K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 9 2023

Người hoạn lợn được mở một Trụ sở Hoạn lợn và được lấy với cái tên bớt thô là Trung tâm Triệt sản gia súc Hùng Tâm.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
27 tháng 11 2023

Thông tin thời tiết mà em thu nhận được là ngày mai có mưa.

Thông tin thời tiết mà em thu nhận được thể hiện ở những chi tiết: Hình ảnh, chữ viết.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 12 2023

- Tính chất cân đối trong cấu trúc ngôn từ được thể hiện ở những câu tục ngữ trong bài:

+ Hai vế câu cân đối về số tiếng (Ví dụ: Nắng chóng trưa, mưa chóng tối; Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa; Đói cho sạch, rách cho thơm;,...)

+ Hai dòng có số tiếng trong cân đối với nhau (Ví dụ: Kiến cánh vỡ tổ bay ra/ Bão táp mưa sa gần tới; Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng/ Ngày tháng Mười chưa cười đã tối;...)

+ Những câu tục ngữ tưởng như vế câu không đối xứng nhưng thực chất lại đối xứng:

Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão: "gió heo may" và "chuồn chuồn bay" đều có 3 tiếng, cân đối với nhau; "thì bão" là sự việc sẽ xảy ra nếu có cả hai yếu tố gió heo may và chuồn chuồn bay.

Người sống hơn đống vàng: "người sống" và "đống vàng" là đối tượng so sánh, "hơn" là từ so sánh.

- Việc tạo nên sự cân đối trong cấu trúc của một câu tục ngữ có tác dụng làm cho câu tục ngữ có nhịp điệu nhịp nhàng, giúp cho câu tục ngữ trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.

- Một số chi tiết gây cười là:

+ Thợ may may ngược áo lại bảo những người quý phái đều mặc vậy.

+ Thợ may may tất chật, đóng giày cứng lại bảo đó là khách tự tưởng tượng ra.

+ Thợ may may xấu lại thách thợ may giỏi nhất may được.

+ Bộ quần áo xuề xòa, lố bịch lại được khen đẹp, quý phái.

+ Ông Giuốc-đanh ba lần được gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” là ba lần ông Giuốc-đanh thưởng tiền cho người gọi ông như vậy.

- Biện pháp phóng đại ở chi tiết ông Giuốc-đanh được gọi là “ông lớn”, “cụ lớn”, “đức ông” là ông ta thưởng tiền cho người nào gọi ông như vậy.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Chi tiết gây cười trong văn bản:

+ Chi tiết hoa may ngược: phó may nói những người quý phái họ đều mặc vậy.

+ Thợ may xấu nhất lại đi thách thợ may giỏi nhất may được.

+ Bộ lễ phục xuề xòa, trông lố bịch lại được khen tấm tắc đẹp, quý phái.

+ Thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh: ông lớn, cụ lớn và đức ông. Sau mỗi lần gọi, ông Giuốc-đanh đều thưởng tiền cho họ.

- Biện pháp phóng đại được thể hiện rõ nhất ở chi tiết khi bốn thợ phụ mặc đồ cho ông Giuốc-đanh và gọi ông bằng loạt cái danh ông lớn, cụ lớn, đức ông để nịnh bợ mà lần nào ông Giuốc-đanh cũng vui vẻ và thưởng tiền cả ba lần.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 9 2023

- Xung đột kịch: xung đột giữa sự thật thà và bệnh ảo tưởng.

- Nhân vật: các nhân vật có sự không tương xứng giữa bên trong và bên ngoài (Ông Nha tỏ ra hiểu biết nhưng thực chất là người ảo tưởng)

- Hành động: mâu thuẫn với phẩm chất.

- Thủ pháp trào phúng: những lời phát biểu của ông chủ tịch xã được phóng đại đến mức khoa trương.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

Tâm trạng lo sợ của hai chị em Sơn được thể hiện qua những chi tiết:

+ Dù sắp ăn nhưng Sơn bỏ đúa đúng dậy.

+ Sơn vội vàng ra đi tìm cái Hiên.

+ Hai chị em tìm khắp cánh đồng những không gặp Hiên.

14 tháng 9 2023

Tính cách anh chàng có áo mới thể hiện qua chi tiết:

- Anh nọ tính hay khoe của, một hôm may được cái áo mới bèn mặc vào, ra cửa đứng mong có ai đi qua thì khen, nhưng từ sáng đến chiều không thấy ai ngó đến.

- Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Trong đoạn trích có sự mâu thuẫn giữa cái xấu và cái tốt. Ông Nha vẽ ra một viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển, giàu mạnh nhưng thực tế thì những gì ông làm đều chỉ đẩy người dân vào cái nghèo đói. Đó là sự tương phản giữa áo tưởng và thực tế.

- Nhân vật trong đoạn trích có sự không tương xứng giữa thực chất bên trong và hình thức bên ngoài, giữa suy nghĩ và hành động khiến việc làm trở nên lố bịch hài hước. Ví dụ: Ông Đốp một tên hoạn lợn lại được phong cho làm chức Chủ nhiệm Trung tâm Triệt sản gia súc xã Hung Tâm; Ông Thình vốn là đội trưởng đội làm những nghề phụ của xã lại được phong làm Chủ nhiệm Trung tâm Công nghệ...

- Đoạn trích chủ yếu toàn là lời thoại giữa các nhân vật với nhau. Lời thoại bộc lộ được đặc điểm, tính cách, có yếu tố hài hước, gây cười.

- Đoạn trích cũng sử dụng thủ pháp trào phúng, phóng đại. Ví dụ: Ông Nha vẽ lên những viễn tưởng cao đẹp về một xã phát triển khoa học, giàu mạnh những thực tế nhưng thực tế chỉ là những lời nói xáo rỗng, giả dối, lố bịch.

NG
13 tháng 9 2023

- Nhân vật Lê Chiêu Thống được khắc họa rõ nét qua những chi tiết:

+ Vua Lê trong điện, nghe tin có biến ấy, vội vã cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến đưa thái hậu ra ngoài.

+ Cướp thuyền đánh cá khi thấy cầu phao bị đứt, ngày mồng 6 chạy đến núi Tam Tằng.

+ Vua Lê đưa thái hậu đến đồn Hòa Lạc, được một người thổ hào giúp đỡ.

+ Khi vua Lê nghe thấy tin quân Tây Sơn đã đuổi theo đến nơi, vua vội vã đi theo lối tắt đến cửa ải, kịp chỗ nghỉ ngơi của Tôn Sĩ Nghị.

- Phân tích chi tiết vua tôi Lê Chiêu Thống tháo chạy:

+ Vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc.

+ Đớn hèn, nhục nhã trước quân Thanh.

+ Tháo chạy thục mạng, cướp cả thuyền của dân mà qua sông, khi đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị thì “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”, rồi chấp nhận phận vong quốc, sau này phải cạo đầu tết tóc như người Mãn Thanh.

- Thái độ của tác giả với vua Lê: Sự xót thương, ngậm ngùi cho số phận của Lê Chiêu Thống. Bởi dù sao ông cũng là một cựu thần trung thành của nhà Lê, trước sự sụp đổ triều đại mình tôn thờ không khỏi không ngậm ngùi, chua xót.