K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 5 2021

Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ).

8 tháng 5 2021

Cảm thụ văn học chính  sự cảm nhận những giá trị nổi bật về nội dung và nghệ thuật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ… thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ)

Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

8 tháng 11 2018

Văn học là khoa học nghiên cứu văn chương. Hiểu một cách hạn chế hơn, văn học là dạng văn bản được coi là một hình thức nghệ thuật, hoặc bất kỳ một bài viết nào được coi là có giá trị nghệ thuật hoặc trí tuệ, thường là do cách thức triển khai ngôn ngữ theo những cách khác với cách sử dụng bình thường.

 Thứ nhất: Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Thứ hai: Khi đọc hoặc nghe một câu chuyện, một bài thơ, ta không những hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng và thật sự gần gũi, “nhập thân” với những gì đã đọc. Đọc có suy ngẫm, tưởng tượng và rung động thật sự sẽ giúp ta cảm thụ văn học tốt.

Thứ ba: Để có được năng lực cảm thụ văn học sâu sắc và tinh tế, cần có sự say mê, hững thú khi tiếp xúc với thơ văn; chịu khó tích luỹ vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học, nắm vững kiến thức cơ bản về Tiếng Việt phục vụ cho cảm thụ văn học; kiên trì rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn về cảm thụ văn học.

học tốt nhé

18 tháng 8 2019

Phân tích văn học:Là phải xem xét tác phẩm 1 cách toàn diện,khách quan từ hình thức đến nội dung.Điều quan trọng là khi gặp dạng đề này thì cần phân tích dẫn chứng trước,rút ra nhạn xét rồi đánh giá sau.

Cảm thụ văn học:Là trình bày những suy nghĩ,cảm xúc,nhận xét,đánh giá cuả mình về cái hay,cái đẹp của tác phẩm.Cảm nhận thường xoáy vào những ấn tượng chủ quan của người viết về những điểm sáng nghệ thuật trong văn chương.Vì vậy ,người viết cần lắng nghe,chắt lọc những cảm xúc,những rung động của mình để xem yếu tố nào gây ấn tượng sâu đậm nhất

20 tháng 8 2019

- Phân tích văn học : là tìm hiểu, nhận xét, đánh giá tác phẩm ấy về hai phương diện nội dung và nghệ thuật trong mối quan hệ giữa tác giả cũng như hoàn cảnh ra đời của nó.

  - Cảm thụ văn học : là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong văn học ( trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,.... ) hay một bộ phận của tác phẩm ( đoạn văn, đoạn thơ,... ) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

Cảm thụ văn học (CTVH)  sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bàivăn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.

20 tháng 5 2019

mình cũng chưa nè

20 tháng 5 2019

ồ vậy à

7 tháng 3 2019

Đoạn thơ nói lên sự vất vả, khó khăn thử thách của chiến sĩ đi tuần trong đêm khuya giá rét mùa đông:

Trong đêm khuya vắng vẻ,

Chú đi tuần đêm nay

Nép mình dưới bóng hàng cây

Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!

Chú đi tuần rất thương các cháu nhỏ, sẵn sàng chịu đựng mọi khó khăn gian khổ của cái rét đêm khuya để đem lại sự ấm cúng cho trẻ thơ trong đêm giá rét đông về:

Rét thì mặc rét cháu ơi!

Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.

Điều đó, tác giả muốn nói lên tinh thần làm việc trách nhiệm cao của người chiến sĩ đi tuần.

4 tháng 4 2018

------------------------ 

Từ bao đời nay, chiếc áo dài đã trở thành nét đẹp trong văn hóa của người Việt, đó là trang phục không thể thiếu trong trong các sự kiện quan trọng của đất nước, của dân tộc. Chiếc áo dài làm tô thêm nét đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, nét duyên dáng của người phụ nữ Á đông. Áo dài là hiện thân của dân tộc Việt, một vẻ đẹp mỹ miều nhưng đằm thắm, là một phần tất yếu trong mỗi phụ nữ Việt, là đặc trưng cho một quốc gia có người phụ nữ chịu thương chịu khó, luôn có đức hy sinh. Trải qua từng thời kì, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quà trình lịch sử Việt Nam, tà áo Việt Nam luôn tồn tại theo dòng thời gian, vẫn mãi sẽ là tâm hồn Việt, văn hóa Việt, là tinh thần Việt và là trang phục truyền thống mang đậm tính lịch sử lâu đời của nước Việt ngàn năm văn hiến. 

Kết quả hình ảnh cho hình ảnh tà áo dài Việt Nam

Chiếc aó dài của người phụ nữ Việt Nam được thiết kế khá đơn giản. Áo dài từ cổ đến chân, cổ áo thường là cổ tròn, ôm khít lấy cổ tạo vẻ kín đáo.Thân áo gồm thân trước và thân sau dài từ bả vai xuống mắc cá chân,dọc hai bên hông có đường xẻ từ eo xuống hết tà áo. Khuy áo thường được thiết kế từ cổ kéo sang vau rồi xuống ngang hông. Thân áo may sát thân người để làm tôn lên những đường cong gợi cảm của người phụ nữ. Tay áo không có cầu vai, kéo dài từ cổ áo đến cổ tay, áo thường được mặc kết hợp với quần đồng màu hoặc với các màu trắng, vàng nhạt rất tao nhã, áo dài thường được may từ nhiều loại vải khác nhau nhưng đều có đặc điểm chung là mềm, nhẹ, thoáng mát.   

Có thể thấy rằng, áo dài rất kín đáo, duyên dáng và gợi cảm, trở thành niềm kiêu hãnh của người Việt. Không chỉ là cái áo nữa - chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của trang phục phụ nữ Việt, tạo thành sản phẩm văn hoá vật thể truyền thống không thể thiếu cho vẻ duyên dáng của người phụ nữ Việt. Ở Việt Nam, Áo dài là trang phục dành cho mọi lứa tuổi. Nó đã trở thành trang phục chuẩn mực cho những dịp đặc biệt hoặc trang trọng những ngày lễ quốc gia, lễ cưới, ngày tết, lễ tốt nghiệp hoặc trong những cuộc thi quan trọng. Khi tham dự một sự kiện đặc biệt nào đó hoặc xuất hiện trên truyền hình, Áo dài luôn là trang phục được phụ nữ Việt Nam ưu tiên lựa chọn vì nó góp phần tôn lên vẻ đẹp của họ. Có thể nói rằng Áo dài đã góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra khắp nơi trên thế giới.

Chiếc áo dài của người phụ nữ Việt Nam vừa truyền thống lại vừa hiện đại, có thể mặc ở mọi lúc mọi nơi: dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc để tiếp khách trang trọng trong nhà… Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kì, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài guốc hay giày; nếu cần trang trọng như trang phục cho cô dâu thì thêm chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hay một chiếc miện Tây tùy thích. Đây chính là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.

Áo dài của người phụ nữ Việt Nam có rất nhiều màu nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là chiếc áo dài trắng thể hiện sự thuần khiết của người phụ nữ Việt Nam. Trong trường học, không gì đẹp mắt và thanh bình cho bằng mỗi sáng, từng nhóm nữ sinh trong tà áo thướt tha, xõa tóc dài chạy xe đạp đến trường. Cũng nơi đó, những cô giáo như những người mẹ thứ hai của các học sinh nhẹ nhàng đón  những đứa con trước giờ vào học trong chiếc áo dài mới thực sự toát lên vẻ dịu dàng đằm thắm và thương yêu. Trong những dịp lễ Tết, chiếc áo lại thêm một lần nữa thấp thoáng trên các ngã tư đường phố, cùng hoa và cảnh sắc của trời mới đất mới, khoe sắc ngày Tết.

Ngoài ra, tà áo dài của người phụ nữ Việt Nam có cách riêng để tôn lên nét đẹp hình thể. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật rộng trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ đến trên vòng eo khiến cho người mặc có cảm giác thoải mái, lại tạo dáng thướt tha tôn lên vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bằng vải lụa mềm, khiêu gợi vì nó làm lộ ra sống eo. Chính vì thế, áo dài mang tính cá nhân hóa rất cao, mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người và chỉ dành cho người ấy, không thể là một công nghệ “sản xuất đại trà”. Người đi may được lấy số đo rất kĩ, khi may xong phải thử và chỉnh sửa lại thêm vài lần nữa thì mới hoàn thiện được.

Khác với những trang phục truyền thống của nhiều nước trên thế giới, khi mặc áo dài, phụ nữ Việt không cần tốn nhiều thời gian, lại đơn giản, gọn gàng, duyên dáng mà thanh lịch, có lẽ chính vì vậy mà áo dài - trang phục truyền thống đã “len lỏi” vào cuộc sống hằng ngày của phụ nữ Việt một cách tự nhiên và dễ dàng. Trên chững chuyến bay đường dài với những sự thay đổi thời tiết và khí hậu đột ngột dễ gây mỏi mệt và bực bội đối với những hành khách trên không, hình ảnh những thiếu nữ Việt xinh tươi đằm thắm trong tà áo dài chính là “linh hồn” làm dịu đi những nỗi mệt nhọc cho hành khách của chuyến bay. Không chỉ có thế, ngày nay tại các công sở, cũng dễ dàng tìm thấy hình ảnh những phụ nữ gọn nhẹ trong tà áo dài nhưng vẫn hoạt bát nhanh nhẹn xử lý công việc thật ngăn nắp, chỉnh chu. Đúng như lời nhận xét của một chuyên gia thời trang Đông Nam Á: “Áo dài Việt Nam tạo ra sự thoải mái cho người phụ nữ. Trong khi áo dài Trung Quốc có một số hạn chế, áo dài Việt cho phép người mặc có thể hoạt động tự do và nó cũng có sức cuốn hút hơn”.  

Cuộc sống ngày càng phát triển và luôn đổi thay từng ngày. Dù nhu cầu và phong cách thời trang thay đổi theo con người của thời đại, nhưng áo dài vẫn sẽ là trang phục tượng trưng cho người phụ nữ Việt Nam mà không có một trang phục nào trong tương lai có thể thay thế được. Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam duyên dáng với tà áo dài sẽ mãi mãi là sự ấn tượng sâu sắc cho những du khách trong và ngoài nước và nó luôn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người phụ nữ Việt Nam./.

4 tháng 4 2018

“Có phải em mang trên áo bay. Hai phần gió thổi, một phần mây. Hay là em gói mây trong áo. Rồi thở cho làn áo trắng bay?” (Nguyên Sa) Áo dài là hình ảnh in đậm nhất trong tâm trí tôi từ thuở thiếu thời.

Áo dài của bà, của mẹ, của chị, của cô giáo, của những nữ sinh trung học,…luôn hiện diện trong ký ức tôi. Thuở ấy, áo dài xuất hiện khắp mọi nơi. Má tôi là một phụ nữ Sài Gòn chỉ ở nhà nội trợ, thế mà má có cả mấy chục chiếc áo dài đủ các loại vải: nhung, gấm, mình the bông ép,.v.v. Nhìn tủ áo dài của má, ai cũng trầm trồ thích thú. Tiệc tùng, họp mặt gì, má cũng mặc áo dài. Đi đám tang thì má luôn mặc chiếc áo dài trắng để thể hiện sự đồng cảm với tang chủ. Áo dài của các cô giáo cũng là đề tài mà lũ học sinh chúng tôi thời đó hay nhắc đến, so sánh áo dài nào đẹp hơn, duyên dáng hay rực rỡ hơn.

Tôi đã bao lần ngẩn ngơ nhìn các chị nữ sinh trong chiếc áo dài trắng túa ra từ cổng trường. Sau này cũng mê mẩn ngắm hình ảnh các bạn nữ sinh trung học trường tôi trong tà áo trắng mỗi buổi ra về…Trong mắt tôi, phụ nữ Việt Nam đẹp nhất trong trang phục áo dài, và chính chiếc áo dài trang trọng nhưng duyên dáng đã tăng thêm giá trị của phụ nữ trong mắt người khác. Đứng trước một phụ nữ mặc áo dài, người đối diện bỗng thấy mình cần lịch sự hơn, ứng xử văn hóa hơn,…Khó thể giải thích tại sao? Phải chăng đó chính là vì đứng trước chiếc áo truyền thống, quốc hồn quốc túy, không ai muốn thể hiện sự “xem thường” hay trong tà áo dài, người phụ nữ Việt Nam như đoan trang, thùy mị hơn, xinh đẹp hơn,…buộc mọi người phải tôn trọng hơn? Tất cả không có một giải đáp rõ ràng.

Giờ đây, áo dài đã không còn xuất hiện nhiều như trước. Ngay cả trong trường học, các cô giáo cũng có xu hướng mặc váy đầm hay âu phục công sở. Nữ sinh các trường phổ thông giờ cũng không mặc áo dài hàng ngày, hiếm hoi chỉ xuất hiện vào đầu tuần ở vài nơi. Ngày cưới, cô dâu cũng chỉ mặc áo dài khi làm lễ gia tiên... Rất nhiều phụ nữ biện luận cho việc mặc trang phục khác mà không phải áo dài lo do công việc hàng ngày cần nhanh nhẹn, năng động, áo dài vướng víu, gò bó khó làm việc, hay cần phải thời trang hơn, áo dài đơn điệu, xưa cũ quá…Tôi thật sự buồn cho những giải thích ấy. Nếu thật sự yêu áo dài, thấy được cái đẹp đầy nữ tính của chính mình trong chiếc áo dài thì chắc chắn phụ nữ Việt sẽ sẵn sàng xuất hiện trong chiếc áo dài thường xuyên như trước đây.

Xin đừng để một ngày nào đó, những tâm hồn thuần Việt nuối tiếc thở than: “Áo dài ơi, đã xa rồi còn đâu…”

viết về những j mắt thấy tai nghe tay sờ

14 tháng 1 2020

Cảm thụ văn học là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (trong cuốn truyện, bài văn, bài thơ,…) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ,…) thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn, câu thơ.