K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.a. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.                                   ...
Đọc tiếp

Xác định kiểu đoạn văn của những trường hợp sau. Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.

a. Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là “Binh thư yếu lược”. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhược bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.

                                                                                             (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

b. Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Từ các cụ già tóc bạc đến các cháu nhi đồng trẻ thơ, từ những kiều bào ở nước ngoài đến những đồng bào ở vùng tạm bị chiếm, từ nhân dân miền ngược đến miền xuôi, ai cũng một lòng nồng nàn yêu nước, ghét giặc. Từ những chiến sĩ ngoài mặt trận chịu đói mấy ngày để bám sát lấy giặc đặng tiêu diệt giặc, đến những công chức ở hậu phương nhịn ăn để ủng hộ bộ đội, từ những phụ nữ khuyên chồng tòng quân mà mình thì xung phong giúp việc vận tải, cho đến các bà mẹ chiến sĩ săn sóc yêu thương bộ đội như con đẻ của mình. Từ những nam nữ công nhân và nông dân thi đua tăng gia sản xuất, không quản khó nhọc để giúp một phần vào kháng chiến, cho đến những đồng bào điền chủ quyên đất ruộng cho Chính phủ,... Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.

                                                                                  (Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

1
14 tháng 9 2023

a. Đoạn văn song song, tất cả các câu cùng thể hiện chủ đề chung là làm theo “Binh thư yếu lược”.

=> Tác dụng: trình bày thông tin khách quan, để cho người đọc tự rút ra kết luận.

b. Đoạn văn phối hợp có câu đầu nêu lên chủ đề là đồng bào ta ngày nay cũng xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Các câu tiếp theo đưa ra dẫn chứng và biểu hiện cụ thể. Câu cuối đoạn khái quát lại lòng nồng nàn yêu nước của dân tộc Việt Nam.

=> Tác dụng: khẳng định lòng nồng nàn yêu nước của dân ta.

Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau, từ đó, xác định kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp). Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.a. Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một...
Đọc tiếp

Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau, từ đó, xác định kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp). Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.

a. Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có? Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

                                                                                                 (Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

b. Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường. Cậu này là học sinh Trường THCS Lê Qúy Đôn, bạn ấy thuộc Trường THCS Lương Thế Vinh, còn cô bé kia học ở Trường THCS Đặng Thai Mai,… tất cả đều được nhận ra nhờ bộ đồng phục mà học mặc. Trong cuộc thi “Nhóm bạn lí tưởng” ở huyện, “màu cờ sắc áo” không chỉ thể hiện ở tài trí của năm bạn trong đội hình thi đấu trên sân khấu, mà còn ở các nhóm cổ động viên tưng bừng, nổi bật trong bộ đồng phục của trường mình trên khán đài.

                                  Dẫn theo Ngữ ăn 6, tập hai (Kết nối tri thức với cuộc sống), NXB Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 67)

1
14 tháng 9 2023

a. Câu chủ đề: Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

=> Đoạn văn quy nạp.

- Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn: Các câu đầu nêu những tấm gương về các bậc trung nghĩa. Từ đó câu chủ đề ở cuối đoạn văn mới có cơ sở để nhắc nhở binh sĩ về chân lí: những tấm gương trung nghĩa sẽ được sử sách lưu danh, từ đó gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội.

b. Câu chủ đề: Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường.

=> Đoạn văn diễn dịch.

- Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn: Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, khẳng định đồng phục không chỉ đẹp mà còn tạo nên bản sắc của mỗi trường. Các câu sau nói rõ nét đặc sắc của mỗi trường thông qua bộ đồng phục.

21 tháng 2 2020

ko biết

21 tháng 2 2020

Thông cảm, mình làm ít nhưng cũng ko biết có đúng ko nữa!! Nhờ bạn tk giúp!! 

1. Phương thức biểu đạt: Nghị luận

2. Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và trong cuộc kháng chiến hiện tại.

21 tháng 2 2020

a, Nhận xét: dẫn chứng hợp lí, sinh động, cụ thể.

b, Trong cuộc sống ngày nay, đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Có thể khẳng định như vậy là bởi dân tộc ta đang không ngừng nỗ lực để đưa đất nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Như Đảng và chính phủ đang trong công cuộc chống lại dịch bệnh covid 2019, rất nhiều người đã cùng chung tay ủng hộ, ra sức chống lại dịch bệnh. Nhờ tinh thần đoàn kết đó mà đã có nhiều người được chữa trị thành công. Hơn thế nữa, trong công cuộc kiến thiết đất nước, nhiều nhà khoa học, kĩ sư đã hằng ngày hằng giờ học hỏi, phát minh ra các trang thiết bị hiện đại. Tiêu biểu là tập đoàn Vinfast đã cho ra mắt thành công chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt Nam, được bạn bè trong và ngoài nước đánh giá rất cao. Thật vậy, chúng ta đang không ngừng nỗ lực phấn đấu để làm theo đúng như lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh. 

đề bài:. Em hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của nhà trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người.: Cho đoạn văn sau“ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước....Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc...
Đọc tiếp

đề bài:. Em hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của nhà trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người.

: Cho đoạn văn sau

“ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước....Những cử chỉ cao quý đó tuy khác nhau nơi việc làm nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước".

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

2. Nêu nội dung của đoạn văn?

3. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên?

4. Từ hiểu biết của mình, em hãy chia sẻ cách bày tỏ lòng yêu nước của tuổi trẻ hiện nay

1
22 tháng 2 2020

1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là nghị luận.

2. Nội dung của đoạn trích: Những biểu hiện chứng minh lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời đại hiện nay.

3. Biện pháp tu từ: điệp cấu trúc câu "Từ...đến"

-> Khẳng định lòng yêu nước của nhân dân mọi tầng lớp, mọi giai cấp, lứa tuổi, giới tính...

4. Chia sẻ của bản thân cả ưu và nhược điểm trong lòng yêu nước giới trẻ hiện nay.

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài...
Đọc tiếp

1.1. Khi phân tích tác phẩm văn học, trước hết, cần xác định thể loại của tác phẩm đó (truyện, thơ, kí, kịch) để vận dụng những tri thức về thể loại trong việc phân tích tác phẩm. Trong Bài 6, các em đã học cách phân tích một tác phẩm truyện; trong Bài 7 đã học cách phân tích một tác phẩm thơ; Bài 9 tập trung hướng dẫn các em cách phân tích một tác phẩm hài kịch.

Đối tượng phân tích có thể là toàn bộ tác phẩm hoặc một phần của tác phẩm; cần chú ý phân tích cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật; chỉ ra được tác dụng của các yếu tố hình thức nghệ thuật (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng,...) trong việc biểu đạt nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả,...).

1.2. Để viết bài nghị luận phân tích một tác phẩm hài kịch hoặc truyện cười, các em cần chú ý:

- Xác định rõ yêu cầu nghị luận (nếu là bài làm theo đề đã cho thì yêu cầu này được thể hiện ở đề bài).

- Đọc lại tác phẩm hài kịch là đối tượng phân tích.

- Xác định vấn đề cụ thể (nội dung, hình thức) mà bài viết sẽ tập trung làm sáng rõ.

- Thực hiện các bước theo quy trình viết bài văn nghị luận.

- Chú ý lựa chọn, sử dụng bằng chứng trong tác phẩm để lí giải, phân tích, đưa ra nhận xét, góp phần khẳng định giá trị của tác phẩm.

- Bài viết cần tránh việc chỉ kể lại đơn thuần nội dung hay nhận xét về giá trị nội dung, nghệ thuật một cách chung chung, thiếu thuyết phục.

0
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:      “Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhựơc bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.         Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục,...
Đọc tiếp


Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
      “Nay ta chọn binh pháp các nhà hợp làm một quyển gọi là Binh thư yếu lược. Nếu các ngươi biết chuyên tập sách này, theo lời dạy bảo của ta, thì mới phải đạo thần chủ; nhựơc bằng khinh bỏ sách này, trái lời dạy bảo của ta, tức là kẻ nghịch thù.
         Vì sao vậy? Giặc với ta là kẻ thù không đội trời chung, các ngươi cứ điềm nhiên không biết rửa nhục, không lo trừ hung, không dậy quân sĩ; chẳng khác nào quay mũi giáo mà chịu đầu hàng, giơ tay không mà chịu thua giặc. Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất? Ta viết bài hịch này để các ngươi biết bụng ta”                                                 câu 1 ; 'Ta'' và Các người '' nói ttrong đoạn văn là ai

câu 2 ;dựa vào văn bản đã học em hãy cho  bt lời dạy bảo của ta gồm nhưng điiều gì , ghi lại câu phủ điinh có trong đoạn văn

 

2
27 tháng 4 2022

giúp mình với khocroi

27 tháng 4 2022

khocroi giúp với

 

16 tháng 9 2023

- Phương thức biểu đạt: thuyết minh.

- Tác dụng: đưa ra các thông tin, luận điểm về quãng thời gian trưởng thành của sapo kết hợp với yếu tố biểu cảm để tạo sự tò mò.

 

Phương thức biểu đạt

Tác dụng

Sa-pô

Biểu cảm kết hợp nghị luận.

Thể hiện cảm xúc, đánh giá của người viết.

Đoạn 1

Thuyết minh kết hợp nghị luận.

Cung cấp thông tin về tác giả, tác phẩm, kết hợp thể hiện nhận xét của người viết.

Đoạn 2

Thuyết minh kết hợp nghị luận.

Giới thiệu nội dung kết hợp nhận xét về câu chuyện.

Đoạn 3

Tự sự kết hợp nghị luận.

Thuật lại nội dung câu chuyện kết hợp bàn luận.

Đoạn 4

Nghị luận kết hợp biểu cảm.

Thể hiện đánh giá, cảm xúc của người viết.

Đoạn 5

Nghị luận.

Nhận xét về giá trị của tác phẩm.