K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

- Quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường bị rối loạn sẽ ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của cơ thể: Nhờ có sự trao đổi chất thường xuyên với môi trường mà cơ thể có thể lấy nguyên liệu cung cấp cho các hoạt động sống, đồng thời, thải ra môi trường các chất dư thừa, chất độc hại. Do đó, nếu quá trình này bị rối loạn, cơ thể không được cung cấp đủ nguyên liệu và năng lượng, chất độc hại tích lũy, ảnh hưởng tới các hoạt động sống, thậm chí gây tử vong.

- Một số biện pháp để quá trình trao đổi chất giữa cơ thể và môi trường diễn ra thuận lợi:

+ Uống đủ lượng nước cần thiết.

+ Ăn đủ chất, đủ lượng, hợp lí và cân đối.

+ Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, lao động vừa sức.

+ Sử dụng hợp lí một số chất giúp tăng cường quá trình trao đổi chất của cơ thể như cà phê đen, trà xanh, thức ăn cay,…

22 tháng 2 2023

Nếu quá trình trao đổi chất và năng lượng gặp trục trặc thì sự cung cấp vật chất và năng lượng cho các hoạt động sống khác của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng, tạo thành các bệnh như: suy dinh dưỡng, béo phì,…

25 tháng 9 2023

- Trong cơ thể sống, hoạt động trao đổi chất diễn ra không bình thường thì việc cung cấp vật chất và năng lượng cho toàn bộ hệ thống các hoạt động sống trong cơ thể sẽ bị ảnh hưởng khiến tất cả các hoạt động sống này đều bị rối loạn.

- Ví dụ: Thiếu nguồn dinh dưỡng, tế bào phân chia kém, cây sinh trưởng và phát triển chậm, sinh sản không đúng chu kì.

Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới: A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước môC. Máu D. Cả ý B và C đều đúngCâu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.C. Cơ thể thải CO2 và chất bài...
Đọc tiếp

Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:

A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô

C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng

Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:

A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.

B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.

C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.

D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.

Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:

A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên

Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:

A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể

Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2

C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2

Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:

A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt

B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.

D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C

Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:

A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo

Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:

A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.

C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.

Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:

A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin

Câu 10: Tá tràng là nơi:

A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non

C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già

Câu 10: Môn vị là:

A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy

C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày

3
14 tháng 12 2016

Câu 1: Các sản phẩm phế thải do tế bào tạo ra được chuyển tới:

A. Nước mô, máu rồi đến cơ quan bài tiết. B. Nước mô

C. Máu D. Cả ý B và C đều đúng

Câu 2: Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là:

A. Sự trao đổi vật chất giữa hệ tiêu hóa,hệ hô hấp, hệ bài tiết và môi trường ngoài.

B. Cơ thể lấy thức ăn, nước, muối khoáng, và oxit từ môi trường.

C. Cơ thể thải CO2 và chất bài tiết.

D. Cả ba ý A,B,C đều đúng.

Câu 3: Cơ thể nhận thức ăn từ môi trường và thải ra môi trường chất bã là biểu hiện sự trao đổi chất ở cấp độ:

A. Phân tử B.Tế bào C. Cơ thể D. Cả 3 cấp độ trên

Câu 4: Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào thể hiện trao đổi chất ở câp độ:

A. Tế bào và phân tử B. Tế bào C. Cơ thể D. Tế bào và cơ thể

Câu 5: Hoạt động nào sau đây là kết quả của quá trình trao đổi chất ở cấp độ tế bào?

A. Tế bào nhận từ máu chất bã B. Tế bào nhận từ máu chất dinh dưỡng và O2

C. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng D. Máu nhận từ tế bào chất dinh dưỡng và O2

Câu 6: Tác dụng của ăn kỹ nhai chậm là:

A. Giúp nhai nghiền thức ăn tốt

B. Thức ăn được trộn và thấm đều nước bọt hơn.
C. Kích thích sự tiết men tiêu hóa và thấm đều nước bọt hơn.

D. Cả 3 ý trình bày ở A, B, C

Câu 7: Cơ cấu tạo của thành ruột non là:

A. Cơ vòng, cơ chéo B. Cơ dọc, cơ chéo C. Cơ vòng, cơ dọc D. Cơ vòng, cơ dọc, cơ chéo

Câu 8: Dịch mật được tiết ra khi:

A. Thức ăn chạm vào lưỡi B. Thức ăn được chạm vào niêm mạc của dạ dày.

C. Thức ăn được đưa vào tá tràng D. Tiết thường xuyên.

Câu 9: Sản phẩm cuối cùng được tạo ra từ sự tiêu hóa hóa học chất gluxit ở ruột non là:

A. Axit amin B. Axit béo C. Đường đơn D. Glixerin

Câu 10: Tá tràng là nơi:

A. Nơi nhận dịch tụy và dịch mật đổ vào B.Đoạn đầu của ruột non

C. Nơi nhận thức ăn từ dạ dày đưa xuống D. Đoạn cuối của ruột già

Câu 10: Môn vị là:

A. Phần trên của dạ dày B.Phần thân của dạ dạy

C. Vách ngăn giữa dạ dày với ruột non D. Phần đáy của dạ dày

14 tháng 12 2016

Câu 1. A

Câu 2. D

Câu 3. C

Câu 4. B

Câu 5. B

Câu 6. D

Câu 7. C

Câu 8. C

Câu 9. C

Câu 10. A

Câu 11. C

 Câu 16.1: Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể? Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào.Câu 16.2 a)Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào? b)Nêu cấu tạo của cơ quan đó phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?Câu 17.1Trình bày cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng? Với khẩu phần ăn đầy đủ chất, sau khi...
Đọc tiếp

 Câu 16.1: Trình bày sự trao đổi chất ở cấp độ cơ thể? Phân biệt trao đổi chất ở cấp độ cơ thể và trao đổi chất ở cấp độ tế bào.

Câu 16.2 a)Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở cơ quan nào? b)Nêu cấu tạo của cơ quan đó phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng?

Câu 17.1Trình bày cấu tạo của dạ dày phù hợp với chức năng? Với khẩu phần ăn đầy đủ chất, sau khi tiêu hóa ở dạ dày thì còn loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Câu 17.2: Hoạt động biến đổi thức ăn ở khoang miệng gồm những hoạt động nào? Tác dụng của từng hoạt động.

Câu 18.1 Nêu các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp?

Câu 18.2: Nêu nguyên nhân của sự trao đổi khí ở phổi và ở tế bào ? Đáp án Do sự chênh lệch nồng độ các khí ở hai môi trường khác nhau

Câu 19.1: Để có hệ hô hấp khỏe mạnh ta phải làm gì?

Câu 19.2 : Vì sao khi tập luyện thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

8
22 tháng 12 2020

Câu 16.1

- Trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là sự trao đổi chất giữa cơ thể với môi trường thực hiện nhờ hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, hệ bài tiết

- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào là sự trao đổi chất giữa tế bào và môi trường trong thực hiện nhờ hệ tuần hoàn

- Trao đổi chất ở cấp độ tế bào và trao đổi chất ở cấp độ cơ thể là 2 quá trình song song, thống nhất giúp cơ thể tồn tại và phát triển:

Trao đổi chất ở tế bào là cơ sở của trao đổi chất ở cấp độ cơ thể

Trao đối chất ở cấp độ cơ thể là tiền đề cho trao đổi chất ở cấp độ tế bào diễn ra

22 tháng 12 2020

Câu 16.2

Sự hấp thu chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột  non

Đặc điểm cấu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thu chất dinh dưỡng:

– Diện tích bề mặt trong của ruột non rất lớn là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng thấm qua các tế bào niêm mạc ruột trên dơn vị thời gian…).

– Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột cũng sẽ là điều kiện cho sự hấp thụ các chất dinh dưỡng với hiệu quả cao (cho phép một số lượng lớn chất dinh dưỡng sau khi thấm qua niêm mạc ruột vào được mao mạch máu và mạch bạch huyết).

31 tháng 12 2018

Chọn đáp án D

Ban đầu than cháy mạnh và sinh ra CO2 theo phương trình C + O2 → t o  CO2

Trong phòng kín, lượng O2 giảm rất nhanh và CO2 tạo thành sẽ oxi hóa C dư tạo CO

CO2 + C  → t o  2CO, chính CO này mới là khí độc

7 tháng 8 2023

Cơ thể này có thể mất cảm giác đau và vận động khi bị thương do chất độc làm mất hoạt tính của thụ thể ở màng sau xinap làm cho xung động thần kinh không thể truyền đi được.

9 tháng 3 2018

Chọn B

Ở động vật bậc cao quá trình tiêu hoá xảy ra ở dạ dày và ruột (đặc biệt là ruột non) là quan trọng nhất, vì đây là 2 giai đoạn để tạo ra sản phẩm hữu cơ đơn giản để ngấm qua thành ruột non để đi nuôi cơ thể và từ đó tạo nên chất riêng cho cơ thể.

Note 6

Tiêu hoá ở động vật

- KN: Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.

a - Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

+ Động vật chưa có cơ quan tiêu hoá là động vật đơn bào. Tiêu hoá ở động vật đơn bào là tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong tế bào).

+ Một số đại diện của động vật đơn bào là: trùng giày, trùng roi, trùng biến hình, trùng kiết lị và trùng sốt rét,...

b - Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá (ruột khoang và giun dẹp)

+ Ruột khoang gồm có các đại diện như: thuỷ tức, sứa, san hô, hải quỳ.

+ Giun dẹp gồm có các đại diện như: sán lá máu, sán bã trầu. sán dây. sán lông...

+ Ở túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá ngoại bào (tiêu hoá trong lòng túi tiêu hóa, bên ngoài tế bào, nhờ enzim thuỷ phân chất dinh dưỡng phức tạp trong túi) và tiêu hoá nội bào (tiêu hoá bên trong các tế bào trên thành túi tiêu hoá).

c - Tiêu hoá động vật có ống riêu hoá (động vật có xương sống và nhiều loài động vật không có xương sống có ống tiêu hoá)

-    Trong ống tiêu hoá thức ăn được tiêu hoá ngoại (chim, giun đất, châu chấu).

-    Trong ống tiêu hoá thức ăn được tiêu hoá ngoại (chim, giun đất, châu chấu).

-    Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ quan tiẻu hoá là tiêu hoá được thức ăn có kích thước lớn hơn.

*   Chiều hướng tiến hoá của hệ tiêu hoá ở động vật

-    Cấu tạo ngày càng phức tạp: từ không có cơ quan tiêu hoá đến có cơ quan tiêu hóa, từ túi tiêu hoá đến ống tiêu hoá.

-    Tiêu hoá ở ruột là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình tiêu hoá. Ruột cũng là nơi thực hiện chủ yếu sự hấp thụ các chất dinh dưỡng (sản phẩm của quá trình tiêu hoá).

-    Trong dạ dày có axit HCl và enzim pepsin.

*   Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt

-    Ống tiêu hoá của thú ăn thịt có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn là thịt mềm và giàu chất dinh dưỡng.

-    Răng có một số đặc điểm phù hợp với tiêu hoá thịt. Thú ăn thịt hầu như không nhai thức ăn. Chúng dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt.

-    Dạ đày đơn to chứa được nhiều thức ăn. Thức ăn là thịt được tiêu hoá cơ học và hoá học (nhờ pepsin) trong dạ dày. Ví dụ như ngựa và động vật gặm nhấm (thỏ, chuột).

-    Ruột ngắn hơn ruột thú ăn thực vật. Thức ăn đi qua ruột non phải trải qua quá trình tiêu hoá và hấp thụ tương tự như ruột người.

*   Đặc điểm tiên hoá ở động vật ăn thực vật

-    Ống tiêu hoá của thú ăn thực vật có một số đặc điểm cấu tạo và chức năng thích nghi với thức ăn thực vật cứng và khó tiêu hoá (tế bào thực vật có thành xenlulỏzơ).

-    Thú ăn thực vật thường nhai kĩ và tiết nhiều nước bọt.

-    Động vật nhai lại (trâu, bò, cừu, dê,...) có dạ dày 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách và dạ múi khế. Trong đó dạ dày múi khế là dạ dày chính thức.

-    Thú ăn thực vật có các răng dùng nhai và nghiền thức ăn phát triển; dạ dày một ngăn hoặc bốn ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài. Thức ăn được tiêu hoá cơ học, hoá học và biến đổi nhờ vi sinh vật cộng sinh.

-    Ruột non của thú ăn thực vật dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt là vì do thức ăn thực vật khó tiêu hoá nghèo chất dinh dưỡng nên ruột non dài giúp có đủ thời gian để tiêu hoá và hấp thụ.

Ruột tịt ở thú ăn thịt không phát triển trong khi manh tràng ở thú ăn thực vật rất phát triển là vì ruột tịt là nơi vi sinh vật cộng sinh giúp tiêu hoá thức ăn thực vật có vách xenlulôzơ. Thức ăn của thú ăn thịt là thịt. Thịt mềm, giàu chất dinh dưỡng dễ tiêu hoá và hấp thụ, không cần tiêu hoá vi sinh vật.