K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
7 tháng 11 2023

- Một số loại gió chính trên Trái Đất:

Tiêu chí

Gió Mậu dịch

Gió Tây ôn đới

Gió Đông cực

Thôi từ … đến …

Đai áp cao chí tuyến về đai áp thấp Xích đạo.

Đai áp cao chí tuyến về áp thấp ôn đới.

Đai áp cao cực về áp thấp ôn đới.

Hướng gió

- Bán cầu Bắc: đông bắc.

- Bán cầu Nam: đông nam.

- Bán cầu Bắc: tây nam.

- Bán cầu Nam: tây bắc.

- Bán cầu Bắc: đông bắc.

- Bán cầu Nam: đông nam.

Tính chất

Khô.

Độ ẩm cao, gây mưa.

Rất lạnh và khô.

Ngoài ra, còn có gió mùa, hướng và tính chất gió 2 mùa trái ngược nhau. Hình thành do sự nóng lên hay lạnh đi không đều giữa lục địa và đại dương.

Lưu ý: Các loại gió chính trên Trái Đất đều thổi từ áp cao về áp thấp.

- Gió địa phương:

+ Gió đất và gió biển: hình thành ở vùng biển, thay đổi hướng theo đêm và ngày. Nguyên nhân do sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.

+ Gió fơn: loại gió vượt núi, nhiệt độ giảm và gây mưa ở sườn đón gió; khi vượt sang sườn bên kia, hơi nước giảm, nhiệt độ tăng lên, thành gió khô nóng.

15 tháng 12 2022

- Các loại gió chính trên bề mặt Trái Đất: gió Tây ôn đới, gió Đông cực, gió Mậu dịch và gió mùa.

- Đặc điểm:

Gió Đông cực

+ Thổi quanh năm từ áp cao cực về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu nam.

+ Tính chất: lạnh và khô.

Gió Tây ôn đới

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về áp thấp ôn đới.

+ Hướng gió: tây nam ở bán cầu Bắc và tây bắc ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: độ ẩm cao, thường gây mưa phùn và mưa nhỏ.

Gió Mậu dịch (Tín phong)

+ Thổi quanh năm từ áp cao cận chí tuyến về ấp thấp xích đạo.

+ Hướng gió: đông bắc ở bán cầu Bắc và đông nam ở bán cầu Nam.

+ Tính chất: khô.

Gió mùa:

+ Thổi theo mùa, gồm gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.

+ Hướng gió: 2 mùa trong năm ngược chiều nhau.

+ Tính chất: mùa hạ ẩm, gây mưa lớn; mùa đông thường lạnh và khô.

7 tháng 11 2023

- Điều kiện hình thành gió biển và gió đất:

+ Vùng ven biển;

+ Sự nóng lên và lạnh đi không đều giữa đất liền và biển.

- Hoạt động và đặc điểm của gió biển và gió đất:

+ Gió biển: thổi vào ban ngày, từ biển vào trong đất liền.

+ Gió đất: thổi vào ban đêm, từ đất liền ra biển.

14 tháng 12 2022

* Nguyên nhân thay đổi của khí áp

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: nhiệt độ cao, không khí là nở ra, tỉ trọng giảm, khí áp giảm và ngược lại, nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng.

- Khí áp thay đổi theo độ cao: càng lên cao không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.

- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô nên khí áp giảm, ngược lại, không khí khô thì khí áp tăng.

- Ngoài ra, khí áp còn thay đổi theo thành phần không khí.

* Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

- Các đai khí áp cao và các đai khí áp thấp trên Trái Đất phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.

- Ở vùng Xích đạo, do nhiệt độ cao quanh năm, hơi nước bốc lên mạnh, chiếm dần chỗ không khí khô, sức nén không khí giảm, hình thành đai áp thấp xích đạo (nguyên nhân nhiệt lực).

- Không khí bốc lên cao từ Xích đạo, di chuyển về chí tuyến và dồn xuống, sức nén không khí tăng, hình thành nên các đai áp cao chí tuyến (nguyên nhân động lực).

- Ở vùng Bắc Cực và Nam Cực, do nhiệt độ rất thấp, sức nén không khí tăng, hình thành các đai áp cao cực (nguyên nhân nhiệt lực).

- Từ các đai áp cao ở chí tuyến và ở vùng cực, không khí di chuyển về vùng ôn đới, gặp nhau và bốc lên cao, sức nén không khí giảm, hình thành các đại áp thấp ôn đới (nguyên nhân động lực).

Tuy nhiên, các đai khí áp trên Trái Đất không liên tục mà bị chia cắt thành các trung tâm khí áp riêng biệt do sự phân bố xen kẽ giữa lục địa và đại dương.

3 tháng 2 2023

- Đặc điểm vỏ Trái Đất:

+ Lớp vật chất cứng ngoài cùng của Trái Đất;

+ Độ dày: 5 km (ở đại dương) – 70 km (ở lục địa).

+ Có 2 kiểu vỏ Trái Đất: vỏ lục địa và vỏ đại dương => Cấu tạo từ các loại đá khác nhau.

+ Gồm 3 tầng đá: tầng trầm tích, tầng granit và tầng 3 badan.

- Khác nhau giữa vỏ lục địa và vỏ đại dương:

Tiêu chí

Vỏ lục địa

Vỏ đại dương

Độ dày

70 km

5 km

Đá cấu tạo chủ yếu

Granit

Badan

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Mặt khác, nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:

- Gió mùa đông:

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+  Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống nước ta tạo nên một mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa cuối mùa đông có thời tiết lạnh, ẩm).

+ Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ; còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô.

- Gió mùa hạ:

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Chủ yếu có hướng tây nam.

+ Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tính chất của gió thay đổi do hiệu ứng phơn khiến phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc có thời tiết khô nóng.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ bán cầu Nam di chuyển lên, kết hợp với ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới tạo nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều phổ biến trên cả nước. Hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa này là bão kèm theo mưa lớn.

15 tháng 8 2023

tham khảo:

- Việt Nam nằm trong phạm vi hoạt động của Tín phong bán cầu Bắc. Mặt khác, nước ta còn chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa:

- Gió mùa đông:

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

+  Miền Bắc chịu ảnh hưởng của khối khí lạnh từ phía Bắc di chuyển xuống nước ta tạo nên một mùa đông lạnh (nửa đầu mùa đông có thời tiết lạnh, khô; nửa cuối mùa đông có thời tiết lạnh, ẩm).

+ Từ phía nam dãy Bạch Mã trở vào, Tín phong bán cầu Bắc có hướng đông bắc chiếm ưu thế gây mưa cho vùng biển Nam Trung Bộ; còn ở Tây Nguyên và Nam Bộ thời tiết nóng, khô.

- Gió mùa hạ:

+ Thời gian hoạt động: từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Chủ yếu có hướng tây nam.

+ Vào đầu mùa hạ, gió Tây Nam thổi từ Bắc Ấn Độ Dương gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi vượt qua dãy Trường Sơn và các dãy núi chạy dọc biên giới Việt - Lào, tính chất của gió thay đổi do hiệu ứng phơn khiến phía đông dãy Trường Sơn và phía nam khu vực Tây Bắc có thời tiết khô nóng.

+ Vào giữa và cuối mùa hạ, gió mùa Tây Nam xuất phát từ bán cầu Nam di chuyển lên, kết hợp với ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới tạo nên thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều phổ biến trên cả nước. Hiện tượng thời tiết cực đoan trong mùa này là bão kèm theo mưa lớn.

17 tháng 1 2023

Đặc điểm địa hình:

- Là khối cao nguyên khổng lồ cao trung bình 750m

- Dạng chính: Sơn nguyên xen bồn địa thấp

- Vị trí phân bố một số khoáng sản chính ở Châu Phi:

+ Các mỏ sắt, dầu mỏ và khí tự nhiên ở khu vực Bắc Phi.

+ Các mỏ vàng, sắt, kim cương ở ven biển vịnh Ghi-nê.

+ Các mỏ đồng, chì, cô ban, u-ra-ni-um, crôm, kim cương, phốt-pho-rít ở khu vực Nam Phi.

15 tháng 12 2022

Đặc điểm và hoạt động của gió thung lũng và gió núi:

- Đặc điểm: gió thung lũng thường oi bức (nóng ẩm), gió núi mát dịu hơn.

- Hoạt động: Ban ngày, gió thổi từ thung lũng theo sườn núi đi lên; ban đêm, gió theo sườn núi đi xuống.

=> Nguyên nhân: sự chênh lệch nhiệt độ giữa sườn núi và thung lũng.

18 tháng 9 2023

Phương pháp giải:

B1: Quan sát hình 1 SGK trang 14, từ hướng mũi tên thấy được tuyến hành trình của các cuộc phát kiến địa lý.

B2: Đọc mục 1-a SGK trang 15, các từ khóa cần chú ý: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, B. Đi-a-xơ, mũi Hảo Vọng, C. Cô-lôm-bô, châu Mỹ, Ga-ma,

B3: Giải thích cụ thể trong bài

Lời giải chi tiết:

Nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.

- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý.

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đi đến cực Nam Châu Phi – mũi Hảo Vọng

- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đã tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ.

- Năm 1497, V. Ga-ma cùng 4 chiếc tàu rời Bồ Đào Nha đã vòng qua điểm cực Nam châu Phi và đến được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng cùng đoàn thám hiểm Tây Ban Nha hoàn thành chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới (1522).

4 tháng 2 2023

Nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới.

- Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lý.

 

- Năm 1487, B. Đi-a-xơ đã dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đi đến cực Nam Châu Phi – mũi Hảo Vọng

- Năm 1492, C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ Tây Ban Nha đã tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ.

- Năm 1497, V. Ga-ma cùng 4 chiếc tàu rời Bồ Đào Nha đã vòng qua điểm cực Nam châu Phi và đến được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ.

- Năm 1519, Ph. Ma-gien-lăng cùng đoàn thám hiểm Tây Ban Nha hoàn thành chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới (1522)

3 tháng 2 2023

- Trên bề mặt Trái Đất có 4 đai áp cao (2 đai áp cao cực, 2 đai áp cao cận chí tuyến) và 3 đai áp thấp (2 đai áp thấp ôn đới và đai áp thấp Xích đạo).

=> Các đai khí áp phân bố xen kẽ, đối xứng nhau qua đai áp thấp Xích đạo.

- Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất (2 nguyên nhân):

Nguyên nhân nhiệt lực:

+ Xích đạo có nhiệt độ quanh năm cao, quá trình bốc hơi mạnh, sức nén không khí giảm => hình thành đai áp thấp.

+ Vùng cực Bắc và Nam luôn có nhiệt độ rất thấp, sức nép không khí tăng => tồn tại các đai áp cao.

Nguyên nhân động lực:

+ Đai áp cao cận chi tuyến hình thành do không khí thăng lên ở Xích đạo và di chuyển về chí tuyến, giáng xuống làm khí áp tăng.

+ Đai áp thấp ôn đới hình thành do không khí từ áp cao chí tuyến và vùng cực di chuyển về vùng ôn đới, không khí thăng lên làm khí áp giảm.