K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2023

bạn ơi

NG
18 tháng 9 2023

Tham khảo
loading...

 
15 tháng 11 2021

cái này là văn mà bạn lại để tiêu đề là Âm nhạc??

15 tháng 11 2021

ờ xin lỗi hihi

5 tháng 1 2018

Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung... rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thểphai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình cảm yêu mến xúc động dạt dào.

Tôi còn nhớ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi vàmặc đồng phục gọn gàng. Khi cả lớp đã đến hết, bạn lớp trưởng nhắc các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và yêu cầu cả lớp trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Thoạt đầu, khi nghe cô khen ngợi thành tích chung của lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì nghĩ rằng trong thành tích chung ấy có sự đóng góp của mình. Nhưng khi nghe cô chỉ ra những hạn chế còn tồn tại ai cũng cảm thấy xấu hổ vì chợt thấy bóng dáng mình trong đó. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy cô giáo đã bớt lo lắng về chúng tôi, những học sinh trong mắt cô vẫn còn rất bé nhỏ ngây thơ, và cô nở một cụ cười rạng rỡ.

Tiếp đó, cô căn dặn chúng tôi một câu mà đến giờ tôi vẫn khắc ghi trong lòng: “Như vậy là năm học lớp Năm và cũng là năm năm dưới mái trường tiểu học đã trôi qua trong cuộc đời các em. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một sô bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Năm học tới, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô hi vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng trong học tập, lao động và nghe lời các thầy cô giáo mới. Cả lớp hãy hứa với cô đi!”. Nói đến đây thì cô dừng lại, những giọt nước mắt tràn ra trên hai má cô làm cho cả lớp không khỏi xúc động. Lớp chúng tôi là lớp đầu tiên mà cô làm chủ nhiệm. Với lớp, cô đã ân cần biết mấy, cô đã mang tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ để dạy dỗ và yêu thương chúng tôi. Bao nhiêu kỉ niệm về những ân nghĩa cô trò chợt ùa về. Vậy mà cô trò chúng tôi lại sắp phải xa nhau. Các bạn gái xúc động quá đã thút thít khóc. Tôi thì dù đã cố gượng cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai bên má. Cả lớp nghẹn ngào không ai nói được câu nào dù là để đáp lại lời cô. Cô giáo đã tin các học sinh yêu quý của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!”. Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tôi vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thìa biết bao! Chúng như chiếc khăn mềm mại thấm nhanh những giọt nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt cuối cùng. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ nói rồi cô hát tặng chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cười. Thế là các bạn vui vẻ hẳn lên. Nắng vàng tươi trên sân ngày cuối cùng chúng tôi là học sinh tiểu học, không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp đẽ đó, chúng tôi mời cô ra chụp ảnh kỉ niệm. Buổi tổng kết ai nấy đều lưu luyến và điều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.

Ngày tổng kết năm học lớp Năm đã qua từ rất lâu nhưng nó chất chứa nhiều tình cảm xúc động trong tuổi học trò của em. Giờ đây đã lớn khôn, nghĩ về ngày ấy, tôi không khỏi tiếc nuối nhưng nhiều hơn vẫn là quyết tâm học tập để xứng đáng với những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.

5 tháng 1 2018

Tôi chưa bao giờ chứng kiến ai đó nuôi chó và mèo lại khôn như chó và mèo nhà bác tôi. Bác là chị mẹ tôi, bác lấy chồng năm 17 tuổi sinh được 3 người con, bác trai mất khi bác chưa đầy 30 tuổi, bác ở vậy nuôi con. Tôi nhớ vào khoảng giữa năm 1974, nhà bác tôi nuôi 2 con chó con lớn đặt tên là Lu, còn con chó nhỏ tên là gì tôi đã quên mất, với cả một con mèo. Tôi nhớ con Lu nó cực kỳ dữ dằn, đặc biệt là vào buổi tối, ai chỉ chớm bước vào cổng là nó đã xồ ra, sủa váng óc. Có một điều lạ, tuy tôi là người quen, tối nào cũng lên nhà bác ngủ nhưng bao giờ con Lu cũng lao ra sủa, sủa to, nhưng không gắt. Bao giờ bác tôi nói “cậu Huấn hả!” thì nó mới thôi. Còn khi tôi đến mà không ai có nhà thì nó không sủa lấy một tiếng.

Một hôm buổi sáng, Lu mang về một cái túi vải con, trong đựng tiền của ai đi chợ đánh rơi… Con Lu nhiều lần bắt được cá mang về nhà. Khi trời mưa gặp cá lách lên, nó lấy chân gạt cho con cá ra xa rãnh, vũng nước, bao giờ cá yếu thì công về sân báo cho bác tôi biết. Con mèo cũng thế… Một hôm tôi đang học, thấy con mèo cứ kêu: meo, meo, meo, bác tôi nói “Chắc con mèo lại mang cái gì về nhà rồi”, thế là tôi với bác cầm đèn chạy xuống bếp xem, thì thấy ngay con cá quả to bằng cổ chân đang ngoe nguẩy, nằm giữa cửa bếp, mà trên mình không hề xây xát, bác tôi nói: chắc nó ngoạm vào vây lưng công về.

Con Lu thực sự là thành viên trong gia đình, mọi người trong gia đình bác tôi đi đâu về, nó chạy ra lăn xả vào mừng, đuôi ngoe nguẩy suốt, bao giờ bảo “thôi nào!” thì nó mới thôi. Năm đó người ta cấm chó vì có chó điên, bắt phải bán, không thì đập chết. Bác tôi không bán… Họ thành lập các nhóm người đi đến từng nhà có chó dùng gậy đập chết, họ đến nhà bác tôi, khi họ vây đánh, con Lu nhảy xuống ao bơi qua ao rộng chạy thoát, còn con chó nhỏ bị đập chết ngay cửa bếp. Bác tôi về mang ghế lên ủy ban xã chửi đúng 3 ngày cái đứa đập chết chó nhà bác. Bác tôi có con cả đi bộ đội đặc công hy sinh năm 68, nhà lại neo người, nên họ kệ cũng không dám dây… Rồi một năm, đêm ba mươi tết, đón giao thừa nhà nào cũng đốt pháo, có nhà còn nổ cả kíp mìn… con Lu sợ quá, bỏ chạy ra cánh đồng, chắc trời tối, lại đâu đâu cũng đốt pháo nên nó mải miết chạy mà lạc mất đường về… Sáng ra không thấy chó đâu, bác tôi biết ngay là nó sợ pháo chạy mất, nhưng nghĩ: chắc là nó sẽ tìm đường quay về nhà thôi… Chờ mãi, chờ mãi không thấy nó về, mọi người nghĩ rằng đã mất, mọi người, ai cũng ngẩn ngơ vì nó. Đột nhiên đến ngày mùng 10 tết thì nó trở về với một sợi dây xích to ở cổ… Sau tôi nghe một anh bạn kể lại, bạn anh ấy, “thằng Qui Cõn” (anh tên Qui, còn bố tên là Cõn, thời chúng tôi gọi tên bao giờ cũng kèm theo tên bố hoặc mẹ) bắt được con chó to lắm đang hẹn mấy anh em bao giờ qua rằm tháng Giêng thì làm thịt. "Con chó to và ngoan lắm, sáng mùng 1 tết nó vào nhà và thế là anh Qui xích nó vào cột, cho ăn và định ngoài rằm thì làm thịt. Cứ tưởng nó quen nhà rồi nên anh Qui chủ quan buộc không kỹ nên nó chạy mất…”. Tôi biết nó giả vờ ngoan ngoãn, để cuối cùng tìm cách chạy thoát, về với chủ…

chó, thịt chó, chó trung thành, chó tinh khôn
Ảnh minh họa.

Sau đó vài năm lại có lệnh cấm chó và lần này họ làm ngặt nghèo hơn, các nhà đều phải bán hoặc làm thịt hết, mọi người khuyên nhủ bác tôi, cuối cùng bác tôi cũng phải dứt ruột bán nó đi. Khi bán bác tôi phải ra khỏi nhà để không phải nhìn cảnh người ta bắt nó đi. Chị tôi đi học về, thấy chó bị bán đi mất, lăn ra khóc, 3 ngày không đi học, hàng tuần vẫn còn khóc vì con Lu. Còn tôi, tuy ít gắn bó với nó, nhưng mấy chục năm qua tôi vẫn nhớ như in hình bóng của nó, nó là con Lu.

1 tháng 5 2018

Những thế hệ lớn lên

Một người bạn yêu cầu giấu tên, sinh đúng vào ngày 30 tháng Tư năm 1975, anh ra đời trong lúc mẹ anh đang trên đường di chạy từ Xuân Lộc vào Sài Gòn, chia sẻ: “Nói chung là mình chưa thấy đó là một thiện ý thật sự cho những người muốn đặt ra vấn đề hòa hợp hòa giải, tức là đặt vấn đề với những người có quyền lực ấy. Mà mình thấy cái thiện ý đó chưa chân thành, người ta chỉ nói cái gì đó để tuyên truyền là chính thôi. Mình cứ nghe ti vi, đài ra rả đó, đại khái là những vết tích xưa cũ như là tự hào ấy. Cái đó mình cho rằng hòa hợp hòa giải khó mà đạt được, người ta chưa tin. Với những người Sài Gòn cũ thì còn lâu mới đạt được, nói nôm na ví dụ như Sài Gòn, hãy đổi hãy trả lại cái tên Sài Gòn đi sẽ thấy hòa hợp hòa giải liền.”

Theo người bạn này, sau ba mươi chín năm, sau một quá trình gia đình anh vất vả để cưu mang người cha bệnh tật sau khi rời trại cải tạo và sau đó không lâu ông qua đời, anh nhận ra rằng cuộc đời anh buồn nhiều hơn vui. Và khái niệm quê hương, đất nước gắn trong ký ức anh cùng với mùi khoai mì, mùi hạt kê độn và bánh tráng sắn thời thơ ấu. Tuổi thơ của anh bị ám ảnh bởi tiếng kẻng họp đội, tiếng loa phát thanh ngoài đầu xóm và tiếng gõ mõ liên hồi báo động an ninh… Dường như tất cả những ký ức tuổi thơ của anh đều mang mang một thanh âm đượm buồn trong sắc màu trầm, nặng của nó.

Khi lớn lên, anh phải bỏ học sớm và bươn bả ngoài cuộc đời với cái lý lịch không được tốt cho mấy bởi vì cha của anh là “ngụy quyền”. Mặc dù anh học rất giỏi và ước mơ được học đại học như bao bạn khác nhưng hoàn cảnh nghèo túng của gia đình đã khiến anh phải bỏ học, theo làm bốc vác ở bến xe, sau đó sắm xe ba gác để chở hàng và hiện tại, anh đã có xe tải để chở rau cho chợ đầu mối nhưng anh vẫn thấy tiếc nuối thời đi học của mình. Bởi ngày từ nhỏ, anh luôn tâm niệm rằng không có vốn liếng nào tốt hơn vốn liếng tri thức.

Và anh cũng cay đắng nhận ra rằng nhiều thế hệ thanh niên Việt Nam, trong đó có thế hệ của anh đã không có được thứ vốn liếng quí giá của tri thức mà có chăng chỉ là cơ hội để làm việc cật lực và tích lũy tiền bạc. Nhưng rất tiếc, một khi nền tảng tri thức của con người bị hạn chế thì kéo theo vốn văn hóa cũng có nguy cơ bị hạn chế. Có nhiều tiền trên tay nhưng hạn chế về văn hóa là một tai họa. Anh đã nhìn thấy tai họa đó ngay trong thế hệ của anh cũng như nhiều thế hệ khác khi con người, xã hội mỗi ngày thêm lạnh lùng, vô cảm và tham lam.

Anh nói rằng nếu như có một cơ hội làm trẻ thơ trở lại, anh sẽ tìm đến một chân trời khác để trưởng thành, bởi vì sự trường thành mà mẹ anh đã dạy chính là phải tích lũy văn hóa, phải biết chia sẻ cùng đồng loại và phải tôn trọng quyền con người. Anh luôn dạy cho con cái mình điều này nhưng anh cũng luôn lo lắng trước môi trường giáo dục quá ư thực dụng hiện tại. Đó là anh chưa muốn nghĩ đến một xã hội đầy rẫy thù hận, tham lam, tranh giành… Như vậy, ít có sự hòa hợp hay hòa giải nào giữa con người với con người một khi quyền làm người không được tôn trọng đúng mức.

21 tháng 2 2018

kể chuyện 

truyện ngắn 

câu truyện 

gây chuyện 

truyện cổ tích 

cốt truyện 

~ học tốt ~

21 tháng 2 2018

kể chuyện

truyện ngắn

câu chuyện

gây chuyện

truyện cổ tích

cốt truyện

17 tháng 12 2022

CAC

 

22 tháng 11 2018

Có những chuyện hàng ngày diễn ra xung quanh ta, đơn thuần không chỉ là những câu chuyện vui mà có cả những câu chuyện buồn. Có một lần em không hoc bài và bị điểm kém. Chuyện đó đến tận bây giờ em cũng chẳng thể quên được.

Hôm đó là sáng thứ Ba. Trời mùa thu cao xanh trong trẻo. Ông mặt trời nhẹ nhàng ban phát những tia nắng vàng dịu dàng khắp trần gian. Em vui vẻ cắp sách đến trường trong tâm trạng đầy háo hức vì hôm nay có tiết Lý – môn học em rất thích. Vừa vào lớp, thấy các bạn đều cắm cúi đọc sách, em giật mình thấy lạ, bèn hỏi bạn cùng bàn:
- Này, Linh, học gì thế? 
- Ơ. Kìa. Lát nữa kiểm tra Lý 15 phút thây. Cô dặn hôm trước rồi. Lan giỏi môn này, không cần học nên không quên à?
Nghe Linh nói, em mới nhớ ra. “ Thôi chết rồi. Hôm qua mải xem phim quên mất không học bài rồi. Sao bây giờ.?” Trong tâm trạng hốt hoảng, không biết làm gì, em cuống cuồng giở sách ra học. Nhưng đọc mãi cũng không vào được chữ nào.
“ Tùng. Tùng. Tùng....” Tiếng trống vào lớp vang lên. Lòng em cũng nôn nóng và sợ hãi dâng cao. Cô bước vào lớp, nở một nụ cười:
- Nào các chàng trai cô gái. Lấy giấy kiểm tra nào. Hôm trước cô dặn rồi nhỉ? Lần này chắc toàn 9, 10 hết rồi.

Cả lớp vâng rất to. Giọng ai cũng hồ hởi. Trừ mình em đầy lo lắng.

Sau khi cô đọc đề, các bạn cắm cúi vào làm. Quay sang nhìn Linh thấy cô bạn cũng hăng say viết bài mà em thấy trống rỗng. Nhìn tờ giấy ghi được mấy dòng nhớ mang mang mà lòng ngập tràn sợ hãi. Cảm giác bất lực dâng cao. Hình dung đến lúc cô trả bài, cảm giác sợ bị cô mắng khiến em thấy tuyệt vọng. Em chẳng thể viết thêm được gì vào tờ kiểm tra. Em tự trách bản thân bởi môn học yêu thích mà lại không thể hoàn thiện trọn vẹn. Nộp bài trong trạng thái buồn bã, mặc cho các bạn hỏi đáp án, em chỉ ngồi im không nói gì.

Sáng hôm sau, cô trả bài kiểm tra. Ai cũng hớn hở cầm bài kiểm tra toàn điểm 9 điểm 10. Riêng em chưa thấy bài đâu. Đang ngóng bài kiểm tra xem còn sót ở đâu, thì bỗng cô nói:
- Cuối giờ Lan ở lại gặp cô nhé.

Bao nhiêu ánh mắt các bạn nhìn em. Em thấy xấu hổ và lo lắng vô cùng. Ba tiết học tiếp theo ngày hôm đó, em chẳng thể học cho nghiêm túc. Lòng em cứ bồn chồn lo lắng lạ thường. Khi tiếng trống điểm hết giờ vang lên. Em nặng bước đi về phía phòng chờ giáo viên. Thấy cô đang ngồi một mình trong căn phòng lớn. Em bước vào chào cô:
- Em chào cô ạ.
Cô nhìn em bằng ánh mắt buồn buồn:
- Ừ. Bài kiểm tra của em đây. Tại sao lại được như này vậy Lan? Em đâu có học kém môn này đến vậy?

Em cầm tờ bài kiểm tra điểm Hai mà run run nói:
- Dạ thưa cô tại bữa trước em quên không bài nên không làm được bài kiểm tra. Em xin lỗi cô ạ.

Cô nhìn tôi, lặng im. Rồi cô mỉm cười thật hiền dịu:
- Thôi được rồi. Cô biết em không phải là một học sinh lười biếng. Lần này cô không mắng em. Cô cho em cơ hội sửa sai. Ngày mai cô cho em làm lại bài kiểm tra lấy lại điểm. Nhớ về học bài đầy đủ.

Nghe cô nói vậy, lòng em thấy vui khôn xiết. Em cảm ơn cô ríu rít và hứa với cô :
- Vâng ạ. Em hứa với cô sẽ làm bài thật tốt và không bao giờ tái phạm ạ
Tối hôm đó về nhà em chăm chỉ học bài. Hôm sau làm bài kiểm tra gỡ điểm và em được 9 điểm bài kiểm tra đó. Cầm bài kiểm tra điểm 9 trên tay, lòng em vui sướng và tự nhủ bản thân sẽ nhớ mãi lần này để chăm chỉ hơn và không bao giờ lười nhắc không học bài.
 

22 tháng 11 2018

@Việt Hoàng 

Dàn ý má ơi

14 tháng 2 2022

Sự tích quả dưa hấu kể về chàng Mai An Tiêm, một chàng trai nhanh nhẹn, tháo vát, lại chăm chỉ nên được nhà vua rất mực yêu mến. Chàng cho rằng của mình làm ra mới quý, còn của biếu là của lo, của nợ. Nhà vua vì thế nổi giận đẩy cả gia đình chàng ra đảo hoang. Bằng trí thông minh, nhanh nhẹn Mai An Tiêm đã trông ra một loại quả vỏ ngoài đều có màu xanh thẫm, bên trong ruột lại có màu đỏ tươi, mọng nước và có cả hạt màu đen, khi ăn thì lại thấy quả có vị ngon, ngọt, thơm mát. Gia đình chàng sống đầy đủ hơn nhờ vào việc đổi quả lấy lương thực cho các tàu buôn. Vua nghe chuyện bèn đón họ về. Đó là nguồn gốc giống dưa hấu mà chúng ta ăn ngày nay.

HT