K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Chí Phèo chửi đời, chửi mình, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những người sinh ra hắn.

- Tiếng chửi cho thấy tình thế bi đát và bi kịch cuộc đời Chí Phèo.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Chí Phèo chửi đời, chửi mình, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những người sinh ra hắn.

- Tiếng chửi cho thấy tình thế bi đát và bi kịch cuộc đời Chí Phèo.

Thoát khỏi dòng văn học lãng mãn tô hồng cuộc sống, Nam Cao bước chân đến với những người nông dân nghèo, có số phận đáng thương. Và ông đã vô cùng thành công khi bước vào trái tim người đọc với truyện ngắn "Chí Phèo" - hình ảnh một người nông dân từ chất phác, hiền lành đến tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính. Khác với dòng ngôn ngữ bác học, văn phong chau chuốt, mượt mà, Nam Cao gây ấn tượng cho độc giả bằng hằng loạt tiếng chửi xuyên suốt tác phẩm. Tiếng chửi ấy để lại cho ta một nỗi thấm thía về một kiếp người nhưng lại bị cự tuyệt quyền làm người.

"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết."

Ngay mở đầu truyện ngắn, Chí Phèo gây ấn tượng cho ta bằng hình ảnh một kẻ ngật ngưỡng say, "vừa đi vừa chửi". Bình thường, người ta chỉ "chửi" khi đang tức giận một điều gì hay một người nào đó. Tiếng chửi gây mất hoà khí với mọi người xung quanh, nhưng đôi khi nó giúp chúng ta bớt căng thẳng vì "bõ tức". Nhưng, Chí có xích mích điều gì hay với ai mà lại phải chửi? Lia cận cảnh vào những đối tượng mà Chí đang xích mích, đó là "trời", "đời", "làng Vũ Đại', "ai không chửi nhau với hắn", "người đẻ ra hắn". Tiếng chửi của một kẻ tưởng chừng như say rượu ấy lại có lớp , bài bản, từ cao xuống thấp, từ xa đến gần, từ không xác định đến xác định. Tuy nhiên, cái đối tượng tưởng chừng như xác định: "người đẻ ra hắn" thì "hắn không biết", "cả làng Vũ Đại cũng không ai biết". Thành ra, tiếng chửi ấy vu vơ, cất lên cao rồi lại lọt thỏm giữa không trung.

Thật vậy, hẳn chửi "trời" nhưng "trời có của riêng nhà nào". Đối tượng mở đầu của tiếng chửi là "trời". Bầu trời trong xanh, cao vời vợi yên bình, nhưng trong mắt hắn cũng thật đáng chửi. Vì bầu trời ôm trọn tất cả loài người vào lòng, không chừa một ai cả. Bầu trời ấy đã đón nhận hắn - một người nông dân lương thiện lại còn đón nhận thêm bá Kiến - người huỷ hoại cả cuộc đời hắn. Và phải chăng, bi kịch bị bà Ba gọi vào bóp chân khiến bá Kiến ghen tuông cũng là câu chuyện do "trời" sinh ra. Yếu tố tưởng chừng như duy tâm ấy lại phản ánh cả xã hội đương thời thối nát, không có chỗ cho người lương thiện dung thân. "Trời" như một câu cửa miệng, một thông lệ để kêu ca cho tất cả những số phận bi kịch.

Và rồi hắn chửi "đời": "đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai". Đời là cuộc sống, số phận của một con người từ lúc mới sinh đến khi ra đi. Chửi đời tức là chửi "tất cả", chửi không xót một thứ gì. Cứ ngỡ tưởng, hắn chửi đời người khác nhưng thực ra, hắn cũng đang chửi đời hắn. Hắn chửi từng câu chuyện, từng bước đi trong cuộc đời mình. Dường như, mọi thứ đổ ập trước mắt hắn đều đáng để cay cú, nhạo báng, chế giễu. Cũng phải thôi khi người ta sinh ra trong "chăn ấm nệm êm" thì hắn lại sinh ra bên "cái lò gạch bỏ không". Phải chăng, đó cũng là một dấu hiệu báo trước cho cuộc sống với hàng tấn bi kịch về sau. Đời đã bất công với hắn, đã đối xử tệ với hắn, nên hắn phải "chửi". Giá mà cuộc đời hắn được suôn sẻ, giá mà đời ưu ái hắn hơn thì biết đâu, tiếng chửi ấy đã thay bằng tiếng "cảm ơn".

Cha mẹ cho hắn hình hài của người nhưng cả làng Vũ Đại đã tước đi quyền làm người, biến hắn trở thành con quỷ dữ khiến người ta trở nên ghê sợ. Còn nhớ, từ lúc hắn sinh ra đến năm 20 tuổi, hắn lớn lên trong vòng tay bao bọc của người làng. Tuy nhiên, họ lại "chuyền tay" nhau - một người chỉ nuôi hắn trong một thời gian nhất định. Làng Vũ Đại chỉ nuôi cho "sống" , chứ không ai dạy Chí cách "sống". Chí hoàn toàn không được hưởng tình yêu thương hay sự chỉ bảo của bất kỳ một ai cả. Cuộc đời hắn là bức tranh với những mảnh ghép không hoàn hảo. Sự nuôi dưỡng mà làng Vũ Đại cho hắn là quá ít để hắn phải nhớ ơn suốt đời. Trái lại, cả làng ai cũng coi hắn là một sinh vật cần phải tránh xa, cần phải cự tuyệt. Ơn một, oán đến mười, đó là lý do vì sao hắn phải chửi. Chửi cả làng, tức là không chừa một người nào. Vậy mà ai cũng nghĩ: "chắc nó trừ mình ra". Cả làng Vũ Đại đều đáng chửi vì không cho hắn được sống như một con người. Hắn đã chai sạn cảm xúc đến độ thứ bật ra không phải là tiếng khóc mà lại là tiếng chửi.

Ta thấy, chỉ cần một bát cháo hành, một người con gái xấu đến "ma chê quỷ hờn" mà hắn đã "thèm làm hoà với mọi người biết bao". Có lẽ, con nhím ấy sẽ không còn xù lông nếu mọi người biết vuốt ve, xoa dịu những tổn thương trong trái tim nó.

Và rồi, hắn "chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn". Cả làng Vũ Đại có ai dại gì mà động vào hắn? Bởi vậy, ai cũng đều đang không "chửi nhau với hắn". Nực cười, lại có người chửi người không chửi nhau với mình sao? Như một đứa trẻ con làm nũng mẹ, chửi là một cách để Chí thu hút sự chú ý, sự quan tâm của người khác. Trong thâm tâm, Chí chỉ mong muốn có người đáp lại lời hắn dù bằng hình thức giao tiếp thấp nhất là tiếng chửi.

Người dân Việt Nam từ lâu đã gắn liền với đạo lý:

"Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con"

Tuy nhiên, Chí không những không "thờ mẹ kính cha" mà lại "chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn". Ở một khía cạnh nào đó, ngừoi ta nhìn vào hắn như một đứa con bất hiếu. Xong, trở lại với bậc cha mẹ, họ chỉ biết đẻ hắn ra rồi để hắn tự sinh tự diệt. Vậy, công cha có còn như "núi Thái Sơn", nghĩa mẹ có còn như "nước trong nguồn chảy ra"? Hắn không được hưởng chút nào từ tình yêu thương cha mẹ ngoài việc "đẻ hắn ra". Mà đẻ hắn ra rồi, hắn nào có sung sướng, hạnh phúc gì? Thà từ đầu đừng có hắn còn hơn. Hắn không hề biết ơn việc mình có mặt trên đời này khiến cho hắn cũng chẳng thiết tha gì việc trả nghĩa cha mẹ. Tiếng chửi đó không phải cảu một người con bất hiếu mà là của một ngừơi con bất hạnh. Thành ra, tiếng chửi đó có phần đáng thương hơn là đáng trách.

Chí chửi nhiều như vậy mà "không ai lên tiếng, không ai ra điều". Tiếng chửi của Chí không đơn thuần là muốn nhiếc móc hay hờn trách ai mà chỉ muốn được giao tiếp với loài người. Người ta thường nói "yêu nhau lắm cắn nhau đau" hay "yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Chửi những cái "đau", những cái "roi vọt" không đơn thuần là ghét mà nó là một cách để tìm kiếm tình thương. Vậy mà không có một ai cho hắn cơ hội cả. Chỉ có một mình hắn cô độc đến đáng thương, tự chửi rồi tự mình nghe.

Và đó là vì sao hắn cảm thầy "tức", "tức chết đi được mất", "có khổ hắn không", "có phí rượu không". Nếu không uống rượu, chắc hắn cũng không cam đảm để làm như vậy. Thế mà uống rượu rồi, can đảm rồi, nhưng kết quả thu về lại hoàn toàn chẳng có gì. Chỉ có mình hắn với "ba con chó giữ". Đẳng cấp của một con người đã bị hạ xuống tận hàng con vật. Đây chính là sự coi thường, sự nhục nhã lớn nhất mà mọi người dành cho Chí. Dù trong cơn say, hắn vẫn nhận ra điều này và nó làm cho hắn "tức chết đi được". Bao nhiêu công sức mà hắn "tìm kiếm sự chú ý" đều đổ xuống sông xuống bể khiến hắn khổ tâm, đau đớn lắm.

Những cụm từ cảm thán như: "tức thật", "tức chết đi được mất", "mẹ kiếp",... cũng những cụm từ mang ý nghĩa phủ định như: "chắc nó trừ mình ra", "không ai ra điều", "không biết" đã diễn tả thành công giọng điệu phẫn uất, căm hờn của một cái tôi cô đơn, bị ruồng bỏ. Những cụm từ cảm thán ấy đã bộc lộ được cảm xúc của Chí một cách chân thực và rõ nét. Và khác với lối văn phong hoa mỹ, chau chuốt, Nam Cao sử dụng lối nói gần gũi, thân thiết với người đọc. Cũng phải thôi vì đối với một người như Chí, phải sử dụng cái tiếng chửi thô, sơ, nguyên bản mới thể hiện được hết con người. Cũng như ông Hai trong Làng của Kim Lân, Chí là một người nông dân với lối ngôn ngữ thuần Việt. Nhưng qua lối chửi của Chí, mùi lưu manh như hiện rõ trong từng câu từng chữ.

Nước mắt dường như đã gắn liền với truyện ngắn của Nam Cao. Ông tỏ ra sùng bái, tin tưởng vào giọt nước mắt - sự thiện lương của con người đến độ gần như không có một câu chuyện nào không có chi tiết giọt nước mắt. Giọt nước mắt chính là bi kịch cuộc đời của một nhân vật. Và phải chăng, tiếng chửi của Chí cũng là một hình thức khác của tiếng khóc. Hình thức này độc đáo hơn, tiêu cực hơn nhưng lại đậm phần chân thực, đau đớn hơn.

Đầu những thế kỷ XX, người ta đã coi chị Dậu là hình mẫu tiêu biểu cho những số phận khổ cực của người nông dân: bị ép buộc, phải bán con, bán chó,... Xong, Chí Phèo xuất hiện như một cơn sóng mới xô đi hình ảnh đó, chiếm lấy ngôi vị "người nông dân với số phận bi thảm nhất" : bị tha hoá cả về nhân hình lẫn nhân tính, bị cự tuyệt quyền làm người. Có thể nói, Nam cao đã phản ánh thật xuất sắc xã hội đương thời thối nát, buộc con người muốn sống được thì phải tha hoá

23 tháng 5 2019

đọc thiếu đề hả bạn :  Phân tích tiếng chửi của Chí Phèo và so sánh với tiếng chửi của trẻ trâu ngày nay -> Rút ra nhận xét.     

23 tháng 7 2018

=> Đáp án D

20 tháng 3 2019

Tác giả vào truyện độc đáo, mang ý nghĩa sâu sắc từ tiếng chửi của Chí Phèo

+ Chí Phèo vừa đi vừa chửi, nhưng điều lạ lùng là không có người chửi và người nghe hắn chửi

+ Lời chửi của Chí nghe ghê gớm: chửi đời, chửi trời, đất, chửi làng Vũ Đại

- Tiếng chửi là phản ứng của Chí với toàn bộ cuộc đời

+ Bộc lộ nội tâm của người bất mãn ý thức được con người ít nhiều ý thức được mình bị gạt ra khỏi xã hội loài người

+ Tiếng chửi thảm hại khi mà “đáp lại lời hắn chỉ có lũ chó cắn xôn xao trong xóm”

⇒ Tình cảnh xót xa của người nông dân bị tha hóa, đơn độc

30 tháng 6 2019

ð Đáp án B

16 tháng 4 2022

Tham khảo:

BÁT CHÁO HÀNH, LIỀU THUỐC GIẢI ĐỘC:

Tác phẩm Chí Phèo của nhà văn hiện thực và nhân đạo Nam Cao là một bức tranh thê thảm đầy bi thương của kiếp sống đói nghèo nhưng lương thiện, bị xô đẩy, tha hóa rất đáng cảm thương của những người nông dân.

Xuyên suốt toàn tác phẩm là những hành động ngang ngược, độc ác, xấu xa,của nhân vật Chí Phèo - một con người lương thiện bị tước đoạt, xô đẩy và lưu manh hóa. Nhưng ở đoạn cuối của tác phẩm (Chí Phèo say rượu rồi gặp thị Nở...) Chí Phèo đã có ý thức vươn lên khao khát được làm người lương thiện. Động lực thúc đẩy là tình thương của thị Nở và bát cháo hành của thị. Nếu như trước đây, Chí chỉ biết uống rượu, chửi bới, dọa nạt, cướp giật, nằm vạ... thì giờ đây khi được ăn bát cháo hành của thị Nở, hắn thấy lòng thành trẻ con. Hắn muôn làm nũng với thị như với mẹ. ôi sao mà hắn hiền...? Bát cháo có gì đâu, một chút cháo, vài cọng hành và ba hạt muối mà hiệu quả thật không ngờ, bát cháo hành quả là liều thuốc giải độc. Nó vừa giúp Chí Phèo thoát ra khỏi cơn ốm sau khi say rượu vừa khơi dậy bản chất ý thức con người ở Chí. Phải chăng bát cháo hành đơn sơ chân quê đó đã được nấu bằng tất cả tấm lòng yêu thương chân thật của thị Nở? Đúng vậy, "bát cháo hành" tượng hình cho tình cảm của thị Nở với Chí Phèo, một tình cảm dịu dàng, giản dị nhưng đong đầy ân tình, nhân nghĩa...

Khi nhận được bát cháo hành, Chí rất ngạc nhiên. "Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình ươn ướt". Và Chí phèo đâ khóc, dòng nước mắt xúc động, nghẹn ngào. Hắn đã khóc vì "lần thứ nhất hắn được một người đàn bà cho. Xưa nay nào hắn có thấy tự nhiên ai cho cái gì...". Hắn đã nhìn bát cháo bốc khói mà "bâng khuâng, vừa vui vừa buồn và một cái gì nữa giống như là ăn năn... Tự bao giờ những tình cảm con người đã thức dậy trong tâm can "con vật lạ, con quỷ dữ" của làng Vũ Đại ấy. Bên cạnh Chí, thị Nở múc cháo "nhìn trộm hắn rồi lại cười toe toét. Trông thị thế mà có duyên...". Lần đầu tiên, Chí đã biết đến cái duyên của một con người. Rồi hắn nhớ lại khi xưa, nghĩ về quá khứ của mình khi phải săn sóc cho "bà ba", phải làm những việc xấu xa, hắn đã thấy nhục hơn là thích, rồi hắn thấy sợ. Xưa kia, cũng như bây giờ, hắn thật trong sáng, lương thiện. Vì vậy bát cháo hành của thị Nở làm hắn suy nghĩ nhiều. Hắn có thể tìm bạn được, sao lại chỉ gây thù? Thật kì diệu, những sự chăm sóc giản dị đầy ân tình và tình yêu thương mộc mạc chân thành của thị Nở đã đánh thức dậy bản chất lương thiện của người nông dân lao động trong hắn. Đây là một đoạn văn tuyệt bút, đầy chất thơ.

Đồng thời khi ăn bát cháo ấy, "hắn càng ăn mồ hôi lại càng nhiều", và tất nhiên với một người cảm gió, mồ hôi ra được nhiều là sẽ khỏi. Hắn cũng thế, đã khỏi bệnh. Hắn đã cảm nhận dược vị ngon của cháo: "Trời ơi! Cháo mới thơm làm sao... những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo ăn rất ngon... Nhưng tại sao mãi đến bây giờ hắn mới nếm vị mùi cháo". "Hắn tự hỏi rồi lại tự trả lời... Đời hắn chưa bao giờ được săn sóc bởi một tay đàn bà...".
Câu trả lời của Chí một lần nữa khẳng định sự kì diệu mà thị Nở đã đem đến cho Chí Phèo. Một tình cảm ngàn vàng giữa hai con người cùng cảnh ngộ khốn cùng.

Cuộc gặp gỡ thị Nở đã lóe sáng như một tia chớp trong cuộc đời tăm tối của Chí Phèo.

Tình yêu thương dã thức tỉnh Chí và linh hồn của Chí lâu nay phải bán cho quỷ dữ để đổi lấy miếng cơm, manh áo thì nay đã trở về với bát cháo hành và tình thương của thị Nở là một liều thuôc quý không gì so sánh được mà nhà văn đã ban cho Chí Phèo bằng tấm lòng nhân đạo của mình.

15 tháng 5 2016

Nam Cao là nhà văn có quan điển nghệ thuật tiến bộ.Các quan điểm nghệ thuật ấy đều được thể hiện trong những sáng tác của ôngvà ông luôn ép mình vào trong khuôn khổ đó.Trong truyện ngắn Đời thừa,Nam Cao đã khẳng định :”Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho.Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi,khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.” 
Đây là một quan điểm đúng đắn trong sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao
 và có lẽ vì thế mà những tác phẩm nghệ thuật của ông đi sâu được vào lòng người đọc.

Nam Cao có đòi hỏi rất cao trong văn chương, vì thế nên ông không thể chấp nhận được một thứ văn chương na ná giống nhau.Một nhà văn lớn nhất thiết phải có những nét riêng và độc đáo.Nam Cao là một cây bút như thế.Ông yêu cầu một sự sáng tạo cao trong nghệ thuật .Các tác phẩm của Nam Cao khác xa những tác phẩm cùng thời.Ông không nói đến nỗi khổ vật chất mà xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của người nông dân, của người trí thức nghèo.Ngòi bút của ông cũng vô cùng biến hoá, sắc sảo khi mô tả tâm lý nhân vật, khắc hoạ những quá trình tâm lý phức tạp, sáng tạo những đoạn đối thoại, độc thoại sinh động và chân thật.Ngôn ngữ của Nam Cao không chỉ vừa góc cạnh, vừa tinh tế, điêu luyện rất nghệ thuật mà còn gần gũi với lời ăn tiếng nói đầy sức sống của nhân dân lao động.Nói tóm lại,văn chương của Nam Cao không chỉ mới về nội dung mà còn lạ về nghệ thuật, đã khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có.

Nói về sự sáng tạo nghệ thuật của Nam Cao ta không thể không nhắc đến tác phẩm “Chí Phèo”, một tác phẩm viết về đề tài người nông dân, một người nông dân với bản chất hiền lành , lương thiện đã bị xã hội chà đạp, dồn nén đến con đường lưu manh hóa nhưng bản chất lương thiện trong con người không hề bị mất đi, nó chỉ bị ngủ quên và rồi thật sự thức tỉnh khi tình yêu với Thị Nở chợt đến.Và một lần nữa, xã hội đầy bất công đã chối bỏ Chí Phèo,đẩy Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa bước vào con đường làm người lương thiện.Ta thấy bi kịch lớn nhất của Chí Phèo không phải là chuyện đói nghèo, bị bóc lột sức lao động mà chính là ở chỗ anh ta sinh ra làm người nhưng không được làm người, phải bán linh hồn cho quỷ dữ, bi kịch bị cự tuyệt làm người.

Ở đây, nét độc đáo và đặc sắc của Nam Cao là đã rọi vào tâm hồn của một con quỷ dữ, vực nó dậy, phát hiện được tất cả những bản chất tốt đẹp trong con ngươì Chí Phèo và khẳng định nó ngay khi xã hội đã huỷ hoại Chí Phèo mất cả hình người và tính người.Trước đây, Ngô Tất Tố viết “Tắt đèn”, cũng là viết về số phận của người nông dân nhưng ông nói về nỗi khổ vật chất,nỗi khổ khi gánh nặng sưu thế đè nặng trên vai những người nông dân nghèo và họ không có lấy một lối thoát dù là nhỏ.Còn Nam Cao, ông luôn quan tâm nhiều đến thế giới tinh thần của con người, đặc biệt day dứt trước tình trạng con người bị huỷ hoại về nhân cách bởi cuộc sống khốn cùng.Ông yêu thương nhân vật của mình và luôn muốn tìm lối thoát, vực họ đứng lên.Chí Phèo còn mới lạ ở nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật tài tình.Chỉ những cái tên : Chí Phèo, Thị Nở, Bá Kiến… cũng đã để lại được những ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.Cách khắc hoạ hình dángChí Phèo:”Cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt đen và rất cơng cơng, hai mắt gờm gờm trông gớm chết” và một Thị Nở xấu đến “ma chê quỷ hờn” thì chỉ có ở tác phẩm của Nam Cao
 mới có.

Sự sáng tạo của Nam Cao còn thể hiện khi ông viết về tầng lớp trí thức nghèo.Tấn bi kịch của người trí thức nghèo trong xã hội cũ như một ám ảnh đối với nhà văn Nam Cao.Ông viết nhiều truyện mà “Đời thừa” là một trong số đó.Đời thừa đã thể hiện, phản ánh hết sức chân thật tình cảnh nghèo khổ, bế tắc, tủi nhục của người trí thức nghèo đồng thời ngòi bút rất mực sâu sắc của nhà văn đã tập trung đi sâu vào tấn bi kịch tinh thần của họ.Hộ là một nhà văn luôn theo đuổi một sự nghiệp nghệ thuật chân chính.nhưng giấc mộng văn chương, hoài bão lớn lao,lí tưởng đẹp đẽ mà Hộ theo đuổi lại mâu thuẫn với cuộc sống hàng ngày.Ta thấy nỗi đau của nhân vật Hộ là nỗi đau của con người tôn thờ lẽ sống tình thương nhưng lại chà đạp lên tình thương,một trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sự sống nhưng lại phải sống một cách vô nghĩa.Nam Cao bằng những tác phẩm, những nhân vật của mình đã nói lên được những điều chưa ai nói đồng thời cảnh tỉnh người đọc trước nguy cơ xói mòn về nhân phẩm, nhân cách, bị chết mòn về tinh thần.”Từ chiều sâu tác phẩm vút lên tiếng kêu thống thiết phải thay đổi cuộc đời ngột ngạt ấy đi để cứu lấy con người, cứu lấy sự sống.”Nam Cao phân tích rất rõ, tinh tế những diễn biến tâm lý và những hành vi đối xử của nhân vật Hộ, xem mình là người trong cuộc.”Ngòi bút Nam Cao không lạnh lùng khách quan mà tha thiết gắn bó, không châm biếm mỉa mai mà chân thành xúc động.”Nhà văn hoá Cao Xuân Dũng đã nói :”Nếu chỉ biết rập khuôn,chắp nhặt những cái xáo cũ thì cho dù câu đẹp lời hay, vẽ trăng tả gió cũng chỉ là bắt chước giọng điệu kẻ khác, chẳng nói lên được điều gì có giá trị.”Và Tôn-x-tôi cũng đã phát biểu :”Khi ta đọc hoặc quan sát những tác phẩm nghệ thuật của một tác giả mới thì một câu hỏi bao giờ cũng đặt ra là anh ta có gì khác với tất cả những người mà tôi đã biết và anh ta có thể cho tôi thêm một điều gì mới mẻ về con người và cuộc sống.Văn học trong bất kì thời đại nào cũng cần những nét mới lạ và khác biệt.Những tác giả viết lên được những tác phẩm như thế thì mới thật sự có giá trị bền vững và lâu dài trong lòng người đọc.

Nam Cao là cây bút kết tinh những thành tựu tiêu biểu của văn học hiện thực trước cách mạng tháng tám, đồng thời cũng là một trong số ít nhà văn có những sáng tác thành công xuất sắc ngay những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.Thành công của Nam Cao có lẽ nhờ vào những nét mới mẻ, những phát hiện độc đáo trong sáng tác của ông, một con người đầy tài năng và nhân cách.Hơn nửa thế kỷ qua,không ít những tác phẩm của Nam Cao đã được nhiều thế hệ bạn đọc đón nhận và phát hiện ở đó những tầng ý nghĩa mới lạ.Nam Cao với tài năng của mình đã tạo nên được những trang viết bất hủ mặc cho thử thách của thời gian.

15 tháng 5 2016

Đời thừa là một trong những tác phẩm xuất sắc và tiêu biểu của Nam Cao về đề tài người trí thức tiểu tư sản trước Cách mạng tháng Tám. Đó là câu chuyện về sự giằng xé đến bi kịch của một nhà văn giàu khát vọng nhưng đồng thời cũng là một tuyên ngôn nghệ thuật có giá trị. Qua nhân vật Hộ – nhân vật nhà văn trong tác phẩm – Nam Cao đã gởi gắm những suy tư và những quan niệm sâu sắc của mình về nghề văn và sứ mạng của người cầm bút chân chính. Ông viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”.

Câu nói ngắn gọn nhưng đã thâu tóm những yêu cầu thật là gắt gao, nghiêm túc đối với người sáng tác văn chương. Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một kiều mẫu đưa cho là cách diễn tả hình ảnh, ám chỉ thứ văn chương đẽo gọt, khuôn sáo, hời hợt, một thứ văn chụp ảnh hoặc minh họa giản đơn. Người thợ dù là người thợ khéo tay thì cùng chỉ sản xuất ra những thành phẩm hàng loạt theo mẫu mã có sẵn, dù có khéo léo cùng chỉ là một hình thức bắt chước, theo khuôn mẫu. Lao động của nhà văn thì khác hẳn. Đó là quá trình nghiền ngẫm, khám phá, tìm tòi những nội dung mới và hình thức diễn tả mới để tạo ra những sản phẩm độc nhất vô nhị của riêng mình, mang bản sắc độc đáo của từng nghệ sĩ. Trong một truyện ngắn khác (truyện Những chuyện không muốn viết), Nam Cao cũng đã diễn đạt một cách thật là đặc thù hình ảnh lao động của nghề văn: “Cái nghề văn kị nhất là cái lối thấy người ta ăn khoai cũng vác mai đi đào" tức là nó tối kị sự sao chép, bắt chước. Với một yêu cầu thật nghiêm khắc về nghề, nhà văn quan niệm: “Văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sảng tạo những cái gì chưa có”.

Đúng vậy. Mọi nghệ sĩ chân chính, có tài năng đều khao khát sáng tạo ra được những tác phẩm chân chính, sâu sắc. Nhưng không bao giờ họ bằng lòng với lối sao chép, rập khuôn hay phản ánh hiện thực cuộc sống trên bề mặt của nó. Nhà văn phải là người có cái nhìn nhạy bén và sâu xa hơn người để phát hiện những vấn đề sâu kín ở bề sâu của đời sống để đem đến cho người đọc những khía cạnh mới, những vấn đề mới đầy bất ngờ, sâu sắc, thú vị, có khả năng đánh thức vào trí tuệ trái tim, làm phong phú tâm hồn, thậm chí có thể làm thay đổi những thói quen, những nếp nghĩ thông thường. Mỗi sáng tạo của một nhà văn tài năng phải là một tìm tòi mới, một khám phá mới. 

Về thực chất, đây là một yêu cầu về tính chân thật trong sáng tạo nghệ thuật chứ không phải là sự đi tìm của lạ một cách màu mè, hình thức. Đó là một sự sáng tạo mang đậm nét bản sắc của chủ thể nghệ sĩ, mang dấu ấn tinh thần của cá nhân nhà văn từ cách nhìn, cách nghĩ đến cách viết. Đó chính là cá tính sáng tạo đã từng được đặt ra như một yêu cầu không thể thiếu của sáng tác văn chương. Thiếu nó sẽ không có nghệ thuật. Gorki, nhà văn Nga, cũng đã từng nhất mạnh: “Bạn hãy giữ lấy cái gì là của riêng mình, hãy săn sóc nó phát triển tự do. Lúc một nghệ sĩ không có cái là của riêng mình thì phải thấy người đó không có gì hết”.

Ở đây, cái riêng không phải được hiểu như một phẩm chất, không chỉ tự nhiên mà có, nó phải được trau dồi, săn sốc, phát triển, tìm tòi, đào sâu không ngừng. Nghệ thuật bắt đầu từ thiên bẩm. Nhưng chỉ thiên bẩm không thôi cũng sẽ không có nghệ thuật. Nhà văn Nga L.Tôn-xtôi cũng đã từng nói: “Một phần mười là thiên bẩm còn chín phần mười là nước mắt, mồ hôi”. Người ta cũng ví nhà văn như người trinh sát, như nhà địa chất, với ý nghĩa nhấn mạnh vai trò khám phá, tìm tòi, phát hiện… đầy thử thách, gian khổ, có khi cần cả đến sự hi sinh của người nghệ sĩ.

Khám phá cho được sự thật, đào sâu, tìm tòi, khơi được những nguồn chưa ai khơi đã là khó. Những quan niệm nghệ thuật của Nam Cao không chỉ dừng ở đó. Nghệ thuật còn đòi hỏi sáng tạo những gì chưa có nữa. Đây cũng là một quan niệm rất đúng đắn về bản chất của sự sáng tạo nghệ thuật. Đó là sự sáng tạo theo quy luật của cái đẹp như Marx đã từng nói, là sự thể hiện cái thế giới ao ước, khát khao của con người. Cách đây khoảng 2400 năm về trước, nhà mĩ học người Hi Lạp Aristote cũng đã từng nói: “Nhiệm vụ của nhà thơ không chỉ nói về cái thực sự đã xảy ra mà cái lẽ ra có thể xảy ra”. Thơ là vậy, văn thực chất cùng như vậy.

Nhà văn Hộ trong Đời thừa của Nam Cao cũng khao khát sáng tạo ra những tác phẩm có giá trị, một tác phẩm phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho .cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì đó lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi, nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn. Đó chính là hiện thực của khát vọng, là cái lẽ ra mà Aristote đã nói và bao nhiêu nhà văn đã từng khao khát nhắn gửi trong sáng tác của mình. Tuy nhiên, mỗi nhà văn có cá tính sáng tạo, sẽ có cách thức thể hiện khác nhau, tùy thuộc vào tài năng bản lĩnh, vốn sống, lí tưởng thẩm mĩ riêng biệt, độc đáo…

Như thế để thấy quan niệm của Nam Cao không phải hoàn toàn mới lạ. Tuy nhiên, ở Nam Cao đó không phải là một nhận thức lí luận được nhập cảng mà là một quan niệm được hình thành từ một cây bút có trách nhiệm, có tài năng, luôn luôn băn khoăn trăn trở về nghề và đã trở thành một ý thức thường trực, thành máu thịt, thành cảm hứng sáng tạo chi phối ngòi bút trong hầu hết các sáng tác của mình.

Đọc Nam Cao, ta được tiếp nhận một phong cách nghệ thuật thật là độc đáo, mới lạ: độc đáo từ cách phát hiện đề tài, xử lí đề tài đến hành văn, giọng điệu, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ… Đến cả cái tên của nhấn vật mà ông chon lựa cũng chẳng giống ai. Đó không phải là những Lan, những Ngọc, những Nhung, những Tuyết… mà là Lang Rận, Chí Phèo, Đĩ Chuột; là Lê Văn Rự, Trạch Văn Đoành… những cái tên mà chính tác giả cũng thấy nó như chọc vào lỗ tai. Cả tên các tác phẩm nhiều khi nghe cũng thật là ngộ nghĩnh (Rình trộm, Tư cách mõ, Thôi, đi về…).

Tuy nhiên, cái độc đáo của Nam Cao bộc lộ chủ yếu ở cách thức nhà văn đi sâu, tìm tòi, khám phá và diễn tả cái bề sâu của đời sống hiện thực. Cũng như các nhà văn hiện thực khác, ngòi bút của ông chủ yếu cũng hướng tới những con người bần cùng, khốn khổ. ông không hề làm ngơ, hờ hững trước chuyện rách áo, đói cơm vốn là một hiện thực phổ biến thời bấy giờ. Nhiều chuyện ông viết về miếng cơm, manh áo thật cảm động, xót xa, có thể làm rơi nước mắt… Nhưng trung tâm cảm hứng của ngòi bút Nam Cao chủ yếu hướng về nỗi khổ đau, vất vả về đời sống tinh thần, những nỗi đau xót âm thầm mà đữ dội, những bi kịch nội tâm, những xung đột giằng xé trong từng con người, từng số phận, giữa cái xấu và cái tốt, cái cao thượng và cái thấp hèn; cái nhân hậu vị tha và cái ích kỉ, độc ác…

Ít có ngòi bút nào lách sâu đến chỗ tận cùng của xung đột âm thầm mà dữ dội ấy như ngòi bút của Nam Cao. Ông ít miêu tả trực tiếp những xung đột và đấu tranh giai cấp trên bề mặt của đời sống, ông thiên về diễn tả những bi kịnh nội tâm với biết bao giằng xé, cắn rứt, tủi nhục, ân hận trong từng con người. Đừng nghĩ rằng chỉ những trí thức tiểu tư sản như Thứ (Sống mòn), như Điền (Trăng sáng), như Hộ (Đời thừa)… mới có bi kịch nội tâm, mới có những vật lộn, ray rứt, ân hận… Ngay cả Chí Phèo, một con người đã mất gần hết nhân tính, lúc tỉnh rượu cũng nhận ra một trạng thái dường như ăn năn, lão Hạc xung quanh chuyện bán con chó vàng cũng là cả một sự giằng xé âm thầm, dai dẳng… và khi đã bán rồi thì lão khóc hu hu vì khổ đau, ân hận. Lão không chỉ tiếc thương con chó, lão còn ân hận cắn rứt không thôi vì đã nỡ đánh lừa một con chó.

Ít có ai phát hiện, thấu hiểu và diễn tả tinh tế nỗi đau khổ, dày vò về tinh thần, những vẻ đẹp bên trong của những con người khôn khổ, tội nghiệp… như ngòi bút của Nam Cao.

Biệt tài của ông là khả năng khai thác, diễn tả thật cảm động xung quanh những chi tiết tầm thường, vặt vãnh, chẳng hạn: để mua cho con mấy tấm mía tốn một xu rưỡi, người mẹ khốn khổ kia đã phải trải qua bao nhiêu tính toán, biện bạch, xót xa, ân hận (Trẻ con không được ăn thịt chó) và ai biết trên đường đến nhà mụ phó Thụ để thăm cháu – thực chất là để kiếm miếng ăn – người bà đói khát kia đã suy nghĩ những gì? Ấn tượng của người đọc không phải là nỗi đói khát mà là nỗi xót xa bà cụ đành cam chịu chuốc lấy để đổi lấy miếng ăn nhục nhã (Một bữa no). Trong dòng văn học hiện thực phê phán hiếm có cây bút nào diễn tả cái tầm thường một cách xót xa và cảm động như thế. Viết về người nông dân hay người tiểu tư sản trí thức, ngòi bút của Nam Cao vẫn trước sau nhất quán. Đó là thái độ trân trọng, tin yêu đề cao nhân cách và phẩm giá con người. Một mặt nó tố cáo, lên án xã hội làm biến chất, tha hóa con người, mặt khác nó đánh thức tình yêu thương con người. Tác phẩm Nam Cao không chỉ lên tiếng đòi cơm áo, nó còn dõng dạc đòi quyền làm người lương thiện, quyền được ước mơ, quyền được sống xứng đáng với cuộc sống con người…

Chủ nghĩa nhân văn của Nam Cao rõ ràng sâu sắc hơn các nhà văn cùng thời với ông. Các nhà văn khác thiên về phản ánh nỗi đói khát bần cùng. Nam Cao đi sâu hơn vào vấn đề tha hóa, biến chất bởi đói khát, bần cùng, tàn bạo. Không phải chỉ Chí Phèo, Năm Thọ, Binh Chức… mới tha hóa. Bao nhiêu kẻ phàm ăn tục uống, đối xử thô bạo, tàn nhẫn với vợ con cũng là những dấu hiệu biến chất, tha hóa. Những kẻ thâu đêm chầu bên canh bạc như những kẻ khát nước để cầu vận may để rồi rơi vào cảnh tan cửa nát nhà cũng đang tuột trên cái dốc của sự tha hóa. Cả những người trí thức có mộng văn chương đẹp như Hộ mà cũng phải cho in nhiều cuốn sách viết vội vàng để rồi người ta đọc và quên ngay sau khi đọc. Đó là một kiểu tha hóa.

Sự bần cùng đã xô đẩy bao nhiêu số phận tuột trên cái dốc tha hóa theo nhiều kiểu như một qui luật khó tránh khỏi. Không phải khòng có những con người trong bần cùng, khốn quần vẫn giữ được thiên lương như

Dì Hảo, như lão Hạc, như anh Đĩ Chuột… hoặc cuối cùng cũng trở lại thiên lương, nhưng số phận những con người ấy mới đau đớn, bi kịch làm sao, và rốt cuộc không bị tha hóa thì cũng rơi vào bế tắc, bần cùng, tự sát…

Chỉ ra qui luật của bần cùng, tha hóa vi đói rách nghèo hèn tác phẩm Nam Cao hầu hết đều thấm nhuần một tinh thần nhân văn, nhân đạo. Tác phẩm của ông như một tiếng chuông cảnh tỉnh, góp phần thức tỉnh lương tri. Sáng tạo ra nhân vật Thị Nở, một nhân vật thô kệch xấu xí đến ma chê quỉ hờn, nhưng chỉ một chút quan tâm săn sóc âu yếm của con người ấy, vẫn có thể đánh thức một bản tính người nơi Chí Phèo sông dậy. Điều ấy cho thấy tình thương có một sức mạnh cảm hóa to lớn như thế nào. Thị Nở xấu xí, nhưng qua nhân vật xấu xí này, Nam Cao lại gửi gắm một khát vọng và một niềm tin mãnh liệt, đẹp đẽ: tình thương có thể cứu vãn con người. Không phải chỉ mình Nam Cao nghĩ như thế, nhưng sáng tạo ra một nhân vật như Thị Nở để gửi gắm lí tưởng thẩm mĩ, ước mơ thì quả là một sự sáng tạo độc đáo, độc nhất vô nhị.

14 tháng 3 2016
Sau khi ra tù, Chí Phèo đã đến nhà Bá Kiến mấy lần? mục đích của Chí là gì? điều này có ý nghĩa gì?

Thảo luận 1

Trong đoạn trích của sách ngữ văn sau khi ra tù Chí đến nhà Bá Kiến 3 lần: 1.Chí đến rạch mặt ăn vạ,mục đích chỉ muốn trả thù kẻ đẩy mình vào tù cũng chình là lúc bắt đầu cuộc đời con quỷ của làng Vũ Đại bị mọi người ko công nhận làm người . 2.Đến mục đích chính để xin tiền BK vì Chí bị mọi người khinh và Chí chỉ có một nghề là rạch mặt ăn vạ nên fải xin tiền BK và đc BK cho đi sang nhà đội Tảo đòi tiền may mà đội Tảo bị ốm nếu ko đã chắc chắn sẽ có xô sát,thấy vậy CP tự đăc "Anh hùng làng này *** đứa nào bằng tao!" 3.sau khi nảy sinh tình cảm với TN ý nghĩ muốn làm người bùng lên trong đầu CP nên CP đã cầm dao sang nhà BK để đòi quyền làm người đòi lương thiện. Theo sự hiểu biết của mình là vậy.Chúc bạn hok tốt nha!

Thảo luận 2

Ba lần. - ở tù về hôm trước, hôm sau Chí uống rượu say rồi đến nhà BK. Phản ứng chửi bới, căm tức tự phát của Chí đã bị BK xảo quyệt vô hiệu hóa, mua chuộc anh ta. - Lần hai Chí đến xin được đi ở tù. Điều này tưởng vô lí song đã phản ánh rõ cảnh ngộ của Chí. Bị trừng phạt bởi án tù đã xong, nhưng anh không tìm được kế sinh nhai. Họ lại tiếp tục bị đẩy đến bước đường cùng. BK lợi dụng Chí làm tay sai cho mình. - Lần thứ ba và cũng là lần cuối. Sau khi bị Thị Nở từ chối tình cảm của mình, con đường trở về làm người lương thiện bị đóng lại trước Chí. Anh bị xã hội đương thời cự tuyệt quyền làm người. Chí đến nhà BK để đòi lương thiện. Chí giết BK rồi tự sát. Đây là lúc Chí bộc lộ sự tự ý thức của mình sau bao năm tháng mê muội của kiếp quỷ dữ. Nhưng đó là con đường không lối thoát. Tp thể hiện ngòi bút nhân đạo của Nam Cao. Luôn xót xa trước những bi kịch của con người, khát khao sống cho ra kiếp con người mà ko có cơ hội.

Thảo luận 3

Hình như 2 lần chính thức và n hiều lần ăn vạ thì phải .Mục đích đến để xin tiền mua rượu,để được ăn uống vì nhà cụ Bá thường xuyên có đánh chén .Cũng như có câu ;mỡ có thơm ngon ruồi đậu đến ,ngày xưa chỉ coi trọng bữa ăn mà ,Chí lại không cha không mẹ,không nhà không cửa thì chẳng tìm đến miếng ăn đầu tiên là gì .Chả thế mà yêuNở cũng qua bát cháo hành, rạch mặt cũng từ cái chai rượ ,chết cũng vì ăn uống đó sao.

Thảo luận 4

chắc rủ đi nhậu...