K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

câu nói đó đã khẳng định tinh thần yêu nước, quyết tâm chống Pháp đến cùng của vua Hàm Nghi

6 tháng 2 2018

Đề bài: Trong 4 mùa thì mùa xuân là mùa đẹp nhất. Em hãy viết bài văn tả mùa xuân quê em cho các bạn khác trong lớp cùng nghe.

Đất trời có bốn mùa xuân hạ thu đông và em thây yêu nhất trong đó là mùa xuân. Cũng không biết vì sao em lại thích nó đến thế có lẽ nào là em thích cái Tết cổ truyền dân tộc nên em thích nó chăng?. Có lẽ vậy, mùa xuân đên em thêm một tuổi mới nhìn những phố hoa rực rỡ làm lòng em thấy hào hứng và yêu đời biết bao. Mùa xuân nó có một cái gì đó rất riêng mà em thấy rất yêu thích.

Xuân đến trên đất trời muôn vàn hoa nở rộ, người ta nói mùa xuân là mùa sinh sôi nảy nở. Mùa đông cây cối trút hết lá thì đến mùa xuân thì thiên nhiên sinh sôi những cành cây kia được mang lá lại, những mầm xuân nho nhỏ như đang hé mở đón một cuộc sống mới trên đời. Và thế là nó lại bắt đầu một vòng đời mới. Không chỉ những tán lá cành cây hồi sinh sau một mùa đông giá lạnh, nó dài như một kì ngủ đông vậy mà những bông hoa xuân cũng trở nên tươi sắc biết bao. Ngày xuân ấy đi đâu cũng thấy cảnh vật tươi tốt trán trề nhựa sống cho đời. thật sự tất cả như mang một nét đẹp chung đó là sinh sôi. Đặc biệt mùa xuân thường có mưa xuân, mưa xuân nhỏ hạt và không làm ướt mấy, nó chỉ có thể làm ướt bạn khi bạ đứng dưới nó quá lâu mà thôi. Cả ngày mưa sầm sùi như thế nhưng người dân ta quan niệm rằng những hạn mưa kia chính là những giọt làm nên sự tươi tốt của mùa xuân chính vì thế nó giống như hạt lộc của thần thánh ban cho vậy. Không chỉ có thế tiết trời giá lạnh làm cho con người gần gũi nhau hơn. Mùa xuân như một nàng tiên ban phép màu xuống dưới trần gian này.

Xuân không chỉ về với đất trời mà xuân còn về trong lòng người nữa. Khoảnh khắc khi xuân đến, đêm giao thừa một cái Tết an lành bên gia đình của mình. Mùa xuân bắt đầu một năm mới với mỗi người. Biết bao em thơ khoe áo mới tươi cười với chiếc phong bì trên tay hạnh phúc. Đó là mùa đoàn viên đi đến đâu cũng đông đúc náo nhiệt, mọi người mặc quần áo đẹp đi đón tết, nào những chị con gái áo hồng áo đỏ, những anh con trai lịch sử trong bộ vest thật bảnh bao. Mọi người ai cũng nở một nụ cười trên một thật rạng rỡ. Xuân đẹp khi đem giao thừa đến những chùm pháo hoa như những chùm màu sắc ai ném tung lên trời. Xuân về cả đất trời rung động với tiếng pháo ấy.

Em yêu mùa xuân nhất vì nó không chỉ đẹp cảnh đất trời mà nó còn đẹp chính ở lòng người nữa. Mùa xuân không chỉ là mùa xuân sinh sôi mà nó còn là mùa xuân của tình thân lòng nhân ái của con người, sự sum họp gia đình. 

câu 3

6 tháng 2 2018

Quê hương là gì hả mẹ?
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hả mẹ?
Đi xa ai cũng nhớ nhiều.

Đúng vậy, ai cũng có một miền quê để thương, để nhớ để tự hào về nó. Có người yêu quê hương bởi gốc đa bến nước sân đình, bởi cánh đồng thẳng cánh cò bay, đầm sen với những bông sen thơm ngát, những dãy núi Thiên Thai trùng trùng điệp điệp, lời mẹ ru con say đắm mượt mà,...Nhưng riêng tôi, tôi yêu hương tôi bởi mỗi dịp nghỉ hè tôi lại được về quê chơi, tôi lại được ngắm cảnh làng mạc, quê hương. Thú vị nhất vẫn là khi tôi được ngắm cảnh xuân sang trên làng quê tôi.

Mùa xuân ấm áp tươi đẹp đã về trên quê hương tôi thật rồi. Mùa xuân về, nó xua tan đi cái không khí ẩm thấp, thay vào đó là sự ấm áp trong đất trời. Từ cái se lạnh của mùa đông và cái nóng của mùa hè tạo nên khí hậu hài hòa của mùa xuân. Ông mặt trời đã thức giấc nhưng vẫn còn mơ màng trong giấc mộng đẹp nào đó, kéo chiếc đèn lửa lên cao, thắp sáng xua đi bầu trời xám xịt nặng nề của mùa đông, ban phát những tia nắng dịu dàng đánh thức muôn loài. Từng đàn chim én tránh rét ở phương nam giờ đã bay về, chao liệng trên bầu trời xanh thẳm như đón chào một mùa xuân mới. Cảnh sắc của cảnh vật bao quanh làng quê tôi thật là đẹp tuyệt vời!

Ôi mưa xuân thật là tuyệt vời! Mùa xuân đến, mang theo những cơn mưa xuân và nắng xuân tốt lành tràn đầy năng lượng. Mưa mùa xuân và nắng xuân làm cho vạn vật trên quê hương tôi như hồi sinh trở lại. Màn mưa mỏng tang như một lớp bụi mỏng được kết bởi những hạt mưa li ti mau mắn thi nhau tới tấp lao xuống liên tiếp. Màn mưa xuân như một thiếu nữ thướt tha mà e lẹ. Mưa mùa xuân mát lạnh và nắng mùa xuân ấm áp đã ghé xuống trần gian, đánh thức bao lộc non. Lộc non ấy bé li ti, xanh mơn mởn nhứ ra, vươn mình, cựa quậy thích chí nhìn ra thế giới bên ngoài như một đứa trẻ tinh nghịch muốn khám phá, muốn ngắm nhìn tất cả mọi vật. Em thấy lạ kì chưa, những hàng cây trơ trụi, khẳng khiu trong suốt mùa đông không còn nữa. Giờ đây chúng thi nhau khoác lên mình bộ cánh xanh mơn mởn trông như những ngọn nến xanh được bàn tay mẹ thiên nhiên thắp lên, tô điểm cho sắc xuân thêm rạng rỡ. Cây cối trả nghĩa cho mưa mùa xuân và nắng mùa xuân bằng cách cho ra những mùa hoa thơm trái ngọt tuyệt vời. Nhìn vào vườn cây nhà em, hoa lá đang thi nhau đua nở. Mỗi loài hoa đều có một vẻ đẹp riêng. Hoa hồng thì diện cho mình một bộ váy tuyệt đẹp, hoa hướng dương thì diện cho mình cho bộ váy vàng óng như ánh mặt trời, hoa vi-ô-lét thì diện cho mình một bộ váy tím biếc,...Tất cả, tất cả đã thiêu dệt nên một rừng hoa xuân. Ôi, nhìn kìa! Cuối xóm em, hoa gạo đỏ trĩu những chùm hoa đỏ mọng, và đầy tiếng chim hót ríu ra ríu rít trên cành cây như chúng đang mở dạ tiệc chào mừng mùa xuân về. Xa xa, cánh đồng làng em cũng xanh tươi. Cánh đồng đang thì con gái, xanh mơn mởn. Sóng lúa nhấp nhô đuổi nhau ra tít tắp chân trời xa. Chà, cỏ mọc tua tủa một màu xanh non ngọt ngào.

Kia là dòng sông Cầu chảy qua quê hương tôi đang trông mắt nhìn cảnh cây cối đâm chồi nảy lộc. Những tia nắng xuân chiếu xuống mặt hồ làm nó lung linh như được dát vàng. Trên đường phố, xe cộ tấp nập người qua lại. Mọi người xúng xính trong bộ quần áo mới. Các cụ già trong bộ quần áo truyền thống đi lễ chùa. Tết đến xuân về, trên mảnh đất Bắc Ninh quê hương em lại tưng bừng mở hội. Các liền anh, liền chị hát vang lên khúc hát quan họ say đắm mượt mà làm khách đi hội như hòa mình vào bài hát. Đứng trước cảnh sắc tươi đẹp của mùa xuân làm em càng thêm yêu quê hương đất nước. Ôi, cảnh mùa xuân thật tuyệt vời!

Em rất thích ngắm cảnh mùa xuân. Mùa xuân đem lại sức sống cho cây cối và hoa lá, như tiếp sức cho cây cối xanh tươi trở lại. Mai này dù có đi đâu xa em sẽ không bao giờ quên được cảnh xuân sang trên quê hương em. Cảm ơn mùa xuân. Em yêu mùa xuân.

1 tháng 3 2021

tham khảo

Trong cuộc sống có rất nhiều người” công thành doanh toại” nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người long đong lận đận và chẳng làm được việc gì đáng kể. Tại sao lại như vậy? đó là mục đích sống mỗi người khác nhau. Về điều này nhà văn Pháp Đi- đơ-rô đã từng nói ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.

Trước hết câu  nói của nhà văn đề cập đến vấn đề đó là trong công việc, mọi hoạt động của con người, con người phải có mục đích sống và mục đích sống cao đẹp sẽ là nguồn động viên để con người phấn đấu, đạt được kết quả tốt, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô là hoàn toàn đúng.

Muốn hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói thì trước hết ta phải hiểu được mục đích sống là gì? ” mục đích” là cái đích mỗi con người đặt ra cho bản thân và luôn quyết tâm đạt được nó. Trong cuộc sống của mỗi người tùy vào con đường lựa chọn để đi đến đích và mục đích đạt được lớn hay nhỏ.

 

Tại sao chúng ta cần  có mục đích sống? Vì: ” mục đích sống” như một động lực giúp ta đạt được cái đích mà mình đã đặt ra, buộc ta phải xác định được cái ta cần và tìm ra một con đường thích hợp nhất để đi đến đích. Như chúng ta đã biết, mục đích tốt luôn luôn có con đường khó đi, nhưng khi ta có mục đích tốt thì sẽ trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội, và tự tạo cho mình thành người giàu ý chí, nghị lực vươn lên để đạt được ước mơ.

Trong thực tế đã có rất nhiều tấm gương với mục đích sống cao đẹp, trong văn học ta từng bắt gặp những người có mục đích sống cao đẹp như hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, và nhà thơ  Thanh Hải với mục đích sống để cống hiến  những gì tốt đẹp nhất cho mình cho đời, cho dân tộc dù là nhỏ bé nhất, và không thể không kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hi sinh cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc với một câu nói mà ta không thể nào quên: ” Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột cùng là làm sao cho đất nước ta lại được tự do nhân dân ta được ấm lo hạnh phúc”.

 

Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải làm gì?  điều đầu tiên là mỗi chúng ta cần phải biết tìm cho mình lý tưởng sống cao đẹp, phải có mục đích sống rõ ràng, chúng ta đang là học sinh cần cố gắng học tập thật tốt, tham gia các phong trào của trường lớp, của tập thể.

 

Trái với lý tưởng sống cao đẹp là những người không có mục đích sống hoặ mục đích sống tầm thường. Như một số người chỉ vì mục đích của bản thân chỉ cốt ăn no, ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống an nhàn mà đi theo con đường phạm pháp hoặc dựa vào gia đình mình có tiền. Còn học sinh có những người không có mục đích học tập mà bỏ đi chơi điện tử, khi làm bài kiểm tra thi tìm mọi cách đạt điểm cao như quay cóp, dở vở, dở sách để xem bài… Nếu sống như vậy ta sẽ không làm được việc gì cả và không làm được việc gì cao cả có ích cho mọi người, cho đất nước. Vì vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm mạnh và loại bỏ những yếu điểm để có mục đích sống cao đẹp.

Như vậy, sống có mục đích nghĩa là ta đang tự hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, vì vậy hãy nhớ đến câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô : ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”  là hoàn toàn đúng. Chúng ta hãy tạo cho mình mục đích sống cao đẹp ngay từ hôm nay.

1 tháng 3 2021

Trong cuộc sống có rất nhiều người” công thành doanh toại” nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều người long đong lận đận và chẳng làm được việc gì đáng kể. Tại sao lại như vậy? đó là mục đích sống mỗi người khác nhau. Về điều này nhà văn Pháp Đi- đơ-rô đã từng nói ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”.

Trước hết câu  nói của nhà văn đề cập đến vấn đề đó là trong công việc, mọi hoạt động của con người, con người phải có mục đích sống và mục đích sống cao đẹp sẽ là nguồn động viên để con người phấn đấu, đạt được kết quả tốt, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Chính vì vậy câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô là hoàn toàn đúng.

Muốn hiểu rõ được ý nghĩa của câu nói thì trước hết ta phải hiểu được mục đích sống là gì? ” mục đích” là cái đích mỗi con người đặt ra cho bản thân và luôn quyết tâm đạt được nó. Trong cuộc sống của mỗi người tùy vào con đường lựa chọn để đi đến đích và mục đích đạt được lớn hay nhỏ.

Tại sao chúng ta cần  có mục đích sống? Vì: ” mục đích sống” như một động lực giúp ta đạt được cái đích mà mình đã đặt ra, buộc ta phải xác định được cái ta cần và tìm ra một con đường thích hợp nhất để đi đến đích. Như chúng ta đã biết, mục đích tốt luôn luôn có con đường khó đi, nhưng khi ta có mục đích tốt thì sẽ trở thành một người có ích cho gia đình, cho xã hội, và tự tạo cho mình thành người giàu ý chí, nghị lực vươn lên để đạt được ước mơ.

Trong thực tế đã có rất nhiều tấm gương với mục đích sống cao đẹp, trong văn học ta từng bắt gặp những người có mục đích sống cao đẹp như hình ảnh anh thanh niên trong “lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, và nhà thơ  Thanh Hải với mục đích sống để cống hiến  những gì tốt đẹp nhất cho mình cho đời, cho dân tộc dù là nhỏ bé nhất, và không thể không kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã hi sinh cả cuộc đời mình để giải phóng dân tộc với một câu nói mà ta không thể nào quên: ” Tôi có một ham muốn, một ham muốn tột cùng là làm sao cho đất nước ta lại được tự do nhân dân ta được ấm lo hạnh phúc”.

 

Là chủ nhân tương lai của đất nước chúng ta cần phải làm gì?  điều đầu tiên là mỗi chúng ta cần phải biết tìm cho mình lý tưởng sống cao đẹp, phải có mục đích sống rõ ràng, chúng ta đang là học sinh cần cố gắng học tập thật tốt, tham gia các phong trào của trường lớp, của tập thể.

Trái với lý tưởng sống cao đẹp là những người không có mục đích sống hoặ mục đích sống tầm thường. Như một số người chỉ vì mục đích của bản thân chỉ cốt ăn no, ăn ngon, mặc đẹp, sống một cuộc sống an nhàn mà đi theo con đường phạm pháp hoặc dựa vào gia đình mình có tiền. Còn học sinh có những người không có mục đích học tập mà bỏ đi chơi điện tử, khi làm bài kiểm tra thi tìm mọi cách đạt điểm cao như quay cóp, dở vở, dở sách để xem bài… Nếu sống như vậy ta sẽ không làm được việc gì cả và không làm được việc gì cao cả có ích cho mọi người, cho đất nước. Vì vậy, chúng ta hãy phát huy những điểm mạnh và loại bỏ những yếu điểm để có mục đích sống cao đẹp.

Như vậy, sống có mục đích nghĩa là ta đang tự hoàn thiện bản thân và đạt được những thành công trong cuộc sống, góp phần xây dựng đất nước giàu đẹp, vì vậy hãy nhớ đến câu nói của nhà văn Đi – đơ – rô : ” Nếu không có mục đích sống anh sẽ không làm được việc gì cả, anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”  là hoàn toàn đúng. Chúng ta hãy tạo cho mình mục đích sống cao đẹp ngay từ hôm nay.

Bạn tham khảo.

13 tháng 3 2016

1.tên nước ta thời vua Lí Bí co tên là Vạn Xuân.

2.triều đại nhà Hậu Lê tổ chức nhiều khoa thi nhất.

3. ngàn cân treo sợi tóc

4.Út Tịch

13 tháng 3 2016

đây ko phải nơi hỏi lịch sử

muốn biết thì lên tra goole

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng....
Đọc tiếp

Vào thời Hùng Vương có một đôi vợ chồng tuy đã già nhưng mãi chưa có con. Vào một buổi sáng sớm khi lên nương làm rẫy, chợt thấy một dấu chân rất to in trên mặt đất, bà sửng sốt kêu lên:
- Ôi! Dấu chân của ai mà to thế này!

Thấy kì lạ, bà đưa chân mình vào ướm thử, về nhà bà liền có thai. Chẳng giống như bình thường, bà mang thai 12 tháng mới sinh ra một bé trai và đặt tên là Gióng. Gióng lên ba tuổi mà chẳng biết nói biết cười. Hàng xóm láng giềng xung quang bắt đầu dị nghị, lời ra tiếng vào, bàn tán về đứa trẻ kì lạ. Họ cho rằng bà thụ thai kì lạ nên đứa trẻ sinh ra cũng không được bình thường. Vào năm ấy, giặc Ân xâm lược nước ta. Quân giặc rất đông và hung hãn, đi đến đâu, chúng cướp bóc, tàn phá đến đấy. Quân của vua Hùng nhiều lần xuất trận nhưng không thể đánh thắng số lượng áp đảo của quân địch. Trước tình hình ấy, vua Hùng rất lo lắng, cử sứ thần đi khắp các vùng miền tìm người tài. Đến làng Phù Đổng, với lòng căm thù quân giặc sục sôi, ý chí bảo vệ đất nước mãnh liệt, người dân cả làng xin vua cho được đi đánh giặc. Không khí đánh giặc cứu nước lan tỏa khắp nơi nơi, mẹ Gióng vô cùng buồn rầu ao ước rằng giá như Gióng cũng bình thường như những người khác thì đã có thể xung quân đánh giặc. Lời ru của mẹ cất lên đầy tha thiết nhưng cũng đầy giục giã: “Làm trai đứng ở trên đời/ Sao cho xứng đáng giống nòi rồng tiên”. Những đứa trẻ khác thấy Gióng vẫn ngủ thì nói: “Gióng ơi dậy đi thôi! Cả làng Phù Đổng ta xin vua cho đi đánh giặc rồi đấy!”. Những lời nói ấy như có sức mạnh làm thức tỉnh con người ngủ quên trong Gióng, Gióng bỗng cất tiếng gọi mẹ xin cho đi đánh giặc: “ Mẹ ơi! Xin mẹ cho gọi sứ giả vào đây”. Mẹ Gióng vô cùng bất ngờ, chuyện quốc gia đại sự đâu phải trò đùa của trẻ con, nhưng Gióng vẫn cương quyết: “Xin mẹ hãy tin con, con có thể ra trận đánh giặc”. Mẹ Gióng đến gặp trưởng làng và mời sứ thần đến gặp Gióng. Gióng nói với sứ giá bằng giọng rõ ràng, dứt khoát: “Xin hãy nói với nhà vua làm cho ta một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một cái áo giáp sắt”. Sứ giả ban đầu cũng hoài nghi, dù sao Gióng cũng chỉ là một đứa trẻ. Nhưng lúc ấy, có một con rồng không biết từ đâu bay đến rồi vút cao lên trời xanh, biết là điểm báo của trời, vội vàng về tâu lại với nhà vua. Từ hôm ấy, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không đủ, vươn vai trở thành một chàng trai khỏe mạnh, khôi ngô, tuấn tú. Những vật dụng cần thiết được mang đến, Gióng cùng trai tráng làng Phù Đổng ra trận đánh giặc. Đánh đến đâu, quân giặc khiếp sợ bỏ chạy đến đấy. Khí thế đang mạnh mẽ thì ngờ đâu kiếm gãy, Gióng nhanh trí nhổ một bụi tre bên đường, quật vào quân giặc tới tấp. Tướng giặc cùng đường phải giơ tay xin hàng, chiến thắng thuộc về nhân dân của nước Văn Lang. Lúc bấy giờ ngựa Gióng đã tiến đến chân núi Sóc Sơn. Gióng bèn cởi toàn bộ giáp rồi cả người lẫn ngựa bay thẳng lên trời.

Để tưởng nhớ công ơn của Gióng, vua Hùng cho lập đền thờ ở quê nhà và phong Gióng là Phù Đổng Thiên Vương. Hàng năm, nhân dân vẫn tổ chức lễ hội để du khách thập phương tìm về bái lễ.

Văn bản' Thánh Gióng ' kể lại bằng lời của em nhé

0
16 tháng 12 2021

Thế Lữ đến với phong trào Thơ mới ngay từ buổi đầu từ buổi đầu. Không hề có những tuyên bố lớn lao, hay định hướng rõ ràng cho tư tưởng, Thế Lữ âm thầm đóng góp những bài thơ và từng bước khẳng định vị trí của mình trong làng thơ. Có lẽ, đó là tính cách của Thế Lữ khi ông cho rằng nghệ thuật là phải thầm lặng. Trong nghệ thuật không nhất thiết phải kêu ca. Ông dùng sức mạnh của nghệ thuật để khẳng định xu hướng mới chứ không đi vào lí luận dài dòng. Và trong giai đoạn đầu ông đã thắng lớn, khẳng định mạnh mẽ sự tồn tại và phát triển của nền thơ mới, tạo động lực cho thế hệ sau tiếp tục phát triển đến thắng lợi hoàn toàn. Một trong những bài thơ tiêu biểu, đầy sức mạnh của ông trong giai đoạn ấy chính là Nhớ rừng.

 

Ở trong Nhớ rừng, Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước.

Trở lại thời kì này, vào những năm đầu thế kỉ 20, tình cảnh đất nước thật điêu đứng. Sau những cuộc khai thác thuộc địa tàn khốc của thực dân Pháp khiến cho đất nước ta rơi vào tình trạng kiệt quệ, người dân vô cùng cực khổ, tình hình xã hội hết sức căng thẳng, tù túng. Những người trẻ tuổi như thế hệ của Thế Lữ luôn khao khát tìm lấy một hướng giải thoát nhưng đành bất lực trước thực tại. Thêm vào đó, trào lưu tư tưởng phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta, tình thần tự do và khát vọng sống không ngừng sôi sục tiếp thêm sức mạnh cho nền văn học phát triển.

Chính vì vậy Thơ Mới có khuynh hướng thoát ly thực tại, thể hiện tâm trạng bất hoà, bất lực trước thực trạng xã hội. Qua đó, Thơ Mới cũng đã bộc lộ sự phản kháng gay gắt trước thực tại tầm thường giả dối, tù túng giam hãm ước mơ con người.

Đầu thế kỉ 20, bối cảnh ở nước ta vô cùng bức bối. Pháp tăng cường vơ vét của cải và đàn áp khốc liệt các cuộc khởi nghĩa của nhân dân. Trong khi đó, các luồng văn hóa mới mẻ phương Tây không ngừng xâm nhập vào nước ta hình thành một tầng lớp thành niên mới. Họ cảm thấy bức bách trong hoàn cảnh khủng bố ngột ngạt và không ngừng khao khát tìm kiếm một cuộc sống mới.

Mượn lời con hổ ở vườn bách thú để nói lên tâm trạng chính mình, Thế Lữ đã dựng lên một khung cảnh vừa rất thực vừa ẩn chứa những điều thầm kín sâu xa. Chính bị giam cầm một cách vô lí, nó cảm thấy tiếc nhớ về quá khứ oanh liệt nơi núi rừng hùng vĩ và không ngừng mơ ước được tự do.

Mở đầu bài thơ, Thế Lữ dựng lên bức tranh con hổ trong vườn bách thú thấm đẫm tâm trạng buồn rầu:

“Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua”.

Từ “gậm” thể hiện rõ ràng tâm trạng uất ức tột cùng của hổ. Ở đây lại là “gậm một khối căm hờn” . Nghĩa là nó tự nghiền ngẫm cái bi kịch của mình mà không hiểu tại sao lại như thế. Bởi không hiểu cho nên nó chán chường, mệt mỏi. Nó buông xuôi bấy lâu nay trong tư thế “nằm dài trong ngày tháng dần qua”.

 

Thật đáng sợ thay khi mà ta mong mỏi một điều gì đó mà không tin rằng nó chưa hẳn là có thật. Và càng đáng sợ hơn khi bao quanh con hổ là chiếc lồng sắt vững chắc. Cái mà nó không thể phá được và sẽ giam cầm nó vĩnh viễn. Thế nhưng, dù bất lực nhưng cái oai hùng của nó vẫn không hề mất đi:

“Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
Giương mắt bé giễu oai linh rừng thẳm”.

Trước mắt hổ, những gì quen thuộc cứ lặp đi lặp lại một cách nhàm chán. Loài người kia dù đã đủ sức giam cầm nó nhưng nó không hề sợ mà còn tỏ ra khinh thường, khiêu khích, không ngừng đe dọa. Nó tự bào chữa cho tình thế của mình và xem đó chỉ là một rủi ro. Bởi lỡ bước sa cơ nên phải chịu cảnh “nhục nhằn tù hãm”. Dường như, vai trò và sức mạnh của nó đã hoàn toàn bị loài người đánh cắp.

Nó luôn tự kiêu về sức mạnh của mình và liên tục hồi tưởng quá khứ mỗi khi tâm trạng rơi vào trạng thái bế tắc như thế này:

“Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa
Nhớ cảnh sơn lâm bóng cả cây già
Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi
Với khi thét khúc trường ca dữ dội…”

Chốn rừng thiêng xưa nơi hổ từng ngự trị là một khung cảnh ghê gớm. Qua nỗi nhớ của hổ, ta thấy rõ điều đó. Khung cảnh hiện lên với “bóng cả, cây già” thâm u,bí hiểm. Chốn sơn lâm với “tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi” làm kinh thiên động địa khiến muôn loài phải khiếp sợ mà lẩn tránh. Bản lĩnh của một vị chúa sơn lâm luôn thể hiện xứng đáng quyền lực tối cao của mình với sức mạnh phi thường dữ dội. Ở đó, con hổ đã hiện lên với tư thế hiên ngang ngạo nghễ nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp oai phong lẫm liệt giữa núi rừng hùng vĩ:

“Ta bước chân lên dõng dạc đường hoàng
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng
Vờn bóng âm thầm lá gai cỏ sắc
Trong bóng tối mắt thần khi đã quắc
Là khiến cho mọi vật phải im hơi
Ta biết ta chúa tể của muôn loài
Giữa chốn thảo hoa không tên không tuổi”.

Từng sắc thái của hổ hiện lên trước mắt người đọc qua lớp ngôn từ sống động, đầy sức biểu cảm. Con hổ với tư thế tự do, kiêu hãnh, bước đi như sóng cuộn, mây vờn, lặng lẽ giữa bao la vũ trụ. Không có loài nào dám sánh bước cùng nó. Nó nhìn khắp không gian với đôi mắt thần sắc. Kể cả trong bóng tối cũng không gì che giấu nổi nó. Đó là một tư thế hoàn toàn tự chủ, thống trị cả ánh sáng lẫn màn đêm. Nó nhận thấy muôn loài đang run sợ, đáng thương như sắp đi vào cõi chết. Sức mạnh oai quyền của nó đủ sức lấn át mọi sự đối nghịch và sẵn sàng tiêu diệt tất cả.

Đó là uy quyền tuyệt đỉnh của vị chúa tể rừng xanh không gì địch nổi. Không gian thần bí với những loài cây không tên không tuổi mà con người chưa từng biết đến hay đặt chân đến. Nó tự hào về điều đó. Những gì nó biết và ngự trị vượt xa những gì con người đã biết và chiếm lĩnh. Đó là một bí mật mà nó không bao giờ muốn chia sẻ.

 

Chưa hết, hồi ức của hổ tiếp tục mơ về những tháng ngày lẫm liệt, gắn chặt với kỉ niệm không bao giờ quên:

“Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?

Chín câu thơ là bốn bức tranh tuyệt đẹp về cảnh tượng đại ngàn và niềm vui sướng ngự trị của hổ. Nó say sưa thưởng thức và tự hào dù chỉ qua hồi tưởng. Những cảm xúc cuộn trào dữ dội, không ngừng làm cho nó say mê. Đó là những đêm vàng ánh trăng bên bờ suối êm đềm. Sau cuộc đi săn nó đắm mình trong ánh trăng huyền ảo. Đó là những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn, vũ trụ đi vào cơn quần vũ khủng khiếp. Đó là những bình minh rực rỡ ánh sáng và rộn rã tiếng chim ca ru mềm giấc ngủ. Đó là những chiều lênh láng máu sau rừng biểu hiện sức mạnh chinh phục và giết chóc của chúa sơn lâm.

Tất cả diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ đến đáng sợ. Con hổ chiếm giữ một sức mạnh phi thường ngang tầm trời đất. Ta có cảm tưởng như chính con hổ đã tạo ra quy luật trong một thế giới riêng nào đó mà ở đó nó định đoạt tất cả. Không có đối thoại, không có đối lực, tất cả đều tuân phục một cách triệt để. Thế nhưng, câu thơ cuối đã trả người đọc về với thực tại. Tất cả bây giờ chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ hùng tráng, lẫm liệt để hồi cố nhằm lấy lại nghị lực mà sống tiếp. Thực tại khép lại giấc mơ huy hoàng:

– Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Nếu ở trên kia nó ngạo nghễ bao nhiêu thì giờ đây nó lại chán chường bấy nhiêu. Hai từ “than ôi!” như là tiếng kêu thống thiết , bất lực trước thực tại và tiếc nuối chốn cũ rừng xưa đã mãi mãi không còn. Bây giờ, nó quay về đối điện và khinh miệt thực tại:

“Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
Hoa chăm, cỏ xén, lối phẳng, cây trồng;
Dải nước đen giả suối, chẳng thông dòng
Len dưới nách những mô gò thấp kém;
Dăm vừng lá hiền lành, không bí hiểm,
Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”.

Trước mắt hổ, khung cảnh vườn bách thú thật tầm thường và giả dối. Tất cả đã bị ngụy tạo một cách vụng về, không che giấu nổi sự thấp kém của nó. Hổ khinh mạn điều đó khi so sánh với chốn rừng thiêng bí hiểm, âm u. Cảnh vật giả tạo, phù phiếm khiến nó thất vọng. Tất cả tầm thường, không một chút tương xúng nào với nó. Càng nhìn ngắm, nó càng ngao ngán.

Bởi thế, nó không nguôi nhung nhớ vì cảnh vật trước mắt càng làm cho nó thêm chán ghét. Ít ra, khi giam cầm nó cũng phải có cái gì đó đáng để cho nó khâm phục hoặc tự hào. Nhưng ở đây, sự đối lập quá lớn, quá tàn nhẫn. Điều đó khiến cho những mâu thuẫn trong nó không ngừng trỗi dậy trong tiếng kêu than thảm thiết:

Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
Là nơi giống hùm thiêng ta ngự trị.
Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa,
Nơi ta không còn được thấy bao giờ!
Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
– Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

Câu thơ “Nơi ta không còn được thấy bao giờ!” xác nhận sự bất lực hoàn toàn của con hổ. Giờ đây, nó đã xác nhận phải sống với thực tại thấp kém này và tự nhắc nhở mình thôi mong nhớ hay hi vọng. Chiếc khung lòng mỏng manh nhưng giam giữ quá chặt. Kể cả sức mạnh như nó cũng không thể nào phá nổi. Nó chỉ khẩn xin một điều rằng những giấc mơ kia dẫu chỉ là mơ mộng thôi nhưng cứ tiếp tục đến để hồn của hổ được an ủi, được vỗ về mà tiếp tục sống hết những tháng ngày còn lại.

 

Qua tâm sự của con hổ, Thế Lữ cũng đã kín đáo thể hiện khát vọng tự do và tinh thần yêu nước của mình và thế hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Tuy không tìm được lối thoát, cuối cùng cũng rơi vào bế tắc nhưng bài thơ đã thể hiện được sức sống của dân tộc trong thời kì nô lệ, luôn khát vọng vươn lên dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Niềm mơ mộng có sức mạnh cổ vũ tinh thần con người tiếp tục sống và đợi chờ cơ hội vượt thoát để làm nên cuộc cách mạng vĩ đại sau này.

Nếu xét về lý tưởng, Thế Lữ đã không có đóng góp gì đáng kể. Nhưng qua bài thơ Nhớ rừng người đọc nhận rõ đước sức mạnh sử dụng ngôn từ của ông. Nó giống như một đoàn quân ồ ạt xông tới, tung hoành mạnh mẽ. Người đọc không cần làm gì thêm, cứ thản nhiên đón nhận. Một thành công nữa của Thế Lữ là đã thể hiện một trí tưởng tượng phong phú khi mượn hình ảnh con hổ trong vườn bách thú để nói hộ cho những tâm sự kín đáo sâu sắc của mình. Qua đó diễn tả nỗi chán ghét cảnh sống tù túng. Đồng thời khơi lên tình cảm yêu nước của người dân thuở ấy.

25 tháng 1 2022

Bạn giỏi ghê áeoeo

13 tháng 5 2016

Ông nói là:"Tôi sẽ bị treo cổ" Nhà vua nghe thế thì nghĩ:"Nếu như nó nói sai thì nó bị treo cổ.Nhưng như thế thì nó lại đoán đúng,nó lại bị chặt đầu.Mà như thế thì chặt đầu có nghĩa là nó đoán sai,nó lại bị treo cổ.Nhưng như thế thì nó lại đoán đúng,nó lại bị chặt đầu.Mà như thế thì chặt đầu có nghĩa là nó đoán sai,nó lại bị treo cổ...."Nhà vua cứ nghĩ quài như thế,mà ko ra được.Cuối cùng,ngài phải thả ông ra vì nó hại não quá ^^

k nha

13 tháng 5 2016

Tôi sẽ bị chặt đầu

15 tháng 10 2016

tôi muốn bị treo cổ

15 tháng 10 2016

Ông ấy nói :'' Tôi sẽ bị treo cổ ! '' . Nhà vua nghe thế thì nghĩ :'' Nếu như hắn sai thì hắn sẽ bị treo cổ , nhưng như thế thì hắn đúng , hắn sẽ bị chặt đầu ! Mà chặt đầu thì có nghĩa nó đoán sai , nó lại bị treo cổ ! Cứ nghĩ hoài nghĩ hoài như thế đến khi ông ấy cũng phải cho hắn ra nước vì nó nhức óc quá !