K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

"Gậm" là động từ 

"Khối căm hờn" là danh từ 

Gậm là hành động muốn nghiền nát tất cả những nỗi đau của con hổ 

Khối căm hờn: Là nỗi uất hận của hổ được tích tụ theo năm tháng - nỗi đau âm ỉ mà con hổ muốn gậm nát, loại bỏ nó

28 tháng 1 2023

em c.ơn ạ

 

20 tháng 3 2020

1. Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
ta nằm dài , trông ngày tháng dần qua,
khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm.
nay sa cơ bị nhục nhằn tù hãm,
để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi,
chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
với cặp báo chuồng bên vô tư lự.
-nội dung chính của khổ thơ là: miêu tả sự căm phẫn của con hổ khi bị giam trong cũi sắt, chú hổ thì căm phẫn, ko hài lòng vì bị nhốt ở đây mà nhìn con vật khác thì lại ko giống chú hổ.
2. ''gậm'' ở đây nghĩa là chỉ giữ trong lòng ko để thổ lộ ra ngoài.
''khối căm hờn'' nghĩa là những tủi cực, những căm phẫn do bị nhốt ở đây rất nhiều đã xếp thành từng khối rất nhiều.
CHÚC BẠN HỌC TỐT!!! ỦNG HỘ MIK NHÉ :)

4 tháng 1 2019

Qua câu thơ đầu tiên của bài thơ "Nhớ rừng", Thế Lữ đã cho ta thấy sự căm phẫn tột độ của con hổ khi bị nhốt trong chuồng ở sở thú với sự thành công của hai từ " Gậm" và "khối". Ngay từ ngữ đầu tiên của bài thơ, từ "Gậm", ta đã thấy trong đó một sự căm hờn đến độ con hổ phải ăn dần, ăn mòn, muốn cắn nát, nhai vụn nó ra. Nhưng dường sự có cố "gậm" thì cái nỗi căm hờn ấy chẳng vơi đi chút nào. Cái sự chất đống càng dày nên ấy được miêu tả rất thành công thông qua danh từ "khối". Cái sự căm hờn là cái hữu hình. Nhưng từ "khối" đã làm cho nó hiện hữu ngay trước măt. Thậm chí nó đóng cục lai, thành khối lớn, đè nặng lên tâm trạng con hổ, khiến nó ngày ngày phải sống trong nỗi căm giận, uất ức

5 tháng 1 2019

- '' khối căm hờn'': căm tức lâu dài, không thoát ra được.
Xem nó là đồ chơi, làm trò lạ mắt, tầm thường.
=> Phẫn nộ bất bình khi xem nó là trò chơi và cảm thấy nhục khi biến thành trò chơi
- Chán ghét thực tại - khao khát sự tự do.

17 tháng 4 2022

 tk:Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay. Những ai có chí khí, có khát vọng thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh, gò bó, tầm thường đều thấy phấn khích khi đọc hay khi nghe ngâm bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ được tác giả đề tặng nhà văn lớn Nhất Linh và có một chú thích rất rõ ràng, cụ thể: “Lời con hổ ở vườn Bách thú”. Đúng vậy. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ. Đáng tiếc thay, đó lại là tâm trạng gần như bất lực và bế tắc!

“Nhớ rừng” mở đầu bằng một nỗi căm hờn, một niềm bi phẫn cao độ:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,

Mở đầu là hình ảnh 2 câu thơ nêu hoàn cảnh hiện tại của con hổ. Không còn là một con vật hung dữ, chúa tể của rừng xanh mà giờ đây chỉ còn nằm dài trong cũi sắt chật hẹp mà trông ngày tháng dần qua. 2 câu thơ k chỉ nêu hoàn cảnh của con hộ k còn đc vui vẻ trong rừng già mà còn là nỗi niềm của lớp than thiên tri thức xưa đang dần bị mất tự do. Thế Lữ đang muốn bày tỏ tâm trạng u uất, chán ghét thực tại tầm thường và khát khao đc tự dao mãnh liệt........

  
9 tháng 2 2021

Xin chào Chiến Gea nhé,

Phân loại theo mục đích nói, câu thơ trên thuộc kiểu câu cảm thán. Những từ ngữ cảm thán là những từ in nghiêng sau đây:

''Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.

Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,

Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm''

Chức năng: bộc bạch nỗi niềm bị nuôi nhốt của con hổ - loài vật được mệnh danh là "chúa sơn lâm". Tâm trạng đó là: căm hờn, khinh thường cảnh sống tù túng và căm giận khi bị đem ra làm trò tiêu khiển.

9 tháng 2 2021

Em cảm ơn chị ạ!

25 tháng 1 2022

Tham khảo:

-kiểu câu phân theo mục đích nói :câu trần thuật

-Chức năng:Kể lại tâm trạng uất ức,buồn tủi của con hổ trong những năm tháng bị giam hãm trong cũi sắt

11 tháng 1 2018

Câu 1:

a. Mở bài : Thế Lữ, ngôi sao đột hiện và bài thơ Nhớ rừng.

b. Thân bài

– Cảm nhận về đêm vàng của con hổ.

– Vẻ đẹp của cảnh mưa chuyển bốn phương ngàn và vị vua của vương quốc lặng ngắm giang san đổi mới.

– Cảm nhận về bình minh của con hổ.

– Chiều lênh láng máu và tầm vóc vũ trụ của chúa sơn lâm.

– Suy nghĩ về sự tiếc nuối và uất hận của con hổ.

c. Kết bài : Nhấn mạnh vẻ đẹp của đoạn thơ trong vẻ đẹp của toàn bài : con hổ căm ghét sự tù túng của hiện tại, nhớ khôn nguôi quá khứ oanh liệt, huy hoàng.

11 tháng 1 2018

Câu 2

"gậm" trong Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt

Sử dụng động từ "gậm'' thể hiện sự bực bội lâu dài, đau đớn không thể nguôi ngoai

trong cũi sắt là hoàn cảnh của con hổ đang bị nhục nhằn, tù hãm

2 tháng 4 2020

“Nhớ rừng” của Thế Lữ là một bài thơ hay. Những ai có chí khí, có khát vọng thoát ra khỏi cuộc sống chật hẹp, tù túng, quẩn quanh, gò bó, tầm thường đều thấy phấn khích khi đọc hay khi nghe ngâm bài thơ “Nhớ rừng”. Bài thơ được tác giả đề tặng nhà văn lớn Nhất Linh và có một chú thích rất rõ ràng, cụ thể: “Lời con hổ ở vườn Bách thú”. Đúng vậy. Bài thơ là “lời con hổ” nhưng lại mang tâm trạng của con người. Và, đó không chỉ là tâm trạng của một người, của riêng Thế Lữ mà còn là tâm trạng của cả một tầng lớp, một thế hệ. Đáng tiếc thay, đó lại là tâm trạng gần như bất lực và bế tắc!

“Nhớ rừng” mở đầu bằng một nỗi căm hờn, một niềm bi phẫn cao độ:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,

Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua,

Mở đầu là hình ảnh 2 câu thơ nêu hoàn cảnh hiện tại của con hổ. Không còn là một con vật hung dữ, chúa tể của rừng xanh mà giờ đây chỉ còn nằm dài trong cũi sắt chật hẹp mà trông ngày tháng dần qua. 2 câu thơ k chỉ nêu hoàn cảnh của con hộ k còn đc vui vẻ trong rừng già mà còn là nỗi niềm của lớp than thiên tri thức xưa đang dần bị mất tự do. Thế Lữ đang muốn bày tỏ tâm trạng u uất, chán ghét thực tại tầm thường và khát khao đc tự dao mãnh liệt........


2 tháng 4 2020

Câu thơ thể hiện một nỗi căm hờn, một niềm bi phẫn cao độ của con hổ. Thế Lữ đã sử dụng động từ "gậm" để thể hiện sự bức bối lâu dài, dai dẳng, nó không thể nguôi ngoai mà luôn tồn tại, hiển hiện khiến tâm trạng luôn bị vây hãm trong bế tắc, cần được giải thoát. "Khối căm hờn" là những thù hằn, căm giận mà con hổ luôn"gậm" trong mình. "Trong cũi sắt" lại tái hiện chân thực không gian sống giam hãm, nhỏ hẹp khiến cho con hổ bị mất tự do. Như vậy, chỉ một câu thơ đầu nhà thơ Thế Lữ đã tái hiện được trọn vẹn hoàn cảnh đáng thương cũng như sự u uất của con hổ. Trong hoàn cảnh bị giam hãm ấy, dù cho lòng hừng hực lòng căm thù, dù muốn thoát ra khỏi chốn tù đầy này nhưng không thể làm theo ý muốn, nguyện vọng của mình. Vì vậy, con hổ chỉ có thể "nằm dài" trong chán chường đau khổ mà lặng lẽ "trông ngày tháng dần qua", không được tung hoành muôn nơi, trở thành thứ đồ chơi cho loài người nhỏ bé khinh bỉ.