K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
5 tháng 8 2023

Tham khảo:
1.Sự tăng trưởng của sản lượng chăn nuôi: Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới đang trở thành những nước có sản lượng chăn nuôi lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2.Sự tập trung và thị trường hóa: Chăn nuôi ngày càng được tập trung và hóa thị trường, với sự phát triển của các chuỗi cung ứng liên kết ngược và xuôi, các doanh nghiệp lớn và các nhà máy chế biến thúc đẩy sự phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.
3.Sự đa dạng hóa sản phẩm và giá trị gia tăng: Để tăng thu nhập và giá trị sản phẩm, nhiều nông dân và doanh nghiệp đã đầu tư vào sản xuất các sản phẩm chăn nuôi cao cấp, như thịt gà và trứng hữu cơ, sữa bò hữu cơ, thịt heo béo hơn, vv.
4.Sự tập trung vào chất lượng và an toàn thực phẩm: Sự quan tâm đến chất lượng và an toàn thực phẩm của sản phẩm chăn nuôi đang ngày càng được nâng cao, đặc biệt là trong các nước phát triển và các thị trường xuất khẩu. 5.Sự đổi mới công nghệ và tự động hóa: Công nghệ và tự động hóa đang được áp dụng rộng rãi trong chăn nuôi, giúp tăng hiệu quả sản xuất và giảm chi phí.
6.Sự phát triển của chăn nuôi bền vững: Nhiều quốc gia đang chú trọng đến việc phát triển chăn nuôi bền vững, với sự tập trung vào các hệ thống chăn nuôi thân thiện với môi trường, giảm thiểu khí thải nhà kính và phát triển các giải pháp tái sử dụng chất thải.

25 tháng 8 2023

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

Đặc điểm chăn nuôi bền vững:

- Vật nuôi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, không bị ngược đãi, được tự do thể hiện các tập tính tự nhiên.

- Cung cấp cho người tiêu dùng nguồn thực phẩm (thịt, trứng, sữa) chất lượng cao, an toàn, giá cả hợp lí.

- Người chăn nuôi có lợi nhuận, môi trường được bảo vệ.

- Luôn đảm bảo hài hòa về lợi ích của người chăn nuôi, người tiêu dùng, vật nuôi và bảo vệ môi trường.

Đặc điểm chăn nuôi thông minh:

- Áp dụng đồng bộ các công nghệ thông minh như công nghệ cảm biến, trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, máy móc,... vào trong chăn nuôi.

- Công nghệ được lựa chọn có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và khả năng của người chăn nuôi.

- Liên kết chuỗi chăn nuôi khép kín “từ trang trại đến bàn ăn”, nghĩa là liên kết từ trại chăn nuôi kết nối với thu gom, giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi (kể cả xuất khẩu); liên kết năm nhà (Nhà nước, Nhà nông, Nhà doanh nghiệp, Nhà băng (ngân hàng) và Nhà khoa học).

- Sản phẩm chăn nuôi an toàn, giá cả hợp lí, giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững.

25 tháng 8 2023

Xu thế phát triển chăn nuôi ở Việt Nam:

- Ngành sản xuất nông nghiệp đang phục vụ ngày càng nhiều cho chế độ ăn toàn cầu hóa. 

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

- Tập trung giải quyết các điểm yếu về năng suất, chất lượng sản phẩm, VSATTP, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Xu thế phát triển chăn nuôi trên thế giới:

- Giảm diện tích sản xuất và dân số làm nông nghiệp, nhưng sẽ làm gia tăng tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi đông lạnh và chế biến.

- Phát triển hệ thống chăn nuôi trong những thập kỷ tới chắc chắn sẽ liên quan đến sự cân bằng giữa an ninh lương thực, nghèo đói, bình đẳng, bền vững Môi trường và phát triển kinh tế.

- Nâng cao chất lượng; sản xuất thực phẩm hữu cơ; thân thiện với môi trường và coi trọng phúc lợi động vật. 

Liên hệ thực tiễn chăn nuôi ở địa phương: địa phương đang phát triển chăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường.

25 tháng 8 2023

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), Việt Nam có khả năng sẽ vươn lên vị trí thứ 2 châu Á về tiêu thụ thịt lợn. Việt Nam tiếp tục là một trong số những nước tiêu thụ thịt lợn bình quân đầu người hàng đầu thế giới, đứng thứ ba ở châu Á sau Trung Quốc và Hàn Quốc và được dự báo sẽ vươn lên vị trí thứ 2 vào cuối năm 2021.

Nhiều doanh nghiệp chăn nuôi không ngừng mở rộng kinh doanh, đặc biệt những doanh nghiệp lớn có lợi thế nhờ áp dụng mô hình 3F: thức ăn chăn nuôi (feed), trang trại (farm), thực phẩm (food).

Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn thịt Việt Nam là động lực chính của ngành thức ăn trong nước. Sản lượng thịt lợn dự kiến tăng lên 4 triệu tấn vào năm 2025, trước khi đạt mức 4,7 triệu tấn vào năm 2030, tương ứng với tốc độ tăng trưởng bình quân năm 3,1% trong giai đoạn 2021-2030. OECD dự báo đối với thị trường gia cầm, sản lượng tiêu thụ trong 10 năm tới tại Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 2,9%/năm. Ngành thức ăn chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng bình quân vào khoảng 7,6%/năm.

Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cũng dự báo thời gian tới, cùng với đà phát triển dân số và thu nhập của người dân, quy mô thị trường thức ăn chăn nuôi của Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng 5,06%/năm, từ mức 9,124 tỷ USD vào năm 2019 lên 12,27 tỷ USD năm 2025.

22 tháng 12 2021

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế… 

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.

4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

* Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc:

- Thời cơ:

+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.

+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

5 tháng 3 2018

- Thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.

   + Về thời gian dân số tăng thêm 1 tỉ người: lịch sử nhân loại đã trải qua hàng triệu năm mới xuất hiện một tỉ người đầu tiên. Thời gian có thêm 1 tỉ người ngày càng rút ngấn, từ 123 năm xuống 32 năm và 12 năm.

   + Về thời gian dân số tăng gấp đôi cũng ngày càng rút ngắn, từ 300 năm đến 123 năm và 47 năm.

- Nhận xét chung: Quy mô dân số thế giới ngày càng lớn, tốc độ gia tăng nhanh, đặc biệt từ nửa sau thế kỉ XX. Nguyên nhân do mức chết, nhất là mức chết của trẻ em giảm nhanh, nhờ những thành tựu của y tế, chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, trong khi mức sinh tuy có giảm nhưng chậm hơn nhiều. Trong tương lai, dân số thế giới còn tăng và đến một lúc nào đó thì không tăng nhanh nữa.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
23 tháng 8 2023

Các ứng dụng:

- Thiết bị phân tích dự báo thời tiết

- Ứng dụng công nghệ blockchain

- Ứng dụng Al trong nuôi trồng thủy sản

18 tháng 8 2019

Chăn nuôi bò sữa nước ta đang có xu hướng phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn.

Đáp án cần chọn là: D