K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

15 tháng 9 2023

Câu

Cách trình bày

Tác dụng

a

ngắn gọn, khoa học, đầy đủ về việc giải thích hiện tượng sao băng

Giúp người đọc dễ hình dung, tưởng tượng đối tượng được nhắc tới

b

Liệt kê rõ ràng tên, thời điểm diễn ra của một số trận mưa sao băng có mật độ sao tương đối cao

Ghi nhớ, có thêm những thông tin cần thiết để mở rộng thêm cho việc tìm hiểu, nghiên cứu.

c

Đơn giản, dễ hiểu về chu kỳ mưa sao băng và vì sao có chu kỳ mưa sao băng

Giúp người đọc hiểu biết kỹ hơn về một hiện tượng tự nhiên

15 tháng 9 2023

 

Bạn đã biết gì về sóng thần?

Sao băng là gì và những điều cần biết về sao băng?

Mục đích viết

Cung cấp cho người đọc những thông tin cơ bản về sóng thần

Tác giả cung cấp những thông tin cơ bản về sao băng và mưa sao băng

Nội dung chính

Giải thích và trình bày cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sóng thần

Giải thích và trình bày cơ chế, nguyên nhân dẫn đến sao băng và mưa sao băng

Cấu trúc

3 phần

- Mở bài: Khái quát về hiện tượng và trình bày quá trình

  xảy ra hiện tượng sóng thần.

- Thân bài: Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra

  hiện tượng sóng thần.

- Kết thúc: Thảm họa do sóng thần gây ra và một số trận

  sóng thần lớn trong lịch sử.

3 phần

- Mở bài: Giới thiệu khái quát và quá trình xảy ra sao

  băng và hiện tượng mưa sao băng.

- Thân bài: Giải thích nguyên nhân và cách thức diễn ra

  hiện tượng sao băng và mưa sao băng.

- Kết thúc: Trình bày sự việc cuối của hiện tượng mưa sao

  băng, giải thích chu kì của mưa sao băng.

Cách trình bày

Theo cấu trúc so sánh, đối chiếu

Theo cấu trúc so sánh, đối chiếu

Phương tiện phi ngôn ngữ

Hình ảnh, số liệu

hình ảnh, số liệu

''NGƯỜI DU HÀNH'' ĐÃ KHÁM PHÁ ĐƯỢC NHỮNG GÌ ? Trước khi ''Người du hành'' đến được sao Mộc thì hành tinh lớn mà chúng ta nhìn thấy này chỉ là một điểm sáng trong bầu trời đêm như hàng triệu năm nay mà tổ tiên chúng ta đã nhìn thấy. Những số liệu mà ''Người du hành'' gửi về đã làm thay đổi tất cả và từ đó về sau sao Mộc trở thành một trong những...
Đọc tiếp

''NGƯỜI DU HÀNH'' ĐÃ KHÁM PHÁ ĐƯỢC NHỮNG GÌ ?

Trước khi ''Người du hành'' đến được sao Mộc thì hành tinh lớn mà chúng ta nhìn thấy này chỉ là một điểm sáng trong bầu trời đêm như hàng triệu năm nay mà tổ tiên chúng ta đã nhìn thấy. Những số liệu mà ''Người du hành'' gửi về đã làm thay đổi tất cả và từ đó về sau sao Mộc trở thành một trong những mục tiêu thăm dò của con người. Từ những búc ảnh mà phi thuyền ''Người du hành'' số 2 gửi về có thể thấy được kỳ quan của vệ tinh số 2 sao Mộc mà lần đầu tiên nhân loại ghi lại được. Trong những bức ảnh này có thể nhìn thấy chi tiết đến độ rộng vài thước Anh, trên bề mặt vệ tinh số 2 này cái mà có người đã cho rằng giống như mạng lưới sông trên sao Hỏa là những đường thẳng và những đường cong ngang dọc cắt nhau tạo nên một mạng lưới rất phức tạp, chúng có thể là những gân núi hoặc những khe sâu và liệu chúng có giống với kết cấu tảng ghép của Trái Đất hay không? Theo kết quả xử lý của máy vi tính thì trên vệ tinh số 2 sao Mộc có một đặc trưng giống với hố sao băng nhưng hố sao băng này đã bị lấp đầy. Ngoài ra, việc xử lý trên máy vi tính cũng có tác dụng rất lớn với một phát hiện quan trọng khác của ''Người du hành'' đối với vệ tinh số 1 sao Mộc. Từ Trái Đất nhìn qua kính viễn vọng chúng ta có thể thấy vệ tinh này có ánh sáng rất kì lạ. Chúng ta biết lưu huỳnh đã từng thông qua một phương thức nào đó tràn ra bề mặt vệ tinh số 1 sao Mộc và bắn ra đến vòng mây lớn thể khí bao quanh sao Mộc và đây cũng là một trong những nguyên nhân mà ''Người du hành'' số 1 phải tiếp cận vệ tinh số 1 này. Ở một số chỗ trên vệ tinh số 1 giống như những miệng núi lửa, điều này rất khó khẳng định, sau đó một thành viên của tổ nhiệm vụ ''Người du hành'' đã dùng máy tính tăng cường đồ họa vùng rìa của vệ tinh số 1 sao Mộc để hằng tinh phía sau nó hiện rõ ra.

Ngày thứ tư sau khi ''Người du hành'' số 1 bay đến cận kề sao Mộc thì xuất hiện một cảnh tượng, cảnh tượng mà sau khi được phóng to lên có thể nhìn thấy ở góc phía trái có một vật hình trăng đầu tháng xuất hiện đúng vào chỗ được nghi ngờ là vị trí của núi lửa và trong thực tế cũng đúng là lần núi lửa đang phun. Đây là núi lửa hoạt động đầu tiên được phát hiện bên ngoài Trái Đất, về sau chúng ta còn phát hiện trên vệ tinh số 1 này có nhiều núi lửa trong đó có 9 núi lửa thường xuyên hoạt động và khoảng vài trăm núi lửa đã tắt. Khi núi lửa hoạt động, lưu huỳnh và các nguyên tố khác phun ra bên ngoài vệ tinh số 1 và đậy chính là câu trả lời tại sao xung quanh sao Mộc có một lớp mây lưu huỳnh. Dung nham tan ra thành những dòng sông nhỏ chảy khắp nơi và đây có thể là nguyên nhân làm cho vệ tinh này có màu sắc đặc biệt. Rất có thể dưới lòng đất có độ tuổi vài nghìn năm của vệ tinh này còn có một biển lưu huỳnh lỏng lớn mà núi lửa chính là cửa để lưu huỳnh phun ra.

Chúng ta biết được vòng sáng sao Thổ vào những năm 1980 theo các tư liệu mà ''Người du hành'' gửi về. Những tư liệu này đã tiết lộ bảy dải vòng của sao Thổ, trong mỗi dải vòng lại có hàng trăm vòng nhỏ. ''Người du hành'' đã ghi lại quá trình biến hóa thần bí này bất kể là nhỏ nhất và ghi chép lại từng vòng cũng như khoảng cách giữa chúng. Khe hở lớn nhất giữa các vòng mang tên Casini rộng 4.000km. Vòng sáng sao Thổ đến nay vẫn là một điều kì bí, chúng rất có thể là những mảnh vỡ nham thạch do ở sát sao Thổ nên không ngừng ngưng tụ lại thành vệ tinh và rất có thể vài trăm năm sau vòng sáng sao Thổ sẽ tan đi.

''Người du hành'' đã tiến hành quan sát sao Thổ và các vệ tinh của nó. Sao Thổ có 31 vệ tinh đã được phát hiện. Vệ tinh số 1 của nó là một trong những vệ tinh đặc biệt nhất được tạo thành do băng và nham thạch. Trên bề mặt của nó vẫn còn dấu vết của một hố thiên thạch và nếu như thiên thể tác giả của hố thiên thạch này lớn hơn một chút thì rất có thể vệ tinh số 1 này đã biến thành một vòng sáng sao Thổ rồi. Vệ tinh số 2 lớn gấp đôi nhưng cũng chỉ có 500km, bên trên là băng và rất có thể là do nước phía dưới tràn ra tạo thành. Vệ tinh số 3 có đường kính 400km và có một khe núi lớn, vệ tinh số 4 của nó cũng tương tự như vậy nhưng nó có nửa bán cầu đẹp hơn nửa bán cầu còn lại, bề mặt của nó có những dãy núi hình vòng và những khe nông bị băng tuyết che phủ. Vệ tinh số 8 có một nửa bán cầu có màu đen như than còn nửa bán cầu kia thì lại rất sáng. Vệ tinh nhỏ số 7 giống như một chiếc bánh hambơgơ. Vệ tinh lớn nhất của sao Thổ là vệ tinh số 6 lớn hơn cả sao Thủy, do nhà thiên văn học Huygens người Hà Lan phát hiện ra năm 1655, nó giống như Trái Đất thời kì đóng băng. Dù vệ tinh số 6 này bị mây che phủ nhưng ''Người du hành" vẫn thăm dò được ở đó có dấu vết của các phân tử hữu cơ - chính thứ hợp chất này đã tạo nên sự sống ngoài Trái Đất, tuy nhiên chúng ta chỉ có thể suy đoán còn đối với lớp mây dày đặc thì "Người du hành" cũng chẳng có cách nào phát hiện gì hơn được.

Sau khi bay qua sao Thổ "Người du hành" tiếp tục bay về phía sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Máy thăm dò cũng tiếp tục gửi về Trái Đất diện mạo địa hình của các hành tinh này và thăm dò cấu tạo địa chất của chúng. Năm 1986, "Người du hành" số 2 cũng đã phát hiện ra sao Thiên Vương có tất cả 24 vệ tinh. Sao Hải Vương cũng được phát hiện có 11 vệ tinh. Cho đến hiện nay máy thăm dò của loài người vẫn chưa tới được sao Diêm Vương - sao xa nhất của hệ Mặt Trời.

2
3 tháng 2 2019

k bt vì ng ta khám phá chứ mk có khám phá đâu mà mk bt

9 tháng 2 2019

Nhô các bnbnbn, kb nha #ttt#

13 tháng 8 2023

Tham khảo
1.

- Nội thuỷ là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.

- Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lí tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

- Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

- Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

- Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở.

+ Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lí tính từ đường đẳng sâu 2500 m.
2.

Đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam được Chính phủ Việt Nam tuyên bố ngày 12/11/1982 là đường nối các điểm từ 0 đến A11. Cụ thể là:

+ Mốc 0 - nằm trên ranh giới phía Tây Nam của vùng nước lịch sử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Campuchia.

+ Mốc A1 - tại hòn Nhạn, quần đảo Thổ Chu, tỉnh Kiên Giang.

+ Mốc A2 - tại hòn Đá Lẻ ở Đông Nam Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau

+ Mốc A3 - tại hòn Tài Lớn, Côn Đảo

+ Mốc A4 - tại hòn Bông Lang, Côn Đảo

+ Mốc A 5 - tại hòn Bảy Cạnh, Côn Đảo

+ Mốc A6 - hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý), tỉnh Bình Thuận

+ Mốc A7 - hòn Đôi, tỉnh Khánh Hòa

+ Mốc A8 - mũi Đại Lãnh, tỉnh Phú Yên

+ Mốc A9 - hòn Ông Căn, tỉnh Bình Định

+ Mốc A10 - đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

+ Mốc A11 - đảo Cồn Cỏ, tỉnh Quảng Trị
3.

Ngày 22/12/2000, Việt Nam và Trung Quốc đã kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của hai nước trong vịnh Bắc Bộ.

- Đường phân định vịnh Bắc Bộ được xác định bằng 21 điểm nối tuần tự với nhau bằng các đoạn thẳng.

D
datcoder
CTVVIP
5 tháng 12 2023

- Cho biết thông tin về nhà phát minh, mục đích ban đầu phát minh và kết quả bất ngờ đạt được

- Tác dụng: giúp người đọc dễ nắm bắt được nội dung trọng tâm và có thể so sánh các phát minh với nhau.

16 tháng 9 2023

- Cách triển khai: rõ ràng từng thông tin, đủ để người đọc hiểu rõ được đối vấn đề.

- Tác dụng: giúp cho điều mà tác giả muốn nhấn mạnh được truyền tải rõ nét hơn.

16 tháng 9 2023

tham khảo

“Từ đây, hành trình đến trường Ước mơ của các em còn lớn hơn nhiều kế hoạch của cô giáo”. Tác dụng của cách triển khai này tác giả muốn nhấn mạnh về hành trình Ước mơ của em đã đang bắt đầu và vượt qua kế hoạch của cô giáo, thể hiện đây là ước mơ to lớn vĩ đại của em.

Tác giả chọn cách triển khai thông tin như vậy ở đoạn văn này là vì: ông muốn làm nổi bật thông tin, cách trình bày thứ tự về gọt củ thủy tiên cho khéo léo cho người đọc dễ nắm bắt.

+ Cách triển khai thông tin theo trình tự thời gian được thể hiện qua cách miêu tả thứ tự thực hiện các thao tác như: bóc vỏ củ và bao mầm, gọt bẹ củ, xén lá, cạo cuống hoa…

 

+ Cách triển khai thông tin theo quan hệ ý nghĩa nhân quả nhằm tăng độ xác thực cho thông tin được đưa ra, đồng thời thuyết phục bạn đọc về nội dung thông tin khi lí giải lí do của việc “tác động” sớm vào mầm cây: “phải gọt khi lá, giò hoa mới là những mầm vẫn đang ngủ yên trong củ”.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Trình bày theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết (thể hiện qua việc tác giả trình bày chi tiết lịch sử phát triển của cái bát ăn cơm; để từ đó, làm rõ cho một nội dung chính mà đoạn văn muốn chuyển tải là đồ gốm sứ nhỏ dùng trong nhà có một lịch sử phát triển liên tục).

b. Thông tin của đoạn văn này được trình bày kết hợp theo hai cách sau:

+ Theo mối quan hệ giữa ý chính và nội dung chi tiết (được thể hiện qua việc tác giả trình bày chi tiết đặc điểm thanh nhã của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần, sự phân biệt trong một số xu hướng dùng đồ gốm từ sau thế kỉ XV, để từ đó, làm rõ cho nội dung chính mà đoạn văn muốn chuyển tải là đặc điểm của đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần).

+ Theo cấu trúc so sánh – đối chiếu (được thể hiện qua việc trình bày sự phân biệt về xu hướng sử dụng đồ gốm giữa dân gian và triều đình, giữa dân thành thị và nông thôn để cho thấy sự phong phú của thị trường đồ gốm gia dụng thời Lý – Trần).

Hiệu quả của các cách trình bày thông tin ấy trong VB: Góp phần làm nổi bật thông tin chính, chi tiết hoá để làm rõ thông tin chính của VB.

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MỘT HÒN ĐÁ LÀ THIÊN THẠCH ? Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng. Khi bay vào bầu khí quyển, thiên thạch cọ xát với không khí nên bề mặt bị nóng...
Đọc tiếp

LÀM SAO ĐỂ BIẾT MỘT HÒN ĐÁ LÀ THIÊN THẠCH ?

Nếu đặt trước mắt bạn một đống đá và sắt cục, bạn có phân biệt được hòn nào là thiên thạch, hòn nào là đá hay sắt tự nhiên không? Chẳng khó lắm đâu. Để ý một chút bạn sẽ thấy thiên thạch có lớp vỏ mỏng và những rãnh không khí rất đặc trưng.

Khi bay vào bầu khí quyển, thiên thạch cọ xát với không khí nên bề mặt bị nóng lên mấy nghìn độ, và chảy thành nước. Sau đó, khi nguội dần, bề mặt nóng chảy này đóng lại thành một lớp vỏ mỏng gọi là lớp vỏ nóng chảy, thường chỉ dày độ 1mm, màu nâu hoặc nâu đen.

Trong quá trình lớp vỏ này nguội dần, không khí thổi qua bề mặt nó và để lại những vết hằn rõ, gọi là các rãnh không khí, trông giống như vết ngón tay để lại khi ta nắm bột mì. Lớp vỏ nóng chảy và những rãnh không khí là đặc điểm chủ yếu của thiên thạch. Nếu thấy tảng đá hay cục sắt nào có các đặc điểm trên, thì có thể khẳng định nó là thiên thạch.

Một số thiên thạch rơi xuống đất lâu ngày, bị mưa nắng phong hóa làm bong mất lớp vỏ cứng. Trường hợp đó, khó nhận ra các rãnh không khí, nhưng đã có cách khác để nhận ra chúng. Thiên thạch đá trông rất giống đá trên Trái Đất, nhưng với cùng thể tích, bạn sẽ thấy nó nặng hơn nhiều. Chúng thường chứa một lượng sắt nhất định, có từ tính, dùng nam châm thử là biết ngay. Ngoài ra, quan sát kĩ mặt cắt của thiên thạch đá, bạn sẽ thấy trong đó có rất nhiều hạt tròn nhỏ, đường kính 1 - 3 mm. 90% thiên thạch đá đều có những hạt tròn nhỏ như vậy.

Thành phần chử yếu của thiên thạch đá là sắt và niken, trong đó sắt chiếm khoảng 90%, niken 4 - 8%. Lượng niken trong sắt tự nhiên trên Trái Đất không nhiều như vậy. Nếu mài nhẵn mặt cắt của thiên thạch rồi dùng axit nitric bôi vào, sẽ xuất hiện những vết rỗ rất đặc biệt, giống như các ô hoa.

Đó là vì thành phần các chất trong thiên thạch sắt phân bố không đều, chỗ nhiều chỗ ít niken. Chỗ chứa nhiều niken khó bị axit ăn mòn và ngược lại, tạo nên các đường vân. Đây cũng là một cách để nhận biết thiên thạch.

0