K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 4 2022

tk

rong cuộc sống, mỗi con người có một tính cách, một cá tính khác nhau. Tất cả làm nên một thế giới nhiều màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng. Từ việc mỗi người một phong cách dẫn đến quan điểm của chúng ta cũng có sự khác biệt, chính vì thế, chúng ta cần phải tôn trọng quan điểm của người khác.

Quan điểm là những tư duy, suy nghĩ của con người dẫn đến hành động bộc lộ ra bên ngoài. Việc chúng ta tôn trọng quan điểm của người khác cũng là tôn trọng chính bản thân mình. Người biết tôn trọng quan điểm của người khác là người biết lắng nghe những quan điểm, chia sẻ, góc nhìn của người khác một cách trân trọng và tỉ mỉ. Chúng ta có thể đồng ý hoặc không đồng ý với quan điểm của người khác nhưng không tìm cách vùi dập hoặc coi thường suy nghĩ của họ. Bên cạnh việc lắng nghe, tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta cũng nên biết chọn lọc và rút ra ý nghĩa từ quan điểm của họ làm bài học cho chính bản thân mình.

Việc tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác cũng mang lại cho chúng ta nhiều ý nghĩa, lợi ích quan trọng. Khi lắng nghe quan điểm của người khác giúp chúng ta có cái nhìn rõ hơn về họ, hiểu họ và từ đó đánh giá được con người của họ và khi tôn trọng quan điểm của người khác, chúng ta sẽ được họ tôn trọng lại. Việc rút ra bài học từ quan điểm của người khác giúp chúng ta có bài học và hoàn thiện bản thân mình hơn.

Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người không biết tôn trọng quan điểm của người khác, luôn cho mình là nhất, quan điểm của mình là đúng và người khác là sai. Lại có những người khi không đồng tình với quan điểm của người khác thì tìm cách vùi dập, hạ bệ họ… những người này đáng bị xã hội thẳng thắn lên án, chỉ trích.

Mỗi con người chỉ được sống một lần duy nhất, hãy sống và trở thành con người có ích, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình để góp phần khiến cho cuộc sống này ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

26 tháng 9 2021

Tham khảo:

Ý chí nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Nghị lực, ý chí chính là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống của mỗi con người. Có ý chí, con người luôn vững vàng trước thử thách phong ba. Họ cho khó khăn là trải nghiệm; xem nghịch cảnh là môi trường để rèn luyện. Qua khó khăn đó, ý chí nghị lực được hình thành, được tôi luyện, con người mới có thể hiên ngang, bản lĩnh giữa cuộc đời. Người có ý chí là người luôn dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản. Nguyễn Ngọc Ký, Nick Vujick, Hellen Keller… là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Người có ý chí nghị lực luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Người có ý chí, nghị lực biết khắc phục hạn chế của bản thân, tìm ra đường đi từ ngõ cụt, biết xuyên thủng màn đêm của khó khăn để bước ra ánh sáng. Bởi thế ý chí nghị lực là sức mạnh vô hạn tận giúp người sở hữu nó chiến thắng tất cả để bước tới thành công. 

Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao. Giới trẻ là thành phần được quan tâm nhiều nhất. Nhưng ta cũng nên nhìn nhận một cách khách quan rằng xã hội thay đổi quá nhanh. Con người ngày càng có những đòi hỏi cao hơn ở cuộc sống. Nhu cầu của nhân loại dần được thay thế, cũng như người ta “muốn ăn ngon mặc đẹp” thay vì “ăn no mặc ấm”. Và chính vì sự thay đổi đột ngột của xã hội mà hành vi, lối sống của một số thanh niên, học sinh, sinh viên ngày càng sai lệch.

Lứa tuổi cắp sách đến trường, có thầy cô, có bạn bè thì không ai có thể tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với những người xung quanh. Trước đây, đó cũng chỉ là những chuyện bình thường, người ta cãi nhau như để tranh luận, để tìm ra cái sai của mỗi người, để tập nói tiếng xin lỗi, cảm ơn và đôi khi lại có thêm người bạn mới. Nhưng hiện tại, những vấn đề này không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà dường như nó đã vượt ra đến tầm ảnh hưởng của pháp luật.

Kết quả nghiên cứu về hành vi bạo lực trong nữ sinh trung học (với 200 phiếu khảo sát tại 2 trường THPT ở Hà Nội) được khảo sát cho thấy: có đến 96,7% số học sinh trả lời ở trường các em học có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau, mức độ là 44,7% rất thường xuyên, 38% thường xuyên… Trả lời quan niệm của các em về hiện tượng đánh nhau giữa các học sinh nữ: hơn 45% cho rằng đó là "bình thường".

Mới đây, dư luận còn chưa hết bàng hoàng trước video clip một học sinh nữ đánh bạn dã man được xác định là học sinh trường THPT Trần Nhân Tông thì người ta lại tiếp tục sốc với khoảng 4 video clip khác được đăng rầm rộ trên mạng mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các đoạn clip trên đều là học sinh nữ…

Tôi vẫn nhớ như in, từ lúc bắt đầu vào lớp một – ngày đầu tiên cắp sách đến trường cho đến hôm nay là một học sinh THPT, mỗi khi bước vào lớp, đập vào mắt tôi là dòng chữ “tiên học lễ, hậu học văn”. Người ta học lễ nghĩa, học văn hóa, người ta học làm người trước rồi mới đến những kiến thức cần thiết trong cuộc sống. Người Việt Nam tôn trọng đạo đức hơn tất cả. Ấy thế mà chỉ vì những lý do không đáng, một số học sinh sẵn sàng ra tay đánh bạn giữa chốn đông người, chà đạp nặng nề lên nhân phẩm người khác. Đó là bản thân họ đã có lỗi, họ đã không nhìn ra cái sai để sửa chữa. Một phần nữa ta cũng nên nhìn nhận rằng xã hội bây giờ quá thờ ơ. Thế nên mới có cảnh nhiều người ngồi thản nhiên trên ghế đá xem bạn cùng trường của mình bị một bạn khác đánh mà vẫn làm ngơ như kiểu: “đó không phải là trách nhiệm của tôi”. Hay có nhiều người khác lại quan tâm bằng cách quay hình lại truyền mạng

Một trong những nguyên nhân cơ bản như đã nêu trên là tình trạng nhiều nơi chú trọng về chữ, nhẹ về dạy người. Đạo đức dần bị bỏ quên. Học sinh học tập căng thẳng nên dễ dẫn đến những tình trạng ức chế về tâm lý. Cộng với ở độ tuổi vị thành niên, học sinh thường có những suy nghĩ bốc đồng, mang trên mình cái tôi cá nhân quá lớn. Lòng tự trọng dần biến thành cục tự ái to đùng lúc nào không hay nên hay nổi nóng vì những chuyện không đáng và có khi gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bản thân và cho người khác. Nhiều bạn trẻ quan niệm rằng: dùng bạo lực có tác dụng nhanh, hiệu quả tức thì, đối phương phải phục tùng mình. Thế nên tình trạng bạo lực học đường cứ tiếp diễn từ ngày này sang ngày khác, truyền từ người này sang người khác.

Khi xảy ra bạo lực học đường, việc dẫn tới những hành vi vi phạm pháp luật ngoài xã hội chỉ là khoảng cách ngắn. Nếu hành vi bạo lực học đường không được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và giải quyết triệt để sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật ở ngoài trường gây hậu quả nghiêm trọng.

Các giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn bạo lực học đường hiện nay đầu tiên là tuyên truyền, giáo dục học sinh để tác động đến ý thức của học sinh về truyền thống dân tộc, nhân cách, lối sống và ý thức chấp hành luật pháp. Tiếp đến là tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em. Xây dựng củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật và các cơ quan chức năng có liên quan. Việc xử lý học sinh vi phạm pháp luật, bạo lực học đường chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ học sinh sửa chữa sai lầm trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, đối với những học sinh vi phạm pháp luật, có hành vi xấu cần được xử lý ngay tại cộng đồng để phát huy vai trò trách nhiệm của chính quyền, đoàn thể, tổ dân phố, gia đình, nhà trường… Việc tách các học sinh ra khỏi môi trường xã hội, gia đình đưa vào trường giáo dưỡng, trại giam chỉ là biện pháp cuối cùng.

Là công dân Việt Nam, là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi luôn nỗ lực học tập, phấn đấu, rèn luyện đạo đức, chính trị, học tập văn hóa xã hội để có kiến thức bền vững, để trở thành một công dân tốt, để đưa con tàu Việt Nam ra biển lớn sánh vai cùng với cường quốc năm châu

I. Mở bài: Giới thiệu về bạo lực học đường

Học sinh sinh viên là thời đẹp nhất trong cuộc đời mỗi chúng ta. Thế nhưng hiện nay, sự trong sáng, tươi đẹp hồn nhiên của thế hệ học sinh không còn nữa. Thay vào đó là những lời nói và hành động thô bạo, bậy bạ. thậm chí những đứa trẻ này còn đánh nhau, chúng xé áo, đánh bạn giữa đường. tình trạng này diễn ra phổ biến, tràn lan được lan rộng trên Internet, chúng ta cùng đi tìm hiểu tình trạng này.

II. Thân bài: Nghị luận về bạo lực học đường

1. Thế nào là bạo lực học đường:

  • Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, thiếu đạo đức với bạn mình.
  • Cách cư xử thiếu văn minh, không có giáo dục của thế hệ học sinh.
  • Xúc phạm đến tinh thần và thể xác người khác, gây ảnh hưởng nghiêm trọng.
  • Hành vi này càng ngày càng phổ biến.

2. Hiện trạng của bạo lực học đường hiện nay:

  • Lăng mạ, xúc phạm, chửi bậy đối với người khác.
  • Làm tổn thương đến tinh thần bạn bè.
  • Học sinh có thái độ không đúng với thầy cô.
  • Thầy cô xúc phạm đến học sinh.
  • Lập các bang nhóm đánh nhau ở học sinh.

3. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bạo lực học đường:

  • Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa.
  • Chưa có sự quan tâm từ gia đình.
  • Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường.
  • Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực.
  • Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh.

4. Hậu quả của bạo lực học đường:

a. Với người bị bạo lực:

  • Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.
  • Làm cho gia đình họ bị đau thương.
  • Làm cho xã hội bất ổn.

b. Với người gây ra bạo lực:

  • Phát triển không toàn diện.
  • Mọi người chê trách.
  • Mất hết tương lai, sự nghiệp.

5. Cách khắc phục nạn bạo lực học đường:

  • Nhà trường cần nâng cao nhận thức và dạy bảo học sinh hiệu quả nhất.
  • Cha mẹ nên chăm lo và quan tâm đến con cái.
  • Tự bản thân có trách nhiệm xa lánh tình trạng bạo lực học đường.

III. Kết bài: Nêu cảm nghĩ của em về bạo lực học đường.

  • Đây là một hành vi không tốt.
  • Em sẽ làm gì để ngăn chặn tình trạng này.
26 tháng 8 2016

1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.

2. Thực trạng:

  • Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
  • Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.

3. Tác hại:

  • Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
  • Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
  • Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
  • Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

4. Nguyên nhân:

  • Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
  • Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
  • Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
  • Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.

5. Giải pháp và liên hệ:

  • Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
  • Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.

=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.

Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.

26 tháng 8 2016

1. Giải thích: Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, tàn nhẫn, bất chấp luật pháp, đạo lí, xúc phạm, trấn áp, gây tổn thương cho người khác trong phạm vi trường học.

2. Thực trạng:

  • Bạo lực học đường diễn ra dưới nhiều hình thức: bạo lực thể xác và bạo lực tinh thần; có xu hướng gia tăng và diễn ra phức tạp ở nhiều nơi.
  • Các biểu hiện như: xúc phạm, lăng mạ, sỉ nhục, chà đạp danh dự, nhân phẩm, làm tổn thương về mặt tinh thần và thể xác.

3. Tác hại:

  • Với nạn nhân: bị tổn thương về thể xác, tinh thần, gây tâm lí nặng nề, ảnh hưởng đến sức khỏe, danh dự, đến học tập.
  • Với trường học và xã hội: làm biến thái môi trường giáo dục; làm ảnh hưởng đến trật tự, an ninh xã hội.
  • Với gia đình: gây tâm lí bất ổn, lo lắng, hoang mang,...
  • Với người gây ra hành vi bạo lực: phát triển không toàn diện; là mầm mống của tội ác; làm hỏng tương lai của chính mình; bị mọi người lên án, xa lánh, căm ghét.

4. Nguyên nhân:

  • Sự phát triển thiếu toàn diện, thiếu hụt về nhân cách, thiếu khả năng kiểm soát hành vi ứng xử của bản thân, thiếu kĩ năng sống, nhận thức sai lệch về quan điểm sống.
  • Có những căn bệnh tâm lí hoặc do ảnh hưởng của bạo lực từ cuộc sống, nghiện game và phim ảnh, mạng xã hội...
  • Thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình; sự giáo dục trong nhà trường: nặng về dạy kiến thức văn hóa, chưa thật chú trọng dạy kĩ năng sống cho học sinh.
  • Xã hội chưa có sự quan tâm đúng mức, chưa có những giải pháp thiết thực, đồng bộ và triệt để.

5. Giải pháp và liên hệ:

  • Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh; có biện pháp giáo dục, răn đe, xử lí vi phạm. Tuyên truyền, giáo dục về lối sống nhân ái, ý thức chấp hành luật pháp.
  • Bản thân ra sức học tập, hướng vào những hoạt động bổ ích; có lối sống lành mạnh, có quan điểm nhận thức hành động tích cực, đúng đắn; tích cực rèn luyện quan niệm sống tốt đẹp. Đấu tranh, tố cáo những hành vi bạo lực học đường.

=> Khẳng định lại những ảnh hưởng xấu của bạo lực học đường.

Mỗi học sinh cần nhận thức đúng đắn về tác hại của bạo lực học đường, luôn có ý thức xây dựng nếp sống lành mạnh, hòa đồng, đoàn kết.

2 tháng 1 2022

TK:
“ Gia đình là nơi để trở về “ , quả đúng là như vậy . Gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên , là cái nôi ru ta khôn lớn trưởng thành. Khi mà bạn đi thật nhiều nơi, gặp thật nhiều ngừoi , bạn sẽ nhận ra gia đình là nơi bình yên , ấm áp nhất , là nơi dành cho ta thật nhiều tình cảm yêu thương mà không cần báo đáp , là nơi ta chỉ muốn tìm về sau những mệt mỏi, những bộn bề của cuộc sống ngoài kia. Tìm về nhà để cảm nhận tình thân , cảm nhận hơi ấm gia đình , tìm niềm tin , dộng lực để bản thân đứng lên sau vấp ngã của cuộc đời .Tìm về căn nhà nhỏ của mình để biết bản thân không cô đơn, không một mình , có những người vẫn đang chờ ta , giang rộng tay đón ta vào lòng . Bạn có biết rằng ngoài kia có bao nhiêu người kém may mắn hơn bạn , cần một gia đình nhỏ bé , giản dị của bạn đến nhường nào không ? Vậy nên hãy trân trọng yêu thương gia đình mình hơn nhé. Họ quan trọng với cuộc đời ta lắm , đừng để khi họ rời xa , bạn chỉ rơi có một hai giọt nước mắt , buồn bã có một hai ngày là có thể báo đáp được ân tình của họ.

2 tháng 1 2022

Bạn tham khảo:

“ Gia đình là nơi để trở về “, quả đúng là như vậy. Gia đình là nơi ta sinh ra và lớn lên , là cái nôi ru ta khôn lớn trưởng thành. Khi mà bạn đi thật nhiều nơi, gặp thật nhiều ngừoi, bạn sẽ nhận ra gia đình là nơi bình yên, ấm áp nhất, là nơi dành cho ta thật nhiều tình cảm yêu thương mà không cần báo đáp, là nơi ta chỉ muốn tìm về sau những mệt mỏi, những bộn bề của cuộc sống ngoài kia. Tìm về nhà để cảm nhận tình thân, cảm nhận hơi ấm gia đình, tìm niềm tin, dộng lực để bản thân đứng lên sau vấp ngã của cuộc đời.Tìm về căn nhà nhỏ của mình để biết bản thân không cô đơn, không một mình, có những người vẫn đang chờ ta, giang rộng tay đón ta vào lòng. Bạn có biết rằng ngoài kia có bao nhiêu người kém may mắn hơn bạn , cần một gia đình nhỏ bé , giản dị của bạn đến nhường nào không? Vậy nên hãy trân trọng yêu thương gia đình mình hơn nhé. Họ quan trọng với cuộc đời ta lắm, đừng để khi họ rời xa , bạn chỉ rơi có một hai giọt nước mắt, buồn bã có một hai ngày là có thể báo đáp được ân tình của họ.