K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 4 2022

REFER

Những công cụ đá cuội được ghè, đẽo tìm thấy ở buôn Păn Lăm (thành phố Buôn Ma Thuột) cho thấy chủ nhân của nó bước đầu đã biết chế tác công cụ lao động, mặc dù còn thô sơ, để tìm kiếm thức ăn.
   Những dấu vết cổ sinh hoá thạch dưới trầm tích núi lửa ở Tân Lộc (Ea Kar) cũng như một loạt di cốt động vật hoá thạch (voi, tê giác, hổ, hươu, nai, hoẵng,...) ở nhiều nơi khác trên vùng đất Đắk Lắk cho thấy con người có mặt trên vùng đất này khá sớm. Đời sống của họ chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, trồng trọt, có sự phân công lao động; hoạt động thủ công chế tác đồ đá và làm gốm phát triển, có thể bước đầu biết luyện kim.
   Bước vào thời đại đá mới, bên cạnh sử dụng những công cụ bằng đá cuội, cư dân nguyên thuỷ ở Đắk Lắk đã biết sử dụng vũ khí bằng tre, gỗ và các loại bẫy để săn bắt. Ngoài việc săn bắt các loài động vật trên cạn, cư dân cổ ở Đắk Lắk còn biết đánh bắt các loài thuỷ sản ở các con sông, suối hoặc đầm lầy. Họ sử dụng lưới được gắn chì hình quả nhót bằng đất nung. Có lẽ do điều kiện môi trường tương đối thuận lợi nên trong hoạt động săn bắt, hái lượm, người nguyên thuỷ ở Đắk Lắk không có thói quen thu lượm các loài nhuyễn thế, nhất là ốc. Bên cạnh đó, việc hái lượm vẫn được duy trì để bổ sung nguồn thức ăn.
   Sang thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí, trồng trọt là thành tựu nổi bật nhất của cư dân cổ Đắk Lắk. Trong các di chỉ khảo cô tìm thấy ở Đắk Lắk, Các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẫu bào tử phân hóa của các giống, loài cây trồng như bông và các loài họ lúa. Đặc biệt, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số hạt lúa nương trong tầng đất chứa công cụ như cuốc, rìu, bôn mài toàn thân và đồ gốm. Rất nhiều lại đồ gốm ám khói, dấu hiệu của việc đun, nấu thức ăn. Những điều này chứng tỏ cư dân cổ Đắk Lắk đã biết trồng trọt các loại rau, cây cho củ, cây ăn quả và cả lúa nương. Nền nông nghiệp sơ khai của cư dân cổ Đắk Lắk đã ra đời.
   Mặc dù cuộc sống của cư dân cổ Đắk Lắk chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động săn bắt, hái lượm, nhưng sự ra đời của nông nghiệp sơ khai đã đánh dấu sự chuyển biến mới của cư dân thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí ở Đắk Lắk.
   Từ đầu Công nguyên trở đi, sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chính trong đời sống của các dân tộc ở Đắk Lắk. Trong sản xuất nông nghiệp, việc làm rẫy chiếm vị trí quan trọng. Cư dân ở đây cũng đã biết trồng xen lúa, bắp với các loại rau, đậu, củ để tận dụng, cải thiện đất, làm cho đất tốt hơn và cho nhiều sản phẩm hơn. Chăn nuôi không được chú trọng và phát triển như vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ hoặc miền núi phía Bắc. Có lẽ do điều kiện tự nhiên ưu đãi với số lượng và chủng loài động vật phong phú sẵn có làm cho cư dân ở đây không có khái niệm chăn nuôi.
   Cho đến cuối thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, đại bộ phận dân cư các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk sống bằng nghề nông, làm nương, rẫy, săn bắt và hái lượm, lệ thuộc vào tự nhiên. Trình độ sản xuất tuy còn thấp nhưng đất đai rộng lớn và màu mỡ nên cuộc sống của họ vẫn ổn định. Sản phẩm nông nghiệp dư thừa chủ yếu được trao đổi trong cộng đồng buôn làng. Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên vùng đất này, cơ cấu kinh tế ở Đắk Lắk đã có sự thay đổi

16 tháng 5 2022

tham khảo___  Đắk Lắk là một vùng đất cổ. Dấu vết của con người trên vùng đất này được tìm thấy thuộc thời kì đổ đá cũ, cách đây hàng vạn năm.
   Trên địa bàn Đắk Lắk, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều di chỉ thuộc thời hậu kì đồ đá cũ. Tại buôn Păn Lăm (thành phố Buôn Ma Thuột), một số viên cuội có dấu vết tạo tác của con người đã được phát hiện. Những công cụ này về hình dáng và kĩ thuật chế tạo tương tự công cụ thuộc nền văn hoá Sơn Vi - văn hoá thời hậu kì đồ đá cũ, phân bố chủ yếu ở Trung du và tiền núi các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Những công cụ lao động này cho thấy chủ nhân của nó sống dựa vào săn bắt và hái lượm.
  Vào năm 2002, tại Ea Đar ( huyện Ea Kar ), các nhà khảo cổ đã phát hiện được chiếc rìu làm từ đá cứng, tương đối thô, trên thân còn nhiều vết ghè đẽo nhỏ, có vết mài nhẵn ở hai mặt sát rìa lưỡi. Công cụ có đặc điểm, hình dáng và kĩ thuật gần với lưỡi rìu mài Hoà Bình - Bắc Sơn, niên đại sơ kì đá mới, cách đây khoảng một vạn năm. Căn cứ vào loại hình công cụ lao động, ta thấy hoạt động kinh tế của cư dân nơi đây vẫn là săn bắt, hái lượm.

 

 

 

 

 

 

Khái quát lịch sử Đắk Lắk từ đầu công nguyên đến cuối thế kỉ XIX

    Từ đầu công nguyên đến thế kỉ XV, vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã trải qua nhiều xáo trộn vì chiến tranh, là nơi tranh chấp liên miên giữa các quốc gia cổ Phù Nam, Chân Lạp và Chăm - pa. Từ năm 1150, Chăm-pa đã chiếm đóng một phần Tây Nguyên. Kết quả của những đợt khai quật khảo cổ học cho thấy người Chăm có nhiều ảnh hưởng ở Đắk Lắk. Người Chăm đã để lại ở các vùng cư trú của người Ê - đê những dấu vết như thành Ea H'Leo (Yang Prông) tại Bắc Buôn Đôn, Rasungbatau (thùng lớn đựng nước) ở thành phố Buôn Ma Thuột. Tại xã Ea Rốc, huyện Ea Súp vẫn còn một ngôi tháp Chăm được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII.

16 tháng 5 2022

dài nhỉ

5 tháng 5 2021

làm ơn giúp mình sắp thi rồi

5 tháng 5 2021

hơi dài  sorry

Đắk Lắk là một vùng đất cổ. Dấu vết của con người trên vùng đất này được tìm thấy thuộc thời kì đổ đá cũ, cách đây hàng vạn năm.
   Trên địa bàn Đắk Lắk, các nhà khảo cổ đã phát hiện được nhiều di chỉ thuộc thời hậu kì đồ đá cũ. Tại buôn Păn Lăm (thành phố Buôn Ma Thuột), một số viên cuội có dấu vết tạo tác của con người đã được phát hiện. Những công cụ này về hình dáng và kĩ thuật chế tạo tương tự công cụ thuộc nền văn hoá Sơn Vi - văn hoá thời hậu kì đồ đá cũ, phân bố chủ yếu ở Trung du và tiền núi các tỉnh phía Bắc Việt Nam. Những công cụ lao động này cho thấy chủ nhân của nó sống dựa vào săn bắt và hái lượm.
  Vào năm 2002, tại Ea Đar ( huyện Ea Kar ), các nhà khảo cổ đã phát hiện được chiếc rìu làm từ đá cứng, tương đối thô, trên thân còn nhiều vết ghè đẽo nhỏ, có vết mài nhẵn ở hai mặt sát rìa lưỡi. Công cụ có đặc điểm, hình dáng và kĩ thuật gần với lưỡi rìu mài Hoà Bình - Bắc Sơn, niên đại sơ kì đá mới, cách đây khoảng một vạn năm. Căn cứ vào loại hình công cụ lao động, ta thấy hoạt động kinh tế của cư dân nơi đây vẫn là săn bắt, hái lượm.
 


 

Hình 1. Bản vẽ lưỡi rìu mài và mặt cắt ngang, dọc (Ea Đar - huyện Ea Kar)

 


 

Hình 2. Cuốc có vai (buôn Triết - huyện Lắk)


   Sang thời đại đá mới, cư dân nơi đây đã chủ động hơn trong quá trình chinh phục thiên nhiên. Nguồn lương thực, thức ăn dồi dào, phong phú hơn đã cho phép họ định cư khá lâu dài ở một khu vực nhất định. Sự phong phú, đa dạng về loại hình công cụ lao động và đồ dùng trong gia đình đã chứng tỏ sự phát triển của nghề thủ công đương thời, nhất là nghề chế tác đá và nghề làm gốm.
 

 

Hình 3. Cuốc chuôi nhọn (thôn 3, Ea Kao, Buôn Ma Thuột)


   Vào cuối thời kì đồ đá mới, cư dân sống trên địa bàn Đắk Lắk đã có những bước tiến dài trong kĩ thuật chế tác đá, phát triển nghề làm gốm. Họ cũng biết sử dụng nguyên liệu đồng, thiếc và thuật luyện kim (đồng thau cùng với một ít đồ sắt). Các di chỉ khảo cổ thuộc thời đại đồng thau và sắt sớm được phát hiện ở Đắk Lắk chủ yếu là trống đồng, rìu đồng. Những hiện vật này được tìm thấy ở Ea H'ning (Cư Kuin), Phú Xuân (Krông Năng), Ea Riêng (M'Đrắk), Ea Pắc (Ea Kar) Bản Đôn (Buôn Đôn). Ea Kênh (Krông Pắc). Trong đó, trống đồng phát hiện tại Ea Kênh (Krông Pắc) được xác định thuộc dòng trống đồng Đông Sơn. Điều này cho thấy mối quan hệ văn hoá giữa các tộc người Việt ở đồng bằng và các tộc người Thượng ở cao nguyên trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã xuất hiện từ khá sớm.
 

 

Hình 4. Mặt trống đồng Ea Kênh (Krông Pắc)


II. Khái quát lịch sử Đắk Lắk từ đầu công nguyên đến cuối thế kỉ XIX

    Từ đầu công nguyên đến thế kỉ XV, vùng đất Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng đã trải qua nhiều xáo trộn vì chiến tranh, là nơi tranh chấp liên miên giữa các quốc gia cổ Phù Nam, Chân Lạp và Chăm - pa. Từ năm 1150, Chăm-pa đã chiếm đóng một phần Tây Nguyên. Kết quả của những đợt khai quật khảo cổ học cho thấy người Chăm có nhiều ảnh hưởng ở Đắk Lắk. Người Chăm đã để lại ở các vùng cư trú của người Ê - đê những dấu vết như thành Ea H'Leo (Yang Prông) tại Bắc Buôn Đôn, Rasungbatau (thùng lớn đựng nước) ở thành phố Buôn Ma Thuột. Tại xã Ea Rốc, huyện Ea Súp vẫn còn một ngôi tháp Chăm được xây dựng vào khoảng thế kỉ XIII.
 



Hình 5. Tháp Chăm Yang Prông (xã Ea Rốc, huyện Ea Súp)

   Bên cạnh đó, khoảng từ thế kỉ VII đến thế kỉ XV, trong những cộng đồng thị tộc của người Gia - rai, Ê - đê đã hình thành tổ chức nhà nước sơ khai. Người đứng đầu nhà nước sơ khai lúc bấy giờ là vua Lửa – Hoả Xá và vua Nước - Thuỷ Xá.
   Vua Nước, vua Lừa ban đầu chỉ là những vị tù trưởng kiêm thầy phù thuỷ. Do sự phát triển của các tộc người, do nhu cầu bảo vệ nơi cư trú, lãnh thổ của mình, họ đã liên minh nhiều làng với nhau và trở thành thủ lĩnh của cả một vùng. Sách Đại Nam liệt truyện chép: “Trong nước không đặt quan chức, cũng không có bắt lính, đặt hình pháp. Dân không biết chữ, có vay mượn thì lấy dây thắt nút làm ghi, cách sinh nhai thì chặt cây, đào đất trồng cây, không cỏ cày bừa... ”. Có thể nói, trước thế kỉ XV, vùng đất Đắk Lắk chưa có hệ thống hành chính, chưa có một nhà nước hoàn chỉnh; về cơ bản, địa bàn, lãnh thổ của các tộc người vẫn được vận hành theo luật tục cua buôn làng.
   Năm 1471, hai nước Đại Việt và Chăm - pa xảy ra chiến tranh, Chăm - pa thất bại.
   Sách Đại Việt sử kí toàn thư chép: “Sau khi Trà Toàn (vua Chăm-pa lúc bấy giờ) bị bắt, tướng của hắn là Bổ Trì Trì chạy đến Phiên Lung (tức vùng Phan Rang) chiếm cứ đất ấy xưng là chúa Chiêm Thành, Bồ Trì Trì lấy được 1 phần 5 đất của nước Chiêm, sai sứ sang xưng thần, nộp cống, được phong làm vương. Vua lại phong cho cả Hoa Anh và Nam Bàn gồm 3 nước để ràng buộc”. Nam Bàn chính là vùng đất Tây Nguyên ngày nay, đứng đầu là hai vị Hoả Xá và Thuỷ Xá (người Gia - rai), có hơn 12 làng. Theo Việt sử thông giám cương mục: “Nam Bàn là đất của Thuỷ Xá, Hoả Xá (nay là vùng đất Tây Nguyên). Còn Hoa Anh là vùng đất từ Cù Mông đến Đại Lãnh (nay là vùng đất thuộc tỉnh Phú Yên)". Đối với các bộ tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các vua Đại Việt tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ. Một mặt, nhà Lê tôn trọng đường ranh giới giữa nơi cư trú của các bộ tộc người thiểu số với người ở đồng bằng miền Trung, tôn trọng và giữ nguyên tập tục truyền thống của họ; mặt khác, từng bước tạo lập mối quan hệ giữa người Kinh và các dân tộc ở Tây Nguyên.
   Như vậy, sau năm 1471, vùng đất do các vị tù trưởng Thuỷ Xá, Hoả Xá cai quản đã chịu sự quản lí của quốc gia Đại Việt. Họ chấp nhận thần phục, trở thành chư hầu của Đại Việt và cứ ba năm triều cống một lần. Từ đây, Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã trở thành một bộ phận của nhà nước phong kiến Đại Việt.
   Năm 1545, vua Lê Trang Tông cử Bùi Tá Hán làm Trấn thủ Quảng Nam (tương đương với tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và một phần tỉnh Phú Yên ngày nay), đồng thời cai quản toàn bộ Tây Nguyên. Bùi Tá Hán đã có công lớn trong việc củng cố mối quan hệ thuận hoà giữa người Kinh và các dân tộc Tây Nguyên, giữa miền đồng bằng với miền núi phía tây.
   Đến thế kỉ XVII, mối quan hệ giữa các chúa Nguyễn và các tộc người Thượng tại Tây Nguyên vẫn được duy trì thường xuyên. Dưới triều Nguyễn, khu vực Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng được xem là “ miền Thượng du Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà và Bình Thuận ”. Nhà Nguyễn thiết lập đồn Trấn Man, Nha Sơn phòng Nghĩa Định để quản lí.
   Giữa thế kỉ XIX, thực dân Pháp xâm lược và từng bước xác lập chế độ cai trị trên đất nước ta. Đến cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, sau khi cơ bản bình định được vùng đồng bằng, thực dân Pháp mới bắt đầu tiến quân xâm lược vùng cao nguyên và miền núi.
   Như vậy, từ sau cuộc Nam tiến của vua Lê Thánh Tông (năm 1471) cho đến cuối thế kỉ XIX (khi nước ta bị thực dân Pháp đô hộ), các triều đại phong kiến Việt Nam luôn thực thi chính sách “nhu viễn” đối với các dân tộc Tây Nguyên, tôn trọng và giúp đỡ họ trên tinh thần thân ái, đoàn kết nhằm củng cố và tăng cường nền thống nhất quốc gia.

31 tháng 10 2019

Đáp án A

Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật. Người Chăm có tục hỏa táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau

9 tháng 11 2021

D

Câu 1: Nhà Lý bắt đầu suy yếu vào khoảng thời gian nào?A. Từ cuối thế kỉ XIIB. Từ cuối thế kỉ XC. Cuối thế kỉ XID. Đầu thế kỉ XIICâu 2: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nhà Lý sụp đổ?A. Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.B. Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ.C. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ...
Đọc tiếp

Câu 1: Nhà Lý bắt đầu suy yếu vào khoảng thời gian nào?

A. Từ cuối thế kỉ XII

B. Từ cuối thế kỉ X

C. Cuối thế kỉ XI

D. Đầu thế kỉ XII

Câu 2: Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân khiến nhà Lý sụp đổ?

A. Chính quyền không chăm lo đến đời sống nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.

B. Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ.

C. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.

D. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.

Câu 3: Nhà Trần được thành lập năm bao nhiêu?                       

A. Năm 1226.

B. Năm 1227.

C. Năm 1228.

D. Năm 1229.

Câu 4: Lý Chiêu Hoàng buộc phải nhường ngôi cho ai?

A. Trần Thủ Độ

B. Trần Cảnh

C. Trần Quang Khải

D. Trần Hưng Đạo

Câu 5: Thời Trần, các vua thường nhường ngôi sớm cho con, cùng với vua (con) quản lý đất nước gọi là chế độ gì?

A. Chế độ Thái Thượng Hoàng

B. Chế độ nhiếp chính vương

C. Chế độ lập Thái tử sớm

D. Chế độ lập nhiều vua

Câu 6: Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?

A. Trung ương tập quyền.

B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.

C. Vua và chúa cùng nhau nắm quyền

D. Phong kiến phân quyền.

Câu 7: Dưới thời Trần cả nước chia thành bao nhiêu lộ?

A. 10 lộ

B. 11 lộ

C. 12 lộ

D. 13 lộ

Câu 8: Hình thức phân phong tước hiệu và ruộng đất cho quý tộc dưới thời Trần được gọi là gì?

A. Phong vương hầu, ban lộc điền

B. Phương vương hầu, ban thực ấp thực phong

C. Phong vương hầu, ban thái ấp

D. Phong vương hầu, ban điền trang.

Câu 9: Quân đội nhà Trần được tổ chức theo chủ trương nào?

A. Lực lượng càng đông càng tốt.

B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông.

C. Chỉ tuyển chọn những người thật tài giỏi.

D. Chỉ sử dụng quân đội của các vương hầu họ Trần.

Câu 10: Quân đội nhà Trần được tuyển chọn theo chính sách:

A. Đủ sức khỏe

B. Ngụ binh ư nông

C. Trên 18 tuổi trở lên

D. Tất cả nam đinh đều tuyển dụng

Câu 11: Bộ luật nào được ban hành dưới thời Trần?

A. Hình thư

B. Quốc triều hình luật

C. Luật Hồng Đức

D. Hoàng Việt luật lệ

Câu 12:  Nhà Trần đã đặt cơ quan gì để xét xử việc kiện cáo?

A. Quốc sử viện

B. Thẩm hình viện

C. Thái y viện

D. Tôn nhân phủ

Câu 13. Nhà Trần đã có những chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh tế?
A. Tích cực khai hoang
B. Đắp đê, đào sông, nạo vét kiênh
C. Lập điền trang
D. Tất cả các câu trên đúng

Câu 14: Đê Đỉnh nhĩ là đê ?
A. Đê đắp từ đầu nguồn đến cửa biển
B. Đê đắp ngang cửa biển
C. Đê đắp ở đầu nguồn đến cuối sông
D. Đê đắp ở sông lớn và các nhánh sông

Câu 15: Nhà Trần cho đặt chức quan gì để trông coi việc đắp đê?

A. Hà đê sứ

B. Tiết độ sứ

C. Khuyến nông sứ

D. Đồn điền sứ

Câu 16: Các xưởng thủ công nhà nước không sản xuất những mặt hàng gì?

A.   Chế tạo vũ khí, đóng thuyền.

B. Khai thác vàng, đúc đồng.

C. Đồ tơ lụa, quần áo cho vua quan.

D. Đúc tiền.

Câu 17: Một trong những cửa biển là nơi buôn bán tấp nập dưới thời Trần là:

A. Vân Đồn ( Quảng Ninh)

B. Lạch Tray ( Hải Phòng)

C.  Cửa Lò ( Nghệ An)

D. Nhật Lệ ( Quảng Bình)

Câu 18: Nội dung nào sau đây không thuộc chính sách phát triển nông nghiệp dưới thời Trần?

A. Đẩy mạnh công cuộc khai hoang, mở rộng diện tích

B. Cho đắp đê Đỉnh nhĩ

C. Đặt chức Hà đê sứ

D. Ban hành phép quân điền

Câu 19: Tình hình thương nghiệp nước ta dưới thời Trần như thế nào?

A. Nhà nước cấm buôn bán, họp chợ

B. Buôn bán trong nước phát triển, buôn bán với nước ngoài chưa hình thành

C. Buôn bán trong nước và với nước ngoài đều phát triển

D. Nhà nước khuyến khích họp chợ, nhưng hạn chế ngoại thương

Câu 20 : Điểm giống nhau trong tổ chức quân đội thời nhà Trần so với thời nhà Lý là:

A. Thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”

B. Thực hiện nền quốc phòng toàn dân

C. Xây dựng theo chủ trương “quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông”

D. Xây dựng theo chủ trương “đông đảo, tinh nhuệ”

1
1 tháng 12 2021

Mày đang thi à

 

1 tháng 12 2021

ko 

 

14 tháng 1 2018

- Tình hình kinh tế:

   + Tình hình ruộng đất: Ruộng đất nắm trong tay bọn vương hầu quý tộc, nhà chùa, địa chủ. Ruộng đất ở công làng xã bị xâm lấn, khẩu phần ruộng đất của nông dân bị thu hẹp.

   + Công tác thủy lợi: Không chăm lo tu sửa bảo vệ đê điều, các công trình thủy lợi nên nhiều năm liên bị mất mùa, đói kém.

   + Chính sách thuế khóa: Dân nghèo mỗi năm phải nộp ba quan thuế đinh.

- Đời sống nhân dân: Vô cùng khốn khổ vì bị mất mùa, đói kém, bị bóc lột. Đặc biệt nông dân phải bán ruộng đất, vợ con… cho quý tốc, địa chủ giàu có và bị biến thành nô tì.

- Do nhà Trần chỉ lo ăn chơi xa đọa, lo xây dựng chừa chiền, dinh thự. Nhà Trần không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, không chăm lo đến cuộc sống của nhân dân nên mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra. Quý tộc, địa chủ bóc lột nhân dân ngày càng thậm tệ. Mâu thuẫn nội bộ sâu sắc

→ Chính quyền nhà Trần thối nát