K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Lĩnh vực

Thành tựu

Thách thức

Kinh tế

- Xây dựng các cơ chế hợp tác, mở rộng hợp tác giữa các nước thành viên trong và ngoài khối.

- Có sự liên kết, hợp tác đa ngành, đa lĩnh vực.

- Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế giữa các nước thành viên.

- Quy mô nền kinh tế của từng nước trong ASEAN vẫn còn nhỏ.

Xã hội

- Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao.

- Các vấn đề giáo dục, y tế cũng không ngừng được cải thiện.

- Chênh lệch về thu nhập bình quân đầu người giữa các nước.

- Tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm ở khu vực đô thị.

Khai thác tài nguyên và môi trường

- Các nước thành viên đang chung tay giải quyết các vấn đề về: quản lí tài nguyên nước, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học...

- Việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên còn chưa hợp lí;

- Tình trạng ô nhiễm môi trường còn xảy ra ở nhiều quốc gia.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Thành tựu:
Kinh tế
- GDP năm 2016 đạt 2,5 nghìn tỉ USD.
- Cán cân xuất – nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc.
Chính trị - xã hội
- 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên của ASEAN.
-  Đời sống nhân dân được cải thiện.
-  Nhiều đô thị của các nước thành viên: Xingapo, Giacacta, Băng Cốc,… đã dần theo kịp trình độ của các nước tiên tiến.
- Tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.
Thách thức :
- Tăng trưởng kinh tế không đều, trình độ phát triển chênh lệch dẫn đến một số nước có nguy cơ tụt hậu.
- Có một bộ phận dân chúng mức sống thấp, đói nghèo ,Là lực cản của sự phát triển ,Là nhân tố dễ gây ra bất ổn xã hội.
- Không còn chiến trang nhưng vẫn còn tình trạng bạo loạn, khủng bố ở một số quốc gia gây mất ổn định cục bộ.

  
6 tháng 11 2023

♦ Thành tựu của ASEAN:

- Về kinh tế:

+ Thúc đẩy tăng trưởng và bền vững kinh tế của khu vực, thế giới.

+ Xây dựng ASEAN trở thành khu vực kinh tế phát triển năng động, thu hút đầu tư.

+ Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, khối nước, thúc đẩy hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.

+ Bước đầu đạt được các thỏa thuận và các hiệp định kinh tế trong các tổ chức thuộc Cộng đồng Kinh tế ASEAN.

- Về văn hóa - xã hội:

+ Tạo dựng được nền văn hóa đa dạng trong thống nhất.

+ Nhận thức và ý thức cộng đồng của người dân đã được nâng lên.

+ HDI của các nước đều tăng, đời sống của người dân được cải thiện.

- Về an ninh - chính trị:

+ Tạo dựng được môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực.

+ Đạt được thỏa thuận Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

♦ Thách thức của ASEAN:

- Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia.

- Mức sống chệnh lệch, tình trạng đói nghèo, di cư, sắc tộc, tôn giáo, dịch bệnh, môi trường, thiên tai,…

- Giữ vững chủ quyền, an ninh khu vực, vấn đề Biển Đông còn có những thách thức.

7 tháng 11 2023

- Thành tựu của ASEAN:

+ Kinh tế: trở thành một khu vực kinh tế năng động và có tốc độ phát triển cao trên thế giới; hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu; thông qua nhiều thỏa thuận và Hiệp định quan kinh tế chưa trọng, đặc biệt là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện khu vực (RCEP).

+ Văn hóa, xã hội: đời sống nhân dân được cải thiện; chất lượng, thể lực lao động ngày càng tăng; phát triển cơ sở hạ tầng và những phong cách sống tích cực; chỉ số phát triển con người được cải thiện.

+ An ninh, chính trị: tạo dựng được một môi trường hòa bình, ổn định An ninh, trong khu vực; hợp tác quốc phòng được đẩy mạnh, hợp tác đảm bảo an ninh biển.

- Thách thức mà ASEAN phải đối mặt:

+ Kinh tế: trình độ triển còn chênh lệch, liên kết kinh tế chưa cao.

+ Văn hóa, xã hội: vẫn còn tình trạng đói nghèo; các vấn đề: tôn giáo, dân tộc, ô nhiễm môi trường,…

+ An ninh, chính trị: các diễn biến phức tạp trên Biển Đông.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

 

Tổ chức

Trụ sở chính

Năm thành lập

Số thành viên hiện tại

Nhiệm vụ

UN

Niu Ooc -

Hoa Kỳ

1945

193

- Duy trì hòa bình, an ninh quốc tế;

- Bảo vệ quyền con người;

- Cung cấp viện trợ nhân đạo;

- Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu;

- Giữ vững luật quốc tế;

- Giải quyết các vấn đề toàn cầu.

IMF

Oasinhtơn - Hoa Kỳ

1994

190

- Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu;

- Thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước;

- Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lý;

- Cung cấp các khoản cho vay;

- Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu;

- Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.

WTO

Geneve - Thuỵ Sỹ

1995

164

- Tổ chức diễn đàn cho các cuộc đàm phán thương mại đa phương;

- Giải quyết các tranh chấp thương mại;

- Giám sát các chính sách thương mại của các quốc gia;

- Thúc đẩy thực hiện những hiệp định và can thiệp đạt kết quả trong khuôn khổ WTO;

- Hỗ trợ kỹ thuật đào tạo cho các nước đang phát triển;

- Hợp tác tổ chức quốc tế khác liên kết đến các hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu.

APEC

Xingapo

1989

21

- Thúc đẩy tự do thương mại và đầu tư trong khu vực;

- Khuyến khích hợp tác kinh tế - kỹ thuật giữa các thành viên;

- Điều chỉnh các quy định và tiêu chuẩn trên toàn khu vực;

- Phối hợp trong xây dựng và phát triển các sáng kiến hành động dựa trên những chính sách thỏa thuận đạt được trong khu vực.

26 tháng 8 2023

Tham khảo

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiênĐặc điểmẢnh hưởng đến phát triển kinh tế
Địa hình, đất đaiĐịa hình bằng phẳng với đất phù sa do sông Hồng bồi đắp.Phát triển nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng
Khí hậuKhí hậu nhiệt đới ẩm, có mùa đông lạnhThuận lợi thâm canh tăng vụ, phát triển vụ đông thành vụ sản xuất chính.
Thủy văn

Chế độ thủy văn hài hòa

Thuận lợi cho hoạt động sản xuất 
Khoáng sảnKhoáng sản: có nhiều loại có giá trị cao (đá xây dựng, sét, cao lanh,…)Phát triển các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản
Biển

Có nhiều bãi biển đẹp

Có các vũng vịnh, đầm lầy

Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản

Phát triển du lịch biển

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Các bộ phận

vùng biển Việt

Nam

Phạm vi

Nội thủy

Là vùng nước tiếp giáp với bờ biển ở trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt

Nam.

Lãnh hải

- Vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển.

- Ranh giới của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam.

Vùng tiếp giáp lãnh hải

- Là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới ngoài của lãnh hải.

Vùng quyền kinh tế

- Vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải hợp với lãnh hải thành một vùng có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Thềm lục địa

- Là đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo
loading...

9 tháng 8 2023

Dựa vào thông tin thực tế và vốn hiểu biết bản thân, học sinh tự hoàn thiện bảng.

10 tháng 2 2023

Loại năng lượng

 

 

Tái tạo

Chuyển hóa toàn phần

Sạch

Ô nhiễm môi trường

Năng lượng dầu mỏ

 

 

Năng lượng mặt trời

 

 

Năng lượng hạt nhân

 

 

Năng lượng than đá