K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 2 2023

Tài nguyên thiên nhiên có vai trò quan trọng đối với mỗi quốc gia:

- Tài nguyên thiên nhiên là nguồn lực quan trọng của quá trình sản xuất, đặc biệt trong việc phát triển các ngành công nghiệp khai thác, chế biến và cung cấp nguyên - nhiên liệu cho các ngành kinh tế khác.

- Tài nguyên thiên nhiên là cơ sở để tích luỹ vốn và phát triển ổn định.

+ Đối với hầu hết các quốc gia, việc tích luỹ vốn đòi hỏi phải có quá trình lâu dài. Tuy nhiên, có nhiều quốc gia, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng mà có thể rút ngắn quá trình tích luỹ vốn bằng cách khai thác sản phẩm thô để bán.

+ Sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên sẽ giúp các quốc gia ít lệ thuộc vào quốc gia khác, từ đó tạo ra cơ hội phát triển kinh tế ổn định.

- Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kĩ thuật đang làm thay đổi giá trị của nhiều loại tài nguyên. Một số loại tài nguyên do khai thác đến mức cạn kiệt nên đã trở thành quý hiếm. 

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 8 2023

Từ số liệu, có thể thấy được Biển Đông có sinh vật thật đa dạng và phong phú, ngoài ra còn có tiềm năng dầu khí cao. Chính vì vậy, Biển Đông là một trong những khu vực đóng góp quan trọng vào kinh tế Việt Nam.

13 tháng 12 2022

- Khái niệm tài nguyên thiên nhiên: Tài nguyên thiên nhiên bao gồm tất cả các dạng vật chất tồn tại khách quan trong tự nhiên mà con người có thể sử dụng phục vụ cuộc sống cá nhân và sự phát triển của xã hội loài người.

- Đặc điểm của tài nguyên thiên nhiên:

+ Phân bố không đồng đêu theo không gian lãnh thổ.

+ Phần lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế được hình thành qua quá trình phát triền lâu dài của tự nhiên và lịch sử.

+ Tài nguyên thiên nhiên trên Trái Đất rất phong phú, đa đạng nhưng có giới hạn nhất định. 

-> Nhiều loại tài nguyên đang bị cạn kiệt, nhất là tài nguyên khoáng sản.

+ Dựa vào tính chất và việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên phân thành:

Tài nguyên thiên nhiên vô hạnTài nguyên thiên nhiên hữu hạn: tái tạo được và không tái tạo được.

- Vai trò của tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển của xã hội loài người:

+ Là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế — xã hội. Không có tài nguyên thiên nhiên thì không thể có hoạt động sản xuất và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển. Là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp, góp phần chuyển dịch cơ cầu kinh tế...

* Ví dụ: Tại một vùng mọi thứ xuất hiện làm ra thiên nhiên nhưng khi phải chịu mọi thiên tai, bão lụt thì rất nhiều sự sống tại vùng đó bị tiêu hủy, tàn phá nặng nề, đó là kết thúc của sự sống. Con người khai thác các loại khoáng sản, hải sản lâm sản,…phục vụ nhu cầu sinh hoạt của con người.

+ Là tiền đề quan trọng cho tích luỹ, tăng trưởng và phát triển kinh tế — xã hội. 

* Ví dụ: Thiên nhiên cung cấp cho con người lượng tài nguyên lớn như nguồn nước, khoáng sản… 

3 tháng 2 2023

Vai trò của mỗi nguồn lực đối với sự phát triển kinh tế:

* Các nguồn lực bên trong: vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế của 1 lãnh thổ.

- Vị trí địa lí: tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn trong việc trao đổi, hợp tác cùng phát triển giữa các lãnh thổ.

Ví dụ: Việt Nam có vị trí nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực ĐNA, giáp biển => Thuận lợi giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.

- Nguồn lực tự nhiên: yếu tố đầu vào để sản xuất hàng hóa, dịch vụ giúp phát triển kinh tế. Sự giàu có và đa dạng về tài nguyên tạo lợi thế quan trọng cho sự phát triển.

Ví dụ: Hoa Kì là quốc gia có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú (giàu tài nguyên khoáng sản, diện tích đồng bằng rộng lớn, đất màu mỡ, nguồn nước dồi dào,…) => Lợi thế để phát triển kinh tế.

- Nguồn lực kinh tế - xã hội: đóng vai trò trực tiếp và vô cùng quan trọng đối với sự phát triển KT-XH.

Ví dụ: Nhật Bản là quốc gia rất nghèo tài nguyên thiên nhiên nhưng nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới nhờ yếu tố con người.

* Các nguồn lực bên ngoài: Việc tận dụng, thu hút vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tri thức và sản phẩm khoa học – công nghệ, thị trường bên ngoài lãnh thổ,… sẽ tạo sức mạnh cho sự phát triển kinh tế.

Ví dụ: Để phát triển nền kinh tế nhanh chóng, Nhật Bản rất biết tận dụng các nguồn lực từ bên ngoài (có chính sách tốt thu hút lao động chất lượng cao từ các nước khác, nhập khẩu lao động, mua bằng sáng chế,…).

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Địa hình và đất: Địa hình rất đa dạng; trong đó núi, sơn nguyên, cao nguyên chiếm hơn 70% diện tích lãnh thổ. Trên lục địa, địa hình thấp dần từ tây sang đông, tạo ra hai miền địa hình khác nhau.

+ Miền đông: địa hình chủ yếu là đồng bằng và đồi núi thấp. Loại đất chủ yếu ở vùng này là: đất feralit và đất phù sa.

+ Miền Tây: là nơi tập trung nhiều dãy núi cao, đồ sộ; cao nguyên; bồn địa và hoang mạc. Địa hình hiểm trở và chia cắt mạnh. Loại đất phổ biến là: đất xám hoang mạc và bán hoang mạc nghèo dinh dưỡng, khô cằn.

- Khí hậu

+ Phần lớn lãnh thổ Trung Quốc có khí hậu ôn đới, phần phía nam có khí hậu cận nhiệt.

+ Khí hậu có sự phân hóa đa dạng theo chiều đông - tây, bắc - nam và theo độ cao: miền Đông có khí hậu gió mùa; miền Tây có khí hậu ôn đới lục địa khắc nghiệt; Ở các vùng núi và cao nguyên cao ở miền Tây có kiểu khí hậu núi cao, càng lên cao càng lạnh.

- Sông, hồ

+ Trung Quốc có hàng nghìn con sông lớn nhỏ. Các sông lớn nhất là: Hoàng Hà, Trường Giang, Hắc Long Giang, Châu Giang…. Đa số các sông đều bắt nguồn từ vùng núi phía tây và chảy ra các biển ở phía đông.

- Một số hồ lớn như: Động Đình, Phiên Dương.... là những hồ chứa nước ngọt quan trọng; bên cạnh đó, ở Trung Quốc cũng có các hồ nước mặn, như: Thanh Hải, Nam-so,...

- Sinh vật:

+ Hệ thực vật đa dạng phong phú và phân hóa theo chiều bắc - nam và đông - tây.

▪ Rừng tự nhiên tập trung phần lớn ở khu vực khí hậu gió mùa miền Đông, từ nam lên bắc là rừng nhiệt đới, rừng lá rộng và rừng lá kim.

▪ Miền Tây chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc và thảo nguyên, riêng vùng phía nam của cao nguyên Tây Tạng có rừng lá kim phát triển trong các thung lũng.

+ Hệ động vật cũng rất phong phú, trong đó có hơn 100 loài đặc hữu và quý hiếm, có giá trị lớn về nguồn gen, như gấu trúc, bò lắc (bò Tây Tạng), cá sấu,...

- Khoáng sản: Trung Quốc có gần 150 loại khoáng sản; nhiều loại có giá trị kinh tế cao như: khoáng sản năng lượng (than, dầu mỏ, khí đốt), khoáng sản kim loại (sắt, man-gan, đồng, thiếc, bô-xít, đất hiếm…), khoáng sản phi kim loại (phốt pho, lưu huỳnh, muối mỏ…)

- Biển: Trung Quốc giàu tài nguyên biển:

+ Trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên lớn, các mỏ dầu lớn nằm ở vùng bờ biển và thềm lục địa của Hoàng Hải, các mỏ khí tự nhiên lớn nằm ở biển Hoa Đông và gần đảo Hải Nam.

+ Các vùng biển có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao.

+ Ven biển có nhiều vũng vịnh

7 tháng 11 2023

- Trong thời kì xa xưa, những tài nguyên thiên nhiên mà con người biết đến và sử dụng được rất hạn chế như: không khí để thở, nước để uống, các động, thực vật hoang dại trên cạn và dưới nước để làm thức án.

- Dần dần khi con người biết làm nông nghiệp, thì đất đai lại trở thành nguồn tài nguyên quan trọng.

- Công nghiệp phát triển, nguồn tài nguyên khoáng sản mới  được khai thác và sử dụng mạnh mẽ làm công cụ sản xuất (quặng kim loại...), tiếp đến là nguyên liệu đốt cháy (dầu mỏ, khí đốt,..)

⟹ Việc mở rộng các danh mục tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ hiểu biết khoa học kĩ thuật của loài người, vào sự phát triển của xã hội.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Ảnh hưởng của đặc điểm xã hội tới sự phát triển kinh tế - xã hội Liên Bang Nga:

+ Sự đa dạng về dân tộc, sắc tộc đã tạo nên một nền văn hóa Nga đa dạng, độc đáo.

+ Nước Nga có nền văn hóa lớn, phát triển lâu đời, có nhiều đóng góp cho văn hóa nhân loại là tài nguyên du lịch văn hóa để phát triển du lịch thu hút khách du lịch, tham quan, tìm hiểu.

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện là tiền đề cho sự yên ổn xã hội, chính trị và phát triển kinh tế.

+ Người dân Nga có trình độ học vấn cao cùng nền tảng khoa học - công nghệ lâu đời tạo điều kiện thuận lợi cho Nga phát triển kinh tế với nguồn lao động chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Nga đang phải đối mặt với nhiều thách thức như sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực, nhiều vấn đề xã hội phức tạp…

3 tháng 2 2023

- Một số hoạt động kinh tế, khai thác tài nguyên biển và đại dương:

+ Nuôi trồng và đánh bắt hải sản;

+ Khai thác dầu khí;

+ Làm muối,…

- Vai trò của biển và đại dương đối cới phát triển kinh tế - xã hội:

Đối với phát triển kinh tế

+ Cung cấp tài nguyên phong phú (sinh vật, khoáng sản,…);

+ Không gian phát triển các ngành kinh tế,…

Đối với xã hội

+ Tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, xã hội giữa các quốc gia trên thế giới;

+ Là nguồn sinh kế cho người dân ven biển,…

7 tháng 11 2023

* Các nhân tố bên trong

- Vị trí địa lí: ảnh hưởng tới việc phân bố các cơ sở sản xuất cũng như mức độ thuận lợi để thu hút các yếu tố bên ngoài (vốn, thị trường, công nghệ,...).

- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:

+ Khoáng sản: là nguyên, nhiên liệu quan trọng cho phát triển công nghiệp; trữ lượng, chất lượng và chủng loại khoáng sản trên lãnh thổ sẽ chi phối sự phân bố, quy mô, cơ cấu và tổ chức các xí nghiệp công nghiệp.

+ Nguồn thủy năng sông suối là điều kiện để phát triển công nghiệp thủy điện.

+ Tài nguyên đất, khí hậu, nước, rừng và biển tác động đến sản xuất nông nghiệp từ đó mà ảnh hưởng đến nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lương thực – thực phẩm.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Dân cư – lao động: vừa tác động đến thị trường tiêu thụ sản phẩm vừa đảm bảo nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp.

+ Trình độ khoa học công nghệ: giúp cho ngành công nghiệp phát triển nhanh và bền vững, hình thành những ngành công nghiệp mới, thay đổi sự phân bố công nghiệp.

+ Nguồn vốn và thị trường tạo điều kiện để ngành công nghiệp thay đổi cả về quy mô và cơ cấu, tạo đòn bẩy cho sự phát triển.

+ Chính sách công nghiệp ảnh hưởng tới hướng phát triển, tốc độ phát triển, các hình thức tổ chức lãnh thổ,…của ngành công nghiệp.

=> Nhân tố quyết định đến sự phát triển và phân bố ngành công nghiệp.

* Các nhân tố bên ngoài

Các nhân tố bên ngoài gồm vốn đầu tư, nguồn nhân lực chất lượng cao, khoa học – công nghệ, thị trường từ bên ngoài lãnh thổ,…tạo thành sức mạnh, điều kiện để phát triển và phân bố các ngành công nghiệp, đặc biệt ở giai đoạn phát triển ban đầu.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Quy mô dân số: là nước đông dân, đứng thứ 9 thế giới (năm 2020).

- Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên: thấp (khoảng 0.05% trong giai đoạn 2015 - 2020).

- Thành phần dân cư: là quốc gia đa dân tộc với khoảng hơn 100 dân tộc. Hơn 80% dân số là người Nga. Một số dân tộc khác là: Tác-ta; U-crai-na; Kats-xki-a; Chu-vát,…

- Cơ cấu dân số:

+ Cơ cấu dân số già: nhóm từ 65 tuổi trở lên chiếm 15,5% tổng số dân (năm 2020), tỉ suất tử thô cao.

+ Liên Bang Nga có số nữ nhiều hơn số nam, đặc biệt ở các nhóm tuổi cao.

- Mật độ dân số:

+ Mật độ dân số trung bình rất thấp, chỉ khoảng 9 người/km (năm 2020).

+ Dân cư phân bố không đều: khoảng 75% dân cư sống tập trung ở phần lãnh thổ phía tây dãy U-ran (phần châu Âu thuộc Nga), trong khi ở các vùng phía bắc và phía đông (như Xi-bia, Viễn Đông) dân cư rất thưa thớt, nhiều vùng gần như không có người ở.

- Tỉ lệ dân thành thị cao, khoảng 74,8% năm 2020. Các đô thị phần lớn thuộc loại nhỏ và trung bình. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua là các đô thị lớn nhất của đất nước.