K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Danh từ: con, mẹ, chiều, đông, bếp, khói, nhà, mình con, trời, mưa

Động từ: về, thăm, lên, vào, ra, òa, rời

Tính từ: Thơ thẩn, yên

9 tháng 12 2021

Nắng mùa hè như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như được nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Lũ cua ngoi lên bờ chạy trốn cái nóng .... Vậy mà, giữa tiết trời tháng sáu nắng như rang ấy, mẹ em vẫn phải cấy lúa. Lưng áo mẹ ướt đẫm mồ hôi, mặt mẹ vì nắng nóng đỏ bừng như phải bỏng ... Thương mẹ quá mẹ ơi!

- Động từ : đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, rang, cấy

- Tính từ : lềnh bềnh, ướt đẫm, đỏ bừng, thương ...

- Quan hệ từ : ở, như, trên, vì, cũng, vậy mà ....

9 tháng 12 2021

Tháng 6 mùa hạ, nắng gay gắt như thiêu như đốt. Ruộng đồng như cái chảo lửa, nóng hừng hực. Ấy vậy mà mẹ em, vẫn đội nắng mặc nóng mà xuống ruộng cấy lúa. Cua cá phải đầu hàng, rời ruộng tìm nơi mát mẻ để tránh tạm. Nhưng vì đàn con thơ, mẹ vẫn kiên trì cấy từng hàng mạ non. Dưới cái nắng gay gắt, mồ hôi mẹ chảy ra đầm đìa như mưa. Những giọt mồ hôi ấy mặn chát, bởi đó là biết bao vất vả, gian lao mà mẹ đang phải gánh chịu, Hình ảnh người mẹ luôn vĩ đại như thế, dù là trong bất kì hoàn cảnh nào.

Từ ghép: thơ thẩn, giản đơn

Từ đơn: nhà

Nắng mùa hè như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như được nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Lũ cua ngoi lên bờ chạy trốn cái nóng .... Vậy mà, giữa tiết trời tháng sáu nắng như rang ấy, mẹ em vẫn phải cấy lúa. Lưng áo mẹ ướt đẫm mồ hôi, mặt mẹ vì nắng nóng đỏ bừng như phải bỏng ... Thương mẹ quá mẹ ơi!

- Động từ : đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, rang, cấy

- Tính từ : lềnh bềnh, ướt đẫm, đỏ bừng, thương ...

- Quan hệ từ : ở, như, trên, vì, cũng, vậy mà ....

10 tháng 12 2023

                            **Tham khảo**

Tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc sống có lẽ chính là tình mẫu tử. Viết về đề tài này, bài thơ “Về thăm mẹ” của Đinh Nam Khương đã để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc.

Bài thơ chính là lời của người con bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc khi về thăm mẹ. Nhân vật trữ tình trở về quê thăm người mẹ trong hoàn cảnh một chiều đông, lại có mưa rơi. Điều đó khiến cho nỗi nhớ càng mẹ càng trở nên da diết, cồn cào:

“Con về thăm mẹ chiều đông

Bếp chưa lên khói mẹ không có nhà

Mình con thơ thẩn vào ra

Trời đang yên vậy bỗng oà mưa rơi”

Hình ảnh bếp lửa cũng đã rất quen thuộc trong thơ ca. Trong bài thơ Bếp lửa của Bằng Việt:

“Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,

Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,

Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng”

Tác giả đã nhớ về mẹ khi nhìn thấy hình ảnh “bếp lửa” thể hiện sự tần tảo của người phụ nữ Việt Nam. Không chỉ vậy, những sự vật trong căn nhà nhỏ cũng khiến cho nhân vật trữ tình nhớ đến mẹ:

“Chum tương mẹ đã đậy rồi

Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa

Áo tơi qua buổi cày bừa

Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm

Đàn gà mới nở vàng ươm

Vào ra quanh một cái nơm hỏng vành

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con”

Những sự vật bình dị, nhưng đã thể hiện sự hy sinh, tình yêu thương mà người mẹ dành cho đứa con của mình.

Để rồi, lòng con bồi hồi cứ mãi “thơ thẩn vào ra” mong ngóng mẹ trở về. Hai câu thơ cuối là đã bộc lộ trực tiếp tâm trạng của người con lúc này:

“Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn

Rưng rưng từ chuyện giản đơn thường ngày”

Quả là tình cảm mẫu tử sâu sắc. Người con cảm thấy nghẹn ngào, thương xót cho sự vất vả của mẹ.

Bài thơ “Về thăm mẹ” đã giúp người đọc thấy được tình yêu thương của người con dành cho mẹ của mình.

10 tháng 12 2023

Bằng lối diễn đạt giản dị kết hợp với thể thơ lục bát truyền thống, những câu thơ nối tiếp nhau thật tự nhiên như tình cảm mẹ con gần gũi thân thương. Bài thơ "Về thăm mẹ" biểu đạt dòng cảm xúc của người con khi trở về thăm mẹ sau bao ngày xa cách.

Bài thơ "Về thăm mẹ" là một bản giao hòa đầy tinh tế của lối thơ lục bát rất chỉnh và những biện pháp tu từ như ẩn dụ, liệt kê,... Với việc sử dụng thể thơ lục bát, nhà văn đã có thể diễn tả trọn vẹn tình cảm, cảm xúc của mình dành cho mẹ. Từ những điều giản dị, đời thường, gắn liền với cuộc sống của mẹ cũng như sự trưởng thành của con, chúng ta thấy được tình cảm, sự vất vả, chắt chiu, hi sinh của người mẹ. Từ đó dấy lên trong lòng người con một lòng thương xót, kính trọng dạt dào. Đặc biệt, có một yếu tố nghệ thuật theo em đặc sắc nhất chính là:

Bất ngờ rụng ở trên cành

Trái na cuối vụ mẹ dành phần con.

Mặc dù đó chỉ là một hình ảnh giản dị, tuy nhiên đã khái quát được sự yêu thương, chăm sóc đến từng chi tiết nhỏ nhất của người mẹ. Trái na cuối vụ - chỉ một hình ảnh nhỏ bé ấy - cũng khiến người đọc nao lòng. Trái na ấy đã đến cuối vụ nhưng mẹ cũng không nỡ vặt xuống ăn mà cứ để đó phần con, đợi con về. Hình ảnh ấy cũng giống như sự chờ đợi của mẹ, sự yêu thương tằn tiện để lo cho con được no ấm. Qua bài thơ, đối chiếu lại với bản thân mình, em nhớ lại những hành động yêu thương, chăm sóc của mẹ mà tự hứa phải không ngừng học tập, rèn luyện bản thân để cha mẹ vui lòng. Như vậy bài thơ Về thăm mẹ vừa giúp học sinh hiểu hơn về thể thơ lục bát, vừa xây dựng cảm xúc thẩm mĩ về tình mẫu tử thiêng liêng.

Chúc bạn học tốt

Nhớ tick nha

 
6 tháng 12 2018

Dưới cái nắng như đổ lửa của mùa hè, nước ở khắp cánh đồng nóng như có ai nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt nước, lũ cua nóng không chịu được ngoi hết lên bờ. Vậy mà, giữa cái nắng bức oi ả, mẹ em vẫn nhẫn nại lội ruộng cấy lúa. Dáng mẹ lom khom, in hằn bóng trên mặt nước ruộng trưa hè. Một tay cầm bó mạ, tay kia mẹ thoăn thoắt cắm từng cây mạ xuống đồng. Giọt mồ hôi lăn trên vầng trán mẹ. Mỗi hạt gạo làm ra chứa bao giọt mồ hôi, bao nỗi vất vả của mẹ. Thương mẹ nhiều lắm, mẹ ơi!

Động từ: đổ, nấu, chết, ngoi, lội, cầm, cắm.
Tính từ: nóng, nhẫn nại, lom khom, thoăn thoắt, vất vả
Quan hệ từ: trên, vậy mà

6 tháng 12 2018

Cái nắng oi ả của những trưa tháng sáu thật kinh khủng. Mọi vật dường như cháy dần dưới ánh nắng mặt trời chói chang. Mặt sông, kênh rạch nóng hổi như đang nằm trong một cái nồi đun khổng lồ. Thỉnh thoảng có vài con cá cờ nổi lên mặt nước như không thể chịu nổi cái nóng khủng khiếp. Những chú cua đồng tuy có bội áo giáp bao bọc xung quanh nhưng cũng đành bó tay, phải trồi lên bờ tìm nơi mát mẻ nghỉ ngơi. Ấy vậy mà mẹ phải vơ lấy cái nón cũ, đội lên đầu, bước ra đồng trong nắng gay gắt để cấy nốt thửa ruộng này. Thương mẹ biết bao nhiêu, mẹ ơi! Dưới thửa ruộng không có một bóng cây, ngọn cỏ. Chỉ có bùn đất bám vào đôi chân mẹ và mạ non xanh mơn mởn. Những đường cấy vất vả để làm ra hạt gạo thơm ngon. Qua rặng tre dài, bóng mẹ chập chờn, mồ hôi ướt đẫm lưng áo, những giọt mồ hôi lăn xuống đôi má nóng hổi của mẹ ngày càng nhiều. Đôi mắt tinh nhanh của mẹ không hề bỏ sát bất kì một chỗ dày, chỗ mỏng nào. Tất cả những cây lúa tương lai đều thẳng tắp, trông thật đẹp. Một lát sau, như chừng đã làm xong công việc. Mẹ về nhà với một vẻ mệt mỏi nhưng tràn đầy hạnh phúc.
Ôi! Mẹ mới vất vả làm sao! Em thương mẹ nhất trần đời.Nhớ k cho mk nha

2 tháng 12 2021

Tham khảo

 

Nắng mùa hè như đổ lửa. Nước ở các thửa ruộng nóng như được nấu lên. Lũ cá cờ chết nổi lềnh bềnh trên mặt ruộng. Lũ cua ngoi lên bờ chạy trốn cái nóng .... Vậy mà, giữa tiết trời tháng sáu nắng như rang ấy, mẹ em vẫn phải cấy lúa. Lưng áo mẹ ướt đẫm mồ hôi, mặt mẹ vì nắng nóng đỏ bừng như phải bỏng ... Thương mẹ quá mẹ ơi!

- Động từ : đổ, nấu, chết, nổi, ngoi, rang, cấy

- Tính từ : lềnh bềnh, ướt đẫm, đỏ bừng, thương ...

- Quan hệ từ : ở, như, trên, vì, cũng, vậy mà ....

16 tháng 2 2021

Tham khảo :

Đây là phần thứ hai bài thơ "Ông đồ" của Vũ Đình Liên, một bài thơ ngũ ngôn kiệt tác trong phong trào Thơ mới trước năm 1945. Hình tượng thơ, giọng thơ buồn tê tái, cứ thấm vào hồn người.

Nhiều năm tháng đã trôi qua. Đâu còn những mùa xuân rực rỡ nữa? Đâu còn cảnh những ngày tưng bừng, rộn ràng bên đường phố, khi ông đồ "Hoa tay tháo những nét - Như phượng múa rồng bay”. Đâu còn nữa một thời vang bóng: "Bao nhiêu người thuê viết - Tẩm tắc ngợi khen tài”. Tương phản với một quá khứ huy hoàng là một hiện tại cô đơn, trơ trọi. Câu hỏi tu từ cất lên như một tiếng thở dài ngao ngán. Chua xót vì sự đổi thay của thế sự, vì sự lạnh nhạt của người đời. Dòng chảy thời gian trôi buồn dài lê thê, càng trở nên trống vắng:

"Nhưng mỗi năm mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu?"

Vũ Đình Liên đã lấy sự vật để đặc tả hổn người, tình người tê tái:

"Giấy đỏ buồn không thắm;

Mực đọng trong nghiên sầu"...

"Giấy đỏ" vì nỗi đau của người mà đã nhạt phai, nhạt nhòa "buồn không thắm" nữa. Nghiên mực xưa ngát thơm mực Tàu đen nhánh nay trở thành “ nghiên sầu" đáng thương; mực đã bị khô, bị chết, bị đọng lại một cách buồn đau. Giấy đỏ, nghiên mực được nhân hóa để cực tả nỗi buồn cô đơn của một lớp người tài hoa sinh bất phùng thời trong cõi bể dâu, cái thời "Thỏi có ra gì cái chữ Nho" - khi Hán tự đã mạt vận!

 

16 tháng 2 2021

nhanhoaoa

Bài 1.Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và...
Đọc tiếp

Bài 1.

Câu 1. Chép chính xác khổ cuối bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?

Câu 2. Trong dòng thơ cuối cùng của khổ thơ trên sử dụng phép tu từ gì? Phân tích giá trị của phép tu từ đó?

Câu 3. Trong chương trình Ngữ văn ở THCS, em còn học một số văn bản khác viết về người lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Hãy ghi lại tên một văn bản và tác giả của văn bản đó.

Câu 4. Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận diễn dịch, nêu cảm nhận của em về ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước của những người lính lái xe trong khổ thơ trên. Đoạn văn có sử dụng câu ghép và phép lặp để liên kết câu (chỉ rõ). 

1
20 tháng 3 2022

C1:

Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì Miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim

hoàn cảnh ra đời: được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.

C2:

 -Sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ ở hình ảnh “trái tim”.

- Từ “Trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu theo nghĩa chuyển: Chỉ người lính lái xe. Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

C3: Văn bản : Đồng chí

tác giả : Chính Hữu

C4: em làm theo như sau nha:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp người lính trong đoạn thơ

-  Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:

+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.

+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.

Tinh thần lạc quan, sôi nổi, tinh nghịch, trẻ trung:

+ Giọng thơ tếu nhộn, hài hước: “Không có”, “ừ thì có”.

+ Hiện thực: gió, bụi vốn khắc nghiệt bỗng mờ đi dưới sắc thái tươi vui, hóm hỉnh.

+ Cái nhìn lạc quan vào hiện thực

=> Họ là đại diện tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mỹ.