K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

ĐỀ 3I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢYMưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá,dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.- Không được. - Cục đá lạnh lùng đáp - các anh đục ngầu bẩn thỉu thế kia,ta trong trắng to đẹp nhường này, bạn bè hòa nhập với các anh sao...
Đọc tiếp

ĐỀ 3

I. ĐỌC HIỂU (6,0 điểm): Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

CỤC NƯỚC ĐÁ VÀ DÒNG CHẢY

Mưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá,

dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:

- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.

- Không được. - Cục đá lạnh lùng đáp - các anh đục ngầu bẩn thỉu thế kia,

ta trong trắng to đẹp nhường này, bạn bè hòa nhập với các anh sao được?

Dòng chảy chưa kịp trả lời thì cục nước đá đã buông tiếp những lời đầy

kiêu ngạo:              

- Bảo cho các anh biết rằng: Biển cả, trời xanh mới là nơi hòa nhập dung

thân của ta.

- Hày dà! Ở một mình không được đâu, hòa nhập với chúng tôi đi.

Nói xong dòng chảy cười xòa rồi ào ra sông, ra biển. Còn lại một mình

buồn thiu, cục nước đá khóc, lúc sau thì tan ướt ở một góc sân.

(Trích 109 truyện ngụ ngôn Việt Nam hiện đại, NXB Hồng Đức, trang

144)

Câu 1: (3,0 điểm) Đọc kĩ các câu hỏi sau và khoanh tròn vào chữ cái trước đáp

án đúng nhất:

1. Văn bản trên thuộc thể loại/tiểu loại nào?

Điểm Lời phê của thầy, cô giáo

 

A. Văn bản thơ. B. Văn bản truyện.

C. Văn bản thông tin. D. Văn bản tản văn.

2. Dòng nào nêu đúng các sự việc chính trong truyện?

A. Cục nước đá rơi – dòng nước rủ nhập vào - cục nước tan ở góc sân.

B. Dòng nước chảy qua rủ nhập vào - cục nước từ chối, tan ở góc sân.

C. Mưa - dòng nước chảy qua rủ nhập vào - cục nước từ chối – cục nước đá tan.

D. Mưa - cục nước đá rơi - dòng nước rủ nhập vào - cục nước từ chối - cục

nước khóc, tan ở góc sân.

3. Từ “dòng chảy - chúng tôi” trong những câu văn sau thuộc phép liên kết

nào?

“Mưa, mưa đá! Một cục nước đá to lông lốc rơi bộp xuống. Thích quá,

dòng chảy tay dang rộng, miệng nói lớn:

- A! Vui lắm mà! Cục nước đá hòa nhập ngay với chúng tôi.”

A. Phép lặp. B. Phép thế.

C. Phép nối. D. Tất cả các đáp án trên.

4. Mối quan hệ giữa cục nước đá – dòng chảy thể hiện mối quan hệ nào sau

đây?

A. Quan hệ giữa bộ phận và toàn thể. B. Quan hệ giữa cá nhân với cộng

đồng.

C. Quan hệ nguyên nhân - kết quả. D. Quan hệ giữa cá nhân với cội

nguồn.

5. Cục nước đá trong truyện tượng trưng cho kiểu người nào trong xã hội?

A. Kiêu căng, tự phụ. B. Ảo tưởng sức mạnh bản thân, hiếu

thắng.

C. Kiêu ngạo, dễ quên nguồn cội. D. Khao khát khám phá, chinh phục.

6. Bài học ngụ ý được gửi gắm qua câu chuyện trên là:

A. Không nên sống một mình, chê bai, khinh thường người khác.

B. Sống hòa đồng, biết thích nghi hoàn cảnh và trân trọng nguồn gốc.

C. Cần khiêm tốn, chịu khó hòa nhập cuộc sống xung quanh.

D. Không nên kiêu căng, tự phụ.

Câu 2 (1,0 điểm). Cục nước đá tan ướt ở góc sân có phải kết cục xứng đáng với

nó không? (Lý giải dựa trên căn cứ từ văn bản đọc - trả lời khoảng 6-8 dòng).

Câu 3 (2,0 điểm). Từ văn bản trên hãy viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu ý nghĩa

của việc sống hòa đồng với mọi người xung quanh.

II. VIẾT (4.0 điểm):

Bên cạnh những học sinh ôn tập, kiểm tra nghiêm túc, vẫn còn một bộ phận

các em có thói quen chưa tốt như lười học, thiếu trung thực trong thi cử…

Em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 1,5 trang giấy kiểm tra) để bày

tỏ sự tán thành của em với ý kiến: “Gian lận, quay cóp trong thi cử là một thói

xấu cần loại bỏ”.

 

0
28 tháng 4 2018

Cục nước đá lạnh lùng đáp lại dòng nước : “Các anh đục ngầu, bẩn thỉu như thế, tôi hòa nhập với các anh sao được? Trời cao kia mới là bạn của tôi !”

18 tháng 6 2017

Dòng nước dang rộng tay và mời cục nước đá hòa nhập vào với họ.

2 tháng 7 2018

Nằm trơ lại một mình, lát sau thì tan ra, ướt nhoẹt một góc sân

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:Cục nước đá    Mưa đá. Một cục nước đá trắng tinh, to lông lốc như một quả trứng gà rơi bộp xuống đất. Dòng nước dang rộng tay nói:    - Chào bạn! Mời bạn nhập vào với chúng tôi!    Cục nước đá nhìn dòng nước, lạnh lùng đáp:    - Các anh đục ngầu, bẩn thỉu như thế, tôi hòa nhập với các anh sao được? Trời cao kia mới là bạn của tôi!    Dòng...
Đọc tiếp

Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:

Cục nước đá

    Mưa đá. Một cục nước đá trắng tinh, to lông lốc như một quả trứng gà rơi bộp xuống đất. Dòng nước dang rộng tay nói:
    - Chào bạn! Mời bạn nhập vào với chúng tôi!
    Cục nước đá nhìn dòng nước, lạnh lùng đáp:
    - Các anh đục ngầu, bẩn thỉu như thế, tôi hòa nhập với các anh sao được? Trời cao kia mới là bạn của tôi!
    Dòng nước cười xòa rồi ào ào chảy ra sông, ra biển. Cục nước đá nằm trơ lại một mình, lát sau thì tan ra, ướt nhoẹt ở một góc sân.

(Theo Dương Văn Thoa)

d. Dòng nào dưới đây nói đúng ý nghĩa câu chuyện? Khoanh vào chữ cái trước ý em chọn.

A. Ai kiêu ngạo sẽ cô độc và sẽ tự làm hại mình.

B. Cục nước đá kiêu ngạo, hợm hĩnh.

C. Dòng nước tốt bụng, cởi mở.

1
18 tháng 10 2017

Đáp án: A

24 tháng 4 2016

...

24 tháng 4 2016

Bài này bạn có cần nữa ko để mik viết

y nghĩ của tui nhé(theo đề); cục nước ích kỉ khinh thường dong nước nên nhận kết cục đắng, qua đó ta có thể thấy không nên khinh thường người khác :))

12 tháng 1 2020

bài văn nghị luận nhé

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Những vòng tròn nước Hồi còn bé, tôi thường được ông dắt tay dạo chơi bên ao cá của nông trại. Một hôm, ông bảo tôi ném một hòn đá xuống ao, rồi nói: - Cháu hãy quan sát và ngẫm nghĩ về những vòng tròn nước mà hòn đá tạo ra. Một hồi lâu, thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông nói tiếp: - Hòn đá kia đã tạo ra...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC - HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Những vòng tròn nước Hồi còn bé, tôi thường được ông dắt tay dạo chơi bên ao cá của nông trại. Một hôm, ông bảo tôi ném một hòn đá xuống ao, rồi nói: - Cháu hãy quan sát và ngẫm nghĩ về những vòng tròn nước mà hòn đá tạo ra. Một hồi lâu, thấy tôi vẫn chưa hiểu, ông nói tiếp: - Hòn đá kia đã tạo ra những tia nước bắn tung tóe, phá vỡ sự yên bình của tất cả những sinh vật sống trong hồ. Như những vòng tròn nước kia, những gì cháu làm hôm nay đều có ảnh hưởng nhất định đối với mọi người xung quanh. Nếu cháu vui, mọi người sẽ cùng sẻ chia niềm vui với cháu; khi cháu buồn hay gặp chuyện gì không may, mọi người sẽ hiểu được và luôn bên cạnh cháu. Hãy nhớ rằng cháu là người chịu trách nhiệm cho những gì mình đặt vào vòng tròn nước ấy. Đó là lần đầu tiên tôi nhận ra rằng, sự bình yên hay nghịch cảnh tinh thần – mà mỗi người tạo ra hay gánh chịu – sẽ được truyền ra thế giới bên ngoài. Chúng ta không thể tạo ra sự an bình cho cuộc sống quanh mình nếu cứ mãi vật lộn với những mâu thuẫn, căm hờn, hoài nghi hay giận dữ. Dù nói ra hay không, cảm xúc và suy nghĩ của riêng ta vẫn giao thoa với những “vòng tròn nước” của người khác, và chúng sẽ có một ảnh hưởng nhất định đến cảm xúc của họ. Hãy ứng xử sao cho vòng tròn nước của mình luôn lan tỏa những điều tốt đẹp, mang đến cho bạn bè và người thân cảm giác bình an, tin cậy. ( Firs New -Theo Inspirations - Từ những điều bình dị; NXB tổng hợp TP Hồ Chí Minh; tr 85,86) Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên. Câu 2: Nội dung chính của văn bản trên là gì? Câu 3: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ ẩn dụ được sử dụng trong câu sau: “Hãy ứng xử sao cho “vòng tròn nước” của mình luôn lan tỏa những điều tốt đẹp, mang đến cho bạn bè và người thân cảm giác tin cậy, bình an.” Câu 4: Thông điệp có ý nghĩa nhất mà anh/chị nhận được từ văn bản? Vì sao?

1
9 tháng 3 2022

1. PTBĐ: Nghị luận, miêu tả.

2. NDC: Nói về những ảnh hưởng của bản thân mình đối với cuộc sống quanh mình. 

3. BPTT: Ẩn dụ

Tác dụng: Giúp cho câu văn giàu hình ảnh

Cho thấy cảm xúc của mỗi chúng ta luôn ảnh hưởng đến mọi người và mọi thứ xung quanh, tác giả đã sử dụng hình ảnh ''vòng tròn nước'' để thể hiện sự lan tỏa của những cảm xúc của mỗi cá nhân đến mọi người xung quanh.

4. Thông điệp: Hãy luôn hành xử một cách nhẹ nhàng, thoải mái, tránh đem đến những điều tiêu cực đến với người khác. 

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:Các con đứng như tượng đài quyết tửThêm một lần Tổ quốc được sinh raDòng máu Việt chảy trong hồn người ViệtĐang bồn chồn thao thức với Trường Sa Khi hy sinh ở đảo đá Gạc MaHọ đã lấy ngực mình làm lá chắnĐể một lần Tổ quốc được sinh raMáu của họ thấm vào lòng biển thắm(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (2.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Các con đứng như tượng đài quyết tử
Thêm một lần Tổ quốc được sinh ra
Dòng máu Việt chảy trong hồn người Việt
Đang bồn chồn thao thức với Trường Sa
 
Khi hy sinh ở đảo đá Gạc Ma
Họ đã lấy ngực mình làm lá chắn
Để một lần Tổ quốc được sinh ra
Máu của họ thấm vào lòng biển thắm
(Nguyễn Việt Chiến, Tổ quốc ở Trường Sa)

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 2: Xác định các từ láy có trong đoạn thơ trên?
Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong câu thơ sau:
Các con đứng như tượng đài quyết tử

II. PHẦN LÀM VĂN (8.0 điểm)
Câu 1: (3.0 điểm)
Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 15 dòng) suy nghĩ về lời cảm ơn trong cuộc sống?
Câu 2: (5.0 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ:
Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.
Hãy giải thích câu tục ngữ đó?

2
10 tháng 4 2022

tham khảo

1.biểu cảm

2.bồn chồn,thao thức

3.biện pháp tu từ:so sánh

tác dụng:

+Tăng sức gợi hình,gợi cảm cho câu văn

+Nhấn mạnh vẻ đẹp sừng sững,hiên ngang, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ quê hương

PHẦN II

Câu 1

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng "cảm ơn" đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi. Có phải khi nói cảm ơn một người khác bạn có cảm giác mình mang ơn họ, cảm thấy nặng nề khi nghĩ đến việc phải trả ơn? Còn khi phải nói xin lỗi bạn lại cảm thấy đang hạ mình xuống, mình là người có lỗi? Không phải như vậy đâu. đừng để những cảm giác, suy nghĩ lệch lạc ấy làm cho con người chúng ta trở nên ích kỷ, hẹp hòi và thậm chí là thiếu văn hoá. Một lời xin lỗi và cảm ơn đúng lúc có ý nghĩa to lớn biết bao. Một tình bạn đẹp có thể tan vỡ chỉ vì cả 2 bên không ai chịu nói lời xin lỗi, một người có thể chạnh lòng khi không nhận được lời cảm ơn.

Câu 2

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” - Ông cha ta thường khuyên con cháu phải biết giao thiệp rộng, tiếp xúc với nhiều người để học hỏi, nâng cao tầm hiểu biết của mình, đặc biệt cần phải tránh, không nên thu mình một chỗ, một xó kẻo rồi khi ra cáng đáng việc đời lại bỡ ngỡ, choáng ngợp trước một cuộc sống đa dạng, muôn màu muôn sắc mà hoàn cảnh hạn hẹp theo lối ếch ngồi đáy giếng chưa cho phép một lần được trông thấy, nghĩ tới. Câu tục ngữ đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một trong những lời khuyên sâu sắc và quý giá đó.

Với câu tục ngữ này, ông cha ta đã mách bảo, khuyên dạy rằng, muốn nên người, muốn hiểu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.

Xét về mặt chữ nghĩa, các từ đều khá rõ ràng. Ở đây chỉ có từ đàng là hơi khó hiểu vì nó là từ địa phương miền Trung và miền Nam với nghĩa là đường. Cái khó của câu tục ngữ này là ở chỗ, các từ ngữ kết hợp với nhau tạo nên những đơn vị định danh vừa cụ thể lại vừa rất trừu tượng. Ngày đàng vừa có ý nghĩa không gian vừa có ý nghĩa thời gian. Khi ngày đàng kết hợp với từ chỉ số lượng một tạo thành chỉnh thể một ngày đàng vẫn không tạo nên một đại lượng cụ thể, dễ nắm bắt được. Dẫu vậy, cả vế thứ nhất đi một ngày đàng cũng toát lên cái ý “Có sự ra đi trong một khoảng thời gian và không gian nhất định dù là ngắn”. Đây là tiền đề, là cơ sở để tạo nên kết quả học một sàng khôn.

Trong sự đối ứng với vế thứ nhất, “đi một ngày đàng” thì vế thứ hai “học một sàng khôn” hàm chỉ kết quả học hỏi, thu nhận được rất lớn. “Sàng khôn” trong câu tục ngữ này có tính biểu trưng và tạo nên những liên tưởng rất lý thú. Dân gian hay dùng sàng với nghĩa đen chỉ một loại đồ đan bằng tre, hình tròn, nông và thưa có tác dụng làm sạch trấu và tấm cho gạo, để làm danh từ chỉ đơn vị. Đơn vị được đong, đo, đếm bằng sàng trong quan niệm dân gian là lớn và nhiều. Một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp là cách đối lập giữa số ít và số nhiều. Vậy, học một sàng khôn là học được nhau cái hay, cái tốt của thiên hạ để cho mình khôn lớn hơn, hiểu biết về cuộc sống xã hội.

Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” còn có một dạng thức nữa là “Đi một quãng đàng, học một sàng khôn”. Dạng thức này hình thành trên cơ sở cụ thể hóa việc đi lại bằng đơn vị không gian (quãng đường) chứ không phải là đơn vị thời gian (ngày đàng) như dạng đang xét. Sự thay đổi này không làm phương hại gì đến ý nghĩa của câu tục ngữ.

Gần với câu tục ngữ đi một ngày đàng học một sàng khôn về cả ba phương diện cấu tạo và ý nghĩa là câu tục ngữ đi một buổi chợ, học một mớ khôn. Câu tục ngữ này khuyên bảo người đời cần phải tiếp xúc nhiều người, càng tiếp xúc rộng rãi, càng học hỏi được nhiều, và do đó càng hiểu biết, khôn lớn trong cuộc sống

10 tháng 4 2022

Tham khảo

I,
Câu 1: PTBĐ chính Biểu cảm
Câu 2: - Các từ láy có trong đoạn trích: bồn chồn, thao thức.
Câu 3:
-Phép tu từ: so sánh

-Tác dụng: thể hiện sự dũng cảm, kiên cường, quyết chiến với kẻ thù của những người chiến sĩ trong nhiệm vụ bảo vệ đảo quê hương
II,
 

Câu 1: Trước đây, trong quan hệ xã hội mọi người cảm ơn nhau là chuyện rất bình thường. Khi ai đó làm điều gì tốt với bạn hoặc giúp bạn một điều gì đó bạn nói lời cảm ơn. Có thể hiểu “cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó. Người nhận được lời cảm ơn của bạn sẽ cảm thấy vô cùng hài lòng bởi vì họ nghĩ rằng bạn đã hiểu được tấm lòng và sự chân thành mà họ dành cho bạn. Thế nhưng, ngày nay dường như văn hóa “cảm ơn” đã bị dần dần lãng quên. Có thể do mọi người phải chạy theo dòng chảy của cuộc sống, sống gấp hơn, vội vàng hơn và dễ dàng cho qua những thứ mà họ nghĩ là vụn vặt, không cần thiết trong đó có từ “cảm ơn”. Đôi khi nhận được sự giúp đỡ họ chỉ gật đầu ý rằng đã nhận được hoặc đã hiểu, có khi họ không nói gì biểu hiện một điều tất nhiên mà bạn phải làm cho họ. Điều này biểu hiện rất rõ ở các mối quan hệ trên dưới: bố mẹ – con cái, sếp – nhân viên,..Có thể họ nghĩ nếu nói cảm ơn bạn thì sẽ hạ thấp vị trí của họ hay ảnh hưởng đến điều gì đó bởi nó quá tầm thường. Đã bao giờ bạn tự hỏi “khi bạn làm điều gì để giúp đỡ ai đó, bạn mong nhận được điều gì từ đó”, phải chăng là một món quà, hoặc họ sẽ trả công bằng tiền bạc, tôi chắc chắn là những thứ đó sẽ được nghĩ đến sau hai từ “cảm ơn”. Vậy thì tại sao bạn không nói cảm ơn những người đã giúp đỡ bạn dù là một việc nhỏ nhoi đi chăng nữa, bởi đó là tấm lòng của họ. Quan trọng hơn, nói “cảm ơn” đồng nghĩa với việc bạn đã ý thức rất rõ về bản thân mình, biết tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình, dám dũng cảm nhận ra lỗi lầm của mình, biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác. Nói tóm lại, biết nói lời cảm ơn và xin lỗi là biểu hiện của một lối sống có văn hóa và giàu ý thức tự trọng. Bạn đã từng nói cảm ơn bố mẹ vì bố mẹ đã sinh ra bạn trên cuộc đời này chưa? Bạn đã từng nói cảm ơn bà lão ăn mày vì nhờ có bà mà chiếc ví của bạn đã không bị mất khi bạn vô tình để quên ngoài quán nước?

Câu 2: Ông cha ta thường nói rằng “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

“Sàng khôn” được nhắc đến trong câu tục ngữ chính là một kho tàng tri thức phong phú và giá trị. Khối lượng tri thức ấy không chỉ giới hạn trong sách vở, mà còn là những kinh nghiệm, những đúc rút, những cảm nhận trực tiếp. Theo cha ông ta, thì để chiếm lĩnh được kho tàng đó, chỉ đọc sách vở, trên ghế nhà trường là chưa đủ. Mà ta cần phải bước chân ra thế giới ngoài kia, gặp được nhiều điều, thấy được nhiều chuyện, đối mặt với nhiều tình huống. Có như vậy mới học hỏi và biết thêm nhiều điều không có trong sách vở. Đồng thời trau dồi, rèn luyện thêm cho bản thân về cách ứng xử, giải quyết vấn đề.

Từ đó, ông cha ta phê phán những cách học chưa hợp lí. Như học tủ học vẹt. Hay chỉ thiên về lý thuyết sách vở mà không chú trọng thực hành, và ngược lại. Đó là những cách học hỏi sai lầm. Cùng với đó, là chê trách cách học thụ động, chỉ muốn ngồi một chỗ, tiếp thu lượng kiến thức nhất định trong sách vở, mà không chủ động tiến ra, tìm kiếm nguồn tri thức mới cho bản thân mình.

Qua đó, ta thấu hiểu được quan niệm về học tập của cha ông ta. Rằng việc học không bao giờ là đủ. Ta phải không ngừng tìm kiếm ở khắp nơi để trao dồi bản thân. Bài học ấy, đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị với thế hệ con cháu mai sau.

2 tháng 3 2019

“Xâm thực” là hiện tượng đá vôi bị ăn mòn bởi nước mưa có hòa tan CO2:

CaCO3 + CO2 + H2O → Ca(HCO3)2

Đáp án C