K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
13 tháng 1

Xu thế của hai biểu đồ lại khác nhau vì:

- Biểu đồ a): chia theo khoảng thời gian dài/ngắn tương ứng với đoạn dài/ngắn trên biểu đồ.

- Biểu đồ b): các khoảng thời gian dài/ngắn khác nhau được chia đều theo từng đoạn trên biểu đồ.

Để thấy được xu thế của số lượng người thất nghiệp, ta nên dùng biểu đồ a.

27 tháng 9 2017

a) Tính tỉ lệ dân thành thị

Cách tính:  T ỷ   l ệ   d â n   t h à n h   t h ị   =   S ố   d â n   t h à n h   t h ị T ổ n g   s ố   d â n × 100

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta, giai đoạn 1990 – 2010

c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Trong giai đoạn 1990 - 2010:

- Số dân thành thị liên tục tăng với tốc độ tăng khá nhanh, từ 12,9 triệu người (năm 1990) lên 26,5 triệu người (năm 2010), tăng 13,6 triệu người (tăng gấp 2,05 lần).

- Tỉ lệ dân thành thị nước ta cũng tăng đáng kể trong giai đoạn trên, từ 19,5% (năm 1990) lên 30.5% (năm 2010), tăng 11,0%.

* Giải thích

Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị liên tục tăng là do trong những năm gần đây quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra khá nhanh, số lượng các đô thị ngày càng tăng, quy mô các đô thị ngày càng được mở rộng. Tuy vậy, do điểm xuất phát thấp cùng với tốc độ công nghiệp hoá, hiện đại hoá chưa cao nên tốc độ gia tăng số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị cũng chưa cao. 

18 tháng 6 2017

a) Sản lượng lúa bình quân đầu người của châu Á

b) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện dân số và sản lượng lúa của châu Á giai đoạn 1990 - 2010

c) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Dân số và sản lượng lúa của châu Á tăng liên tục và tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng, nhưng không ổn định (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, tiếp đến là dân số và có tốc độ tăng trưởng chậm nhất là sản lượng lúa bình quân đầu người (dẫn chứng).

18 tháng 9 2023

a)

b) Số trận thắng của đội bóng này trong các năm có xu hướng giảm.

Cho các phát biểu sau:1. Diễn thế là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định.2. Diễn thế là một quá trình xảy ra không theo chiều hướng nào, không thể dự báo được.3. Nguyên nhân nội tại gây ra diễn thế là do sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.4. Những biến đổi...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau:

1. Diễn thế là quá trình biến đổi tuần tự của các quần xã sinh vật, từ dạng khởi đầu qua các giai đoạn trung gian để đạt đến quần xã cuối cùng tương đối ổn định.

2. Diễn thế là một quá trình xảy ra không theo chiều hướng nào, không thể dự báo được.

3. Nguyên nhân nội tại gây ra diễn thế là do sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã.

4. Những biến đổi của môi trường là động lực chính cho quá trình diễn thế.

5. Diễn thế thứ sinh diễn ra ở môi trường mà trước đây từng tồn tại một quần xã, nhưng nay bị hủy diệt hoàn toàn.

6. Sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh tăng lên là một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế.

7. Trong quá trình diễn thế, tính đa dạng về loài tăng nhưng số lượng cá thể của mỗi loài lại giảm và quan hệ sinh học giữa các loài trờ nên căng thẳng.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
24 tháng 1 2019

Đáp án C

1. đúng.

2. sai vì diễn thế thường là một quá trình định hướng có thể dự báo được.

3. đúng. Nguyên nhân nội tại gây ra diễn thế là sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã. Trong điều kiện môi trường tương đối ổn định, loài ưu thế thường làm cho điều kiện môi trường biến đổi mạnh đến mức bất lợi cho chính cuộc sống của mình, nhưng lại thuận lợi cho loài ưu thế khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế. Như vậy, những biến đổi của môi trường chỉ là nhân tố khởi động còn quần xã sinh vật là động lực chính cho quá trình diễn thế.

4. sai đó chỉ mới là nhân tố khởi động.

5. đúng.

6. sai vì sinh khối và tổng sản lượng tăng lên, sản lượng sơ cấp tinh (sản lượng được tích lũy trong mô thực vật, làm thức ăn cho sinh vật dị dưỡng) giảm là một trong những xu hướng biến đổi trong quá trình diễn thế.

7. đúng. Số lượng loài càng đa dạng nhưng sức chứa môi trường thì có hạn nên xuất hiện sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài. Để phù hợp với sức chứa của môi trường buộc mỗi loài phải giảm số lượng cá thế lại.

8 tháng 11 2018

a) Năng suất lúa của Nhật Bản

b) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng lúa của Nhật Bản giai đoạn 1990 – 2010

 c) Nhận xét và giải thích

* Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Diện tích lúa có tốc độ tăng trưởng giảm liên tục (giảm 21,5%), nhưng giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Năng suất lúa có tốc độ tăng trưởng giảm (giảm 17,7%), nhưng không ổn định (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng giảm liên tục (giảm 35,4%), nhưng giảm không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

- Sản lượng lúa có tốc độ tăng trưởng giảm nhanh nhất, giảm chậm nhất là năng suất lúa.

* Giải thích

Diện tích trồng lúa gạo ở Nhật Bản giảm là do:

- Một số diện tích trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn.

- Chuyển một số diện tích trồng lúa sang đất chuyên dùng và đất thổ cư, bởi vì quá trình đô thị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đt nước phát triển nhanh.

24 tháng 11 2019

Gợi ý làm bài

a) Vẽ biểu đồ

- Xử lí số liệu:

Tốc độ tăng trưởng sản lưng than, dầu thô và điện của nưức ta, giai đoạn 1990- 2010 (%)

- Vẽ:

Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng một số sản phẩm công nghiệp của nưc ta, giai đoạn 1990 - 2010

b) Nhận xét và giải thích

Giai đoạn 1990- 2010:

- Sản lượng than, dầu thô, điện đều tăng, nhưng tốc độ tăng không giống nhau. Điện có tốc độ tăng mạnh nhất (tăng 942%); tiếp đến là than (tăng 837,9% ); dầu thô nhìn chung tăng nhưng không ổn định (dẫn chứng).

- Than tăng là do ngành than được tổ chức lại, đầu tư máy móc và quản lí chặt chẽ hơn.

- Dầu thô tăng là do chính sách của Nhà nước thay đổi, khai thác thêm nhiều mỏ dầu, tăng cường hợp tác với nước ngoài, đầu tư công nghệ,...

- Điện tăng là do nước ta đã xây dựng thêm nhiều nhà máy thuỷ điện và nhiệt điện có công suất lớn đ đáp ứng nhu cầu dùng điện ngày càng tăng cho các họat động sản xuất và đời sống.

14 tháng 6 2019

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ thể hiện diễn biến diện tích và sản lượng hạt tiêu của Đông Nam Á giai đoạn 1990 – 2010

b) Nhận xét

Giai đoạn 1990 - 2010:

- Diện tích hạt tiêu của Đông Nam Á tăng liên tục từ 101 nghìn ha (năm 1990) lên 254 nghìn ha (năm 2010), tăng 153 nghìn ha (tăng gấp 2,51 lần).

- Sản lượng hạt tiêu của Đông Nam Á tăng liên tục từ 125 nghìn tấn (năm 1990) lên 220 nghìn tấn (năm 2010), tăng 95 nghìn tấn (tăng gấp 1,76 lần).

- Diện tích hạt tiêu có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn sản lượng hạt tiêu (dẫn chứng).

- Diện tích hạt tiêu và sản lượng hạt tiêu tăng không đều qua các giai đoạn (dẫn chứng).

6 tháng 8 2023

Biểu đồ - Tham khảo:

loading...

6 tháng 8 2023

- Nhận xét:

+ Tốc tăng trưởng gdp toàn thế giới và khu vực Đông Nam Á có xu hướng tăng nhưng biến động.

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của Đông Nam Á cao hơn thế giới.

- Giải thích:

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung có xu hướng tăng do có sự giao lưu mở rộng quan hệ hợp tác, xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường giữa các quốc gia, khu vực và châu lục

+ Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực Đông Nam Á cao hơn thế giới do các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đang trong quá trình công nghiệp hóa làm nền kinh tế, các nước đã có sự phân hóa một số nền kinh tế có sự phát triển nhanh, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh mẽ.

14 tháng 10 2022

đã ai trả lời chx vậy?