 4 2022

1a

 

14 tháng 11 2021

Bạn gạch chân những từ như sau :

1   -Những con đường cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió.

2   -Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ thế kỉ xa xưa nào đó.

* Có lưu ý cho bạn: những từ dùng để so sánh vật nào đó thì chỉ có từ "như" là một biện pháp so sánh chủ ngữ và vị ngữ như thế nào.

                                                 --Rồi nha chúc bạn học tốt ^^--

I - Đọc thành tiếng (4 điểm) II – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm) Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi. CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU      Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những...
Đọc tiếp

I - Đọc thành tiếng (4 điểm)

II – Bài tập về đọc hiểu (6 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi.

CẢNH SẮC MÙA XUÂN VÙNG TRUNG DU

     Thủy chợt nhận ra mùa xuân khi cô mở hai cánh cửa sổ nhìn ra bên ngoài. Trước mắt Thủy, cảnh sắc hiện ra thật huy hoàng. Lớp cỏ non đã lác đác phủ lên từng mảng trên những quả đồi chạy tít tắp đến cuối tầm mắt. Những con đường mòn cũng trở nên mềm mại lượn khúc, lúc ẩn lúc hiện trông nhẹ như những chiếc khăn voan bay lơ lửng trong gió. Xa hơn một ít, dãy núi đá vôi bỗng nhiên sừng sững uy nghi hơn mọi ngày. Thủy hình dung nó như những thành quách lâu đài cổ từ những thế kỉ xa xưa nào đó. Mới tháng trước đây thôi, mùa đông đã làm cho tất cả trở nên hoang vu, già cỗi. Những quả đồi gầy xác, những con đường mòn khẳng khiu. Và dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng. Mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả. Mọi vật sáng lên, trẻ ra dưới ánh nắng óng mượt như nhung. Đôi mắt Thủy bao trùm lên mọi cảnh vật.

(Theo Văn Thảo)

Khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng

Câu 1. Cảnh sắc mùa xuân hiện ra trước mắt Thủy qua những sự vật nào? (1 điểm)

A. Cỏ non phủ trên đồi, chiếc khăn voan, dãy núi đá vôi

B. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, lâu đài cổ xưa

C. Cỏ non phủ trên đồi, con đường mòn, dãy núi đá vôi

Câu 2. Bài văn có mấy câu đã sử dụng phép so sánh? (Gạch dưới hình ảnh so sánh và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng câu) (2 điểm)

A. 3 câu

B. 4 câu

C. 5 câu

Câu 3. Hình ảnh so sánh “dãy núi đá vôi ngồi suy tư trầm mặc như một cụ già mãn chiều xế bóng” góp phần nhấn mạnh điều gì? (2 điểm)

A. Vẻ cổ kính, xa xưa và sống động

B. Vẻ già cỗi, tàn lụi của thiên nhiên

C. Vẻ bạc trắng của mái tóc người già

Câu 4. Vì sao nói mùa xuân kì diệu đã làm thay đổi tất cả? (1 điểm)

A. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật đỡ hoang vu, già cỗi

B. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật óng mượt như nhung

C. Vì mùa xuân đã làm cho mọi vật bỗng sáng lên, trẻ ra

171
14 tháng 5 2021

1. B, C

2. B

3. B

4. A, B, C

15 tháng 5 2021

Câu 1. C                                                                                                                                           Câu 2. A

30 tháng 11 2023

loading...
=> Em là một cô bé hiền lành nhưng cảnh ngộ lại đáng thương. Tuy trong đói rét em không hề oán trách một ai vì đã thờ ơ trước cảnh ngộ của mình. Tâm hồn em thật trong sáng và nhân hậu biết chừng nào. Đó là một cô bé giàu mơ ước, vượt lên hoàn cảnh thực tại đói rét, cô đơn. Những mơ ước ấy giản dị mà cũng thật lãng mạn, diệu kì.

Giúp Mình với mình cần gắpCâu 1. Em hãy nhận ra câu sai trong những câu sau:A. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt taB. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt taC. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sángD. Vật sáng cũng là nguồn sángCâu 2. Vì sao ta nhìn thấy một vật?A. Vì ta mở mắt hướng về phía vậtB. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vậtC. Vì có ánh sáng từ vật...
Đọc tiếp

Giúp Mình với mình cần gắp

Câu 1. Em hãy nhận ra câu sai trong những câu sau:

A. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta

B. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

C. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

D. Vật sáng cũng là nguồn sáng

Câu 2. Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Câu 3. Chọn phát biểu sai

A. Nguồn sáng là vật tự phát ánh sáng hoặc là vật được chiếu sáng

B. Vật được chiếu sáng gọi là vật sáng

C. Vật sáng bao gồm cả nguồn sáng và vật được chiếu sáng

D. B và C đều đúng

Câu 4. Em hãy tìm nguồn sáng trong những vật sau:

A. Quyển sách B. Mặt Trời

C. Bóng đèn bị đứt dây tóc D. Mặt Trăng

Câu 5. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy

B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

C. Mặt trời

D. Đèn ống đang sáng

Câu 6. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây là vật sáng?

A. Đèn dầu đang cháy

B. Vỏ hộp sữa sáng chói dưới trời nắng

C. Mặt Trăng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8. Chọn câu đúng:

Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi:

A. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt

B. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt

C. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt

D. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt

Câu 9. Sở dĩ ta nhìn được mọi vật là vì:

A. Các vật đó tự phát ra ánh sáng và những ánh sáng đó chiếu đến mắt ta

B. Các vật đó nhận được ánh sáng từ các vật khác chiếu đến nó và phản xạ những ánh sáng đó vào mắt ta

C. Các vật đó tự phát sáng và hắt lại những ánh sáng đó vào mắt ta

D. Có ánh sáng truyền vào mắt ta

Câu 10. Ta không nhìn thấy được một vật là vì:

A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng

B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta

C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng

D. Các câu trên đều đúng

Câu 11. Trong bóng đêm tĩnh mịch ta có thể nhìn thấy được những vật nào sau đây:

A. Những vì sao bằng nhựa phủ chất dạ quang dán trên trần nhà

B. Chiếc giường gỗ mà ta đang ngủ

C. Kim của chiếc dồng hồ có phủ chất dạ quang

D. A và C đều đúng

Câu 12. Chọn câu trả lời sai

A. Môi trường trong suốt là môi trường để cho ánh sáng qua gần như hoàn toàn

B. Môi trường chắn sáng là môi trường không để cho ánh sáng qua

C. Một môi trường có thể là môi trường trong suốt hay môi trường chắn sáng tùy theo cường độ của chùm ánh sáng tới mạnh hay yếu

D. Nếu môi trường trong suốt có chứa các chất vẩn thì ta có thể thấy vết của các tia sáng trong đó

Câu 13. Em hãy điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau:

Trong môi trường…………và…………………..ánh sáng truyền đi theo các…………

A. Nước, không khí, đường cong

B. Trong suốt, không khí, không đồng tính

C. Trong suốt, đồng tính, đường thẳng

D. Lỏng, khí, đường thẳng

Câu 14. Chọn câu trả lời sai

A. Trong môi trường trong suốt, đồng tính và đẳng hướng thì ánh sáng truyền theo khắp mọi phương với cùng vận tốc

B. Trong môi trường trong suốt thì tia sáng là đường thẳng

C. Dùng định luật truyền thẳng ánh sáng có thể giải thích các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực,….

D. Trong khoảng không gian rộng lớn thì tia sáng không nhất thiết là đường thẳng

Câu 15. Chọn câu sai

A. Tia sáng là đường truyền của ánh sáng. Đường đi của tia sáng giữa hai điểm là đường ngắn nhất của hai điểm đó

B. Chùm tia phân kỳ là chùm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng

C. Nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng

D. Các vật sáng gồm các nguồn sáng và các vật được chiếu sáng

Câu 16. Chọn câu trả lời đúng

A. Chùm tia phân kì là chùm sáng phát ra từ nguồn điểm

B. Chùm tia hội tụ là chùm sáng mà trong đó các tia sáng đồng qui tại một điểm

C. Chùm tia song song là chùm gồm các tia sáng song song coi như phát ra từ vật ở xa

D. A, B, C đều đúng

Câu 17. Chọn câu đúng

A. Chùm sáng song song gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng

B. Chùm sáng càng xa càng loe rộng ra được gọi là chùm phân kì

C. Chùm sáng xuất phát từ bóng đèn tròn là chùm hội tụ

D. Chùm sáng xuất phát từ bóng đèn dài là chùm sáng song song

Câu 18. Em hãy chỉ ra chùm hội tụ trong các chùm sáng phát ra từ đèn pin trên hình 1.2

<!--[if gte vml 1]>

A. Chùm (1)      B. Chùm (2)

C. Chùm (3)      D. Cả A, B, C đều sai

Câu 19: Chọn câu trả lời đúng

Theo định luật phản xạ ánh sáng:

A. Góc phản xạ bằng góc tới

B. Pháp tuyến là đường phân giác của góc tạo bởi tia phản xạ và tia tới

C. Tia phản xạ và tia tới đối xứng nhau qua pháp tuyến

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 20: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào ánh sáng truyền đi theo đường thẳng

A. Ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất

B. Ánh sáng từ bóng đèn truyền đến mắt ta

C. Ánh sáng truyền từ không khí vào chậu nước

D. A,B đều đúng

Câu 21: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào không truyền theo đường thẳng

A. Ánh sáng truyền từ không khí đến gặp một tấm gương phẳng

B. Ánh sáng truyền từ không khí đến một mặt nước phẳng lặng

C. Ánh sáng truyền đi trong lớp không khí trên sa mạc

D. B và C đều đúng

Câu 23: Chọn câu sai:

A. Ánh sáng phát ra từ chùm sáng hội tụ sẽ gặp nhau tại một điểm

B. Ánh sáng phát ra từ chùm sáng song song thì không thể cắt nhau

C. Trong chùm sáng hội tụ, các tia sáng đều xuất phát từ cùng một điểm

D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng

Câu 24: Chọn câu trả lời đúng

A. Định luật truyền thẳng ánh sáng

B. Định luật phản xạ ánh sáng

C. Cả hai định luật trên

D. Một định luật khác

Câu 26: Trong những trường hợp sau, trường hợp nào ánh sáng không truyền đi theo đường thẳng.

A. Ánh sáng truyền trong môi trường chân không

B. Ánh sáng truyền đi trong một bản thủy tinh trong suốt

C. Ánh sáng truyền từ bóng đèn đến mắt ta

D. Ánh sánh truyền từ không khí vào thau nước

Câu 27: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa ki của Trái Đất che khuất nên ánh sáng mặt trời không đến được nơi ta đứng

B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng mặt trời chiếu xuống mặt đất nơi ta đứng

C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng

Câu 28: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nguyệt thực?

A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng mặt trời

B. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất

C. Ban đêm, khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng mặt trời vì bị Trái Đất che khuất

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 29: Chọn câu trả lời đúng

Hiện tượng nhật thực xảy ra khi:

A. Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng theo thứ tự

B. Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng theo thứ tự

C. Trái Đất không ở trong vùng bóng đen hay vùng nửa tối của Mặt Trăng

D. A và C đúng

Câu 30: Chọn câu trả lời đúng

Hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi:

A. Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng theo thứ tự

B. Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất thẳng hàng theo thứ tự

C. Trái Đất không ở trong vùng bóng đen hay vùng nửa tối của Mặt Trăng

D. B và C đúng

Câu 31: Chọn câu trả lời đúng

Hiện tượng nhật thực toàn phần xảy ra khi:

A. Mặt Trăng nằm trong vùng bóng tối của Mặt Trời trên Trái Đất

B. Mặt Trăng nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trời trên Trái Đất

C. Ta đứng trong vùng bóng tối của Mặt Trăng trên Trái Đất

D. Ta đứng trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng trên Trái Đất

Câu 33: Chiếu một tia sáng lên một bề mặt phẳng phản xạ ánh sáng, ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc 40o. Tìm giá trị góc tới

A. 200      B. 800

C. 400     D. 600

Câu 35: Chọn câu trả lời đúng

Vận tốc ánh sáng khi truyền trong không khí có giá trị bằng:

A. 300 km/s             B. 300 km/h

C. 300 000 km/s      D. 300 000 km/h

Câu 36: Chọn câu trả lời đúng

Vận tốc ánh sáng khi truyền trong không khí có giá trị bằng 300 000 000 m/s. khoảng cách từ Mặt Trời đến Trái Đất khoảng 150 000 000 km. Thời gian ánh sáng truyền từ Mặt Trời đến Trái Đất là:

A. 5 s      B. 50 s

C. 500 s      D. 5000 s

Câu 37: Chọn câu trả lời đúng

Một cột điện cao 8m có bóng in trên mặt đất là 5m. Một cột cờ trong cùng điều kiện đó có bóng in trên mặt đất là 8m thì chiều cao của cột điện là:

A. 5 m      B. 8 m

C. 12,8 m      D. Một giá trị khác

Câu 39: Chọn câu trả lời đúng

Một đèn ống dài 60 cm được mắc vào đúng giữa trần nhà. Một người cầm một tờ bìa, ở giữa có đục một lỗ tròn nhỏ đặt sao cho tờ bìa song song với mặt sàn và cách sàn nhà 50 cm. Lỗ tròn nằm trên đường thẳng đứng qua đèn. Trên mặt sàn ta thấy có một ảnh của bóng đèn dài 10 cm. Chiều cao của phòng đó là:

A. 2,5 m      B. 3 m

C. 3,5 m      D. 4 m

Câu 40: Một người nhìn thấy ảnh đỉnh một cột điện trên một vũng nước nhỏ. Người ấy đứng cách vũng nước 2 m và cách chân cột điện 12 m. Mắt người này cách chân 1,6 m. Chiều cao cộ điện đó là:

A. 8 m      B. 9,6 m

làm giúp mình đi làm chính xác vào nhé bài vật lí lớp 7

 

4
5 tháng 11 2021

Câu 1. Em hãy nhận ra câu sai trong những câu sau:

A. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta

B. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

C. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng

D. Vật sáng cũng là nguồn sáng

Câu 2. Vì sao ta nhìn thấy một vật?

A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật

B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật

C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta

D. Vì vật được chiếu sáng

Câu 3. Chọn phát biểu sai

A. Nguồn sáng là vật tự phát ánh sáng hoặc là vật được chiếu sáng(ko chắc)

B. Vật được chiếu sáng gọi là vật sáng

C. Vật sáng bao gồm cả nguồn sáng và vật được chiếu sáng

D. B và C đều đúng

Câu 4. Em hãy tìm nguồn sáng trong những vật sau:

A. Quyển sách B. Mặt Trời

C. Bóng đèn bị đứt dây tóc D. Mặt Trăng

Câu 5. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?

A. Ngọn nến đang cháy

B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng

C. Mặt trời

D. Đèn ống đang sáng

Câu 6. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây là vật sáng?

A. Đèn dầu đang cháy

B. Vỏ hộp sữa sáng chói dưới trời nắng

C. Mặt Trăng

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8. Chọn câu đúng:

Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi:

A. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt

B. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt

C. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt

D. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt(câu này mình chịu)

Câu 9. Sở dĩ ta nhìn được mọi vật là vì:

A. Các vật đó tự phát ra ánh sáng và những ánh sáng đó chiếu đến mắt ta

B. Các vật đó nhận được ánh sáng từ các vật khác chiếu đến nó và phản xạ những ánh sáng đó vào mắt ta

C. Các vật đó tự phát sáng và hắt lại những ánh sáng đó vào mắt ta

D. Có ánh sáng truyền vào mắt ta

Câu 10. Ta không nhìn thấy được một vật là vì:

A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng

B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật đó không thể truyền đến mắt ta

C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng

D. Các câu trên đều đúng

Câu 11. Trong bóng đêm tĩnh mịch ta có thể nhìn thấy được những vật nào sau đây:

A. Những vì sao bằng nhựa phủ chất dạ quang dán trên trần nhà

B. Chiếc giường gỗ mà ta đang ngủ

C. Kim của chiếc dồng hồ có phủ chất dạ quang

D. A và C đều đúng

Câu 12. Chọn câu trả lời sai

A. Môi trường trong suốt là môi trường để cho ánh sáng qua gần như hoàn toàn

B. Môi trường chắn sáng là môi trường không để cho ánh sáng qua

C. Một môi trường có thể là môi trường trong suốt hay môi trường chắn sáng tùy theo cường độ của chùm ánh sáng tới mạnh hay yếu

D. Nếu môi trường trong suốt có chứa các chất vẩn thì ta có thể thấy vết của các tia sáng trong đó(mình lười:(()

Câu 13. Em hãy điền từ thích hợp vào các chỗ trống trong câu sau:

Trong môi trường…………và…………………..ánh sáng truyền đi theo các…………

A. Nước, không khí, đường cong

B. Trong suốt, không khí, không đồng tính

C. Trong suốt, đồng tính, đường thẳng

D. Lỏng, khí, đường thẳng

Câu 14. Chọn câu trả lời sai

A. Trong môi trường trong suốt, đồng tính và đẳng hướng thì ánh sáng truyền theo khắp mọi phương với cùng vận tốc

B. Trong môi trường trong suốt thì tia sáng là đường thẳng

C. Dùng định luật truyền thẳng ánh sáng có thể giải thích các hiện tượng nhật thực, nguyệt thực,….

D. Trong khoảng không gian rộng lớn thì tia sáng không nhất thiết là đường thẳng

 

tách nhỏ ra bn

I. Đọc thành tiếng (4 điểm) II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm) Tình bạn      Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:    - Cứu tôi với!     Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.    Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra...
Đọc tiếp

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Tình bạn

     Tối hôm ấy, mẹ đi vắng, dặn Cún trông nhà, không được đi đâu. Chợt Cún nghe có tiếng kêu ngoài sân:

   - Cứu tôi với!

    Thì ra Cáo già đã tóm được Gà con tội nghiệp.

   Cún con sợ Cáo nhưng lại rất thương Gà con. Cún nảy ra một kế. Cậu đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân. Cáo già trông thấy hoảng quá, buông ngay Gà con để chạy thoát thân. Móng vuốt của Cáo cào làm Gà con bị thương. Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi. Bác sĩ nhanh chóng băng bó vết thương cho Gà con. Gà con run rẩy vì lạnh và đau, Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn. Thế là Gà con được cứu sống. Về nhà, Cún kể lại mọi chuyện cho mẹ nghe. Mẹ liền xoa đầu Cún, khen:

    - Con đúng là Cún con dũng cảm! Mẹ rất tự hào về con!

Theo Mẹ kể con nghe

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử.

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp

Cậu đừng nói thế chúng mình là bạn mà

131

I. Đọc thành tiếng (4 điểm)

II. Đọc hiểu và kiến thức tiếng Việt (6 điểm)

Dựa vào nội dung bài đọc trên, khoanh tròn vào các chữ cái trước ý trả lời đúng hoặc làm theo yêu cầu của mỗi câu hỏi.

Câu 1: Thấy Gà con bị Cáo già bắt, Cún con đã làm gì? (0,5đ)

A. Cún con đứng nép vào cánh cửa quan sát.

B. Cún con không biết làm cách nào vì Cún rất sợ Cáo.

C. Cún nảy ra một kế là đội mũ sư tử lên đầu rồi hùng dũng tiến ra sân.

Câu 2: Vì sao Cáo già lại bỏ Gà con lại và chạy thoát chân? (0,5đ)

A. Vì Cáo nhìn thấy Cún con.

B. Vì Cáo già rất sợ sư tử

C. Vì Cáo già rất sợ Cún con.

Câu 3: Thấy Gà con đã bị thương, Cún con đã làm những gì để cứu bạn? (0,5đ)

A. Cún ôm gà con, vượt đường xa, đêm tối để tìm bác sĩ Dê núi.

B. Cún cởi áo của mình ra đắp cho bạn.

C. Cún con sợ Cáo và không làm gì để cứu bạn.

Câu 4: Câu: “Cún liền cởi áo của mình ra đắp cho bạn.” Thuộc kiểu câu gì? (0,5đ)

A. Ai - làm gì?

B. Ai - thế nào?

C. Ai - là gì?

Câu 5: Trong câu: “Cún liền ôm Gà con, vượt đường xa, vượt đêm tối, chạy một mạch đến nhà bác sĩ Dê núi”. Tác giả sử dụng cách nhân hóa nào? (0,5đ)

A. Dùng từ chỉ người cho vật.

B. Dùng từ hành động của người cho vật .

C. Dùng từ chỉ người và hành động cho vật.

Câu 6: Vì sao Cún cứu Gà con (0,5đ)

A. Cún ghét Cáo

B. Cún thương Gà con

C . Cún thích đội mũ sư tử

Câu 7: Viết một câu có sử dụng biện pháp nhân hóa để nói về Cún con trong bài. (1đ)

VD: Chú Cún con rất thông minh. 

Câu 8: Câu chuyện trên muốn khuyên chúng ta điều gì? (1đ)

Phải biết thương yêu, giúp đỡ bạn bè

Câu 9: Đặt dấu hai chấm,dấu phẩy, dấu chấm vào chỗ thích hợp trong câu dưới đây: ( 1đ)

Vịt con đáp :

Cậu đừng nói thế , chúng mình là bạn mà

CÚN CON Ngày được mẹ sinh ra, Cún con mắt vẫn còn nhắm tịt. Phải ít hôm sau, cậu ta mới mở mắt và lồm cồm bò quanh mẹ. Tới lúc đã cứng cáp, Cún cứ bò ra, bò vào. Thấy vậy, mẹ Cún mới bảo: - Con đi ra vườn mà chơi cho vui, cho có bạn, chứ ai lại cứ quanh quẩn một chỗ thế.Cún con chạy vống ra vườn. Lúc sau, Cún quay về, hổn hển:- Mẹ ơi! Mẹ! Khiếp quá!- Khiếp cái gì hở con?- Có một thằng, nó ngồi...
Đọc tiếp

CÚN CON

 Ngày được mẹ sinh ra, Cún con mắt vẫn còn nhắm tịt. Phải ít hôm sau, cậu ta mới mở mắt và lồm cồm bò quanh mẹ. Tới lúc đã cứng cáp, Cún cứ bò ra, bò vào. Thấy vậy, mẹ Cún mới bảo:

 - Con đi ra vườn mà chơi cho vui, cho có bạn, chứ ai lại cứ quanh quẩn một chỗ thế.

Cún con chạy vống ra vườn. Lúc sau, Cún quay về, hổn hển:

- Mẹ ơi! Mẹ! Khiếp quá!

- Khiếp cái gì hở con?

- Có một thằng, nó ngồi thế này này, mắt lồi, mồm rộng, da sù sì, sù sì…

Mẹ Cún nói ngay:

      - À! Đấy là bác Cóc. Bác ấy còn nhiều tuổi hơn cả mẹ. Sao con lại gọi thế. Không được gọi tất cả những ai hơn tuổi mình là thằng.

     Cún con tiếp tục:

      - Vâng, còn một bạn nữa. Buồn cười lắm mẹ ạ. Bạn ấy bò rất tài trên lá cây mà không ngã. Nom đẹp lắm: áo vàng, chấm đỏ, chấm đen, như áo lông ấy!

      Mẹ Cún lắc đầu:

- Đấy là con Sâu Róm. Không phải bạn đâu.

- Thế ai là bạn hả mẹ?

- Ai tốt đấy là bạn.

- Làm sao con biết được ạ?

- Con cứ nghe họ nói, nhìn việc mà họ làm, chứ đừng chỉ nhìn bộ quần áo, da dẻ của họ.

Cún con lại ra vườn, thấy Sâu Róm đang gặm những chiếc lá non. Cậu ta reo lên:

- Thế thì mình biết rồi. Đấy không phải là bạn. Đấy là kẻ làm hại cây.

Cún con đi tiếp. Trên cành nhãn, có chú chim gì nho nhỏ hót hay quá. Đúng là bạn rồi!

Cún thích sủa vang. Chú chim nhỏ hốt hoảng bay mất. Cún con thừ mặt. Sao thế nhỉ? Cậu ta lại lon ton về hỏi mẹ.

Mẹ Cún cười:

- Muốn làm quen, muốn chơi với bạn thì phải nhẹ nhàng, nói khe khẽ thôi chứ!

À, còn cần phải như thế nữa cơ đấy. Thế thì Cún đã hiểu rồi. Không ai thích ầm ĩ và gắt gỏng…

(Theo Phong Thu, Những truyện hay  viết cho thiếu nhi,

NXB Kim Đồng, 2016, tr.169-170)

Em hãy viết đáp án (từ câu 1 đến câu 8) bằng cách ghi chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất vào bài làm (2,0 điểm).

Câu 1. Văn bản trên thuộc kiểu truyện nào?

A. Truyện vừa           B. Truyện dài

C. Truyện ngắn     D. Truyện đồng thoại

Câu 2. Truyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất       B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba       D. Cả A và C

Câu 3. Nhân vật chính trong truyện là ai? Có đặc điểm gì?

A. Là Cún con, ngây thơ, hồn nhiên, ham hiểu biết.

B. Là mẹ Cún con, giàu tình yêu thương, nhẹ nhàng khuyên bảo.

C. Là Sâu Róm, kẻ làm hại cây.

D. Là chú chim nho nhỏ hót hay.

Câu 4. Trình tự sự việc nào sau đây là đúng nhất?

A. Cún con ra vườn chơi gặp bác Cóc rồi gặp con Sâu Róm và chú chim.

B. Cún con ra vườn chơi gặp con Sâu Róm rồi gặp bác Cóc và chú chim.

C. Cún con ra vườn chơi gặp bác Cóc rồi gặp chú chim và con Sâu Róm.

D. Cún con ra vườn chơi gặp bác Cóc rồi con Sâu Róm và con bướm.

Câu 5. Con vật nào được miêu tả với các đặc điểm “mắt lồi, mồm rộng, da sù sì”?

A. Con Sâu Róm

B. Con Cóc

C. Con Vẹt

D. Con Bướm

Câu 6.  Đoạn văn sau đây có mấy từ láy?

“Ngày được mẹ sinh ra, Cún con mắt vẫn còn nhắm tịt. Phải ít hôm sau, cậu ta mới mở mắt và lồm cồm bò quanh mẹ. Tới lúc đã cứng cáp, Cún cứ bò ra, bò vào.”

A. một

B. hai

C. ba

D. bốn

Câu 7. Từ “nom” trong câu văn:“Vâng, còn một bạn nữa. Buồn cười lắm mẹ ạ. Bạn ấy bò rất tài trên lá cây mà không ngã. Nom đẹp lắm”, là:

A. Một động từ chỉ trạng thái.

B. Một tính từ chỉ đặc điểm.

C. Một danh từ chỉ sự vật.

D. Một động từ chỉ hành động.

Câu 8. Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong truyện “Cún con” là gì?

A. so sánh

B. ẩn dụ

C. nhân hóa

D. điệp ngữ

0
Mai đào bừng nở xuân đất ViệtLộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận...
Đọc tiếp

Mai đào bừng nở xuân đất Việt

Lộc vàng lan tỏa vết đoàn viên …

Mỗi khi nghe hai câu hát này là không khí Tết cổ truyền lại ùa về trong lòng tôi. Cảm giác đó lâng lâng thật khó tả, khiến lòng người nao nao. Cứ mỗi khi xuân về, tôi lại thích ngắm khu phố nhà mình vào ngày đầu năm mới.

Sáng sớm, sau khi tỉnh giấc, tôi đi ra ngoài ban công và hít một hơi căng lồng ngực. Tôi cảm nhận được dư âm của mùa đông vẫn còn. Nhưng cái rét bao trùm lên mọi cảnh vật không còn lạnh đến thấu xương nữa mà đã ngọt hơn.

Nhìn lên bầu trời, tôi tưởng như đêm qua có một bàn tay nào đó đã gội rửa vòm trời sạch bóng. Những đám mây dày chầm chậm trôi như đang còn ngái ngủ. Dường như mây cũng lười biếng một chút trong ngày đầu năm mới. Nhưng chỉ một lúc sau, những tảng mây tan dần. Một vài tia nắng yếu ớt rẽ đám mây khó tính rọi xuống trần gian, làm cho không khí ấm hơn và tô hồng thêm đôi má của những đứa bé đi chơi xuân với bố mẹ.

Tôi đưa mắt nhìn khắp phố. Con đường phố tôi như chàng thanh niên tràn đầy sức sống vừa được nàng xuân ban tặng một chiếc áo mới. Đó là nhờ sự điểm tô của một vài nhánh lộc xanh nhú ra từ cành bàng khẳng khiu đầu phố, là âm thanh của những chú chim chuyền cành hót ríu rít như chờ đợi rất lâu câu chuyện đón xuân về, là những khẩu hiệu, bang rôn màu đỏ, màu vàng được treo khắp đó đây, là tiếng cười nói, chúc tụng hân hoan của người đi chơi Tết. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đầy âm thanh, hình ảnh cho con đường.

Bỗng có mùi hương trầm đánh thức khứu giác của tôi. Mùi hương ấy đôi khi làm chạnh lòng những kẻ xa quê không có dịp gặp gỡ người thân trong dịp Tết.

Người đi chơi Tết vào ngày đầu năm mỗi lúc một đông, nét mặt ai cũng rạng rỡ, tươi vui. Có lẽ mọi lo lắng, buồn bã được gửi lại sau cánh cửa giao thừa đã khép lại đêm hôm qua. Giờ đây chỉ còn niềm hân hoan đón chờ những điều tốt đẹp sắp đến của một năm mới. Những em bé xúng xính trong bộ quần áo mới tươi cười nhận những phong bao lì xì màu đỏ may mắn.

Ngày xuân chính là dịp mọi người đoàn tụ, về với gia đình. Những mâm cỗ được dọn ra trong sự hân hoan, sum vầy của mọi người. Đó là những khoảnh khắc đẹp đẽ nhất mà ai cũng mong chờ khi mùa xuân đến. Tôi lặng lẽ đứng ngắm quanh cảnh buổi sáng đầu năm ở khu phố, lòng rung động trước vẻ đẹp tinh tế mà tạo hóa và con người đã đem đến cho cảnh sắc nơi đây. Tôi ước gì thời gian ngừng lại để tôi có thể thả hồn vào trong khung cảnh đẹp đến mê hồn này thật nhiều và thật lâu hơn nữa!

Hãy xác định mở bài, thân bài, kết bài trong bài văn trên

1
27 tháng 7 2022

Mai - mới là mở bài . Sáng sớm - may mắn là thân bài. Đoạn còn lại là kết bài

18 tháng 9 2023

Tham khảo

- Nhìn: Con đường trước nhà khô ráo sau trận gió đêm. Con đường dốc dần lên cao. 

- Nghe: Tiếng gió thổi mát rượi bất chợt ùa đến.

- Ngửi: Mùi bùn khô từ những bến sông với con đò đang trôi xa bờ, từ dọc bờ sông bên kia thổi vào.

- Cảm xúc: em cảm thấy vui vẻ như chú cún bởi vì đã được cùng cún khám phá và hiểu ra những chân trời mới.