K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1:Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Đó là mấy bài thơ tứ tuyệt làm rải rác trong những ngày ở rừng Pác Bó: Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, suối Lê-nin, Thướng Sơn(Lên núi),... Ở chùm thơ này, gấy ấn tượng đậm nhất là hình ảnh vị lãnh tụ cách mạng trong cuộc sống bí mật đầy gian khổ vào một thời kì bao táp của lịch sử, lại đồng thời, thật sự là một...
Đọc tiếp

Câu 1:Em hãy đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi Đó là mấy bài thơ tứ tuyệt làm rải rác trong những ngày ở rừng Pác Bó: Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, suối Lê-nin, Thướng Sơn(Lên núi),... Ở chùm thơ này, gấy ấn tượng đậm nhất là hình ảnh vị lãnh tụ cách mạng trong cuộc sống bí mật đầy gian khổ vào một thời kì bao táp của lịch sử, lại đồng thời, thật sự là một 'khách lâm tuyền', sống hòa hợp nhịp nhàng với suối rừng hang động, mang dáng dấp ung dung như một ẩn sĩ, đạo sĩ và chứa chan tâm hồn thi sĩ. ( Nguyễn Hoành Khung) a) Em hãy cho biết biện pháp nghệ thuật sử dụng trong câu sau và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó b) Đó là mấy bài thơ tứ tuyệt làm rải rác trong những ngày ở rừng Pác Bó: Pác Bó hùng vĩ, Tức cảnh Pác Bó, suối Lê-nin, Thướng Sơn(Lên núi) c) Đoạn trích văn bản trên thể hiện nội dung gì? d) Từ nội dung đoạn văn trên, en học hỏi được điều gì ở Bác Hồ? e) Hai câu văn trong văn bản trên thuộc kiểu câu gì chia theo mục đích phát ngôn?

1
23 tháng 3 2023

a, BPTT: Liệt kê? (Ngữ liệu là câu b, phải không em?)

Tác dụng: Giúp câu văn giàu hình ảnh

Cho thấy cảnh rừng Pác Pó hùng vĩ, đẹp đẽ

c, Đoạn trích văn bản trên thể hiện sự ca ngợi tinh thần chiến sĩ và tâm hồn thi sĩ của chủ tịch HCM. 

d, Em học được: Tinh thần lạc quan, sự vượt qua cực khổ để hướng đến những điều lớn lao của chủ tịch HCM

e, Kiểu câu trần thuật

9 tháng 5 2017

Chủ tịch Hồ Chí Minh (tên lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung, tên khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là Nguyễn Ái Quốc), sinh ngày 19-5-1890 ở làng Kim Liên, xã Nam Liên (nay là xã Kim Liên), huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An và mất ngày 2-9-1969 tại Hà Nội.

Người sinh ra trong một gia đình: Bố là một nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân; mẹ là nông dân; chị và anh đều tham gia chống Pháp và bị tù đày.

Ngày 5-6-1911, Người ra nước ngoài, làm nhiều nghề, tham gia cuộc vận động cách mạng của nhân dân nhiều nước, đồng thời không ngừng đấu tranh cho độc lập, tự do của dân tộc mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh là người Việt Nam đầu tiên ủng hộ Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại và tìm thấy ở chủ nghĩa Mác-Lênin con đường giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân các nước thuộc địa. Năm 1920, Người tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tua. Năm 1921, người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa Pháp; xuất bản tờ báo Người cùng khổ ở Pháp (1922). Năm 1923, Người được bầu vào Ban Chấp hành Quốc tế Nông dân. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản và được chỉ định là Uỷ viên thường trực Bộ Phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam. Năm 1925, Người tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức châu á, Xuất bản hai cuốn sách nổi tiếng: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925) và Đường cách mệnh (1927).

Năm 1925, Người thành lập Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ở Quảng Châu (Trung Quốc) và tổ chức "Cộng sản đoàn" làm nòng cốt cho Hội đó, đào tạo cán bộ Cộng sản để lãnh đạo Hội và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.

Ngày 3-2-1930, Người chủ tọa Hội nghị thành lập Đảng họp tại Cửu Long (gần Hương Cảng). Hội nghị đã thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ Đảng do chính Người soạn thảo. Người ra lời kêu gọi nhân dịp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đổi là Đảng Cộng sản Đông Dương, rồi Đảng Lao động Việt Nam và nay là Đảng Cộng sản Việt Nam ).

Từ năm 1930 đến 1940, Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp tục hoạt động cho sự nghiệp giải phóng của dân tộc Việt Nam của các dân tộc bị áp bức khác trong những điều kiện vô cùng gian khổ và khó khăn.

Năm 1941, Người về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương, quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Nam độc lập đồng minh Hội (Việt Minh), tổ chức lực lượng vũ trang giải phóng, chính sách căn cứ địa, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa từng phần và chuẩn bị tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Sau Cách mạng Tháng Tám (1945) thắng lợi, ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; tổ chức Tổng tuyển cử tự do trong cả nước, bầu Quốc hội và thông qua Hiến pháp dân chủ đầu tiên của Việt Nam. Quốc hội khóa I đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1946).

Cùng với Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo toàn Đảng, toàn quân, toàn dân Việt Nam phá tan âm mưu của đế quốc, giữ vững và củng cố chính quyền cách mạng.

Ngày 19-12-1946, người kêu gọi cả nước kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ độc lập, tự do của Tổ quốc, bảo vệ và phát triển những thành quả của Cách mạng Tháng Tám.

Tại Đại hội lần thứ II của Đảng (1951), Người được bầu làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược đã giành được thắng lợi to lớn, kết thúc bằng chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ (1954).

Sau khi miền Bắc được hoàn toàn giải phóng (1955) Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đồng thời đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước.

Đại hội lần thứ III của Đảng (1960) đã nhất trí bầu lại Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam. Quốc hội khóa II, khóa III đã bầu Người làm Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Cùng với Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ; lãnh đạo sự nghiệp cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đề ra đường lối đúng đắn đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Người sáng lập ra Đảng Mácxít-Lêninnít ở Việt Nam, sáng lập ra Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, sáng lập ra các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, góp phần tăng cường đoàn kết quốc tế. Người là tấm gương sáng của tinh thần tập thể, ý thức tổ chức và đạo đức cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, lãnh tụ kính yêu của giai cấp công nhân và của cả dân tộc Việt Nam, một chiến sĩ xuất sắc, một nhà hoạt động lỗi lạc của phong trào cộng sản quốc tế và phong trào giải phóng dân tộc.

Bài thơ được viết vào tháng 2/1941 tại hang Pác Bó, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nhan đề bài thơ: Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. Tức cảnh sinh tình là ngắm cảnh mà có cảm xúc muốn làm thơ. Bài thơ được viết theo thể thơ truyền thống: Thất ngôn tứ tuyệt. Kết cấu: Ba câu đầu là tả cảch sinh hoạt vật chất của Bác ở Pác Bó. Câu kết phát biểu cảm xúc và suy nghĩ của Người.

Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2-1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ: ở trong hang Pác Bó - một hang núi nhỏ thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng; với những sinh hoạt hằng ngày rất đạm bạc. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này.

Câu 11: Tên bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” có thể hiểu theo cách nào?A. Cảm xúc của Bác trước cảnh Pác BóB. Bác ngắm cảnh Pác Bó mà nảy ra ý thơC. Cảm xúc của Bác trước cuộc sống ở Pác BóD. Những tình cảm của Bác với Pác BóCâu 12: Thú lâm tuyền của Bác trong bài “Tức cảnh Pác Bó” được hiểu như thế nào?A. Được sống giữa núi rừng bao laB. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiênC. Hưởng niềm vui sống giữa núi rừngD....
Đọc tiếp

Câu 11: Tên bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” có thể hiểu theo cách nào?

A. Cảm xúc của Bác trước cảnh Pác Bó

B. Bác ngắm cảnh Pác Bó mà nảy ra ý thơ

C. Cảm xúc của Bác trước cuộc sống ở Pác Bó

D. Những tình cảm của Bác với Pác Bó

Câu 12: Thú lâm tuyền của Bác trong bài “Tức cảnh Pác Bó” được hiểu như thế nào?

A. Được sống giữa núi rừng bao la

B. Tìm đến với núi rừng, thiên nhiên

C. Hưởng niềm vui sống giữa núi rừng

D. Niềm vui sống, làm việc cách mạng ở nơi rừng núi

Câu 13: Dòng nào phân biệt rõ nhất sự khác biệt giữa thú lâm tuyền của Bác Hồ với người xưa?

A. Sống ẩn dật, xa lánh đời ở chốn rừng xanh

B. Vui với cái nghèo, cảm thấy nghèo mà sang

C. Sống giữa rừng xanh để làm việc giúp đời

D. Thú lâm tuyền hòa hợp với niềm vui được làm cách mạng

Câu 14: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” cho em hiểu gì về tâm hồn Bác?

A. Yêu thiên nhiên, yêu nước, yêu đời

B. Quyết tâm, kiên trì làm cách mạng

C. Lạc quan, yêu đời

D. Tâm hồn yêu thiên nhiên

Câu 15: Bài thơ “ Ngắm trăng” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Bác Hồ ở Pháp

B. Khi Bác Hồ ở Việt Bắc

C. Khi Bác Hồ ở Hà Nội

D. Khi Bác Hồ bị Quốc dân đảng Trung Quốc bắt và giam trong nhà lao.

Câu 16: Bài thơ “ Ngắm trăng” được viết theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt

B. Thất ngôn bát cú

C. Lục bát

D. Tự do

Câu 17: Nguyên văn bài thơ “ Ngắm trăng” được viết bằng chữ nào?

A. Chữ Pháp

B. Chữ quốc ngữ

C. Chữ Hán

D. Chữ Nôm

Câu 18: Nhận xét nào sau đây đúng với những nét nghệ thuật chính của của bài thơ “Ngắm trăng”?

A. Bài thơ cổ điển mà hiện đại

B. Bài thơ sử dụng thành công nghệ thuật đối và nhân hóa

C. Bài thơ sử dụng đề tài và thi liệu cổ

D. Cả A, B, C

Câu 19: Nhận xét nào dưới đây đúng với những nội dung chính của bài thơ “ Ngắm trăng”?

A. Bài thơ thể hiện một tình yêu thiên nhiên tha thiết, đồng thời cũng thể hiện một phong thái ung dung lạc quan của Bác Hồ

B. Bài thơ phản ánh tâm trạng uất ức, ngột ngạt của Bác Hồ khi phải sống trong cảnh tù tội

C. Bác lo lắng cho vận mệnh đất nước đến không ngủ được nên được ngắm trăng

D. Cả A, B, C đều sai

Câu 20: Dòng nào nói đúng nhất hoàn cảnh ngắm trăng của tác giả trong bài “ Ngắm trăng”?

A. Trong khi đang đàm đạo việc quân trên thuyền

B. Trong đêm không ngủ vì lo lắng cho vận mệnh đất nước

C. Trong nhà tù thiếu thốn không rượu cũng không hoa

D. Trên đường đi hiu quạnh từ nhà tù này sang nhà tù khác

0
Đọc bài thơ Tức cảnh Pác –Bó và trả lời các câu hỏi dưới đây:                                            Sáng ra bờ suối tối vào hang  Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng      Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng     Cuộc đời cách mạng thật là sang.Câu 1: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?Câu 2: Bài tơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thơ gì?Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Hồ Chí Minh được...
Đọc tiếp

Đọc bài thơ Tức cảnh Pác –Bó và trả lời các câu hỏi dưới đây:

                                            Sáng ra bờ suối tối vào hang

  Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

      Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

     Cuộc đời cách mạng thật là sang.

Câu 1: Bài thơ được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Bài tơ “Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thơ gì?

Câu 3: Nhận định nào nói đúng nhất về con người Hồ Chí Minh được thể hiện qua bài thơ?

Câu 4: Vì sao Bác cảm thấy cuộc đời cách mạng thật là sang?

Câu 5:  Tìm một từ thích hợp ( hòa hợp, thích, thích hợp, đẹp, hay) điền vào chỗ trống trong câu  sau:

Với Người, làm cách mạng và sống……………với thiên nhiên là một niềm vui lớn.

Câu 6: Từ nào có thể thay thế từ “sang” trong câu: Cuộc đời cách mạng thật là sang?

1
24 tháng 2 2022

Tham khảo:

1. Ra đời tháng 2 - 1941 khi Bác Hồ về nước trực tiếp chỉ đạo cách mạng ở Pác Bó.

2. Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

3. Ung dung, lạc quan trước cuộc sống cách mạng đầy khó khăn.

4. -''Cuộc đời cách mạng thật là sang ''
-> Câu thơ đặc sắc thể hiện sự tài năng của Bác
->Bác là người có tâm hồn cao đẹp lôn lạc quan yêu đời !
Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào.
Bác tin tưởng và nắm chắc thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần so với niềm vui lớn đó thì những khó khăn: hang tối, cháo bẹ, rau măng, bàn đá chông chênh đều trở thành sang trọng vì đó là cuộc đời cách mạng mà Người đã chọn.
Câu thơ cuối đã khẳng định lý tưởng của người chiến sĩ Cộng sản toát lên niềm lạc quan vô hạn.
Chữ sang kết thúc bài thơ có thể coi là chữ thần là nhãn tự kết tinh, tỏa sáng tinh thần toàn bài thơ.

5. hòa hợp

6. hăm bíc :>

4 tháng 3 2022

Tham khảo:

Hồ Chí Minh là vị cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam. Sau ba mươi năm bôn ba hoạt động cách mạng ở nước ngoài, Người đã trở về nước để trực tiếp lãnh đạo cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Hoài bão cứu nước đã làm cho Người luôn nghĩ về đất nước: Đêm mơ ước thấy hình của nước (Chế Lan Viên). Đất nước Việt Nam luôn in đậm trong trái tim người. Tình yêu đất nước nồng nàn đã làm Bác quên đi sự gian khổ tột cùng trong bước đường hoạt động cứu nước, cứu dân. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó đã cho thấy cuộc sống đầy gian khổ của Bác trong thời kì ở hang Pác Bó nhưng cũng thể hiện tâm trạng thoải mái, lạc quan của Người khi được sống giữa thiên nhiên. Tuy thiếu thốn về vật chất nhưng Bác vẫn tràn đầy tình yêu thiên nhiên và lòng lạc quan tin tưởng. Bác tự hào về cuộc sống đầy ý nghĩa của người cách mạng.

4 tháng 3 2022

vỗ tay

20 tháng 2 2021

Trong bài thơ Ngắm Trăng của Bác Hồ em thích nhất hai câu thơ:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ"Ít thấy ai thương trăng trong cái tư thế lạ kỳ này. Đọc lại nguyên văn chữ Hán để thấy rõ hơn vị trí của ba "nhân vật": người, trăng và cái song sắt nhà tù. "Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song khích khán thi gia". Nhân, nguyệt rồi nguyệt, thi gia ở hai đầu câu thơ, cái song sắt chắn giữa. Trong mối tương giao tri kỷ tri âm giữa con người và vầng trăng, cái song sắt hiện lên thật thô bạo và bất lực. Hồ Chí Minh ngắm trăng rất giống người xưa trong niềm say mê cái đẹp thiên nhiên nhưng cũng khác người xưa trong sự phát hiện vẻ đẹp của cõi người. Người xưa ngắm trăng thấy trăng đẹp trăng trong càng ngậm ngùi cho cõi đời trầm luân cát bụi. Với Hồ Chí Minh, người ngắm trăng, mê trăng thì trăng cũng mê người. Đây không chỉ là cái hay của bút pháp mà chính là vẻ đẹp của một nhân sinh quan. Cũng cần chú ý thêm: để biểu hiện con người, ở đầu câu thơ trên tác giả dùng chữ nhân, ở cuối câu thơ dưới tác giả dùng thi gia. Hai chữ ấy, cố nhiên, vẫn chỉ là một đối tượng, nhưng đã có sự biến đổi: trước cuộc ngắm trăng, đấy là người tù, sau cuộc ngắm trăng người tù biến mất và xuất hiện nhà thơ. Rõ ràng đã có một cuộc "vượt ngục", và như đã nói trên: cuộc "vượt ngục" đã hoàn thành một cách thần kỳ.

20 tháng 2 2021

Bạn nhầm rồi