K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 1 2021

Vì:

+ Thể thơ tự do

+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ

+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

 
16 tháng 1 2021

cop :3

21 tháng 1 2022

Tham khảo:

Khổ thơ thứ ba trong bài Nhớ rừng của nhà thơ Thế Lữ đã thể hiện được sự tài hoa của việc "dùng thơ vẽ tranh" qua bức tranh tứ bình trong thơ Thế Lữ. Thật vậy, khổ ba là bức tranh tứ bình được vẽ nên bằng chất liệu thơ từ thể hiện được quá khứ oai phong lẫm liệt của chúa sơn lâm. Hai câu thơ đầu "Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối? Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan". Khung cảnh tuyệt đẹp của những đêm trăng vàng hiện ra làm nền cho sự oai phong lẫm liệt của hổ. Hình ảnh nhân hóa "say mồi" và "uống ánh trăng tan" là hình ảnh lãng mạn nhưng vô cùng oai phong của chúa sơn lâm. Tiếp theo là hình ảnh của những cơn mưa lớn như làm rung chuyển cả núi rừng:" Đâu những ngày mưa chuyển bố phương ngàn/ Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?". Hình ảnh những trận mưa to cùng với thái độ "lặng ngắm" của chúa sơn lâm để thể hiện được thái độ ngang tàng và quá khứ vàng son của hổ. Những ngày ngắm giang sơn từng bước đổi mới thật vĩ đại và khí phách chứ ko phải là hiện tại giả dối như thế này. Kỷ niệm về thời kì huy hoàng tiếp tục hiện về khung cảnh bình minh. Vương quốc tràn ngập trong màu xanh và ánh nắng và hổ nằm ngủ ngon lành trong khúc nhạc của tiếng chim muông. "Đâu những bình minh cây xanh nắng gội...tưng bừng". Bức tranh trên hiện ra đầy màu sắc và âm thanh, màu hồng bình minh, màu vàng nhạt nắng sớm, màu xanh cây rừng, âm thanh vui nhộn của đàn chim. Đó chính là sự hoài niệm về những ngày được sống trong thiên nhiên tươi đẹp của chúa sơn lâm. Than ôi, đặc biệt nhất chính là hình ảnh cuối "Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng! Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt" là hình ảnh tuyệt đẹp của hoàng hôn cùng tư thế, khí phách độc tôn của chỉ hổ mà thôi. Tóm lại, khổ thơ thứ 3 trog bài Nhớ rừng chính là bức tranh tứ bình tuyệt đẹp của cảnh rừng núi trong quá khứ của chúa sơn lâm.

Tham khảo:

Đoạn 3 trong bài thơ " Nhớ Rừng " của tác giả Thế Lữ đã diễn tả hình ảnh con hổ trước cuộc sống tự do tung hoành đầy quyền uy . Hai câu thơ đầu của bài đã hiện lên 1 đêm vàng bên bờ suối , con hổ uồng ánh trăng tan trong màn đêm đầy lãng mạn . Hai câu thơ tiếp là ns về hình ảnh cảnh ngày mưa còn hổ mang dáng dấp đế vương lặng ngắm nhìn giang sơn của mk . Hai câu tiếp cx là cảnh sáng sớm bình minh trong lành mát mẻ vs đầy tiếng chim hót cho giấc ngủ của chúa sơm lâm . Cuối cùng là 1 cảnh chiều lênh láng của con hổ đang đợi mặttrời lặn để chiếm lấy phần bí mặt trong vũ trụ . Qua đó cho ta thấy tác giả đã sử dụng nhiều biện pháp nghệ thuật như : điệp ngữ , câu hs tu từ ,

22 tháng 1 2021

Ở trong Nhớ rừng , Thế Lữ đã thể hiện một tâm sự u uất, chán nản và khát vọng tự do cháy bỏng tha thiết qua lời mượn của con hổ trong vườn bách thú. Đó cũng là tâm sự chung của những người Việt Nam yêu nước trong hoàn cảnh mất nước. Bài thơ đã nói hộ họ nỗi đau khổ vì thân phận nô lệ, thái độ chán ghét cái xã hội đương thời, nỗi nhớ tiếc quá khứ oai hùng, oanh liệt đầy tự hào của dân tộc. Qua tâm sự của con hổ, Thế Lữ cũng đã kín đáo thể hiện tinh thần yêu nước của mình và thế hệ thanh niên yêu nước lúc bấy giờ. Tuy không tìm được lối thoát, cuối cùng cũng rơi vào bế tắc nhưng bài thơ đã thể hiện được sức sống của dân tộc trong thời kì nô lệ, luôn khát vọng vươn lên dù bất cứ trong hoàn cảnh nào. Niềm mơ mộng có sức mạnh cổ vũ tinh thần con người tiếp tục sống và đợi chờ cơ hội vượt thoát để làm nên cuộc cách mạng vĩ đại sau này. Vì thế, có thể coi Nhớ rừng là một áng thơ yêu nước.

22 tháng 1 2021

Tham khảo:

Phong trào Thơ mới là phong trào thơ được khởi xướng từ những trí thức Tây học đầu thế kỉ XX nhằm thay đổi hình thức thơ ca truyền thống. Thế Lữ không chỉ là người cắm ngọn cờ chiến thắng cho thơ mới mà còn là nhà thơ tiêu biểu nhất cho phong trào thơ mới chặng đầu. 1. Tác giả 2. Tác phẩm - Nhớ rừng là "lời con hổ trong vườn bách thú". Tác giả mượn lời con hổ bị nhốt trong vườn bách thú để tiện nói lên một cách đầy đủ, sâu sắc tâm sự u uất của một lớp người lúc bấy giờ. Đó là tâm sự của "thế hệ 1930", những thanh niên trí thức "Tây học" vừa thức tỉnh ý thức cá nhân, cảm thấy bất hòa sâu sắc với thực tại xã hội tù túng, ngột ngạt đương thời. Đây cũng là tâm sự chung của mọi nguời dân Việt Nam trong cảnh mất nước bấy giờ. - Nhớ rừng đã có sự đồng cảm đặc biệt rộng rãi, có tiếng vang lớn. Về mặt nào đó có thể coi đây là một áng thơ yêu nước, tiếp nối mạch thơ trữ tình yêu nước trong văn thơ hợp pháp đầu thế kỉ XX. Tuy nhiên cảm hứng chủ yếu của bài thơ vẫn là cảm hứng lãng mạn. II, Đọc-hiểu văn bản Bố cục Hình ảnh con hổ là trung tâm của bài thơ. Vậy nên chia 5 khổ bài thơ theo bố cục như thế nào cho hợp lý? Phần 1: đoạn 1, 4 Phần 2: đoạn 2,3 Phần 3: đoạn 5 1. Hình ảnh con hổ ở vườn bách thú Đoạn 1 chủ yếu thể hiện tâm trạng con hổ trong cảnh ngộ bị tù hãm ở vườn bách thú. Tìm những động từ, tính từ nói lên tâm trạng ấy? Đoạn 4: Cảnh vườn bách thú hiện ra dưới cái nhìn của chúa sơn lâm thật đáng chán, đáng khinh, đáng ghét. Tất cả chỉ đơn điệu, nhàm tẻ, "không đời nào thay đổi", đều chỉ là nhân tạo, do bàn tay con người sửa sang, tỉa tót nên rất tầm thường "giả dối" chứ không phải là thế giới của tự nhiên to lớn, bí hiểm. Nghệ thuật thể hiện: giọng giễu nhại, lối liệt kê liên tiếp, cách ngắt nhịp ngắn, dồn dập rồi lại kéo dài ra như giọng chán chường khinh miệt thể hiện rõ thái độ ngao ngán của chúa sơn lâm. Cảnh vườn bách thú "tầm thường, giả dối" và tù túng dưới con mắt của con hổ gợi cho em suy nghĩ gì về thực tại đương thời? Thực tại xã hội đương thời được cảm nhận như là cuộc sống tù túng mà con hổ phải chứng kiến trong vườn bách thú. Thái độ của con hổ cũng chính là thái độ ngao ngán, chán ghét của người dân Việt Nam đối với xã hội đương thời. 2. Hình ảnh con hổ trong chốn giang sơn hùng vĩ Đoạn 2 và 3 miêu tả cảnh sơn lâm hùng vĩ và hình ảnh chúa sơn lâm ngự trị trong vương quốc của nó. Em hãy chỉ ra các từ ngữ phong phú điễn tả cái lớn lao, phi thường ấy? Cảnh núi rừng đại ngàn thật hùng vĩ, với những bóng cả, cây già,, gió gào ngàn, nguồn hét núi, thét khúc trường ca dữ dội.chốn ngàn năm cao cả âm u, cảnh nuớc non hùng vĩ.. Trên cái phông nền rừng núi hùng vĩ đó, hình ảnh con hổ hiện ra nổi bật với một vẻ đẹp oai phong lẫm liệt. Khi rừng thiêng tấu lên "Khúc trường ca dữ dội" thì con hổ cũng "bước chân lên dõng dạc đường hoàng" và nó: Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc. Những câu thơ sống động, giàu chất tạo hình đã diễn tả chính xác vẻ đẹp uy nghi, dũng mãnh và cũng thật mềm mại, uyển chuyển của chúa rừng. Đoạn 3 của bài thơ được ví như bộ tranh tứ bình đẹp lộng lẫy. Bốn cảnh, cảnh nào cũng có núi rừng hùng vĩ, tráng lệ với con hổ uy nghi làm chúa tể. Em hãy phân tích vẻ đẹp của bức tranh tứ bình ấy? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới? Cảnh tượng hiện lên trong hồi ức của con hổ chỉ là dĩ vãng huy hoàng. Một loạt điệp từ nào đâu, đâu những cứ lặp đi lặp lại, diễn tả thấm thía nỗi nhớ tiếc khôn nguôi của con hổ đối với những cảnh không bao giờ còn thấy nữa. Và giấc mơ huy hoàng đó đã khép lại trong tiếng than u uất "Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?". Làm nổi bật sự tương phản, đối lập gay gắt, hai thế giới, nhà thơ thể hiện nỗi bất hòa sâu sắc đối với thực tại và niềm khao khát tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Đó là tâm trạng chung của nhà thơ lãng mạn, đồng thời cũng là tâm trạng chung của người dân Việt Nam mất nước khi đó. 3. Nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ Cả bài thơ tràn đầy cảm hứng lãng mạn. Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình, đầy ấn tượng; ngôn ngữ và nhạc điệu phong phú, giàu sức biểu cảm, thể hiện "đắt" ý thơ, khiến cho bài thơ có tính nhạc, âm điệu dồi dào. Tác giả đã sử dụng một biểu tượng rất thích hợp để thể hiện chủ đề bài thơ. Hình ảnh chúa sơn lâm cùng với cảnh ở vườn bách thú là hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng cho cuộc sống tù túng, ngột ngạt của xã hội đương thời. Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

 

Câu 1: a. Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng” là gì? b. Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ? Câu 2: a. Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Ông đồ”. b. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì...
Đọc tiếp
Câu 1: a. Tâm tư của tác giả được gửi gắm trong bài thơ “Nhớ rừng” là gì? b. Căn cứ vào nội dung bài thơ “Nhớ rừng” hãy giải thích vì sao tác giả mượn lời con hổ ở vườn bách thú, việc mượn lời đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung cảm xúc của nhà thơ? Câu 2: a. Hãy nêu mạch cảm xúc của bài thơ “Ông đồ”. b. Bài thơ “Ông đồ” gợi cho em suy nghĩ gì về việc bảo tồn nét đẹp của dân tộc? c. Bài thơ “Ông đồ” có những đặc sắc gì về nghệ thuật? Câu 3: a. Trong bài thơ “Quê Hương”, Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào? Phân tích cái hay của câu thơ: Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió. b. Mạch cảm xúc của bài thơ “Quê hương” được thể hiện như thế nào? Câu 4: a. Vì sao tiếng tu hú kêu lại tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhà thơ? b. Cách đặt tên bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả có gì đặc sắc? c. Nhận xét cảnh mùa hè được miêu tả trong sáu câu đầu bài thơ “Khi con tu hú”. Những chi tiết nào khiến em có nhận xét đó? d. Chỉ ra tâm trạng người tù (người chiến sĩ) được thể hiện qua 4 câu cuối bài thơ “Khi con tu hú” ? Câu 5: a. Nêu nội dung đặc sắc của bài thơ “ Tức cảnh Bắc Pó”? b. Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”? c. Cuộc sống của Bác ở Pác Bó được miêu tả như thế nào qua 3 câu thơ đầu của bài thơ? d. Cái “sang” của cuộc đời Cách mạng được thể hiện như thế nào trong bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” ? Phần Tiếng Việt: Câu 1: Hãy đặt câu nghi vấn, với các từ nghi vấn sau: sao? gì? đâu? hả?nào? Câu 2: Xác định câu nghi vấn ? Những câu nghi vấn đó được dùng để làm gì ? a . Mỗi chiếc lá rụng là một cái biểu hiện cho cảnh biệt li. Vậy thì sự biệt li không chỉ co một nghĩa buồn rầu khổ sở. Sao ta không ngắm sự biệt li theo tâm hồn một chiếc lá nhẹ nhàng rơi ? b . Quan lớn đỏ mặt tía tai , quay ra quát rằng : - Đê vỡ rồi ! ... Đê vỡ rồi , thời ông cách cổ chúng mày , thời ông bỏ tù chúng mày ! Có biết không ? ... Lính đâu ? Sao bay dám để cho nó chậy xồng xộc vào đây như vậy ? Không còn phép tắc gì nữa ? ( Phạm Duy Tốn ) c. Vua sai lính điệu em bé vào phán hỏi : - Thằng bé kia , mày có việc gì ? Sao lại đến đây mà khóc ? ( Em Bé Thông Minh ) d. Một hôm cô tôi gọi tôi đén bên cười hỏi : - Hồng ! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với mẹ mày không ? Tôi cười dài trong tiếng khóc , hỏi cô tôi : - Sao cô biết mợ con có con ? ( Nguyên Hồng ) Câu 3: Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến? Câu 4: Xác định câu cầu khiến trong các đoạn trích sau : a . Bà buồn lắm , toan vứt đi thì đứa con bảo : - Mẹ ơi , con là người đấy . Mẹ đừng vứt con đi mà tội nghiệp . ( Sọ Dừa ) b . Vua rất thích thú vội ra lệnh : - Hãy vẽ ngay cho ta một chiếc thuyền ! Ta muốn ra khơi xem cá . [ ... ] Thấy thuyền còn đi quá chậm , vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn : - Cho gió to thêm một tý ! Cho gió to thêm một tý ! [ ... ] Vua quống quýt kêu lên : - Đừng cho gió thổi nữa ! Đừng cho gió thổi nữa ! ( Cây Bút Thần ) Câu 5: Trong những câu văn sau, những câu nào là câu cầu khiến? Dấu hiệu nhận biết câu cầu khiến đó là gì? a- Ngày mai chúng ta được đi tham quan nhà máy thủy điện đấy. b- Con đừng lo lắng, mẹ sẽ luôn ở bên con. c- Ồ, hoa nở đẹp quá! d- Hãy đem những chậu hoa này ra ngoài sân sau. e- Bạn cho mình mượn cây bút đi. f- Chúng ta về thôi các bạn ơi. g- Lấy giấy ra làm kiểm tra! h- Chúng ta phải ghi nhớ công lao các anh hùng liệt sĩ. Câu 6: Hãy cho biết tác dụng của những câu cầu khiến sau: a, Cậu nên đi học đi. b, Đừng nói chuyện! c, Hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Tiên Vương. d, Cầm lấy tay tôi này! e, Đừng khóc. Phần Tập làm văn Câu 1: a. Nêu yêu cầu của bài văn TM giới thiệu một danh lam thắng cảnh? b. Dàn bài TM về một danh lam thắng cảnh? c. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh: Thủ đô Hà Nội (dàn ý)? Câu 2: a. Nêu yêu cầu của bài văn TM một trò chơi? b. Dàn bài TM một trò chơi? c. Giới thiệu một trò chơi dân gian: Chi chi chành chành. Câu 3: a. Nêu yêu cầu của BVăn TM một món ăn dân tộc? b. Dàn bài TM một món ăn dân tộc? c. Giới thiệu một món ăn dân tộc: Chả cá Hà Nội.
0
18 tháng 3 2019

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
- Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Mỗi bức một khung cảnh, một gam màu, một dáng điệu của vị “chúa tể cả muôn loài”.

           Bức thứ nhất thật thi vị :
                          Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
                         Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Gam màu vàng lóng lánh của ánh trăng in trên suối vắng. Đối với con hổ giờ đang bị giam cầm trong cũi sắt, đó không chỉ là những kỷ niệm lấp lóa trăng vàng, mà thực sự là những “đêm vàng” - những kỷ niệm được đúc bằng vàng ròng - không bao giờ còn có lại. Chúa sơn lâm hiện ra như nhà thi sĩ của chốn lâm tuyền, với cử chỉ uống ánh trăng tan đầy thơ mộng. 
   Bức thứ hai, chúa sơn lâm hiện ra như một minh đế trước giang sơn của mình :
                        Đâu những chiều mưa chuyển bốn phương ngàn

                        Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đêm trăng đã nhường chỗ cho chiều mưa. Gam vàng đã chuyển qua gam xám bạc điểm ánh tươi xanh. Đấng vương chủ của chốn rừng già đang phóng tầm mắt bao quát toàn cảnh vương quốc đương thay da đổi thịt dưới sự trị vì của mình. Trang nghiêm, ưu tư, và đầy kiêu hãnh.
           Bức thứ ba, chiều mưa đã chuyển sang rạng đông, nền tranh đã rạng rỡ cái gam màu thắm nắng bình minh. Chúa sơn lâm hiện trong dáng điệu một lãnh chúa cứ nghiễm nhiên ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng khi ngày đã lên mà thụ hưởng cái lạc thú cung - đình - rừng - xanh của mình:
                        Đâu những bình minh cây xanh nắng gội
                        Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đọc câu thơ ta có thể hình dung: cây xanh nắng gội là màn trướng, còn chim chóc như những bầy cung nữ đang hân hoan ca múa quanh giấc nồng của hổ vương .
            Bộ tứ bình khép lại bằng bức cuối cùng, cũng là bức ấn tượng hơn cả :
                        Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng
                        Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
                        Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật?
Giọng điệu không còn là thở than, mà đã thành chất vấn đầy giận dữ và oai linh đối với quá khứ mà cũng là đối với hiện tại. Tương ứng với giọng điệu, chúa sơn lâm hiện ra cũng với một tư thế hoàn toàn khác: tư thế kiêu hùng của một bạo chúa. Nền cảnh thuộc gam màu máu. Mấy chữ “lênh láng máu” thật dễ sợ! Qua cảm nhận của chúa sơn lâm, ánh mặt trời lúc hoàng hôn đỏ rực giống hệt sắc máu lênh láng. Trong chốn thảo hoa không tên tuổi ấy dường như chỉ có mặt trời là đối thủ duy nhất và xứng đáng phô bày quyền uy sánh cùng với hổ. Nhưng mảnh mặt trời kia cũng đang hấp hối trong tư thế gục ngã, lênh láng máu. Dưới con mắt mắt ngạo mạn và khing bỉ của con mãnh thú, ngôi vị cao cả của mặt trời cũng không là gì, mặt trời kia củng chỉ là những mảnh vụn tầm thường. Quyền uy của chúa sơn lâm như càng bao trùm cả vũ trụ  mà mặt trời cũng phải dần lùi bước. Đến câu “Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt”, bức tứ bình cuối cùng dường như đã thể hiện được bàn chân ngạo nghễ siêu phàm của con thú như dẫm đạp lên bầu trời, cái bóng của nó dường như đã trùm kín cả vũ trụ. Hình ảnh con hổ vờn bóng, như dẫm nát mặt trời là hình ảnh đẹp đẽ và dữ dội nhất diễn tả đỉnh điểm của quyền lực kẻ thống trị vũ trụ.Ghê gớm thật! Ngay đến mặt trời cũng trở nên tầm thường, thì xem ra sự phi thường đã tới vô biên rồi vậy.

Trong bức tranh, mọi vật hình như nhỏ hơn, chìm hẳn chỉ có hổ ta đứng đấy uy nghi, chễm chệ với tư thế là chúa tể của muôn loài. Chúa sơn lâm đẹp thật, một vẻ đẹp dữ dằn ghê gớm của một mãnh thú đang say mồi. Quả là một bộ tranh tứ bình hoàn hảo, với sự phối cảnh hài hòa, bố cục mỹ cảm, đường nét thanh tao, gam màu chuẩn xác. Thế Lữ đã để lại bộ tranh hổ bằng ngôn ngữ có một không hai trong lịch sử văn học.

         

17 tháng 11 2016

Vì bài thơ này có 2 nghĩa :nghĩa đen và nghĩa bóng

+nghĩa đen miêu tả cái bánh trôi nước

+nghĩa bóng là miêu tả và nói về phẩm chất người phụ nữ trong xã hội phong kiến

25 tháng 5 2017

cổ kiếm ý này, mà nhớ tới việc khác.

Cố Độc Hành kiếm ý, Cố Độc Hành tâm ý, Sở Dương đã hoàn toàn hiểu biết.

Nhưng chính là hắn hiểu biết, cũng sẽ không tu luyện! Hơn nữa, sau khi hiểu rõ, đem chính mình bỏ ở ngoài kiếm ý của Cố Độc Hành.

Bởi vì đây là kiếm ý của Cố Độc Hành, nhưng Sở Dương, đã có kiếm ý của Sở Dương. Cho nên, Sở Dương hiểu biết là một chuyện, tìm hiểu chính mình kiếm ý, lại là một chuyện khác.

Liền như Cố Độc Hành, nhớ mãi không quên Cố Diệu Linh; Mà trong lòng Sở Dương, lại là Mạc Khinh Vũ!

Cố Diệu Linh cùng Mạc Khinh Vũ, không phải một người.

Kiếm ý, cũng như thế.

Nhưng nguyên nhân là Cố Độc Hành bởi vì tình, mà tìm hiểu cô độc kiếm của chính mình, chính mình vong tình kiếm, cái này phân tình, lại gây xúc động trong lòng Sở Dương.

Cho nên hắn thở dài.

Chưa từng có gì một thời khắc nào bức thiết như thế, chua xót tưởng niệm...... Mạc Khinh Vũ như thế! Mặc kệ là Mạc Khinh Vũ kiếp trước, hay là Mạc Khinh Vũ kiếp này.

Bởi vì kiếp trước ngươi múa vì ta, cho nên kiếp này ta nguyện ý cho ngươi khổ.

Khinh Vũ, ta đang đợi ngươi.

Chờ ngươi lớn lên!

Một mảng tuyết trắng phiêu linh, thanh âm của Cố Độc Hành từ bên ngoài đống tuyết truyền đến:“Ngươi rõ ràng sao?”.

Sở Dương hít một tiếng:“Ngươi thì sao? Ngươi rõ ràng sao?”.

Cố Độc Hành cười.

Tuy rằng thân mình Sở Dương chìm trong đống tuyết, nhìn không thấy nụ cười của Cố Độc Hành, nhưng tưởng tượng ra, hiện tại Cố Độc Hành tươi cười, chắc chắn rất hạnh phúc.

“Ta hiểu được. Lúc này đây tìm hiểu, ta lĩnh ngộ kiếm đế tam phẩm! Đây là một việc thực sự bé nhỏ không đáng kể.” Cố Độc Hành cười, nói:“Quan trọng nhất là, ta hiểu được phương hướng cả đời ta, ta luyện kiếm, cô độc cũng tốt, vong tình cũng thế, không phải vì giết người!”.

“Mà là vì bảo vệ!”.

“Bảo vệ Tiểu Diệu tỷ, Bảo vệ huynh đệ của ta! Bảo vệ toàn bộ những người ta để ý!”.

Cố Độc Hành nói:“Nếu là vì bảo vệ, như vậy, lúc mà ngươi bảo vệ...... Tu vong tình! Bởi vì bảo vệ chính là tình!”.

Sở Dương nở nụ cười nhẹ nhàng:“Ta cùng với ngươi, kiếm bất đồng, nhưng chúng ta lại đều là vì bảo vệ.”.

Sở Dương nhớ tới thời điểm chính mình vừa mới trọng sinh, từng cùng với sư phụ của chính mình là Mạnh Siêu Nhiên nói qua một câu:“Luyện kiếm, vì giết người.”.

Mà hiện tại, Cố Độc Hành lại nói ra ‘Luyện kiếm, không phải vì giết người’.

Tựa như thực mâu thuẫn, nhưng hiện tại Sở Dương mới thấy khi đó chính mình nói sai. Bởi vì khi đó, chính mình còn chìm đắm ở võ học cảnh giới ở kiếp trước.

Cảnh giới hiện tại của Cố Độc Hành, đã hoàn toàn siêu việt chính mình ở kiếp trước, bao gồm tâm tình!

Cho nên Cố Độc Hành, hiện tại đã muốn hình thành con đường võ đạo của chính hắn!

Cố Độc Hành cười, nói:“Trong đó, xét đến cùng chính là một câu, võ đạo, chính là bảo vệ!”.

Sở Dương trầm tư lúc lâu, mới bay ra khỏi đống tuyết, cười ha ha rồi nói:“Không tệ! Thật ra chính là đạo lý như vậy! Võ đạo, thật ra vì thế đạo này không an toàn, người bình thường không thể bảo hộ những thứ của chính mình, cho nên mới muốn chính mình cường đại hẳn lên, đi bảo vệ những thứ chính mình để ý, là một cái quá trình như vậy. Quá trình này hình thành quy luật, thì thành võ đạo!”.

Lần này đến phiên Cố Độc Hành ngạc nhiên, nhíu mày nói:“Ngươi đang nói cái gì đó?”.

Sở Dương cười ha ha, nói: “Chính là như vậy, chính là như vậy đấy!”.

Đột nhiên Sở Dương sáng sủa hẳn lên, quả thực cảm thấy cho tới bây giờ chính mình đều không có như vậy sáng sủa như vậy. Hắn cũng không rõ ràng, vì sao chính mình đột nhiên sẽ nghĩ tới việc này, vì cái gì lại đột nhiên nghĩ thông suốt, sáng sủa, nhưng từ hiện tại bắt đầu, tâm tình đột nhiên cảm thấy thư sướng.

Sở Dương đứng lên, cười to hai tiếng, bước vào lều trại, nghênh đón ánh mắt giống như nhìn kẻ điên của đám huynh đệ, cười ngây ngô hai tiếng, mắng:“Mẹ nó!”.

Cả đám ngạc nhiên.

Cố Độc Hành đứng ở bên ngoài, thật lâu sau, mới cào cào da đầu, kì quái nói nói:“Vừa rồi ta cao hứng chuyện gì? Chuyện này là cái gì mà lộn xộn vậy?”.

Suy nghĩ nửa ngày không có kết quả, nhớ lại mỗi một câu mình nói, hình như đều không đủ để Sở Dương biểu hiện ra như thế, rốt cuộc càng nghĩ càng không hiểu, rốt cuộc buông tha cho, lẩm bẩm nói:“Cùng lão đại...... Thật sự không thể là người...... Hoàn toàn không thể lấy suy nghĩ của người bình thường để lý giải, tiêu chuẩn nhất quái thai......”.

Lắc lắc đầu, rốt cuộc chui vào lều trại......

............

Một đêm này, đám người Sở Dương hưng phấn không ngủ, mà Điền Bất Hối ở đối diện, cũng buồn bực không ngủ.

Đời người thống khổ nhất, không gì ngoài việc nhìn thấy kẻ địch sắp quyết đấu với mình, lại đột phá ngay tại trước mắt mình!

Hơn nữa, kẻ địch đột phá này, lại là kẻ có lực sát thương lớn nhất, cũng là tkẻ có ảnh hướng lớn nhất đến thắng thua!

Đương nhiên, cái này không phải đáng buồn nhất, mà đáng buồn nhất chính là, chính mình chỉ có thể trơ mắt nhìn hắn đột phá, cũng không thể làm việc gì quấy phá!

Người sáng suốt đều biết rằng, nếu muốn quấy phá, không nhất định sẽ thành công! Nhưng không quấy phá, kẻ địch lại nhất định sẽ đột phá!

Cố tình lúc này lại có một vị chấp pháp giả đứng ra, nói cho ngươi: Ngươi dám quấy phá, ta liền tiêu diệt ngươi! Không cho ngươi đợi đến quyết chiến ngày mai...... Liền diệt ngươi!

Điều này làm cho Điền Bất Hối làm sao không đứt từng khúc ruột gan? Làm sao có thể không oán giận trời đất không công bằng?

Cho nên Điền Bất Hối thấy không an tâm!

Cuối cùng cũng đem người triệu tập đủ.

“Trời đã sáng, chính là Hoàng Tọa quyết chiến. Nhưng lúc này, Cố Độc Hành đã đột phá! Hắn là kiếm đế!” Khuôn mặt của Điền Bất Hối tỏ ra bình tĩnh:“Một khi đột phá, tất nhiên càng khó có thể ngăn cản! Vốn thực lực hai bên chênh lệch rất ít, nếu là ngày mai để hắn thoải mái phát huy, như vậy khả năng chúng ta bại trận, sẽ chiếm tám phần!”.

“Vương Tọa chi chiến, chúng ta mất đi toàn bộ Vương Tọa! Nếu là hoàng tọa chi chiến, chúng ta lại mất đi toàn bộ Hoàng Tọa! Như vậy, cho dù chúng ta thắng, thì có khả năng làm gì?”.

Điền Bất Hối cười cười ngoan độc:“Một trận chiến này, tinh anh của trung tam thiên, toàn bộ bị chôn vùi! Hoặc là, đánh tới cuối cùng, chúng ta chỉ còn lại một cái...... Từ Thượng Tam Thiên tới, Thạch gia, thánh cấp cao thủ!”.

Tất cả mọi người có chút trầm mặc.

Loại sự tình này, thật sự có khả năng phát sinh.

Bởi vì người thắng cuối cùng, phải tàn sát sạch sẽ người thua! Đây là quy củ quyết chiến của Vong Mệnh Hồ! Người thua, không thể xuống núi!

Nếu là Hoàng Tọa bên ta chết sạch, Vương Tọa chết sạch...... Chỉ còn lại có vài tên Quân Tọa, cùng một vị Thánh Cấp được mời đến......

Như vậy, cho dù thắng, lại có thể như thế nào?

“Ý của Điền công tử là......” Triệu gia gia chủ cùng Lý gia gia chủ đồng thời mở miệng hỏi.

“Xử lý Cố Độc Hành!” Trong mắt Điền Bất Hối lóe sáng:“Chúng ta quyết chiến, không thể giống như Vương Tọa chi chiến. Cần phải vừa bắt đầu, liền tập trung lực lượng Hoàng Tọa cường đại nhất, trước đem vị kiếm đế vừa mới đột phá là Cố Độc Hành xử lý! Đừng cho hắn triển khai kiếm thế!”.

Mọi người đang ngồi, mặt sắc đều trầm trọng, đều gật gật đầu.

Kiếm đế, triển khai kiếm thế, ở trung tam thiên, chính là vô địch! Ở thời điểm Cố Độc Hành là nhất phẩm kiếm đế, triển khai kiếm thế, có thể đối kháng cửu phẩm Hoàng Tọa!

Như vậy, tam phẩm kiếm đế, uy lực sẽ như thế nào?

Không hỏi cũng biết!

“Hắc ma đại nhân! Ngài đối với ám sát, hoặc là chém giết bất ngờ, có kinh nghiệm nhất! Chuyện này, ngươi thấy thế nào?” Điền Bất Hối đứng thẳng hỏi Hắc Ma.

20 tháng 1 2021

Bài thơ được tác giá chia thành 5 đoạn :

- Đoạn 1 (từ đấu đến “Với cặp báo chuổng bốn vô tư lự”) : Lòng uất hận, căm hờn, ngao ngán vì bị giam cấm.

- Đoạn 2 (từ “Ta sông mãi trong tình thương nỗi nhớ” đến “Giữa chôn thảo hoa không tên, không tuổi”): Nỗi nhớ núi rừng.

- Đoạn 3 (từ “Nào đâu những đêm vùng bên bờ suối” đến Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu ?”): Nỗi nhớ vể một thời oanh liệt, tự do.

- Đoạn 4 (từ “Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu” đến “Của chốn ngàn năm cao cả, âm u”): Sự căm ghét khu vườn nhỏ hẹp, giả dối.

- Đoạn 5 (còn lại): Giấc mơ và niềm khao khát được trở lại vùng vẫy chốn rừng xưa.

20 tháng 1 2021

đoạn hay là phần???

18 tháng 4 2018

- không hạn định về số câu chữ

- không gò bó về vần nhịp, niêm luật

- lời thơ tự nhiên giảm tính công thức ước lệ

- có sự đổi mới trong cảm xúc, tư duy; cái tôi cá nhân được đề cao, bộc lộ một cách trực tiếp

18 tháng 4 2018

Vì:

+ Thể thơ tự do

+ Không tuân theo lối vần luật, niêm luật như các thể loại thơ cổ

+ Khuynh hướng lãng mạn, là lý tưởng thẩm mỹ cái "tôi" của tác giả, thẩm mỹ hóa cái cuộc sống rối ren, tơi bời của xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến và là tâm trạng buồn sầu, ưu uất, lạc lõng giữa vòng đời.

Học tốt nhé!