K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền...
Đọc tiếp

PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3.0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

   Tháng 8 năm 1942, với danh nghĩa là đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh và Phân bộ quốc tế phản xâm lược của Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc lấy tên là Hồ Chí Minh lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế. Sau nửa tháng đi bộ, đến Túc Vinh, Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ. Trong suốt 14 tháng ở tù (từ mùa thu 1942 đến mùa thu 1943), tuy bị đày ải vô cùng cực khổ, Hồ Chí Minh vẫn làm thơ. Người đã sáng tác 133 bài thơ bằng chữ Hán ghi trong một cuốn sổ tay mà Người đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù)

Về nội dung:

         Tập thơ phản ánh chân thực bộ mặt xấu xa, đen tối của chế độ nhà tù cũng như xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch.

      Tập thơ thể hiện tâm hồn phong phú, cao đẹp của người tù vĩ đại. về phương diện này, có thể coi "Nhật kí trong tù" như một bức chân dung tự họa con người tinh thần của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Chân dung Hồ Chí Minh trong tập thơ là hình ảnh nhà ái quốc vĩ đại có dũng khí lớn, lúc nào cũng nóng lòng sốt ruột hướng về Tổ quốc, khát khao tự do, là chiến sĩ cộng sản kiên cường bất khuất. Bị đày đọa trong lao tù, Người vẫn ung dung, tự tại, tràn đầy tinh thần lạc quan. Chân dung Hồ Chí Minh còn là hình ảnh bậc đại nhân có tình thương yêu bao la, thấu hiểu cảnh ngộ của mọi kiếp người, nhạy cảm với niềm vui, nỗi đau của con người. Tâm hồn Hồ Chí Minh nhạy cảm với mọi biến thái của thiên nhiên. Tập "Nhật kí trong tù" bộc lộ cốt cách của một thi nhân, một nghệ sĩ lớn.

Về mặt nghệ thuật : Là tác phẩm được đánh giá cao thể hiện vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ Hồ chí minh nổi bật là sự kết hợp hài hòa giữa thơ cổ điển và hiện đại trong toàn bộ tác phẩm.

 Cảm mến trước tài năng và tâm hồn Bác, khi đọc tập thơ, nhà thơ Hoàng Trung Thông có viết:

Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp

     Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh

  Vần thơ của Bác vần thơ thép

     Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.

a.Xác định phương thức biểu đạt chính và nội dung của đoạn trích? (1.0 điểm)

b.(2.0 điểm) Em đã đọc, đã học những bài thơ nào trong tập thơ này? Bài học sâu sắc của bản thân qua những bài thơ ấy. (Gạch ý)

PHẦN LÀM VĂN: (7.0 điểm)

 Viết bài văn trình bàycảm nhận của em về tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác Hồ được thể hiện qua hai bài thơ trên

1
24 tháng 3 2020

Nguyễn khánh

22 tháng 7 2019

Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Lấy văn học làm vũ khí chiến đấu, phụng sự cho sự nghiệp cách mạng, nhà văn là chiến sĩ

- Chú trọng tới tính chân thật và tính dân tộc

- Xác định rõ đối tượng, mục đích quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm

- Văn thơ Hồ Chí Minh là di sản tinh thần vô giá gắn với sự nghiệp cách mạng. Thơ văn của Người: tư tưởng sâu sắc, phản ánh tâm hồn, tình cảm rộng lớn.

21 tháng 5 2019

Tác giả sử dụng lập luận làm rõ luận điểm: "Học vẫn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn"

- Học vấn là thành quả của nhân loại, do tích lũy dần . Sách là phương tiện lưu giữ thành quả đó

- Nếu không lưu lại trong quá khứ thì làm lại từ đầu, do đó, có tiến có lùi

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” nhà văn Nguyễn Dữ viết:“Nàng bất đắc dĩ nói:-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)Câu 1: Đoạn...
Đọc tiếp

Trong tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” nhà văn Nguyễn Dữ viết:

“Nàng bất đắc dĩ nói:

-Thiếp sở dĩ nương tựa vào chàng vì có cái thú vui nghi gia nghi thất. Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cát én lìa đàn, nước thẳm buồm xa, đâu còn có thể lại lên núi Vọng Phu kia nữa.”

(Ngữ văn 9, Tập một, NXB GDVN, 2015, trang 45)

Câu 1: Đoạn văn là lời của ai, nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào?

Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của  phép tu từ ẩn dụ được sử dụng trong đoạn văn trên.

Câu 3: Xác định một thành ngữ được sử dụng trong đoạn văn? Chép một câu thơ có sử dụng thành ngữ trong một bài thơ cũng viết vềngười phụ nữ trong xã hội phong kiến mà em đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 7? Nêu rõ tên bài thơ? Tên tác giả?

Câu 4: Qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, em hãy viết đoạn văn theo phương pháp quy nạp làm sáng tỏ vấn đề: Vũ Nương là người vợ thủy chung và là người con dâu hiếu thảo.Trong đoạn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp và một câu nghi vấn (Gạch chân và chú thích lời dẫn trực tiếpvà câu nghi vấn đó.)

0
11 tháng 5 2017

a. Quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của Hồ Chí Minh:

- Bác coi văn nghệ là vũ khí chiến đấu phục vụ sự nghiệp cách mạng.

- Chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn chương.

- Chú ý đến mục đích, đối tượng tiếp nhận để lựa chọn nội dung và hình thức thế hiện, tạo ra tính đa dạng, phong phú và hiệu quả cao.

b. Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh giúp ta hiểu sâu sắc hơn các tác phẩm văn học của Người: Đó là những sáng tác chủ yếu nhằm mục đích phục vụ sự nghiệp cách mạng.



GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
19 tháng 2 2019

Người xưa có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nhận định ấy ngoài việc nói lên độ khó, phức tạp về ngữ pháp tiếng việt, còn giáp tiếp khẳng định về nét đặc sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt quả thực là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Tiếng Việt được xem là một thứ tiếng đẹp trước hết bởi sự hài thanh. Với sự kết hợp của 6 dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) và hai thanh (bằng, trắc) và ngữ điệu của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ: vừa phong phú, vừa uyển chuyển.

Tiếng Việt còn được xem là một thứ tiếng hay bởi tiếng Việt rất giàu ý nghĩa. Mỗi từ đều đa nghĩa, phù hợp với những văn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, chống Mĩ, Chống Nhật,... mà vốn Hán học, các từ mượn nước ngoài cũng được du nhập, tiếp biến, làm đầy cho vốn từ vựng của loại ngôn ngữ đã rất giàu có này.

Thành thử, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ, là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

21 tháng 2 2021

Người xưa có câu "Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam". Nhận định ấy ngoài việc nói lên độ khó, phức tạp về ngữ pháp tiếng việt, còn giáp tiếp khẳng định về nét đặc sắc của tiếng Việt. Tiếng Việt quả thực là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.

Tiếng Việt được xem là một thứ tiếng đẹp trước hết bởi sự hài thanh. Với sự kết hợp của 6 dấu (huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng) và hai thanh (bằng, trắc) và ngữ điệu của cả 3 miền Bắc, Trung, Nam đã tạo nên diện mạo của một ngôn ngữ: vừa phong phú, vừa uyển chuyển.

Tiếng Việt còn được xem là một thứ tiếng hay bởi tiếng Việt rất giàu ý nghĩa. Mỗi từ đều đa nghĩa, phù hợp với những văn cảnh khác nhau. Đặc biệt, trải qua quá trình giao thoa văn hóa thời Bắc thuộc, Pháp thuộc, chống Mĩ, Chống Nhật,... mà vốn Hán học, các từ mượn nước ngoài cũng được du nhập, tiếp biến, làm đầy cho vốn từ vựng của loại ngôn ngữ đã rất giàu có này.

Thành thử, tiếng Việt được xem là ngôn ngữ, là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay.