K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 9 2023

loading...

 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:

- Nông nghiệp: 

+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. 

+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi. 

+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…

- Thủ công nghiệp: 

+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất

- Thương mại: 

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh. 

+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới. 

+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế

Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.

9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Trung Quốc là nước đông dân nhất thế giới, năm 2020 là 1,43 tỉ người (chiếm 18% dân số thế giới).

+ Cơ cấu dân số: nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm 18%, nhóm từ 15-64 tuổi chiếm 69%, nhóm trên 65 tuổi chiếm 13%.

+ Tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh.

+ Mật độ dân số trung bình khoảng 150 người /km2, dân cư phân bố chênh lệch, tập trung ở miền Đông - thưa thớt ở miền Tây.

+ Đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh, có nhiều đô thị đông dân (Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân,…)

 + Có 56 dân tộc, người Hán đông nhất (gần 92%).


- Tác động

+ Dân số đông là nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn, nhưng cũng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp như: giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao mức sống cho người dân.

+ Chính sách dân số sinh một con trong thời gian dài khiến cho tỉ lệ gia tăng dân số giảm nhanh, làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp (trọng nam khinh nữ,…)

+ Phân bố dân cư rất chênh lệch là một trong những nhân tố tạo nên sự khác nhau trong phát triển kinh tế - xã hội ở hai miền Đông - Tây và ảnh hưởng tới việc khai thác tài nguyên ở miền Tây.

+ Đa dân tộc, mỗi dân tộc có phong tục tập quán riêng, có kinh nghiệm và phương thức sản xuất khác nhau đã tạo cho Trung Quốc có nền văn hóa đa dạng giàu bản sắc, song cũng nảy sinh một số vấn đề về xã hội và quản lí cần giải quyết.

4 tháng 2 2023

Sự phát triển kinh tế dưới thời Minh-Thanh:

- Nông nghiệp: 

+ Gia tăng cả về diện tích, năng suất và sản lượng. 

+ Các vua đầu triều Minh-Thanh thường giảm thuế khóa, chia ruộng đất cho nông dân, chú trọng thủy lợi. 

+ Luân canh cây trồng, nhập nhiều giống mới, xây nhiều đồn điền chuyên trồng ngũ cốc, chè, bông…

- Thủ công nghiệp: 

+ Phát triển. Nhiều mặt hàng nổi tiếng: tơ lụa, đồ sứ, đóng thuyền, làm giấy,...

+ Xưởng thủ công xuất hiện khắp nơi, chủ yếu ở thành thị, hình thành khu vực chuyên môn hóa sản xuất

- Thương mại: 

+ Buôn bán trong và ngoài nước phát triển mạnh. 

+ Thương nhân Trung Quốc đen hàng hóa, trao đổi buôn bán với thế giới. 

+ Cuối triều Minh, sang triều Thanh, hoạt động buôn bán với bên ngoài bị hạn chế

Hoạt động thương mại ở Trung Quốc thời Thanh bị cấm đoán. Mầm mống Tư bản chủ nghĩa xuất hiện nhưng không phát triển được.

Vị trí địa lí: Nằm ở phía Đông Bắc ở châu Á, giáp với 14 nước, trong đó có Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Phía Đông giáp với Thái Bình Dương

Phạm vi lãnh thổ: Rộng khoảng 9,6 triệu km2. Phần đất liền nằm trong khoảng vĩ độ 20 độ B đến 53 độ B,kinh độ là từ 73 độ Đ đến 135 độ Đ

Ảnh hưởng

- Lãnh thổ: Trung Quốc có thiên nhiên đa dạng, phân hóa theo chiều Đông-Bắc, Nam-Tây

=> tạo cơ sở để Trung Quốc phát triển vững mạnh

- Vị trí địa lí: 

+ giúp TQ mở rộng giao lưu, phát triển nhiều ngành kinh tế khác nhau

+ bên cạnh đó, vị trí địa lí ngay sát Thái Bình Dương khiến TQ nhiều lần hứng chịu những trận động đất nặng nề, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế

9 tháng 8 2023

Tham khảo

a) Địa hình, đất

- Đặc điểm: Địa hình Trung Quốc đa dạng, lấy kinh tuyến 105°Đ làm ranh giới, có thể chia thành hai miền: miền Đông và miền Tây.

+ Miền Tây: nhiều dãy núi và sơn nguyên cao, đồ sộ xen lẫn các bồn địa và cao nguyên, còn có nhiều hoang mạc lớn. Chủ yếu là đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Miền Đông: gồm các đồng bằng châu thổ rộng lớn có đất phù sa màu mỡ và đồi núi thấp.

- Ảnh hưởng:

+ Miền Tây: có nhiều khó khăn đối với giao thông và sản xuất, chỉ ở một số nơi có điều kiện để phát triển rừng và chăn nuôi gia súc.

+ Miền Đông: có nhiều thuận lợi để phát triển các vùng nông nghiệp trù phú.

b) Khí hậu

- Đặc điểm: Phần lớn lãnh thổ là khí hậu ôn đới, phía nam có khí hậu cận nhiệt và nhiệt đới, khí hậu phân hóa rõ rệt.

+ Miền Tây: khí hậu lục địa khô hạn, lượng mưa ít, nhiệt độ chênh lệch ngày đêm và các mùa khá lớn.

+ Miền Đông: khí hậu gió mùa nóng ẩm, mùa hạ mưa nhiều, lạnh khô vào mùa đông.

+ Núi và sơn nguyên cao: khí hậu núi cao mùa đông lạnh, mùa hạ mát.

- Ảnh hưởng: Khí hậu tạo điều kiện cho Trung Quốc đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp nhưng cũng gây nhiều khó khăn cho sản xuất và cư trú ở các vùng có khí hậu lục địa khắc nghiệt.

c) Sông, hồ

- Đặc điểm:

+ Có nhiều sông lớn: Trường Giang, Hoàng Hà…hạ lưu sông bồi đắp nên các đồng bằng lớn. Phần lớn sông có hướng tây - đông, lưu lượng nước lớn.

+ Có nhiều hồ lớn: Động Đình, Thái Hồ…

- Ảnh hưởng:

+ Sông thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa, là nguồn thủy năng lớn, cung cấp nước cho đời sống và sản xuất.

+ Các hồ là nơi dự trữ nguồn nước ngọt quan trọng và có nhiều giá trị đối với nông nghiệp và du lịch.

d) Biển

- Đặc điểm:

+ Vùng biển rộng có các ngư trường lớn.

+ Đường bờ biển dài 9000 km với nhiều vịnh biển sâu như: Đại Liên, Hàng Châu, Hải Châu,…

+ Nhiều bãi biển đẹp như: Đáp Đầu, Thiên Tân, Đường Lâm,..

- Ảnh hưởng: Tài nguyên biển tạo điều kiện để Trung Quốc phát triển các ngành kinh tế biển: khai thác và đánh bắt thủy sản, công nghiệp chế biến, du lịch,…

e) Sinh vật

- Đặc điểm:

+ Rừng tự nhiên có diện tích lớn, chiếm 19% diện tích lãnh thổ. Chủ yếu là rừng lá kim, rừng hỗn hợp, rừng lá rộng, rừng cận nhiệt ẩm (miền Đông) và thảo nguyên, hoang mạc và bán hoang mạc (miền Tây).

+ Rừng có nhiều loài động vật quý, có giá trị: báo gấm, sói xám, gấu trúc,…

- Ảnh hưởng: Rừng cung cấp gỗ, nhiều dược liệu quý và tạo tiềm năng để phát triển du lịch.

g) Khoáng sản

- Đặc điểm: Khoáng sản đa dạng, phong phú, nhiều loại có trữ lượng lớn: than, các quặng kim loại màu, đất hiếm, quặng kim loại đen, các khoáng sản phi kim loại,… phân bố ở nhiều nơi.

- Ảnh hưởng: Tài nguyên khoáng sản là điều kiện thuận lợi để Trung Quốc phát triển các ngành công nghiệp, giao thương với các nước và khu vực trên thế giới.

9 tháng 8 2023

Tham khảo
- Đặc điểm

+ Trước năm 1978 chậm phát triển, sau năm 1978 công cuộc hiện đại hóa đất nước đã thúc đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

+ Năm 2020, GDP của Trung Quốc đạt 14688 tỉ USD, chiếm 17,4% GDP toàn thế giới. Sau 10 năm (2010-2020) GDP Trung Quốc tăng 2,4 lần.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ. Ở mỗi ngành kinh tế, có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa và đẩy mạnh công nghệ cao.

- Dẫn chứng

+ Trung Quốc ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thế giới về kinh tế, chính trị, khoa học - công nghệ, đối ngoại,…

+ Thị trường Trung Quốc rộng lớn hàng đầu thế giới, có ảnh hưởng đến thương mại của nhiều quốc gia.

+ Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu đứng đầu thế giới, là một mắt xích quan trọng trong một số chuỗi sản xuất, cung ứng toàn cầu nên có ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế thế giới.

- Nguyên nhân

+ Tiến hành cuộc cải cách trong nông nghiệp, nông thôn với những chính sách nhằm khuyến khích phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại hình sản xuất ở nông thôn.

+ Trong công nghiệp, tăng cường hiện đại hóa trang thiết bị, khuyến khích các xí nghiệp vừa và nhỏ.

+ Đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng các cảng biển, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do.

+ Phát triển khoa học - công nghệ; thu hút vốn, khoa học - công nghệ, kinh nghiệm quản lí từ nước ngoài.

+ Coi trọng thị trường trong nước, chú ý vào thị hiếu tiêu dùng tư nhân, dịch vụ và đổi mới công nghệ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững.

+ Mở rộng thị trường quốc tế, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài, thực hiện chính sách mở.

13 tháng 8 2023

Tham khảo

- Nguyên nhân thúc đẩy các nước đế quốc xâm lược Trung Quốc:

+ Từ cuối thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX, nền sản xuất của các nước phương Tây phát triển, đặt ra nhu cầu ngày càng lớn về: nguyên liệu, nhân công, thị trường tiêu thụ,… Do đó, các nước phương Tây tăng cường xâm chiếm thuộc địa và thị trường thế giới

+ Trung Quốc có tiềm năng về nguyên liệu thô; dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn… Từ cuối thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Mãn Thanh ở Trung Quốc lâm vào khủng hoảng, suy yếu,…

=> Trung Quốc nhanh chóng trở thành đối tượng xâm lược của các nước đế quốc.

- Quá trình xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc:

+ 1840 - 1842, Anh gây chiến với Trung Quốc (thường gọi là Chiến tranh thuốc phiện). Bị thất bại trong cuộc Chiến tranh thuốc phiện, triều đình Mãn Thanh buộc phải kí với Anh Hiệp ước Nam Kinh (tháng 8/1842) với các điều khoản nặng nề.

+ Cuối thế kỉ XIX, các nước đế quốc tăng cường xâm lược Trung Quốc: Đức xâm chiếm Sơn Đông; Anh xâm chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử; Pháp xâm chiếm Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông; Nhật Bản xâm chiếm vùng Đông Bắc và Phúc Kiến,...

+ Năm 1901, triều đình Mãn Thanh phải kí Điều ước Tân Sửu. Với điều ước này, Trung Quốc trở thành nước nửa phong kiến, nửa thuộc địa.

2 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Kinh thành Huế được xây dựng cách ngày nay hơn 200 năm và sau gần 30 năm thì hoàn thành.
- Với chu vi khoảng 9 km, Kinh thành Huế có hình gần như vuông, đường chia ô cờ, với ba vòng thành (Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành). Hoàng thành và Tử Cấm thành được gọi chung là Hoàng Cung hay Đại Nội.

Kinh Thành huế gần như là hình vuông, với cấu trúc gồm 3 vòng thành: Kinh thành, Hoàng thành, Tử Cấm thành

8 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Tình hình phát triển kinh tế chung của khu vực Mỹ La-tinh: Tuy giành được độc lập sớm nhưng trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nước Mỹ La-tinh hiện nay chủ yếu thuộc nhóm nước đang phát triển GDP toàn khu vực còn thấp và có sự chênh lệch rất lớn.
Tốc độ tăng trưởng GDP của khu vực nhìn chung còn chậm và không đều Có nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm trong nước thuộc loại cao nhất thế giới.
Nhiều nước có tỉ lệ này ở mức trên 40 - 50% Là khu vực có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế với cơ cấu đa dạng: công nghiệp (chủ yếu là khai khoáng), nông nghiệp là thế mạnh, dịch vụ có tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế (chiếm khoảng 60% năm 2020)
- Nguyên nhân: Do hầu hết các nước Mỹ La-tinh trước đây đều là những nước nông nghiệp lạc hậu; đường lối phát triển kinh tế chưa hợp lý, phụ thuộc nhiều vào tư bản nước ngoài. Các công ty lớn hầu hết do người nước ngoài nắm giữ.

14 tháng 8 2023

Tham khảo

- Thuận lợi đối với phát triển kinh tế: Vùng biển đảo nước ta có nguồn tài nguyên đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển: giao thông vận tải biển, khai thác khoáng sản, làm muối, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, du lịch biển,....

+ Giao thông vận tải biển: Vùng biển Việt Nam là vùng biển nhiệt đới, có nhiều cảng nước sâu, lại nằm trên con đường hàng hải quốc tế quan trọng, nối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương là điều kiện thuận lợi để các phương tiện vận tải và giao thông đường biển hoạt động quanh năm.

+ Du lịch biển: Các bãi biển đẹp, các vườn quốc gia và khu dự trữ sinh quyển ở ven biển, trên các đảo,... kết hợp với khí hậu thuận lợi, nước biển ấm là điều kiện để Việt Nam phát triển nhiều loại hình du lịch, tạo ra các sản phẩm du lịch biển đặc sắc, độc đáo; góp phần thúc đẩy ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nước ta.

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản và khai thác khoáng sản: Vùng biển Việt Nam có nguồn tài nguyên sinh vật, khoáng sản phong phú đã tạo nguồn lợi lớn cho việc khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, khai thác dầu mỏ, khí đốt, cát,... Từ đó, cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, thực phẩm hàng hoá tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, mang lại những lợi ích kinh tế to lớn cho đất nước.

+ Phát triển nghề muối: Nước biển có độ muối cao, biển nhiệt đới ấm quanh năm và nhiều ánh sáng thích hợp để phát triển nghề làm muối ở một số vùng dọc bờ biển Việt Nam, đặc biệt là vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

- Khó khăn đối với phát triển kinh tế

+ Vùng biển đảo Việt Nam có nhiều thiên tai, đặc biệt là bão, áp thấp nhiệt đới có sức tàn phá lớn gây nhiều thiệt hại cho việc đánh bắt, nuôi trồng thuỷ hải sản, giao thông và du lịch biển.

+ Tình trạng ô nhiễm môi trường biển, sự suy giảm đa dạng sinh học và cạn kiệt nguồn tài nguyên biển cũng gây trở ngại cho việc khai thác tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội bền vững.