K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 2 2023

Hệ tuần hoàn hoạt động cần cơ chế điều hành của hệ thần kinh, hệ thần kinh hoạt động cần cung cấp oxygen từ hệ hô hấp, oxygen đến được não bộ cần có cơ chế vận chuyển của hệ tuần hoàn.

26 tháng 2 2023

Cơ thể trao đổi các chất với môi trường, sau đó chuyển đến tế bào để thực hiện trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, giúp tế bào lớn lên, sinh sản, cảm ứng.

24 tháng 2 2023

Mối quan hệ giữa các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật:

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có tác động qua lại với sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển: Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp tạo ra năng lượng và vật chất để thực hiện sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản. Ngược lại, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản cũng tạo động lực để thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.

- Ngoài ra, các quá trình sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển cũng có mối quan hệ qua lại với nhau.

24 tháng 2 2023

- Trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng có tác động với sinh sản, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển.

22 tháng 2 2023

Cơ thể có các hoạt động sống như: trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng; cảm ứng; sinh sản; sinh trưởng và phát triển.

Trong đó hoạt động trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng làm cơ sở, cung cấp năng lượng cho các hoạt động sống khác như: sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng của cơ thể. Và ngược lại.

 

-> Mối quan hệ qua lại này đảm bảo sự thống nhất trong hoạt động của toàn bộ cơ thể, nhờ đó cơ thể tồn tại và phát triển như một thể thống nhất.

26 tháng 12 2021

1.

-tế  bào->mô->cơ quan->hệ cơ quan->cơ thể

-mô cơ vân,mô cơ trơn,mô cơ tim...;

cơ quan:tim,thận,gan,phổi,...

Hệ cơ quan:hệ thần kinh,hệ tuần hoàn,hệ tiêu hóa,....

2.

Phân loại sinh học là xắp sếp các đối tượng sinh học có đặc điểm chính vào từng nhóm theo thứ  tự nhất định

- Giới->ngành->lớp->bộ->họ->chi (giống)->loài

Hệ thống phân loại 5 giới:

+thực vật

+động vật

+nấm

+nguyên sinh 

+khởi  sinh

16 tháng 8 2023

tham khảo

Sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào/ cơ thể - môi trường đối với cơ thể đơn bào:

Vẽ sơ đồ về mối quan hệ giữa tế bào/ cơ thể - môi trường đối với cơ thể đơn bào. (ảnh 1)
26 tháng 2 2023

TK:

- Khi ăn cơm, thức ăn đi qua khoang miệng và xuống các phần khác của hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột).

- Mối quan hệ giữa các hoạt động: Hoạt động thu nhận và tiêu hóa thức ăn sẽ cung cấp nguyên liệu cho quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng giúp cơ thể thực hiện các hoạt động sống khác như lớn lên, sinh trưởng, phát triển,… Thức ăn là tác nhân giúp kích thích cơ thể ăn nhiều/ ít, tạo yếu tố thuận lợi cho tiêu hóa, hỗ trợ quá trình chuyển hóa vật chất diễn ra tốt hơn.

Tham khảo!

Ví dụ thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể:

- Khi hệ tuần hoàn hoạt động bình thường sẽ đảm bảo lưu lượng máu đến hệ hô hấp, nhờ vậy hệ hô hấp sẽ lấy đủ oxygen cho các hệ cơ quan khác của cơ thể và thải carbon dioxide hiệu quả.

- Hệ rễ hấp thụ nước và chất khoáng cung cấp cho quá trình trao đổi chất cũng như hoạt động của hệ chồi (thân, lá,…). Quá trình thoát hơi nước ở lá cây tạo động lực cho sự hấp thụ nước và chất khoáng ở rễ.

24 tháng 2 2023

- Phân tích mối quan hệ giữa các hoạt động trong tế bào và cơ thể: Các hoạt động sống trong tế bào gồm trao đổi chất và chuyển hoá năng lượng, cảm ứng làm tế bào lớn lên, phân chia hình thành tế bào mới để giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển, sinh sản, cảm ứng. Như vậy, các hoạt động sống ở cấp tế bào là cơ sở cho các hoạt động sống ở cấp cơ thể; các hoạt động sống ở cấp cơ thể điều khiển các hoạt động sống ở cấp tế bào.

- Chứng minh mối quan hệ giữa tế bào với cơ thể và môi trường: Tế bào và cơ thể có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường. Cơ thể lấy từ môi trường ngoài oxygen, nước, chất dinh dưỡng đồng thời thải ra ngoài môi trường CO2 và chất thải đảm bảo cho tế bào, cơ thể có thể thực hiện được các hoạt động sống bình thường.