K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

a. Lời nói của nhân vật có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói, vì:

- Có sử dụng ngữ điệu.

- Sử dụng khẩu ngữ và từ ngữ địa phương.

b. Sự khác biệt giữa lời nói của nhân vật trong văn bản truyện và văn bản truyện thơ là:

- Trong các văn bản truyện, sử dụng nhiều khẩu ngữ, thán từ, câu từ đa dạng về ngữ điệu và có sự kết hợp nhiều với các phương tiện phi ngôn ngữ như nét mặt, cử chỉ, nụ cười…

- Trong các văn bản truyện thơ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương, sử dụng cả các câu tỉnh lược và câu có yếu tố trùng lắm và ít kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ hơn…

19 tháng 7 2023

Tham khảo!!!

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

 
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

a) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “anh quay lại”, “anh quay đi”

Tác dụng: góp phần tạo nên nhịp thơ, nhấn mạnh hiện thực tình cảnh của chàng trai khi nói lời tiễn đưa người yêu về nhà chồng.

b) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “Đừng bỏ em”

Tác dụng: giọng văn trở nên tha thiết, như muốn níu kéo của cô gái, giúp nhấn mạnh tình cảm sâu đậm của hai người dành cho nhau.

c) Biện pháp tu từ lặp cấu trúc “không lấy được…ta sẽ lấy nhau”

Tác dụng: giọng văn chắc chắn, khẳng định tình cảm bền chặt và nhấn mạnh ý chí quyết tâm để trở về bên nhau của hai người.

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt.Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sát, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt.Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sát, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cum tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát”.

(Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian?

2. Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó.

3. Nêu nội dung của đoạn trích bằng một vài câu văn.

1
26 tháng 2 2022

1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian?

=> thánh gióng , truyện dân gian .

2. Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó.

Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như ngả rạ.

=> biện pháp so sánh , tác dụng cho người đọc dễ hình dung là giặc chết như thế nào.

3. Nêu nội dung của đoạn trích bằng một vài câu văn.

Kể lại sự việc cậu bé Thánh Gióng đi đánh giặc tài giỏi như thế nào.

5 tháng 3 2022

Câu 1 là thể lại truyền thuyết nhé

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt.Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sát, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt.Vừa lúc đó thì sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sát, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng biến thành một tráng sĩ, oai phong lẫm liệt. Tráng sĩ bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí vang lên mấy tiếng. Tráng sĩ mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng sĩ xông vào trận đánh giết, giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cum tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát”.
(Ngữ văn 6, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam)

Câu 1. Đoạn trích trên trích từ văn bản nào? Văn bản đó thuộc thể loại nào của truyện dân gian? 

Câu 2. Chỉ ra một câu văn có sử dụng phép tu từ so sánh trong đoạn văn trên và nêu tác dụng của phép so sánh trong câu văn đó. 

Câu 3: Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên *

Mọi người giúp mik nha , năn nỉ lun á

Quay lại

Tiếp

Xóa hết câu trả lời

 

0
Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:“- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:- Ba…a…a…ba!Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu:

“- Thôi! Ba đi nghe con! - Anh Sáu khe khẽ nói.

Chúng tôi, mọi người- kể cả anh, đều tưởng con bé sẽ đứng yên đó thôi. Nhưng thật lạ lùng, đến lúc ấy, tình cha con như bỗng nổi dậy trong người nó, trong lúc không ai ngờ đến thì nó bỗng kêu thét lên:

- Ba…a…a…ba!

Tiếng kêu của nó như tiếng xe, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng “ba”mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng “ba” như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó. Tôi thấy làn tóc tơ sau ót nó như dựng đứng lên.

Nó vừa ôm chặt lấy cổ ba nó vừa nói trong tiếng khóc:

- Ba! Không cho ba đi nữa! Ba ở nhà với con!

Ba nó bế nó lên. Nó hôn ba nó cùng khắp. Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”

1. Đoạn trích trên kể về sự việc nào? Ai là người kể lại sự việc đó? Em biết gì về người kể ấy? Có thể chuyển đổi ngôi kể sang ngôi thứ 3 được không ? Vì sao?

2. Cụm từ nào lấy ý từ thành ngữ? Cụm từ ấy nhằm diễn tả điều gì?

3. Từ “cả” thuộc loại từ nào? Chỉ rõ tác dụng của việc sử dụng loại từ ấy trong diễn đạt “hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”

4. Hình ảnh “vết thẹo” trên má ông Sáu có ý nghĩa gì trong diễn biến của câu chuyện?

5. Dấu chấm lửng trong tiếng gọi ba “- Ba…a…a…ba!” có công dụng gì?

6. Câu văn: “Nó hôn tóc, hôn cổ, hôn vai và hôn cả vết thẹo dài bên má của ba nó nữa.”, sử dụng những biện pháp tu từ gì? Việc sử dụng các biện pháp tu từ đó đem lại hiệu quả như thế nào trong cách diễn đạt?

7. Ghi lại và gọi tên 1 thành phần biệt lập có trong đoạn trích trên.

8. Việc dùng từ trong đoạn trích trên cho thấy nét đặc sắc nào về ngôn ngữ của nhà văn?

9. Viết đoạn văn tổng - phân - hợp nêu cảm nhận về nhân vật bé Thu trong đoạn trích trên. (khoảng 12 câu; chú thích rõ một câu phủ định và một trợ từ).

10. Trình bày suy nghĩ của em về vai trò của tình cảm gia đình trong cuộc đời mỗi con người bằng một đoạn văn khoảng 15 câu.

2
23 tháng 1 2022

Tham Khảo:

Chiếc lược ngà là truyện ngắn xuất sắc của nhà văn Nguyễn Quang Sáng. Với cảm hứng viết về tình cha con và nỗi đau do chiến tranh, chuyện đã để lại cho người đọc những rung động thấm thía. Đặc biệt là diễn biến tâm lý và tình cảm tính cách của bé Thu trong lần gặp cha cuối cùng khi ông Sáu về thăm nhà.

Bằng nghệ thuật kể chuyện mang phong cách Nam Bộ với những tình huống bất ngờ. Tác giả đã để cho một nhân vật kể về nhân vật chính nhằm làm cho câu chuyện thêm khách quan và tin cậy. Đó là cách kể chuyện lồng trong chuyện, từ đó ta thấy rõ được những diễn biến tâm lý của nhân vật bé Thu.

Bé Thu là một cô bé có cá tính độc đáo mạnh mẽ. Bởi xa cha biền biệt và cũng chỉ vì một vết sẹo mà em vô tình không nhận ra cha, khi nhận ra cha thì mãi mãi em phải xa cha. Tình thương nỗi đau và sự uất hận đã giúp bé Thu sau này trở thành cô giao liên dũng cảm.

Cha đi chiến đấu biền biệt xa nhà. Đến khi Thu lên tám tuổi hai cha con mới được gặp lại nhau. Cô bé tóc ngang vai, mặc quần đen, áo hoa đỏ, hồn nhiên, xinh đẹp, mới nhìn ông Sáu đã nhận ra ngay con gái mình. Nhưng niềm vui sau bao năm xa cách là được gặp lại con thì thật trớ trêu đáp lại sự vồ vập ấy của người cha bé Thu tỏ ra ngờ vực lảng tránh. Bé Thu hốt hoảng, mặt tái đi, vụt chạy kêu thét lên, nói trống. Trong suốt ba ngày ở bên cha bé Thu đã không nhận ra cha của mình, bé ương ngạnh, cư xử vùng vằng. Bé nhất định không nhờ ông Sáu chắt nước nồi cơm, nó hất cái trứng cá mà ông gắp cho. Bị ông Sáu đánh nó bỏ về nhà ngoại khua loảng xoảng dưới xuồng. Đó là thái độ rất ương ngạnh của một đứa bé mới tám tuổi. Nhưng thái độ đó không hề chê trách được bởi tất cả vì chiến tranh. Chiến tranh đã gây ra những mất mát và đau thương. Mà một đứa trẻ như Thu còn quá bé bỏng để có thể hiểu được những tình thế khắc nghiệt, éo le mà ngay cả người lớn cũng không kịp chuẩn bị cho nó. Chỉ vì một vết sẹo trên mặt người cha cộng với bức ảnh mà nó biết về cha, nó đã không nhận cha. Vết thương do chiến tranh đã trở thành vết thương lòng sâu nặng của tình cảm cha con.

 

Những bài Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà hay nhất

Ngày cuối cùng, trước phút giây ông Sáu lên đường, thì tình cảm thiêng liêng của bé Thu dành cho cha đã bùng cháy. Mọi thái độ và hành động của bé Thu bỗng đột ngột thay đổi. Khi nhìn thẳng, đối diện với người cha "đôi mắt mênh mông của con bé bỗng xôn xao". Đằng sau đôi mắt mênh mông ấy chắc đang xao động biết bao ý nghĩ, tình cảm. Lần đầu tiên bé cất tiếng gọi "Ba...ba" và tiếng kêu như tiếng xé "chạy nhanh như sóc ôm lấy cổ ba nó" cùng với cử chỉ hôn khắp mọi nơi: nó hôn tóc hôn cổ, hôn cả vết thẹo dài trên má của ba. Tâm lý ngờ vực chỉ vì vết sẹo đã được giải tỏa.Vì thế trong phút chia tay với cha tình yêu và nỗi mong nhớ suốt bao năm trời bị dồn nén nay trở nên mạnh mẽ và có cả sự hối hận. Cảnh tượng ấy diễn ra xúc động trong lòng mọi người.Và khi ông Sáu nói "Ba đi rồi ba về với con", bé Thu đã hét lên là "không", rồi hai tay siết chặt cổ, dang cả hai chân quặp lấy ba, đôi vai nhỏ run run. Chắc cô bé đã khóc, khóc vì sự ân hận của mình đã không nhận ra cha, khóc vì xót thương người cha vì chiến tranh mà phải xa gia đình.Chỉ vì bom đạn quân thù, mà ba đã mang sẹo trên mặt. Đó là điều đau khổ.Vậy mà, bé Thu đã không hiểu, lại còn xa lánh cha khiến cha đau khổ. Được bà ngoại giảng cho, bé đã hiểu. Nhưng có lẽ khi bé hiểu ra thì ...muộn rồi. Cha bé đã phải xa gia đình trở về chiến trường, phải chịu bao gian khổ của mưa bom bão đạn. Vì vậy, mà bé Thu mới siết cổ cha, níu chặt lấy người cha, như muốn đền bù những hành động sai lầm của bé. Từ giây phút bé thu thức tỉnh, tình cảm tính cách của bé đã thay đổi sự ương ngạnh của cô bé tám tuổi đã không còn, mà thay vào đó là tình yêu cha, thương cha, tự hào về cha. Cuộc chia tay của bé Thu trong những giây phút cuối cùng này có ai biết được rằng đó là cuộc chia tay lần cuối là lúc cha xa em vĩnh viễn, không thực hiện lời hứa "ba đi rồi ba về với con". Nhưng lòng yêu cha thành kính đã tạo nên một sức mạnh thôi thúc, rèn giũa để Thu trưởng thành sau này, khi cô trở thành một chiến sĩ giao liên gan dạ, dũng cảm.

 

Tóm lại, qua diễn biến tâm lý của bé Thu ta thấy được bé là người có tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc, hồn nhiên, ngây thơ. Cá tính ấy của bé được tập trung thể hiện trong tình cảm cha con đằm thắm.Nhân vật bé Thu đã để lại trong ta những ấn tượng sâu đậm về tình cảm mà bé dành cho cha. Người đọc thêm yêu mến bé Thu với tình cảm mạnh mẽ ấy.

 

 
23 tháng 1 2022

hỏi lắm vậy , thôi bạn lên gg tra đi mình lười :)

22 tháng 1 2017

Nghĩa của từ đi trong hai câu thơ: ta đi trọn kiếp người/cũng không đi hết mấy lời mẹ ru

• Chữ đi trong câu thơ thứ nhất nghĩa là: sống, là trải qua kiếp người.

• Chữ đi trong câu thơ thứ hai nghĩa là: thấu hiểu và cảm nhận.

18 tháng 3 2018

Những câu thơ sử dụng chất liệu ca dao trong đoạn trích:

Cái cò ...sung chát...đào chua

Câu ca mẹ hát gió đưa về trời

29 tháng 4 2017

Hình ảnh người mẹ được gợi lên trong bốn câu thơ đầu qua các chi tiết: yếm đào, nón mê, nón quai thao, tay bí, tay bầu, váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu.