K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(Câu hỏi giá trị 7GP) Đọc đoạn thơ và văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:1. "Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹĐáy sông còn đó bạn tôi nằm.Có tuổi hai mươi thành sóng nướcVỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm."(Lời người bên sông - Lê Bá Dương)2. "- Các cậu có tiếc cuộc sống thời sinh viên không?- Tiếc. Nhưng còn tiếc hơn nếu như trong đội ngũ ra trận ngày hôm nay lại không có mặt chúng em...Một thời khói lửa, một...
Đọc tiếp

(Câu hỏi giá trị 7GP) Đọc đoạn thơ và văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

1. "Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm.
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm."

(Lời người bên sông - Lê Bá Dương)

2. "- Các cậu có tiếc cuộc sống thời sinh viên không?
- Tiếc. Nhưng còn tiếc hơn nếu như trong đội ngũ ra trận ngày hôm nay lại không có mặt chúng em...
Một thời khói lửa, một thời của những chàng trai mười tám đôi mươi bắt đầu biết đến chữ "yêu" nhưng họ đã giấu chữ "yêu" đó vào sâu trong balo, trong trái tim để trở thành tình yêu nước, yêu Tổ quốc. Những tuổi đôi mươi đó đã hóa thành hình hài đất nước."

(Trích Một thế hệ sợ mất nước - Một thoáng sinh viên)

loading...

Câu 1. Hãy nêu phương thức biểu đạt của hai văn bản trên. Thể thơ của đoạn thơ (1) là gì? Phong cách ngôn ngữ của văn bản (2) là gì?

Câu 2. Hai văn bản trên gợi cho em suy nghĩ về những sự kiện lịch sử gì của dân tộc Việt Nam? Căn cứ vào đâu để em đưa ra đáp án đấy?

Câu 3. Hãy nêu những biện pháp tu từ được dùng trong từ "yêu" và nêu ý nghĩa nội dung của chúng.

Câu 4. Hãy liệt kê ít nhất tên 2 văn bản và đoạn thơ trong toàn bộ chương trình Ngữ văn THCS và THPT có liên hệ với những câu văn/câu thơ được in đậm trong 2 văn bản trên, và nêu tên tác giả cũng như hoàn cảnh sáng tác bài thơ/bài văn đó.

Theo em, mối liên hệ giữa câu văn/câu thơ em chọn với 2 đoạn văn bản trên về nội dung và ý nghĩa nghệ thuật là gì? Hãy phân tích 2 văn bản được in đậm trên và so sánh với văn bản em đã chọn.

(Câu 1: 1GP; câu 2: 1GP; câu 3: 1GP; câu 4: 4GP)

12
5 tháng 5 2023

"Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình

(Những tuổi hai mươi làm sao không tiếc)

Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi thì còn chi Tổ quốc?"

Không liên quan nhưng hãy xem Mùi cỏ cháy đi mọi người ơi =))))

6 tháng 5 2023

Câu 1: 

- Phương thức biểu đạt của bài thơ là biểu cảm và tự sự

- Phương thức biểu đạt của đoạn văn là biểu cảm

- Thể thơ của đoạn 1 là thơ 7 chữ hiện đại

- Phong cách ngôn ngữ của văn bản 2 là phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

Câu 2: 

- Đoạn thơ 1: Trận chiến ở Thành cổ Quảng Trị năm 1972

(Dựa vào câu thơ Đò lên Thạch Hãn ơi chèo nhẹ)

Những câu sau em không biết :((

17 tháng 1 2018

Đáp án B

Bốn câu thơ trên nằm trong bài thơ “Lời người bên sông” của Lê Bá Dương. Câu thơ gợi nhớ đến trận chiến khốc liệt ở thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972. Chỉ trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, số bom đạn mà quân đội Mỹ - Ngụy đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Tổ quốc đang bão giông từ biển Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa Ngàn năm trước con theo cha xuống biểnMẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặcCác con nằm thao thức phía Trường SơnBiển Tổ quốc chưa một ngày yên ả Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn  Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển MẹÂu Cơ hẳn không thể yên...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

Tổ quốc đang bão giông từ biển

 Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa

 Ngàn năm trước con theo cha xuống biển

Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa 

Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc

Các con nằm thao thức phía Trường Sơn

Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả

 Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn  

Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ

Âu Cơ hẳn không thể yên lòng

 Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

(Trích “Tổ quốc nhìn từ biển” – Nguyễn Việt Chiến)

Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Câu 2: Nêu ý nghĩa của từ bão giông trong câu thơ đầu. Câu 3: Truyền thuyết nào được gợi lại trong đoạn thơ? Ý nghĩa của việc gợi lại truyền thuyết đó.

Câu 4: Từ đoạn thơ, hãy viết một đoạn văn ngắn thể hiện ý thức trách nhiệm của bản thân đối với Tổ quốc.

0
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.[…] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như...
Đọc tiếp

Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi (từ câu 1 đến câu 6) bằng cách lựa chọn câu trả lời đúng nhất.

[…] Mặt trời lại rọi lên ngày thứ sáu của tôi trên đảo Thanh Luân một cách thật quá là đầy đủ. Tôi dậy từ canh tư. Còn tối đất, cố đi mãi trên đá đầu sư, ra thấu đầu mũi đảo. Và ngồi đó rình mặt trời lên. Điều tôi dự đoán, thật là không sai. Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông. Vàichiếcnhạn mùa thu chao đi chao lại trên mâm bể sáng dần lên cái chất bạc nén. Một con hải âu bay ngang, là là nhịp cánh….

(Trích Cô Tô, Nguyễn Tuân)

Câu 1.Đoạn trích trên được sử dụng phương thức biềuđạt:

A –Tự sự               B –Biểu cảm      C – Miêutả          D – Tự sự kết hợp với miêutả

Câu2. Thể loại của đoạn tríchtrên?

A.                     Thể kí               B. Thểtùybút              C. Thểhịch        D. Thể truyệnngắn

Câu3. Dòng nào sau đây nói đúng nhất về đặc điểm của thể kí?

B.                      Là loại truyện dân gian kể về các nhân vật có liên quan đến lịch sử, thường có yếutố tưởng tượng kìảo.

C.                      Là thể thơ tự do, nhịp nhanh, với những câungắn.

D.                     Là những ghi chép trung thực của nhà văn về những điều mắt thấy, tai nghe.

E.                      Là loại truyện viết bằng văn xuôi chữ Hán thời kỳ trungđại

Câu4. Câu: “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết.” Được tác giả sử dụng biện pháp tutừ:

F.                       Nhânhóa                     B. So sánh                       C. Ẩndụ              D. Điệp từ

Câu5. Từ nào trong câu văn : “Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi.” được được dùng theo theo nghĩachuyển:

A.Bão                              B.Bể                      C.Kính                             D. Chân

Câu6. Những từ sau từ nào không phải là từmượn?

G.                     Bìnhminh       B.Trường thọ            C. Chài lưới                     D. Lễphẩm

0
Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt. Nhưng, nứa, tre, sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hoà bình. Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Các em, các em rồi đây lớn lên, sẽ quen dần với sắt, thép và xi măng cốt sắt. Nhưng, nứa, tre, sẽ còn mãi với các em, còn mãi với dân tộc Việt Nam, chia bùi sẻ ngọt của những ngày mai tươi hát, còn mãi với chúng ta, vui hạnh phúc, hoà bình. Ngày mai, trên đất nước này, sắt, thép có thể nhiều hơn tre, nứa. Nhưng trên đường ta dấn bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn vươn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi. Cây tre Việt Nam! Cây tre xanh, nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm. Cây tre mang những đức tính của người hiền là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.
+ Nội dung của đoạn văn ?
+ Tại sao tác giả lại khẳng định rằng cây tre sẽ gắn bó với dân tộc Việt Nam trong bước đường tiến tới tương lai?
+ Vậy cây tre đã gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam bởi những công dụng nào của nó ?
+ Qua đó, em cảm nhận được gì về tình cảm của tg dành cho cây tre? Tác giả đã biểu cảm trực tiếp bằng những biện pháp nào?
+ Tìm những từ ngữ thể hiện cách biểu cảm ấy?
Giúp mik với! Mik cần gấp!

0
Bài 1. Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: Yêu từng bờ ruộng lối mòn,Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.Yêu con sông mặt sóng xao,Dòng sông tuổi  nhỏ rì rào hát ca.Yêu hàng ớt đã ra hoa,Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.                                                              ( Ta yêu quê ta - Lê Anh Xuân)                   1. Xác định  phương thức biểu...
Đọc tiếp

Bài 1. Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

 

Yêu từng bờ ruộng lối mòn,

Đỏ tươi bông gạo, biếc rờn ngàn dâu.

Yêu con sông mặt sóng xao,

Dòng sông tuổi  nhỏ rì rào hát ca.

Yêu hàng ớt đã ra hoa,

Đám dưa trổ nụ, đám cà trổ bông.

Yêu sao tiếng mẹ ru nồng,

Tiếng thoi lách cách bên nong dâu tằm.

                                                              ( Ta yêu quê ta - Lê Anh Xuân)                   

1. Xác định  phương thức biểu đạt chính của bài thơ   

2. Tìm những từ láy có trong bài thơ và phân loại các từ láy vừa tìm được.

3. Chỉ ra  và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong bài thơ?

4. Bài thơ gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương ?  (Trả lời từ khoảng 2- 4 câu)

5. Từ cảm nhận nội dung bài thơ trên, hãy viết đoạn văn  (từ  6 đến 8 câu) nêu suy nghĩ về tình yêu quê hương trong tâm hồn mỗi con người.

1
23 tháng 3 2022

Gợi ý làm bài:

1. PTBĐ: biểu cảm.

2. Từ láy: rì rào, lách cách.

3. BPTT: Điệp ngữ: Yêu ....

=> Tác dụng: Nhấn mạnh, thể hiện tình cảm yêu quê hương...

4. Bài thơ gợi cho em tình cảm tự hào về những điều tốt đẹp của quê hương, tình yêu, sự gắn bó với quê hương. (HS diễn giải thêm)

5. Hs viết đoạn văn nêu suy nghĩ. Gợi ý:

- Phân tích vai trò, ý nghĩa của quê hương: nơi sinh ra, gắn bó với mỗi người...

- Tình cảm dành cho quê hương: yêu thương, gắn bó, trân trọng, tự hào....

- Mỗi người cần làm: xây dựng, giữ gìn, phát triển quê hương...

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho ở dưới: …Năm nay tôi hai mươi lăm tuổiĐứa bé mồ côi thành nhà vănNhưng lời mẹ dặn thuở lên nămVẫn nguyên vẹn màu son chói đỏNgười làm xiếc đi dây rất khóNhưng chưa khó bằng làm nhà vănĐi trọn đời trên con đường chân thật.Yêu ai cứ bảo là yêuGhét ai cứ bảo là ghétDù ai ngon ngọt nuông chiềuCũng không nói yêu thành ghétDù ai cầm dao dọa giếtCũng không nói ghét...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi cho ở dưới: …

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi

Đứa bé mồ côi thành nhà văn

Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm

Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ

Người làm xiếc đi dây rất khó

Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn

Đi trọn đời trên con đường chân thật.

Yêu ai cứ bảo là yêu

Ghét ai cứ bảo là ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu.

Tôi muốn làm nhà văn chân thật

chân thật trọn đời

Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi

Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Bút giấy tôi ai cướp giật đi

Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá”.

(Lời mẹ dặn – Phùng Quán)

Câu 1. Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2. Tính cách của nhân vật tôi trong đoạn thơ được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ nào? Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp gì?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các dòng thơ: “Dù ai ngon ngọt nuông chiều Cũng không nói yêu thành ghét Dù ai cầm dao dọa giết Cũng không nói ghét thành yêu.”

Câu 4. Từ nội dung của đoạn thơ, Anh/chị thấy bản thân mình cần sống và rèn luyện như thế nào để trở thành người chân thật?

Ai làm văn không ???

1
21 tháng 6 2021

Tham khảo !!

câu 1 thể thơ tự do

câu 2

Tính cách của nhân vật tôi được hiện lên qua những từ ngữ, câu thơ: yêu - ghét; không nói yêu thành ghét - không nói ghét thành yêu; muốn làm nhà văn chân thật; Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi - Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã

Tính cách ấy là thể hiện cho vẻ đẹp của con người: yêu ghét rõ ràng, khao khát làm người sống chân thật; sống hiên ngang, kiên cường, bản lĩnh.
câu 3

Biện pháp tu từ: Điệp cấu trúc câu : “Dù ai - cũng không”.

- Tác dụng: Làm đoạn thơ trở nên giàu nhịp điệu, giàu tính nhạc; làm hình ảnh nhân vật trữ tình hiện lên sinh động, hấp dẫn. Qua đó làm nổi bật sự kiên định, dứt khoát, sự bản lĩnh của tác giả trước những cám dỗ, cũng như sự cứng rắn, kiên cường trước quyền thế. Bốn câu thơ cũng thể hiện sự dũng cảm của con người chân thật, bộc lộ khao khát mãnh liệt được làm một nhà văn chân thật để dùng ngòi bút của mình đấu tranh với cái ác, cái xấu, cái giả dối lọc lừa để bảo vệ sự thật, bảo vệ chân lý và lẽ phải.

câu 4

Nội dung của đoạn thơ: Dù biết làm “nhà văn chân thật” là vô cùng khó khăn. Nhưng với bản lĩnh, sự kiên cường, dũng cảm của bản thân, tác giả đã bộc lộ quyết tâm bảo vệ nghề cầm bút, quyết tâm làm một nhà văn chân thật.

-   Qua nội dung trên, em thấy bản thân mình cần phải:

 

+ Sống ngay thẳng, thật thà, không dối dá, tôn trọng sự thật.

+ Luôn đấu tranh bảo vệ lẽ phải, không chùn bước, không sợ hãi trước cái xấu, cái ác; không để vật chất và lời ngon ngọt cám dỗ.

+   Luôn luôn nói đúng sự thật, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội.

+ Sống lành mạnh, cảm xúc trong sáng, sống bản lĩnh, dũng cảm.


 

 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng được dựng lên cao ngất...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Thuyền chúng tôi chèo thoắt qua kênh Bọ Mắt, đổ ra Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ rừng được dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận. Cây được mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chồng lên lớp kia ôm lấy dòng sông, đắp từng bậc màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ,... lòa nhòa ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai.

( Sông nước Cà Mau- Đoàn Giỏi)

1) Trong đoạn văn trên tác giả muốn giới thiệu với người đọc điều gì?

2) Em hiểu từ “trường thành” là gì? Đặt câu có sử dụng từ đó?

3) Đoạn văn trên sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

4) Viết đoạn văn từ 5-7 câu miêu tả dòng sông Năm Căn có sử dụng biện pháp so sánh.

3
23 tháng 3 2020

1. Đoạn văn được trích từ văn bản nào ? Ai là tác giả ?

Đoạn văn được trích từ văn bản Sông nước Cà Mau. Đoàn Giỏi là tác giả.

2. Chủ đề của đoạn văn trên là gì ? Nếu phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên.

Chủ đề của đoạn văn trên là miêu tả dòng sông Năm Căn và xung quanh dòng sông ấy ( cá nước, cây đước,.. ) Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Miêu tả.

3. Các cụm từ " chèo thoát ", " đổ ra ", " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng gì ?

Các cụm từ " chèo thoát " , " đổ ra " , " xuôi về " trong câu đầu đoạn văn có tác dụng miêu tả, diễn tả trạng thái con thuyền trong mỗi quang cảnh.

4. Trong đoạn văn có mấy phép so sánh ? Chỉ rõ và nêu tác dụng của từng phép so sánh.

 Trong đoạn văn có 4 hình ảnh so sánh : 

- Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất hùng vĩ → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Cá nước bơi hàng đàn như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất trù phú → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Thuyền xuôi giữa lòng con sông rộng hơn ngàn thước.

→ Tác dụng : Cho ta thấy con sông rất rộng → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

- Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận.

→ Tác dụng : Cho ta thấy rừng đước rất cao, rất dài như vô tận không thấy điểm kết thúc → Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

5. Hãy viết một đoạn văn 6 - 8 câu nêu cảm nhận của mình về cảnh sắc thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau, đoạn văn sử dụng một từ láy và một phó từ. Gạch chân và chú thích.

Như chúng ta đã học trong sách giáo khoa tập 2 lớp 6 bài " Sông nước Cà Mau " thì văn bản này tả về vùng Cà Mau sông nước rộng lớn hùng vĩ với những câu văn tác giả đã chứng minh : " Nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác " hay " thuyền chúng tôi xuôi qua con sông rộng hơn ngàn thước". Ở đây có rất nhiều màu xanh như màu xanh cây lá, màu xanh đất trời đã ru ngủ con người đất cuối bản đồ Việt Nam này. Con người tại đây cũng rất mộc mạc, giản dị điều đó chứng tỏ ở cách đặt tên con rạch, con kênh là đặt tên dựa vào điểm riêng biệt của chúng. Ví dụ như đặt tên kênh Bọ Mắt vì có nhiều chú bọ mắt nhỏ bé con, li ti và qua đó, ta biết cảnh sắc ở đây rất hoang sơ. Chợ Năm Căn khắc họa nên hình ảnh đặc trưng của một khu chợ vùng sông nước. Đó là đầu mối tập kết và vận chuyển hàng hóa cho cả miền Nam. Cách mua bán chỗ này cũng có điểm thuận lợi : trên thuyền xuôi theo dòng sông đến từng nhà mà người ta không cần bước ra khỏi thuyền, người mua, người bán cũng đến từ nhiều địa phương, dân tộc. Từ những điều đó đã tạo nên nét đông vui, tấp nập, nhộn nhịp, độc đáo ở đây. Văn bản này được trích từ chuơng 18 của truyện " Đất rừng phương Nam " và nó đem đến cho độc giả những hiểu biết phong phú về vùng đất đáng yêu này.

Chú thích : Từ in đậm : Từ láy và phó từ.

*Cụ thể hơn :

- Li ti : Từ láy.

- Cũng : Phó từ.

Chúc bn hok tốt :)

23 tháng 3 2020

Ukmm, hình như bn hơi lạc đề