K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 2 2023

a- ta quan sát được rõ vật hiện lại trên mặt nước

b- ta quan sát không được rõ vật hiện trên mặt nước

20 tháng 12 2022

Ảnh của cảnh vật trên mặt hồ trong hai trường hợp ở Hình 16.4 khác nhau là:

- Hình 16.4a: Ta quan sát được ảnh rõ nét của cảnh vật trên mặt hồ.

- Hình 16.4b: Ta không quan sát được ảnh rõ nét của cảnh vật trên mặt hồ.

19 tháng 4 2016

4.Khác nhau:

-Sông là dòng chảy thường xuyên tương đối ổn định trên bề mặt lục địa.

-Hồ là khoảng nước đọng tương đối rộng và sâu trong đất liền.

3. Độ muối ( độ nước mặn của biển) khác nhau do tác động của các yếu tố:

-Nhiệt độ của nước biển ( các dòng hải lưu nóng, lạnh)

-Lượng bay hơi nước.

-Nhiệt độ môi trường không khí.

-Lượng mưa.

-Điều kiện địa hình ( vùng biển kín hay hở)

-Số lượng nước sông đổ ra biển.

19 tháng 4 2016

ý mình quên mất, hì hì, lợi ích của sông và hồ là:

-Giao thông.

-Thuỷ lợi, cung cấp thuỷ sản.

-Cảnh quan du lịch.

-Bồi đắp cho đồng bằng.

Chúc bạn học tốt, có cần trả lời câu 1 và 2 không?

25 tháng 11 2021

Trong bài thơ “Cảnh khuya” thiên nhiên hiện lên sống động, bình dị mà lung linh, huyền ảo biết bao:

 “Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà”.

            Mở đầu bài thơ, bằng nghệ thuật so sánh tài tình, tác giả đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên đầy ấn tượng

 “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”.

            Tiếng suối chảy róc rách, văng vẳng mơ hồ khiến nhà thơ tưởng như có tiếng hát êm ái, ngọt ngào, trong trẻo, ngân xa của ai đó vọng lại. Cách so sánh ấy không chỉ làm cho tiếng suối lạnh lẽo, xa xôi, vô hồn bỗng trở nên sống động, trẻ trung mà còn làm cho cảnh rừng yên ắng, tĩnh mịch trở nên có hồn người, xao động. Đêm rừng chiến khu bỗng trở nên gần gũi, thân thương với con người, bỗng mang hơi ấm của sự sống con người. Có lẽ trong đêm khuya thanh vắng, Bác đang mê mải với công việc cách mạng thì tiếng suối ngân lên khiến Người rời bàn viết. Khẽ ngước lên, vẻ đẹp của đêm lại quyến rũ Người. Nét đặc sắc và rất riêng biệt của đêm chiến khu tiếp tục tạo ấn tượng cho thị giác:

 “Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”.

            Câu thơ vẽ nên một hình ảnh hữu tình, ấm cúng: ánh sáng của trăng bao trùm lên cây cổ thụ, bóng cây đổ xuống lại bao trùm lên hoa. Nếu câu đầu là trong thơ có nhạc (Thi trung hữu nhạc) thì câu thứ hai này là trong thơ có họa (Thi trung hữu họa). Hình ảnh thơ có vẻ đẹp của bức tranh nhiều tầng lớp, đường nét, hình khối đa dạng. Các sự vật đan lồng vào nhau tạo nên một bức tranh chỉ có hai gam màu sáng tối, trắng đen như nhiều lớp lang, tầng bậc cao thấp lung linh, chập chờn, huyền ảo, sống động mà ấm áp, hòa hợp quấn quýt với hàng chục, hàng trăm sắc hình đa dạng. Trăng – cây cổ thụ – hoa, ba vật thể cách nhau ngàn trùng; cao thấp, lớn bé cũng rất khác nhau nhưng lại đan cài, ôm ấp, nâng đỡ, soi sáng, tôn lên vẻ đẹp của nhau tạo nên một bức tranh nên thơ, sống động, có hồn. Điệp từ “lồng” được nhắc đi, nhắc lại hai lần thật đắt, thật hay bởi nó đã tạo nên âm hưởng ngọt ngào cho câu thơ.

            Trong bức tranh đêm hiền hòa, dịu êm như thể xuất hiện hình ảnh con người “chưa ngủ”. “Chưa ngủ” vì “lo nỗi nước nhà” và cũng vì thế bất chợt bắt gặp và chia sẻ với vẻ đẹp tinh tế của thiên nhiên.

            Nếu như trong “Cảnh khuya”, thiên nhiên hiện lên là cảnh rừng Việt Bắc chập chờn hai gam màu cơ bản trắng – đen thì trong “Rằm tháng giêng” thiên nhiên hiện lên lại là vẻ đẹp lồng lộng, bát ngát trăng vàng giữa dòng sông xuân mênh mang.

Rằm tháng giêng lại đem đến cho người đọc cảm nhận, cái nhìn khác về thiên nhiên Việt Bắc. Mở đầu bài thơ là tràn ngập ánh trăng: “Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên/ Xuân giang, xuân thủy, tiếp xuân thiên”. Hai câu thơ mở ra khung cảnh không gian cao rộng, bát ngát, tràn ngập ánh sáng của trăng. Ánh trăng trong trẻo khiến cho khung cảnh trở nên đẹp đẽ mà cũng vô cùng hài hòa. Câu thơ thứ hai vẽ ra không gian bao la, bát ngát. Trong nguyên tác, chữ “xuân” được lặp lại ba lần: xuân giang, xuân thủy, xuân thiên đã nhấn mạnh vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân. Không khí mùa xuân đã thấm đẫm trong mọi cảnh vật, đâu đâu cũng thấy thiên nhiên căng đầy sức sống. Sự vật có sự hòa hợp tuyệt đối với nhau, đất trời nối tiếp, hòa với nhau làm một.

6 tháng 12 2016

13.

- Ảnh là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật

14.

- Gương phẳng : ảnh là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và ảnh lớn bằng vật

- Gương cầu lồi : ảnh là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và ảnh bé hơn vật

- Gương cầu lõm : ảnh là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và ảnh lớn hơn vật

15.

Cả hai vật đều có tần số dao động trong 1 giây như nhau nên không xác định được vật nào phát ra âm trầm hơn hay bổng hơn.

16.

Vì các cột không khí trong còi, kèn, sáo dao động và phát ra âm.

17.

Vì ngoài âm nghe trực tiếp còn có âm phản xạ từ mặt nước

 

6 tháng 12 2016

Bổ sung câu 14 :

- Vì vậy ta phải thử nghiệm các tính chất của ảnh của mỗi gương, từ đó xác định đc đâu là gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm.

28 tháng 6 2018

Các trường hợp bắt buộc phải có quan hệ từ: a, c, e, h, i

28 tháng 8 2016

1)

Đọc truyện, điều dễ nhận thấy là giữa lời nói và hành động của Thuỷ bộc lộ những mâu thuẫn rõ rệt khi thấy anh chia hai con búp bê Vệ Sĩ và Em Nhỏ ra hai bên: trong suy nghĩ, Thuỷ không muốn chia rẽ hai con búp bê, nên Thuỷ vừa ngạc nhiên vừa giận dữ "Sao anh ác thế!" đã lại rất thương Thành, sợ đêm đêm không có con Vệ Sĩ canh giấc ngủ cho anh. Để giải quyết được mâu thuẫn ấy, chỉ có một cách duy nhất là bố mẹ các em không xảy ra việc chia tay. Nhưng thực tế thật là nghiệt ngã. Cuộc chia tay của người lớn đã để lại hậu quả đau đớn cho các em. Cuối truyện, Thuỷ đã để lại con Vệ Sĩ. Đây là chi tiết có tính cao trào, đặc sắc, giàu ý nghĩa nhân văn của truyện.

Trong cuộc chia tay của Thuỷ với cả lớp, chi tiết Thuỷ cho biết mình sẽ không được đi học nữa (vì nhà bà ngoại ở xa trường quá) và rồi đây, Thuỷ sẽ phải đi bán hoa ngoài chợ là chi tiết khiến cô giáo (và cả các bạn nữa) bàng hoàng nhất. Cha mẹ Thành và Thuỷ chia tay, với họ đó đã là một nỗi đau đớn lớn. Nhưng ở tuổi của Thuỷ mà không được đến trường, lại phải bước vào đời sớm thế, rõ ràng chi tiết ấy sẽ khiến cho mọi người cảm thấy xót xa hơn.Trong khi đó, có lẽ chi tiết cảm động nhất trong màn chia tay này là chi tiết cô giáo Tâm tặng cho Thuỷ quyển vở và cây bút nắp vàng (hoặc cũng có thể nêu ra chi tiết: sự chết lặng đi của cô Tâm cùng những giọt nước mắt từ từ rơi khi nghe tin Thuỷ không còn được đến trường nữa).
28 tháng 8 2016

2)Thành nhường hét dò chơi cho e(an ủi e)

3)Trẻ e có quyenf dc di học và giao dục nhân cách

12 tháng 8 2017

 - Hình ảnh ông đồ cho chữ ngày Tết trong hai khổ thơ đầu: hình ảnh đẹp mang ý nghĩa biểu trưng của những giá trị truyền thống.

    + Gắn với Tết và mùa xuân (hoa đào nở).

    + Hình ảnh song hành mực tàu, giấy đỏ, phố đông người .

    + Tài hoa và tấm lòng của người thảo chữ.

    + Nhiều người thuê viết, ngợi khen tài.

    → Hình ảnh ông đồ đẹp có tài và có tâm. Ông mang lại niềm vui cho mọi người bằng tấm lòng và tài năng của mình.

  - Hình ảnh ông đồ lạc thời, cô đơn trong khổ thơ 3 và 4.

    + Mỗi năm mỗi vắng: ông đồ mờ nhạt dần theo thời gian, không được mọi người chú ý nữa.

    + Giấy đỏ buồn, mực sầu – chính là tâm trạng của ông đồ.

    + Hình ảnh ông đồ bị mọi người lãng quên (ông đồ vẫn ngồi đấy/ qua đường không ai hay).

    + Hình ảnh lá vàng, mưa bụi: cảnh lạnh lẽo buồn thảm tô đậm tâm trạng buồn xót xa của ông đồ.

  - Hình ảnh đối lập của khổ 1,2 với khổ 3,4 là sự đối lập về cảnh và tâm trạng, gợi cho người đọc những suy ngẫm, xót thương cho ông đồ.Ông đồ dần bị đưa vào quên lãng khi không ai còn nhận ra giá trị từ những điều ông tạo ra.

    → Ông đồ ban đầu là trung tâm của sự chú ý dần dần bị quên lãng. Tâm trạng xót xa, buồn đau của ông đồ trước sự vô tình, ơ hờ của mọi người.

Câu 1: Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Chọn đáp án đúng.A. Vật đó cho ảnh hứng được trên màn.B. Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật, không hứng được trên màn.C. Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật.D. Cả 3 nhận xét đều đúng.Câu 2: Chọn kết luận đúng.A. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.B. Khoảng cách từ ảnh đến gương...
Đọc tiếp

Câu 1: Đặt một vật trước gương phẳng rồi quan sát ảnh của vật đó. Chọn đáp án đúng.
A. Vật đó cho ảnh hứng được trên màn.
B. Vật đó cho ảnh nhỏ hơn vật, không hứng được trên màn.
C. Vật đó cho ảnh ảo lớn bằng vật.
D. Cả 3 nhận xét đều đúng.
Câu 2: Chọn kết luận đúng.
A. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng khoảng cách từ vật đến gương.
B. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng 0.
C. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng 2 lần khoảng cách từ vật đến gương.
D. Khoảng cách từ ảnh đến gương bằng một nửa khoảng cách từ vật đến gương.
Câu 3: Một gương phẳng đặt vuông góc với mặt sàn, một người đứng ở các vị trí khác nhau
trên sàn để soi gương. Nhận xét nào đúng?
A. Ảnh trong gương luôn cao bằng nhau.
B. Ảnh khi người đứng gần gương cao hơn ảnh khi người đứng xa gương.
C. Ảnh luôn luôn thấp hơn người.
D. Ảnh luôn luôn cao hơn người.
Câu 4: Hai tấm gương phẳng giống hệt nhau được đặt vuông góc với nhau và vuông góc với
mặt sàn, mặt phản xạ quay vào nhau. Một người đứng giữa hai gương lần lượt nhìn ảnh của
mình trong hai gương. Đặc điểm của hai ảnh đó như thế nào ?
A. Hai ảnh có chiều cao như nhau. B. Hai ảnh giống hệt nhau.
C. Hai ảnh có chiều cao khác nhau. D. Cả A và B đều đúng.
Câu 5: Khi nào ta có thể nhìn thấy ảnh S’ của một vật sáng S đặt trước gương phẳng ?
A. Chỉ khi ảnh S’ ở phía trước mắt ta.
B. Chỉ khi giữa mắt và ảnh S’ không có vật chắn sáng.
C. Chỉ khi S’ là nguồn sáng.
D. Khi mắt nhận được tia phản xạ của các tia tới xuất phát từ điểm sáng.
Câu 6: Ảnh của một điểm sáng S đặt trước gương phẳng được tạo bởi:
A. Giao nhau của các tia phản xạ.
B. Giao nhau của đường kéo dài các tia phản xạ.
C. Giao nhau của các tia tới.
D. Giao nhau của đường kéo dài các tia tới.
Câu 7: Đặt một vật sáng có dạng một đoạn thẳng trước gương phẳng, ảnh của vật sáng đó qua
gương phẳng ở vị trí như thế nào so với vật ?
A.Luôn song song với vật. B. Luôn vuông góc với vật.
C. Luôn cùng phương, ngược chiều với vật. D. Tùy vị trí của gương so với vật.
Câu 8: Một vật chuyển động trước một gương phẳng. Ảnh của vật đó
A. Chuyển động với tốc độ bằng tốc độ của vật.

Trung tâm Khoa Bảng. Tel: 024 66865087 - 0983614376
B. Đứng yên.
C. Chuyển động với tốc độ gấp 2 lần tốc độ của vật.
D. Chuyển động với tốc độ bằng nửa tốc độ của vật.
Câu 9: Cho các hình vẽ sau. Hình nào mô tả đúng tính chất ảnh tạo bởi gương phẳng ?
A. Hình a)
B. Hình b)
C. Hình c)
D. Cả 3 hình

Câu 10: Điểm sáng S đặt trước gương phẳng với các khoảng cách như hình dưới đây. S’ là ảnh
của S qua gương. Hãy xác định khoảng cách SS’.
A. SS’ = 25 cm.
B. SS’ = 20 cm.
C. SS’ = 50 cm.
D. SS’ = 40 cm.

Câu 11: Hãy đặt hình vẽ dưới đây trước một gương phẳng ở nhà bạn và viết từ Tiếng Anh bạn
thấy cũng như nghĩa của nó? Có thể giải thích tại sao phía trước các xe cứu thương ta nhìn thấy
những chữ như vậy.

Từ tiếng Anh:

0
Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một hồ nước nông như sau: (1) Hồ nước nông biến đổi thành vùng nước trũng, xuất hiện một số loài và cây bụi (2) Hình thành các cây bụi và cây thân gỗ (3) Các chất lắng đọng tích tụ dần ở đáy làm cho hồ bị nông dần dẫn đến sự thay đổi về thành phần sinh vật theo hướng: sinh vật thủy sinh ít dần, đặc biệt là các...
Đọc tiếp

Cho các giai đoạn chính trong quá trình diễn thế sinh thái ở một hồ nước nông như sau:

(1) Hồ nước nông biến đổi thành vùng nước trũng, xuất hiện một số loài và cây bụi

(2) Hình thành các cây bụi và cây thân gỗ

(3) Các chất lắng đọng tích tụ dần ở đáy làm cho hồ bị nông dần dẫn đến sự thay đổi về thành phần sinh vật theo hướng: sinh vật thủy sinh ít dần, đặc biệt là các laoif động vật có kích thước lớn.

(4) Hồ nước nông có nhiều loài sinh vật thủy sinh sống ở các tầng nước khác nhau: một số loài tảo, thực vật có hoa sống trên mặt nước , rắn, cá, ốc, ….

Hãy sắp xếp theo trật tự của các giai đoạn trong quá trình diễn thế trên?

A. (4) -> (3) - > (2) -> (1)

B. (3) -> (4) -> (1) -> (2)

C. (1) -> (2) -> (3) -> (4)

D. (4) -> (3) -> (1) -> (2)

1
30 tháng 8 2018

Trật tự của quá trình diễn thế sinh thái là (4) -> (3) -> (1) -> (2)

Đáp án D