K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2023

Ứng dụng của ngẫu lực trong đời sống:

+ Vặn khóa cửa

+ Tháo bánh xe

+ Vặn nút ga

+ Vặn nắp chai nước

+ Vặn chìa khóa xe...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

Ứng dụng của ngẫu lực trong đời sống:

+ Vặn khóa cửa

+ Tháo bánh xe

+ Vặn nút ga

+ Vặn nắp chai nước

+ Vặn chìa khóa xe...

6 tháng 9 2023

Ứng dụng của sự tăng giảm sức cản không khí theo hình dạng vật:

+ Làm tăng tốc của vật

+ Làm giảm tốc độ của máy bay khi hạ cánh

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
12 tháng 12 2023

Ứng dụng của sự tăng giảm sức cản không khí theo hình dạng vật:

+ Làm tăng tốc của vật

+ Làm giảm tốc độ của máy bay khi hạ cánh

25 tháng 12 2023

1. TRƯỚC KHI NÓI

a. Chuẩn bị nội dung nói

- Lựa chọn vấn đề: chọn vấn đề mà mình có nhiều ý kiến muốn chia sẻ.

- Tìm ý và sắp xếp:

+ Đặt câu hỏi và lần lượt giải đáp.

+ Sắp xếp thành đề cương và thực hiện.

b. Tập luyện

- Nói một mình.

- Nói trước nhóm học tập.

2. TRÌNH BÀY BÀI NÓI

- Lần lượt trình bày các ý theo đề cương đã chuẩn bị.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể.

- Bộc lộ được cảm xúc, thái độ hù hợp.

3. SAU KHI NÓI

- Người nghe:

+ Nhận xét trọng tâm, không vụn vặt.

+ Nêu điều tâm đắc của em.

+ Bổ sung ý kiến cho bạn.

- Người nói:

+ Lắng nghe, phản hồi những ý kiến của người nghe với tinh thần cầu thị

+ Làm rõ vấn đề người nghe thắc mắc.

+ Rút kinh nghiệm cho bản thân.

7 tháng 11 2023

- Trong đời sống hàng ngày, em có thể sử dụng bản đồ số vào những mục đích:

+ Tìm đường đi;

+ Tiếp cận các dịch vụ xung quanh nơi mình đến: các địa điểm ăn uống, cây ATM, trạm xăng, trạm xe buýt và các phương tiện giao thông khác,…

+ Chia sẻ kiến thức về các tuyến đường, địa điểm ưa thích hoặc hướng dẫn đường đi cho người khác.

+ Lưu địa chỉ nhà và trường học hay nơi làm việc, thu phóng bản đồ, xem bản đồ nguoaji tuyến, sử dụng giọng nói để điều hướng,…

=> Ví dụ: Cách tìm đường đi từ nhà đến trường thông qua sử dụng Google Maps.

+ Bước 1: Sử dụng điện thoại thông minh có kết nối internet, mở ứng dụng Google Maps (Nhớ mở định vị).

+ Bước 2: Nhập địa chỉ trường học.

+ Bước 3: Nhấn tìm kiếm.

- Cách sử dụng Google Maps để tìm đường trên thiết bị điện tử có kết nối internet (tương tự ví dụ trên).

22 tháng 3 2023
Các yếu tố vật lý:

Yếu tố

Ảnh hưởng

Ứng dụng

Nhiệt độ

Căn cứ vào nhiệt độ, vị sinh vật được chia thành các nhóm:

- Vi sinh vật ưa lạnh (dưới 15 độ C)

- Vi sinh vật ưa ấm (từ 20 – 40 độ C)

- Vi sinh vật ưa nhiệt (từ 55 – 65 độ C)

- Vi sinh vật siêu ưa  nhiệt (từ 75-100 độ C)

Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ…, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật.

Độ ẩm

Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.

- Dùng nước để khống chế sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật có hại và kích thích sinh trưởng của nhóm vi sinh vật có ích cho con người.

- Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô.

Độ pH

Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,…Dựa vào độ pH của môi trường, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: vi sinh vật ưa acid, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.

- Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với từng nhóm vi sinh vật.

- Điều chỉnh độ pH môi trưởng để ức chế các vi sinh vật gây hại và kích thích các vi sinh vật có lợi.

Ánh sáng

Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng.

Dùng bức xạ điện tử để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật.

Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra (đối với các vi khuẩn không có thành tế bào)

Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm như ướp muối, ướp đường,…

Các yếu tố hóa học:

- Chất dinh dưỡng: Các loài vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, ion khoáng,...
- Chất ức chế: Một số chất hoá học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau:

Chất hóa học

Ảnh hưởng

Ứng dụng

Các hợp chất phenol

Biến tính protein, màng tế bào

Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện

Các loại cồn (ethanol, izopropanol 70% đến 80%)

Làm biến tính protein, ngăn các chất qua màng tế bào

Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện

Iodine, rượu iodine (2%)

Oxy hóa các thành phần tế bào

Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện

Clo (cloramin, natri hypoclorid)

Oxy hóa mạnh các thành phần tế bào

Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm

Hợp chất kim loại nặng (Ag, Hg…)

Làm bất họat các protein

Diệt bào tử đang nảy mầm

Các aldehyde (formaldehyde 2%)

Làm bất họat các protein

Sử dụng để thanh trùng nhiều đối tượng

Các loại khí ethylene oxide (từ 10% đến 20%)

Oxy hóa các thành phần tế bào

Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

Kháng sinh

Diệt khuẩn có tính chọn lọc

Dùng chữa các bệnh nhiễm khuẩn trong y tế, thú y,…

 
I. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành: 1. Phân biệt vật sống, vật không sống. Lấy ví dụ vật sống, vật không sống. 2. Trình bày các đặc trưng của sự sống. 3.Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. II. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống : 1.Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào? Cho ví dụ 2.Trình bày cấu tạo và chức...
Đọc tiếp

I. Giới thiệu về khoa học tự nhiên, dụng cụ đo và an toàn thực hành: 1. Phân biệt vật sống, vật không sống. Lấy ví dụ vật sống, vật không sống. 2. Trình bày các đặc trưng của sự sống. 3.Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp, kính hiển vi. II. Tế bào – Đơn vị cơ bản của sự sống : 1.Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào? Cho ví dụ 2.Trình bày cấu tạo và chức năng mỗi thành phần của tế bào 3.Phân biệt tế bào động vật và tế bào thực vật; tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 4.Tế bào lớn lên và sinh sản như thế nào? Ý nghĩa của sự phân chia tế bào? III. Từ tế bào đến cơ thể : 1. Thế nào là sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. Cho ví dụ sinh vật đơn bào, sinh vật đa bào. 2. Nêu mối quan hệ giữa các cấp độ tồ chức trong cơ thể đa bào.

0
4 tháng 4 2020

v

a) Những hình ảnh tiêu biểu cho quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:

Cô giáo (Thầy giáo): xóa bảng, ghi lên bảng, phát giấy viết, nhắc nhở học sinh, đi quanh lớp, ngồi trên bục giảng…

Học sinh: đọc đề, chuẩn bị bút thước, suy nghĩ, viết bài văn…

Không khí: mát mẻ, căng thẳng, thoải mái, yên lặng,…

b) Có thể miêu tả quang cảnh theo trình tự thời gian: Đọc đề, làm bài, thu bài.

c) Tham khảo: 

Mở bài: Dường như sau tiếng trống báo kết thúc giờ ra chơi, cả lớp em vội vàng đi vào lớp. Bạn nào cũng ngồi ngay ngắn trên ghế của mình bởi tiết tiếp theo đây là tiết làm bài văn đầu tiên từ khi chúng em bước vào lớp 6. Bạn thì căng thẳng, bạn lại hồi hộp nhưng hơn hết là phất kích chờ cô giáo bước vào lớp.

Kết bài: Tiếng báo hết giờ của cô giáo vang lên nhưng gần như mọi người đang chần chừ để có thể tô vẽ thêm cho tác phẩm đầu tiên của mình. Phải đế năm phút sau cả lớp mới nộp hết bài tập cô ra . Đa số bạn nào cũng làm tốt bởi trên gương mặt các bạn lại nở nụ cười vui vẻ. Chúng em chào cô giáo rồi cùng nhau tan học sau một tiết kiểm tra đầu “khó khăn” này.

tham khảo nha

học tốt nhé

Linh ơi mk nộp từ 2h30 r bn ạ nhưng cho bn 1 k động viên -_-

5 tháng 4 2020

a) Những hình ảnh tiêu biểu cho quang cảnh lớp học trong giờ viết bài tập làm văn:

-Cô giáo (Thầy giáo): xóa bảng, ghi lên bảng, phát giấy viết, nhắc nhở học sinh, đi quanh lớp, ngồi trên bục giảng…

-Học sinh: đọc đề, chuẩn bị bút thước, suy nghĩ, viết bài văn…

-Không khí: mát mẻ, căng thẳng, thoải mái, yên lặng,…

b) Theo thứ tự thời gian :

- Bắt đầu đọc (chép, phát) đề

- Làm bài

- Chuông (trống) báo hết giờ

c)

Mở bài: Dường như sau tiếng trống báo kết thúc giờ ra chơi, cả lớp em vội vàng đi vào lớp. Bạn nào cũng ngồi ngay ngắn trên ghế của mình bởi tiết tiếp theo đây là tiết làm bài văn đầu tiên từ khi chúng em bước vào lớp 6. Bạn thì căng thẳng, bạn lại hồi hộp nhưng hơn hết là phất kích chờ cô giáo bước vào lớp.

Kết bài: Tiếng báo hết giờ của cô giáo vang lên nhưng gần như mọi người đang chần chừ để có thể tô vẽ thêm cho tác phẩm đầu tiên của mình. Phải đế năm phút sau cả lớp mới nộp hết bài tập cô ra . Đa số bạn nào cũng làm tốt bởi trên gương mặt các bạn lại nở nụ cười vui vẻ. Chúng em chào cô giáo rồi cùng nhau tan học sau một tiết kiểm tra đầu “khó khăn” này.