K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.- Tình huống 1: Thấy giọng nói của mình quá nhỏ, nghe lại không hay nên Vũ rất ít nói, ngại phát biểu ý kiến. Vũ hỏi Hoàng làm sao có thể nói to, rõ ràng. Hoàng khuyên Vũ nên luyện giọng hằng ngày bằng cách đọc to truyện, thơ,...- Tình huống 2: Sau khi đạt được giải Nhất trong cuộc thi chạy Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, Quyên đã không còn giữ thói quen chạy bộ mỗi...
Đọc tiếp

Đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

- Tình huống 1: Thấy giọng nói của mình quá nhỏ, nghe lại không hay nên Vũ rất ít nói, ngại phát biểu ý kiến. Vũ hỏi Hoàng làm sao có thể nói to, rõ ràng. Hoàng khuyên Vũ nên luyện giọng hằng ngày bằng cách đọc to truyện, thơ,...

- Tình huống 2: Sau khi đạt được giải Nhất trong cuộc thi chạy Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, Quyên đã không còn giữ thói quen chạy bộ mỗi sáng. Khi mẹ hỏi, Quyên bảo: "Cả trường không ai là đối thủ của con thì cần gì phải tập ạ!"

- Tình huống 3: Quân rủ Ký đến nhờ cô giáo góp ý lựa chọn tiết mục văn nghệ phù hợp với điểm mạnh, điểm yếu của mỗi người. Ký cho rằng điểm mạnh, điểm yếu do mình tự nhận ra, không cần hỏi người khác.

Em có nhận xét gì về các bạn Vũ, Quyên và Ký trong các tình huống trên?

4
23 tháng 5 2023

Về tình huống 1: Vũ có một vấn đề về việc nói chuyện và Hoàng đã đưa ra lời khuyên hữu ích để giúp Vũ cải thiện kỹ năng nói chuyện của mình. Vũ cần phải luyện tập và thực hành để cải thiện giọng nói và tự tin hơn khi phát biểu ý kiến.

Về tình huống 2: Quyên đã có một thành tích xuất sắc trong cuộc thi chạy Hội khỏe Phù Đổng, nhưng cô ta không nên ngừng tập luyện. Việc tập luyện thường xuyên sẽ giúp cô ta giữ được sức khỏe tốt hơn và cải thiện kỹ năng chạy bộ của mình.

Về tình huống 3: Ký cho rằng điểm mạnh, điểm yếu do mình tự nhận ra, không cần hỏi người khác. Tuy nhiên, việc nhận được góp ý từ người khác có thể giúp Ký nhận ra những điểm mạnh và điểm yếu mà mình không nhận ra trước đó. Việc này sẽ giúp Ký lựa chọn tiết mục văn nghệ phù hợp hơn với khả năng của mình.

25 tháng 5 2023

Tình huống 1: Vũ là người có ý chí cầu tiến, luôn muốn thay đổi bản thân tốt lên, điều Vũ làm giúp bạn hoàn thiện bản thân, gia tăng nhiều cơ hội cho chính mình. 

Đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:Tình huống 1: Bạn An ở gần trường nhưng bạn ấy hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, An luôn nói: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy.”Em có đồng tình với An không? Vì sao?Nếu là bạn của An, em sẽ làm gì?Tình huống 2: Đọc đề bài toán, có chỗ không hiểu. Hùng rủ Tâm đến nhờ cô giáo hướng dẫn. Tâm khuyên Hùng không nên làm như vậy.Em có đồng tình với Tâm...
Đọc tiếp

Đọc các tình huống dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tình huống 1: Bạn An ở gần trường nhưng bạn ấy hay đi học muộn. Khi lớp trưởng hỏi lí do, An luôn nói: “Tại bố mẹ không gọi mình dậy.”

Em có đồng tình với An không? Vì sao?

Nếu là bạn của An, em sẽ làm gì?

Tình huống 2: Đọc đề bài toán, có chỗ không hiểu. Hùng rủ Tâm đến nhờ cô giáo hướng dẫn. Tâm khuyên Hùng không nên làm như vậy.

Em có đồng tình với Tâm không? Vì sao?

Nếu là Hùng, em sẽ làm gì?

Tình huống 3: Khi được cô giáo phân nhóm để thực hiện các nhiệm vụ học tập, Đạt nghĩ rằng làm việc nhóm sẽ dẫn tới sự ỷ lại, dựa dẫm vào người khác nên không tích cực tham gia.

Em có đồng tình với bạn Đạt không? Vì sao?

Nếu em là bạn của Đạt, em sẽ nói gì với Đạt?

4

1.Em không đồng ý vì dậy sớm hay muộn là do bạn ấy không phải do bố mẹ.

Nếu là bạn của An sẽ khuyên An và chỉ cách cho An dậy sớm

2.Em không đồng tình với Tâm vì việc làm của Hùng là đúng,nếu mình không hiểu một việc gì đó mình có thể hỏi và nhwof sự giúp đỡ của người khác.

Nếu là Hùng em sẽ giải thích nhẹ nhàng với Tâm,em và Tâm sẽ cùng đi hỏi cô giáo.

3.Em không đồng ý với Đạt vì sự phân nhóm này không hề có ý ỷ lại,mỗi thành viên trong nhóm sẽ làm mỗi việc khác nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Nếu là bạn của Đạt em sẽ giải thích cho Đạt hiểu và khuyên Đạt nên tham gia vào nhóm.

LM
Lê Minh Hiếu
Giáo viên
15 tháng 8 2021

1. 

- Em không đồng tình với bạn An. Vì bố mẹ có công việc của bố mẹ, đôi lúc họ có thể bận công việc nên những việc nhỏ nhặt như dậy sớm đi học thì bạn nên rèn luyện tính tự giác cho bản thân mình. 

- Nếu là bạn An em sẽ khuyên bạn nên có đồng hồ báo thức, tập dậy sớm, rèn luyện  tính tự giác ngay từ bây giờ, để không bị đi học muộn nữa, không nên quá ỷ lại bố mẹ như vậy.

2. 

- Em không đồng tình với ý kiến của bạn Tâm. Vì đọc bài toán khó chúng ta nên cùng các bạn tìm cách giải, không nên chưa suy nghĩ gì đã vội hỏi cô giáo. Nếu như bài toán quá khó cả lớp không ai làm được thì mới nhờ cô giáo trợ giúp. 

- Nếu em là Hùng em sẽ cùng tâm ngồi lại nghiên cứu cách giải, nếu không được em có thể hỏi các bạn trong lớp, cùng các bạn suy nghĩ để làm.

3. 

- Em không đồng tình với ý kiến của bạn Đạt. Vì làm nhóm là việc học tập cùng nhau trao đổi hợp tác, nhiều người cùng suy nghĩ tích cực sẽ có hứng thú học tập, thấy bài học bổ ích hơn và tăng sự đoàn kết giữa các bạn trong lớp.

- Nếu là bạn của Đạt, em sẽ nói với Đạt không nên có suy nghĩ như vậy, vì cá nhân mỗi người phải tập tính tự lập suy nghĩ và đóng góp ý kiến của mình vào bài nhóm có như vậy thì nhóm mới ngày càng phát triển và thành tích học tập của mình cũng được cải thiện nhiều hơn.

15 tháng 9 2023

- Tình huống 1: Bạn Hà nên chủ động hơn, cởi mở hơn với mọi người, Minh Hà nên chủ động ra kết bạn với Hồng Ánh để tạo lập mối quan hệ với bạn bè. Hai bạn cùng vẽ tranh, trao đổi với nhau về những bức tranh mình đã vẽ.

- Tình huống 2: Minh nên nói chuyện trực tiếp với Khanh về vấn đề ấy, để hai bạn có thể hiểu nhau hơn. Nếu đó không phải là sự thật, Minh và Khanh cũng cần nói chuyện với người bạn cùng lớp để không gây ra những hiểu lầm cho lần sau.

- Tình huống 3: Hiền nên gặp bạn và tặng bạn những món quà làm kỉ niệm để sau này còn hoài niệm và có thể nói chuyện, tâm sự với bạn nhiều hơn. Hiền cũng nên động viên bạn, hai người giữ gìn liên lạc để gắn bó tình bạn.

NG
9 tháng 8 2023

Tham khảo
TH1: Bạn Hà nên chủ động hơn, cởi mở hơn với mọi người, Minh Hà nên chủ động ra kết bạn với Hồng Ánh để tạo lập mối quan hệ với bạn bè.
TH2: Nếu là Minh em sẽ gặp Khang và thẳn thắn với nhau nếu ai có lỗi thì sẽ xin lỗi người kia để chúng ta cùng hòa thuận.
TH3:Nếu là Hiền em sẽ gặp bạn và tặng bạn những món quà làm kỉ niệm để sau này còn hoài niệm và chúng ta sẽ thường xuyên liên lạc với nhau khi có thời gian rảnh.

31 tháng 5 2023

Khi thấy hai bạn bất hòa, Tuấn đã lắng nghe và giúp các bạn nhận rõ đúng, sai. Dần dần hai bạn đó đã nhận ra và nói lời xin lỗi với nhau

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
24 tháng 11 2023

` TH 1 `

Nếu em là Minh em sẽ nhắc nhở bạn Toàn không nên có cái suy nghĩ và hành động như thế vì đây là sách được mượn từ thư viện chứ không phải tài sản riêng tư nên mình cần phải bảo vệ bằng cách không viết, vẽ bậy, cắt, xé,...

` TH 2 `

Nếu em là Tâm em sẽ nhắc nhở các bạn không nên trải giấy, báo để ngồi ở bãi cỏ vì cạnh đó có biển cấm ghi "Không giẫm lên bãi cỏ.". Nên chúng ta cần phải làm theo để bảo vệ bãi cỏ.

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.1. M hứa với bố mẹNvà cô giáo chủ nhiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ N học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào N không làm được,M đều làm giúp và đưa cho N chép. M nói:“Mình đã hứa nên mình sẽ giúp bạn bằng mọi cách.”.2. Trong thời gian bố đi công tác, K ở nhà tưới cây đều đặn mỗi ngày đúng như lời dặn của bố.Khi trở về, bố rất vui và khen K: “Con...
Đọc tiếp

Em hãy đọc các tình huống sau và trả lời câu hỏi.

1. M hứa với bố mẹNvà cô giáo chủ nhiệm là sẽ cố gắng giúp đỡ N học tập tiến bộ. Vì thế, những bài tập nào N không làm được,M đều làm giúp và đưa cho N chép. M nói:“Mình đã hứa nên mình sẽ giúp bạn bằng mọi cách.”.

2. Trong thời gian bố đi công tác, K ở nhà tưới cây đều đặn mỗi ngày đúng như lời dặn của bố.Khi trở về, bố rất vui và khen K: “Con đã làm thật tốt những gì bố dặn!”.

3. P bị ốm đã mấy ngày, không đi học được. L hứa với P và cô giáo sẽ sang nhà giúp P học tập.Dù trời mưa nhưng L vẫn đều đặn đến nhà giúp bạn. P cảm động và nói: “Cảm ơn bạn vì đã giúp đỡ mình!”.

4.H cho rằng, nếu có khuyết điểm thì cứ nhận lỗi và hứa sửa chữa, không ngần ngại gì, còn làm được hay không lại là chuyện khác. H tâm sự với người bạn thân: “Mình cứ hứa là người khác sẽ tin ngay".

- Theo em, trong các tình huống trên,bạn nào biết giữ chữ tín,bạn nào chưa biết giữ chữ tín?Vì sao? Em có lời khuyên gì với những bạn chưa biết giữ chữ tín trong các tình huống trên?
                                                    

3
26 tháng 5 2022

tình huống 1

=> việc làm  của M là sai vì  chỉ làm N thêm lười biếng , ko chăm chỉ học tập nữa vì thé sẽ ko giúp N sẽ ko tiến bộ trong ki M đã hứa sx giúp M tiến bộ

Tìn huống 2

=>K làm vậy là đúng vì lan một người con hiếu thảo nghe lời bố mẹ và làm hết những công việc mà bố giao để ko làm bố thất vọng

Tình huống 3

=>L làm như vậy là đúng , vừa giữ đúng lời hứa giúp P học tập ko ngại khó khăn và hoàn thành nhiệm vụ đã hứa với cô giáo

Tình huống 4

=> H làm vậy là sai vì như vậy sẽ làm cho bạn thân sẽ nói dối và sẽ gay nhiều thiệt hại cho cậu ấy

26 tháng 5 2022

* Theo em,trong các tình huống trên bạn K,bạn L đã biết giữ chữ tín.Còn với bạn M,bạn H đã chưa biết giữ chữ tín.Bởi vì:

  - Bạn K,bạn L đã thực hiện,tuân thủ nhiệm vụ của mình đúng cách

  - Bạn M hứa với bố mẹ N và cô giáo chủ nhiệm sẽ giúp đỡ bạn N tiến bộ hơn trong học tập.Tuy vậy bạn làm giúp N những bài tập khó từ đó dẫn đến hậu quả là N sẽ không thể tự mình nỗ lực thậm chí là nuôi dưỡng thói ỷ vào người khác

  - Bạn H cho rằng,có khuyết điểm thì nhận lỗi và hứa sửa chữa còn làm được hay không là một chuyện khác.Điều này không thực sự đúng vì thể hiện nên người đó thiếu chữ tín,không chịu trách nhiệm với việc mình đã hứa và cố gắng khắc phục trước người khác

 * Em có lời khuyên với những bạn chưa biết giữ chữ tín trong các tình huống trên rằng: Giữ chữ tín là một đức tính rất quan trọng đối với mỗi người.Các bạn hãy cố gắng thực hiện lời hứa của mình theo cách thật đúng đắn,chịu trách nhiệm với những lời bản thân đã hứa làm.

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc...
Đọc tiếp

a. Không phải lúc nào người phỏng vấn cũng chỉ nêu những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Ngược lại trong quá trình hỏi đáp, người hỏi còn cần lắng nghe lời đáp, để đưa ra những câu hỏi có tính chất "ngẫu hứng", "ứng đối" nhằm:
- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc.
- Khéo léo lái người được phỏng vấn trở lại chủ đề phỏng vấn nếu thấy họ có dấu hiệu "lạc đề" hoặc thậm chí có khi họ cố ý né tránh vấn đề.
- Gợi mở khiến họ có thể nêu ý kiến rõ ràng hơn.
b. Cuộc phỏng vấn diễn ra trong không khí thân tình, tự nhên. Người phỏng vấn cần lịch thiệp, nhã nhặn, biết lắng nghe, đồng cảm với người cùng nói chuyện, mà còn cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến của họ bằng cách chăm chú ghi chép và tránh chạm vào những chỗ có thể làm cho người phỏng vấn không vui.
c. Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

1
14 tháng 12 2017

Khi phỏng vấn, người phỏng vấn không chỉ nêu ra những câu hỏi đã chuẩn bị sẵn. Hơn nữa, trong quá trình lắng nghe lời đáp, để đưa ra câu hỏi có tính chất “ngẫu hứng”, “ ứng đối”:

- Làm cho câu chuyện liên tục, không rời rạc

- Khéo léo lái được người trả lời vào chủ đề phỏng vấn khi họ lạc đề, né tránh vấn đề

- Gợi mở để người trả lời có câu trả lời rõ ràng hơn

b, Trong quá trình phỏng vấn, người phỏng vấn cần lịch thiệp, biết lắng nghe, đồng cảm và hợp tác, cần tỏ thái độ tôn trọng ý kiến, lắng nghe và ghi chép

c, Kết thúc phỏng vấn người phỏng vấn không nên quên việc cảm ơn người trả lời phỏng vấn đã dành thời gian và công sức cho buổi nói chuyện.

2 tháng 8 2023

a, Hành động và lời nói lúc đó của An là kém tinh tế. Lúc này những điều đó sẽ khiến Hạnh cảm thấy buồn và tổn thương hơn rất nhiều.

b, Nếu em là An, em sẽ phụ giúp Hạnh chăm bố, chủ động chụp bài vở và giảng lại bài chi bạn nếu bạn chưa hiểu, có thể nhắn tin hoặc gọi điện an ủi bạn khi cần. Những điều này sẽ giúp Hạnh cảm thấy ấm lòng và vui lên nhiều.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:

a. Hành động của An là sai, khi nói những lời như vậy càng khiến bạn trở nên tủi thân và buồn bã hơn.

b. Nếu là An, em sẽ an ủi Hạnh và động viên bạn không nên buồn bã quá vì bố sẽ sớm khỏi bệnh và về nhà với bạn.

Câu phù hợp với các tình huống cho sau đây :a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.Câu hỏi để yêu cầu: ............................................... b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp...
Đọc tiếp

Câu phù hợp với các tình huống cho sau đây :

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Câu hỏi để yêu cầu: ...............................................

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn

Câu hỏi tỏ ý khen : ...............................................

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?

Câu hỏi tự trách mình : ...............................................

d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : “Đá cầu là thích nhất” Bạn Nam lại nói : “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng rất thú vị.

Câu hỏi để nêu ý kiến : ...............................................

1
13 tháng 9 2018

a) Trong giờ sinh hoạt đầu tuần của toàn trường, em đang chăm chú nghe cô hiệu trưởng nói thì một bạn ngồi cạnh hỏi chuyện em. Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nói với bạn : chờ xong giờ sinh hoạt sẽ nói chuyện.

Câu hỏi để yêu cầu: Này bạn, bạn có thể chờ đến hết giờ sinh hoạt chúng mình cùng nói chuyện được không ?

b) Đến nhà một bạn cùng lớp, em thấy rất sạch sẽ, đồ đạc sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Hãy dùng hình thức câu hỏi để khen bạn

Câu hỏi tỏ ý khen : Chà, sao nhà bạn sạch sẽ và ngăn nắp quá vậy ?

c) Trong giờ kiểm tra, em làm sai một bài tập, mãi đến khi về nhà em mới nghĩ ra. Em có thể tự trách mình bằng câu hỏi như thế nào ?

Câu hỏi tự trách mình : Bài tập dễ vậy mà mình lại làm sai, sao mà mình bất cẩn quá vậy?

d) Em và các bạn trao đổi về các trò chơi. Bạn Linh bảo : “Đá cầu là thích nhất” Bạn Nam lại nói : “Chơi bi thích hơn” Em hãy dùng hình thức câu hỏi để nêu ý kiến của mình : chơi diều cũng rất thú vị.

Câu hỏi để nêu ý kiến : Nhưng chơi diều cũng rất thích phải không?

28 tháng 11 2016

Em không đồng ý .

Thát độ của bạn Hải là thiếu tự tin và sống không hòa đồng với mọi người .

19 tháng 1

Em không đồng ý với thái độ của Hải vì trên đời này ai cũng có khuyết điểm không ai đều mới sinh ra mà giỏi ngay được nên việc Hải hay nói ngọng thì bạn cần sửa lại. Hơn nữa bạn cũng nên siên năng giơ tay phát biểu vì không chỉ giúp Hải ham học mà còn giúp Hải mau hết tật nói ngọng