K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HN
Hương Nguyễn
Giáo viên
26 tháng 5 2021

Tham khảo

Giâm cànhChiết cànhNhân giống vô tính

+ Nhân nhanh giống cây trồng.

+ Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.

+ Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí (tuổi chủng loại) của cành.

+ Cây giống giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ.

+ Cây sớm ra hoa kết quả, rút ngắn được thời gian kiến thiết cơ bản.

+ Thời gian nhân giống nhanh.

+ Cây trồng bằng cành chiết thường thấp, phân cành cân đối, thuận lợi cho chăm sóc và thu hoạch.

+ Tạo ra số lượng lớn cây trồng với những đặc tính tốt, khả năng chống chịu cao.

+ Tạo ra giống cây sạch bệnh, phục chế được giống bị thoái hóa.

Đối với những giống cây ăn quả, nhất là những giống kho ra rễ, sử dụng phương pháp này đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ  và ánh sáng trong nhà giâm.

+ Hệ số nhân giống không cao, chiết nhiều cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây mẹ.

+ Đối với một số giống cây ăn quả, dùng phương pháp chiết cành cho tỷ lệ ra rễ thấp.

+ Đòi hỏi khoa học kỹ thuật cao và đội ngũ chuyên môn tốt.

+ Chi phí cao.

15 tháng 4 2022

CÔ ƠI ĐÂY LÀ SO SÁNH MÀ CÔ ÂU PK PHÂN BIỆT Â U AH

17 tháng 12 2020

Các bước của quy trình giâm cành là:

Cắt cành → Xử lý cành giâm → Cắm cành giâm → Chăm sóc

Bước 1: Cắt cành giâm:

Dùng dao sắc cắt vát cành giâm có đường kính 0,5cm thành từng đoạn 5 – 7cm, có từ 2 – 4 lá.

Bỏ ngọn cành và phần sát thân cây mẹ, cắt bớt phiến lá, làm giảm sự thoát hơi nước của cành giâm

Cắt vát cành giâm có tác dụng làm tăng khả năng hút nước của cành giâm và làm tăng lực (áp lực) khi cắm cành giâm

Bước 2: Xử lý cành giâm: 

Nhúng cành giâm vào dung dịch thuốc kích thích ra rễ , nhúng sâu từ 1 - 2 cm trong thời gian 5 - 10 giây.

Sau đó vẩy cho khô. Làm cho rễ cành giâm mau hình thành.        

Bước 3: Cắm cành giâm : 

Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống với độ sâu 3 - 5cm, khoảng cách các cành là 5cm x 5cm hoặc 10cm x 10cm.

Nếu cắm vào bầu thì mỗi bầu một cành và xếp các bầu sát nhau để tiện chăm sóc. Cắm cành giâm hơi chếch so với mặt luống có tác dụng làm tăng khả năng quang hợp của lá và cành non khi cành giâm phát triển        

Bước 4: Chăm sóc cành giâm : 

Tưới nước thường xuyên dưới dạng sương mù đảm bảo cho mặt luống luôn ẩm.

Phun thuốc trừ nấm và vi khuẩn

Sau khi giâm khoảng 15 ngày, kiểm tra thấy rễ mọc nhiều, dài và hơi chuyển từ màu trắng sang màu vàng thì chuyển ra vườn ươm hoặc đưa vào bầu đất

Một số loại cây nhân giống được bằng phương pháp giâm cành như cây: Chanh, bưởi, mận, đào, rau ngót, sanh, dâu....

( hơi nhiều

 

17 tháng 12 2020

Cảm ơn nhiều!

 

15 tháng 12 2016

Câu 1. Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi ?

Trả lời: Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.

Câu 2. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào ? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào ?

Trả lời:

Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất.

Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.

* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.

* NHững cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.

Câu 3. Hãy cho một vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt.

Trả lời:

Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác (như cam với bưởi) hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau (như táo với táo).

Câu 4. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao ?

Trả lời:

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:

- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.

- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.



 

21 tháng 12 2016

Câu 1. Tại sao cành giâm phải có đủ mắt, chồi ?

Trả lời: Sau khi cắm cành có đủ mắt chồi xuống đất ẩm từ các mắt sẽ mọc ra rễ mới. Tiếp đó các mầm non sẽ mọc lên từ chồi và để phát triển thành cây mới.

Câu 2. Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào ? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào ?

Trả lời:

Giâm cành là rễ được hình thành sau khi cắm xuống đất.

Chiết cành là rễ đã hình thành trên cây mẹ trước khi trồng.

* Người ta thường chiết cành với những loại cây thân gỗ chậm mọc rễ phụ.

* NHững cây ăn quả thường hay được chiết cành: Cây quýt, cây cam , cây bưởi, cây vải, cây nhãn, cây ổi, cây hồng xiêm.

Câu 3. Hãy cho một vài ví dụ về ghép cây thường được nhân dân ta thực hiện trong trồng trọt.

Trả lời:

Ghép cây là đem cành hay mắt của cây này ghép lên cây khác cho chúng tiếp tục phát triển. Nhân dân ta thường áp dụng phương pháp này để ghép loại cây này với loại cây khác (như cam với bưởi) hoặc ghép những cây trong cùng một loài với nhau (như táo với táo).

Câu 4. Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất ? Vì sao ?

Trả lời:

Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách nhân giống tiết kiệm và rẻ tiền nhất bởi vì kĩ thuật này có ưu điểm lớn:

- Đòi hỏi nguồn nguyên liệu rất dễ kiếm, rẻ tiền: một mảnh nhỏ của một loại mô bất kì của cây mẹ.

- Đạt hiệu quả rất cao: trong một thời gian ngắn có thể tạo ra một số lượng rất lớn (hàng vạn đến hàng triệu) cây con làm giống.


 

15 tháng 11 2021

- Giâm cành: Lấy 1 đoạn thân cây, cành cây cắt bỏ 1 đầu và đem cắm xuống vùng đất ẩm. Sau một thời gian phần bị cắt sẽ mọc rễ, chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ qua rễ trong suốt quá trình sinh trưởng của cây. Ví dụ: Mía, khoai lang, sắn dây,...

- Chiết cành: Trên 1 cây đang sống bình thường chọn ra cành cây cần chiết. Sau đó lấy dao tách 1 đoạn vỏ ở đó và dùng đất bó lại đoạn thân vừa tách vỏ đó. Sau 1 thời gian đoạn mà ta bó đất đó sẽ mọc rễ, cắt bỏ ra khỏi cây mẹ rồi đem ra trồng. Cây sẽ phát triển như cây bình thường. Ví dụ: Cam chanh bưởi,...

- Ghép mắt: Lấy 1 mắt (chồi) của cây khác mang ghép vào mắt (chồi) hoặc thân của cây cần ghép. Sau đó cũng phải bó lại nhưng không cần phải cho thêm đất vào.Chất dinh dưỡng sẽ đi trực tiếp từ cây sang mắt.

15 tháng 11 2021

cảm ơn nha :D

22 tháng 12 2021

Chọn C

22 tháng 12 2021

C

7 tháng 11 2021

9.

– Nước có một số tính chất hóa lý đặc biệt như tính dẫn nhiệt cao, có lợi cho thực vật phát tán và duy trì nhiệt lượng trong cây. Nước có sức căng bề mặt lớn nên có lợi cho việc hấp thụ và vận chuyển vật chất. Nước có thể cho tia tử ngoại và ánh sáng trông thấy đi qua nên có lợi cho quang hợp.

7 tháng 11 2021

10.

Sinh sản sinh dưỡng là sinh sản vô tính mà cây mới được tạo ra từ cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá) của cây.

11.

Vì phương pháp này giúp rút ngắn thời gian sinh trưởng của cây, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả

13 tháng 12 2016

câu 8

Cấu tạo trong của phiến lá gổm 3 phần: biểu bì bao bọc bên ngoài, thịt lá ở bên trong, các gân lá xen giữa phần thịt lá.

* Biểu bì của phiến lá được cấu tạo bởi một lớp tế bào không màu trong suốt, xếp sít nhau; trên biểu bì có những lỗ khí, lỗ khí thông với các khoang chứa không khí ớ bên trong phiến lá.

Biểu bì có chức năng bảo vệ phiến lá và cho ánh sáng chiếu vào những tế bào bên trong.

* Thịt lá gồm rất nhiều tế bào có vách mỏng, có nhiều lục lạp ở bên trong. Lục lạp là bộ phận chính thu nhận ánh sáng để chế tạo chất hữu cơ cho cây. Các tế bào thịt lá được chia thành nhiều lớp có cấu tạo và chức năng khác nhau.

Chức năng chủ yếu của phần thịt lá là chế tạo chất hữu cơ cho cây.

* Gân lá nằm xen giữa phần thịt lá, gồm các bó mạch gỗ và mạch rây. Các bó mạch của gân lá nối với các bó mạch của cành và thân có chức năng dẫn truyền các chất.



 

13 tháng 12 2016

Câu 1: Trả lời:

Rễ cọc có một rễ chính và nhiều rễ con mọc chung quanh ,thường có ở cây 2 lá mầm như cải, đậu xanh ,mít , ổi.........
-Rễ chùm không có rễ chính , chỉ có nhiều rễ phụ mọc quanh gốc, thường có ở cây có 1 lá mầm như lúa , dừa , cau ,mía.Câu 2: Trả lời:

* Nước: nước rất cần cho các hoạt động sống của cây. Cây thiếu nước các quá trình trao đổi chất có thể bị ngừng trệ và cây chết. Nhu cầu nước của cây luôn luôn thay đổi tùy thuộc vào các loài cây, các thời kì phát triển của cây và điều kiện sống (nhất là thời tiết).

* Muối khoáng: muối khoáng cũng rất cần cho sự sinh trưởng và phát triển của cây. Cây cần nhiều loại muối khoáng khác nhau (muối đạm, muối lân. muối kali). Nhu cầu muối khoáng của cây cũng thay đổi tùy thuộc vào các loài cây và các thời kì phát triển của cây Ví dụ, cây lấy quả lấv hạt (lúa, ngô, cà chua...) cần nhiều phôtpho và nỉtơ, cây trồng lấy thân lá (các loại rau. đay. gai..) cần nhiều đạm và cây trồng lấy củ (khoai lang, củ cải, cà rốt...) thì cần nhiều kali...

Câu 3: Trả lời:

Các loại rễ biến dạng:

- Rễ củ: Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả. (cây sắn dây, khoai lang,...)

- Rễ móc: Bám vào trụ giúp cây leo lên. (cây hồ tiêu, trầu không,...)

- Rễ thở: Giúp cây hô hấp trong không khí (cây bần, bụt mọc,...)

- Giác mút: Lấy thức ăn từ cây chủ. (cây tầm gửi, dây tơ hồng...)