K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
13 tháng 10 2023

Hoạt động của Đông kinh nghĩa thục tập trung vào việc nghiên cứu và truyền bá tri thức theo hướng hiện đại hóa. Họ tập trung vào việc phát triển các ngành học thuật như khoa học, toán học, công nghệ, y học và văn chương. Các thành viên của Đông kinh nghĩa thục đã viết nhiều sách giáo trình mới, chỉnh sửa lại các sách cũ và xây dựng các chương trình giảng dạy tiên tiến.

Ý nghĩa của hoạt động Đông kinh nghĩa thục rất lớn. Đầu tiên, nó đã đánh thức và thúc đẩy sự quan tâm vào học thuật và tri thức trong xã hội Trung Quốc thời đó. Việc tập trung vào việc nghiên cứu các ngành học tiên tiến đã giúp nâng cao kiến thức và năng lực của những người tham gia.

Thứ hai, Đông kinh nghĩa thục đã mở ra một trào lưu mới trong văn hóa và giáo dục Trung Quốc. Các nhà giáo của phong trào đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng giáo dục, cải thiện phương pháp giảng dạy và khuyến khích sự sáng tạo trong tri thức.

Cuối cùng, hoạt động này đã góp phần quan trọng vào quá trình hiện đại hóa Trung Quốc. Nhờ sự cống hiến và nỗ lực của Đông kinh nghĩa thục, tri thức và khoa học công nghệ phương Tây đã được chuyển giao thành công vào xã hội Trung Hoa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của quốc gia này.

2 tháng 11 2019

Các hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

Đáp án cần chọn là: A

Câu 1. - 5/6/1911, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Ba, xin làm việc phụ bếp trên tàu đô đốc Latusơ Tơrêvin, rời bến cảng Nhà Rồng bắt đầu cuộc hành trình tìm đường cứu nước.

- Từ năm 1911 - 1917, Người đi một số nước ở châu Âu, châu Phi và châu Mĩ… làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động.

- Tháng 6/1919, Nguyễn Ái Quốc thay mặt những người Việt Nam yêu nước sống ở Pháp gửi tới Hội nghị Véc-xai bản yêu sách đòi chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. 

- Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin theo Lênin và đứng về Quốc tế thứ ba. 

- Tháng 12/1920, tại Đại hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ ba và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. 

- Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra Hội liên hiệp thuộc địa để tuyên truyền, tập hợp lực lượng chống chủ nghĩa đế quốc.

- Năm 1922, ra báo “Le Paria” (Người cùng khổ) - vạch trần chính sách đàn áp, bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc.

- Nguyễn Ái Quốc còn viết nhiều bài cho các báo Nhân Đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp (Những sách báo này đã được bí mật chuyển về Việt Nam).

Câu 2. + Có 25 vụ đấu tranh riêng rẽ và có quy mô tương đối lớn          + Mở đầu là cuộc bãi công của thuỷ thủ Hải Phòng, Sài Gòn đòi phụ cấp đắt đỏ.          + Năm 1920, công nhân Sài Gòn, Chợ Lớn đã thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu

          + Năm 1921, một số công nhân, thuỷ thủ Việt Nam làm việc trên các tàu của Pháp gia nhập Liên đoàn công nhân tàu biển Viễn Đông.

          + Năm 1922, công nhân viên chức Bắc Kỳ đòi chủ phải cho nghỉ ngày chủ nhật có trả lương. Cùng năm đó, còn có cuộc bãi công của công nhân thợ Nhuộm ở Chợ Lớn đòi tăng lương.

          + Từ năm 1924, nhiều cuộc bãi công của thợ nhà máy đèn, xát gạo, rượu, dệt ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương nổ ra.

          + Đặc biệt vào năm 1925, cuộc bãi công của thợ máy sửa chữa tàu thuỷ của xưởng Ba Son (Sài Gòn) đã ngăn không cho tàu Pháp đưa lính sang tham gia đàn áp cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc và các thuộc địa Pháp ở Châu Phi. 

     Điểm mới: Phong trào công nhân thời kỳ 1912 - 1925 diễn ra còn lẻ tẻ tự phát song ý thức giai cấp đã phát triển lên rõ rệt. Phong trào công nhân chưa có sự phối hợp giữa công nhân các ngành và địa phương, mục tiêu đấu tranh chủ yếu vẫn là đòi quyền lợi kinh tế hàng ngày. Nhìn chung, phong trào công nhân giai đoạn này còn mang tính tự phát.

Tạm thời trả lời 2 câu trước nha bạn :))

          

Câu 3.  - Hoàn cảnh của cuộc Cách mạng:

+ Phong trào Cách mạng diễn ra sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và trong thời kì thực dân Pháp áp dụng chính sách Khủng Bố Trắng một cách tàn bạo với nhân dân ta

+ Cách mạng diễn ra khi mâu thuẫn xã hội đang ngày càng gay gắt (dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp, nông dân với địa chủ phong kiến)

+ Diễn ra vào thời điểm khi mà phong trào Cách mạng quốc tế có ảnh hưởng đối với Việt Nam.

- Ý nghĩa của phong trào Cách mạng:

+ Khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng, quyền lãnh đạo của giai cấp công nhân đối với cách mạng các nước Đông Dương.

+ Khối liên minh công-nông hình thành. 

+ Là cuộc tập dượt đầu tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này . 

+ Được đánh giá cao trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế 

*P/S: có gì thắc mắc ở câu 3 này thì nhắn mình nha ^^

10 tháng 11 2019

Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, thực dân Pháp tăng cường đầy mạnh việc vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương phục vụ cho chiến tranh:

- Chuyển từ chỗ chuyên canh cây lúa chuyển sang trồng các cây công nghiệp phục vụ chiến tranh như thầu dầu, đậu, lạc, đặc biệt là cao su

- Hàng tấn kim loại quý hiếm ở Việt Nam bị thực dân Pháp phục vụ cho chiến tranh

- Thực hiện chính sách nới lỏng, mở rộng các ngành công nghiệp nhẹ phục vụ cho nhu cầu của người Pháp ở Đông Dương

- Hàng vạn người bị bắt sang Pháp làm lính thợ, lính đánh thuê

=> Loại trừ đáp án D: Pháp luôn hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam nhằm làm cho kinh tế Việt Nam phụ thuộc chặt chẽ vào chính quốc.

Đáp án cần chọn là: D

15 tháng 1 2018

+ Tháng 3 - 1907. Lương Vãn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục. Trường dạy các môn khoa học thường thức, tổ chức các buổi diễn thuyết, bình văn, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước...

+ Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh. Hims Yên, Hải Dương, Thái Bình...

+ Tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường.

7 tháng 5 2023

* Hoạt động:

-Tháng 3 - 1907, Lương Vãn Can, Nguyễn Quyền, Lê Đại, Vũ Hoành,… mở một trường học tại Hà Nội, lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục.Trường dạy các môn Địa lí, Lịch sử, Khoa học thường thức, tổ chức các bình văn, xuất bản sách báo nhằm tuyên truyền tinh thần yêu nước, truyền bá nội dung học tập và nếp sống mới.

-Phạm vi hoạt động: Lúc đầu ở nội thành Hà Nội, sau đó mở rộng ra Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh. Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình,...

-Lo ngại trước hoạt động của Đông Kinh nghĩa thục, tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường, bắt giam Lương Văn Can, Hoàng Tăng Bí, Vũ Hoành,...

* Mục đích: Thông qua các hoạt động, Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.

29 tháng 4 2022

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...

29 tháng 4 2022

Câu 1: 

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nghĩa quân Lam Sơn từ cuối năm 1424 đến cuối năm 1426:
-Giải phóng Nghệ An (năm 1424)

-Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá (năm 1425)
-Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vị hoạt động (cuối năm 1426)
Câu 2: 

Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi do:

- Tinh thần yêu nước, đoàn kết, ý chí bất khuất, quyết tâm giành độc lập, tự do của quân dân ta. 

- Sự lãnh đạo tài tình của các vị anh hùng dân tộc Lê Lợi, Nguyễn Trãi,… trong việc đưa ra đường lối khởi nghĩa, chiến thuật tác chiến đúng đắn, sáng tạo như việc dựa vào dân để mở rộng phạm vi cuộc khởi nghĩa thành chiến tranh giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước.

- Sự hi sinh, xả thân mình để giúp cuộc khởi nghĩa trụ vững và đi đến thắng lợi như hành động cứu chủ tướng Lê Lợi của Lê Lai,...