K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Câu 1 :  Suy nghĩ của em về câu chuyện sau :                                        Báu vậtLúc hấp hối , một bác nông dân muốn cho các con mình trở thành những người làm nghề nông giỏi Bác cho gọi các con đến bên giường và dặn: " Các con ơi , bố sắp từ giã cõi đời này. Các con hãy ra cánh đồng nho tìm một thứ giấu ở đó. Đó là tất cả những gì bố dành cho các con ". Các cậu con trai cứ tưởng...
Đọc tiếp

Câu 1 :  Suy nghĩ của em về câu chuyện sau :
                                        Báu vật
Lúc hấp hối , một bác nông dân muốn cho các con mình trở thành những người làm nghề nông giỏi 
Bác cho gọi các con đến bên giường và dặn: " Các con ơi , bố sắp từ giã cõi đời này. Các con hãy ra cánh đồng nho tìm một thứ giấu ở đó. Đó là tất cả những gì bố dành cho các con ". Các cậu con trai cứ tưởng bố giấu vật gì nên ra sức đào bới ko chừa 1 chỗ nào. Thực ra chẳng có báu vật gì cả, nhưng vì nho được vun xới cẩn thận nên các con bác nông dân đã được mùa bội thu.
Câu 2 : 
" Ngày xưa có 2 mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khao khát được ăn quả táo thơm ngon. Người con đã ra đi ( không phải là người con chết ) và cuối cùng, anh mang về được quả táo biếu người mẹ ".
Dựa vào lời tóm tắt trên em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện

1
24 tháng 2 2020

Câu 1:

Câu chuyện mang đến thông điệp: Lao động là vinh quang, lao động tạo ra giá trị.

 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:Bận Trời thu bận xanhSông Hồng bận chảyCái xe bận chạyLịch bận tính ngàyCon chim bận bayCái hoa bận đỏCờ bận vẫy gióChữ bận thành thơHạt bận vào mùaThan bận làm lửa. Cô bận cấy lúaChú bận đánh thùMẹ bận hát ruBà bận thổi nấu. Còn con bận búBận ngủ bạn chơiBận tập khóc cườiBận nhìn ánh sáng. Mọi người đều bậnNên đời rộn...
Đọc tiếp

 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Bận 

Trời thu bận xanh

Sông Hồng bận chảy

Cái xe bận chạy

Lịch bận tính ngày

Con chim bận bay

Cái hoa bận đỏ

Cờ bận vẫy gió

Chữ bận thành thơ

Hạt bận vào mùa

Than bận làm lửa.

 

Cô bận cấy lúa

Chú bận đánh thù

Mẹ bận hát ru

Bà bận thổi nấu.

 

Còn con bận bú

Bận ngủ bạn chơi

Bận tập khóc cười

Bận nhìn ánh sáng.

 

Mọi người đều bận

Nên đời rộn vui

Con vừa ra đời

 

Biết chăng điều đó

Mà đem vui nhỏ

Góp vào đòi chung.

 - Sông Hồng : Sông lớn nhất miền Bắc, chảy qua Hà Nội. 

- Vào mùa : bước vào thời gian  gieo hạt, cấy lúa hoặc gặt hái

- Đánh thù : đánh giặc, bảo vệ đất nước.

Mọi người và mọi vật trong bài thơ bận làm việc gì ?

A. Họ đều bận hoạt động và làm việc góp sức nhỏ để làm cho cuộc đời thêm vui

B. Họ đều bận kiếm sống

C. Họ đang bận vui chơi

2
9 tháng 1 2017

Họ đều hoạt động và làm việc góp sức nhỏ để làm cho cuộc đời thêm vui.

12 tháng 4 2021

laf a ban nha chuc ban hoc tot !!!

Đề :lập dàn ý bài văn này { Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. Sáng sớm ở quê em rất thanh bình và dịu êm, khi mọi người thức dậy, tiếng gà cất tiếng gáy vang xa đến xóm bên cạnh. Bình minh thức...
Đọc tiếp

Đề :lập dàn ý bài văn này { Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. Sáng sớm ở quê em rất thanh bình và dịu êm, khi mọi người thức dậy, tiếng gà cất tiếng gáy vang xa đến xóm bên cạnh. Bình minh thức dậy sau một giấc ngủ dài. Buổi sáng, cánh đồng lúa còn cúi xuống, nặng trĩu từng bông, lá cũng đã chuyển sang màu vàng nhạt. Khi ánh mặt trời lên cao, cả cánh đồng sẽ khoác một tấm áo màu vàng rực rỡ, trải dài đến muôn nơi. Bình minh, những giọt sương mỏng manh còn e ấp đọng lại trên những lá lúa sắc nhọn. Lúc ánh mặt trời bắt đầu le lói thì những hại tròn bé tý ấy ánh lên màu vàng dịu nhẹ, hắt xuống mặt đường. Khoảnh khắc ấy thật tuyệt đẹp. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc bình minh hé đã bắt đầu gượng thức dậy, đung đưa khi có làn gió mát lành thổi qua. Vì sáng mai nên nắng còn nhẹ, màu vàng của lúa chưa chói chang. Cánh đồng lúa lúc ấy nhìn như một bức tranh chỉ được tô đậm bằng màu vàng, là thứ vàng hanh dịu nhẹ. Thân lúa khi chín trở nên mềm hơn, đỡ cứng cáp hơn khi thì con gái nhưng rất dẻo dai. Vì dẻo dai nó mới có thể chứa được sức nặng của bông lúa khi trĩu xuống. Người dân trong xóm em khi mùa lúa chín thường thức dậy rất sớm để ra đồng đi gặt. Nhiều bác nông dân dắt trâu ra đồng, buộc dây vào chiếc xe kéo và bắt đầu xuống gặt. Tiếng gặt lúa nghe sột soạt, phá tan đi sự yên lặng của sáng sớm. Những chú trâu màu đen dường như điểm xuyết trên nền vàng của cánh đồng lúa, khiến cho bức tranhquê hương thêm sinh động hơn. Cánh đồng lúa quê em buổi sáng mai thật đẹp, một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng ý nghĩa. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín buổi sáng mai như thế này.}

1
15 tháng 9 2021

Tham khảo:

I. Mở bài

Ở những vùng quê nông thôn, cánh đồng lúa là cảnh vật vô cùng thân thuộc, gắn bó với đời sống cũng như nhu cầu của họ. Cánh đồng lúa quê em đang đến mùa thu hoạch, từng bông lúa ngả màu vàng. Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín vào buổi sáng mai. 

II. Thân bài

1. Tả cảnh

- Không khí đã bắt đầu se lạnh nhưng lại mang theo hơi ấm của thiên nhiên như một lời chào chân thành.

- Sương đang dần tan. Bầu trời mùa thu trong lành và cao vút.

- Gió bay thoang thoảng qua, mơn man mái tóc em.

- Đồng lúa đã chín vàng, hương lúa lan tỏa ra khắp mọi nơi.

- Những chú trâu đang thung thăng gặm cỏ, mắt lim dim ngước nhìn xung quanh.

- Những đàn cò bay lả, bay la, nghiêng mình chao lượn vài vòng rồi đáp xuống bờ ruộng để “nghỉ ngơi lấy sức” mà bay tiếp.

2. Tả hoạt động

- Mọi người cũng đã tỉnh giấc và bắt đầu với công việc của mình.

- Các bác, các cô vui vẻ vừa đi vừa trò chuyện xách cày, xách cuốc chuẩn bị ra đồng.

- Các cậu bé, cô bé tung tăng vượt theo chú trâu xấu số đang bỏ chạy sợ hãi.

- Dưới mặt hồ, ánh nắng ban mai chiếu xuống làm mặt ao lấp la lấp lánh như một chiếc gương khổng lồ.

II. Kết bài

- Cánh đồng lúa quê em buổi sáng mai thật đẹp, một vẻ đẹp bình dị, mộc mạc nhưng ý nghĩa.

- Em rất thích ngắm cánh đồng lúa chín buổi sáng mai như thế này.

 

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như...
Đọc tiếp

Quê hương tôi ngoài bãi đá bờ đê dòng sông bên lở bên bùi thì còn có cánh đồng lúa là thắng cảnh đẹp. Có thể nó không được thế giới cũng như nhà nước công nhận nhưng nó luôn là cảnh tượng đẹp nhất trong lòng tôi. Còn gì đẹp hơn khi nhìn thấy những cánh đồng lúa rộng thẳng cánh cò bay, một nét đẹp của cội nguồn dân tộc mà mỗi chúng ta nên tìm về để chiêm ngưỡng cũng như gìn giữ nó. Một nét đẹp giản dị mộc mạc mang màu xanh của hòa bình.

Cánh đồng lúa quê tôi mang một màu xanh hòa bình êm dịu bất cứ ai cũng yêu mến khi ngắm nhìn nó. Một hình ảnh quá đỗi quen thuộc của làng quê khiến cho những ai sinh ra ở đây thì sẽ không thể quên được nó. Cánh đồng lúa quê tôi được chia thành những ô nhỏ, những bờ ruộng vuông vắn với bờ cao được những người nông dân đắp cao để ngăn không cho nước chảy ra khỏi ruộng. Những cây lúa cứ thế không lo hết nước sinh trưởng và phát triển tốt.

Khi cây lúa mới được trồng lên ngọn của nó nhỏ nhắn thân mền trước gió, nếu gió to có thể gẫy cây bất cứ lúc nào. Những cây lúa non ấy chỉ khi qua mấy tuần nó sẽ cứng chân lên, xanh tốt và đẹp đẽ. Cái màu xanh non của lúa mới trông thật dễ mến làm sao. Cả đồng lúa mơn man một màu xanh nhẹ nhàng như thế, một màu xanh dịu dàng nhưng không kém phần tinh tế. Có những lúc cơn gió kia vội vàng thổi làm cho đồng lúa như múa reo vì những lá lúa non đua nhau phấp phới như múa như reo hay chính là nó đang vung vẫy nổi dậy để lớn lên?

Khi cây lúa lớn hơn những cây khác mọc lên thành khóm lúa, những khóm lúa có màu xanh đậm hơn, cứng cáp hơn dày dặn hơn. Thân vẫn không thiếu đi độ mềm dẻo khi có những cơn bão trở về từng khóm lúa bám chặt vào đất mặc cho sức gió lúa vẫn phát triển lớn lên. Khi cơn bão qua đi thì cánh đồng lúa không còn thẳng một màu được nữa vì cũng có những cây lúa đã đổ xuống. thế nhưng nó không chết đi mà nó vẫn gượng dậy và phát triển cho ra những hạt thóc vàng mùa bội thu. Cũng có những cây lúa nghiêng ngả đã vững vàng trước sóng gió đứng thẳng được dậy. Thời này là nơi đẹp nhất người ta gọi nó là thời con gái, những hạt thóc đang ấp ủ bên trong những thân lúa, cái món mà lũ trẻ trâu chúng tôi thường hay ăn, mùi của nó thơm thơm, vị của nó ngọt ngào, ngọt cái ngọt riêng của thóc lúa mà không có cái nào giống được. Dân làng tôi gọi nó là đòng đòng, những nhánh đòng đòng dấu mình bên trong thân lúa giống như những cô gái thẹn thùng nép nép ngượng ngùng. Không chỉ thế gọi nó là thời con gái vì lúc này lúa dẻo dai nhất đẹp nhất, nhìn cả cánh đồng với màu xanh đậm ai cũng sẽ chạnh lòng nghĩ về một thời tuổi thơ trên cánh đồng xanh mượt này.

Còn khi đồng lúa có màu vàng đòng nghĩa là lúa đã đến mùa gặt, những bông lúa nặng trĩu trên tay vàng chói như những bông vàng, hạt châu báu của dân làng tôi. Cả đồng lúa tràn ngập sắc vàng, có chỗ vàng tươi, có chỗ lại vãng sẫm, có chỗ vàng xen lẫn xanh. Khi những cơn gió ùa về như nổi nhớ cả cánh đồng rì rào uốn lượn như từng lớp sóng đầy nhau về phía bờ. Thân lúa lúc này vững chải, người ta không thể lấy tay nhổ được nữa mà phải lấy liềm cắt. những bó lúa được xếp thành những lượm lúa nhỏ tuyệt đẹp. Lúa chín đều vui vẻ một mùa bội thu cho nhân dân. Nó giống như hạt ngọc của quê tôi vậy

Tôi rất yêu cánh đồng quê hương, nó không chỉ là chỗ để nhân dân tăng gia sản xuất mà nó còn là cánh đồng lúa xanh mướt, là cánh đồng tuổi thơ, cánh đồng kỉ niệm của cá nhân tôi cũng như của những người sinh ra trên quê hương cánh đồng lúa. Càng ngày tôi càng nhận thấy vẻ đẹp của nó và tôi biết nó đã chiếm một phần nào đó trong tái tim tôi.(Tả cái gì ? \(Theocảmxúcnhưthậtvậyđó\)

2
6 tháng 10 2020

Theo tớ thì tả miền quê

13 tháng 3 2022

đúng thật là thật là tả miền quê mà

Cho những mối quan hệ như sau: (1) Cá mập con khi mới nở ra trong bụng mẹ sử dụng ngay những trứng chưa  nở làm thức ăn. (2) Ở quần thể cá sống sâu (Edriolychnus schmidri  và  Ceratiasp) con đực sống kí sinh vào con cái để thụ tinh trong mùa sinh sản, nhằm giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp. (3) Một số tảo biển khi  nở hoa, gây ra thủy triều đỏ làm cho hàng loạt các loài động vật không...
Đọc tiếp

Cho những mối quan hệ như sau:

(1) Cá mập con khi mới nở ra trong bụng mẹ sử dụng ngay những trứng chưa  nở làm thức ăn.

(2) Ở quần thể cá sống sâu (Edriolychnus schmidri   Ceratiasp) con đực sống kí sinh vào con cái để thụ tinh trong mùa sinh sản, nhằm giảm sức ép lên nguồn thức ăn hạn hẹp.

(3) Một số tảo biển khi  nở hoa, gây ra thủy triều đỏ làm cho hàng loạt các loài động vật không xương sống, các, chim chết vì nhiễm độc trực tiếp hoặc gián tiếp.

(4) Ba loài chim sẻ có cấu tạo mỏ khác nhau phân bố trên đảo Galapagos.

(5) Các loài tôm, cá nhỏ thường bò lên thân cá lạc, cá dưa để ăn các loại kí sinhm sống trên đây làm  thức ăn.

(6) Các loài cỏ dại sống với cây lúa trong quần  xã là cánh đồng lúa.

Có bao nhiêu mối quan hệ cạnh tranh?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

1
26 tháng 10 2018

Đáp án B

Các mối quan hệ là quan hệ cạnh tranh là : (1)(2) (6)

(1) Là cạnh tranh cùng loài

(2) Quan hệ cạnh tranh cùng loài 

(3) Là quan hệ ức chế cảm nhiễm

(4) Do các loài cấu tạo mỏ khác nhau => ăn các loại hạt có các kích thước khác nhau=> nguồn thức ăn khác nhau => không cạnh tranh

(5) Quan hệ hợp tác

(6) Cạnh tranh

4 tháng 12 2019

- Đất trồng là lớp bề mặt tươi xốp của vỏ Trái Đất, ở đó thực vật có khả năng sinh sống và sản xuất sản phẩm

-Vai trò : Đất là môi trường cung cấp đủ nước , chất dinh dưỡng, oxi và giúp cho cây đứng vững

#Châu's ngốc

4 tháng 12 2019

Châu Ngốc bạn bì nhầm à mình làm gì hỏi về câu đấy đâu

Vẻ đẹp quen thuộc, giản dị của cánh đòng lúa chín. Thể hiện sự đáng quý của lúa gạo trong đời sống.

~~##Học tốt##~~

k cho mk nha !!!

13 tháng 4 2020

Cảm ơn

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có...
Đọc tiếp

Ngày xửa ngày xưa, có đôi vợ chồng rất nghèo, lại hiếm muộn. Đến tuổi già, bệnh tật hành hạ, việc lao động trở nên quá sức. Hai ông bà đành vay thóc lúa của một gia đình giàu có trong làng để có cái mà ăn. Người trong làng biết ông bà sẽ không thể nào trả lại được số nợ đó, vì sức khỏe không còn thì làm sao làm lụng mà trả nợ. Ông bà lại không có con cháu, nên cũng không có ai để thay ông bà trả nợ. Với người Tây Nguyên, nợ nần đã là một nỗi nhục, thêm việc tuyệt đường tôn tử lại càng xấu hổ hơn. Bởi dân làng quan niệm rằng, vợ chồng đã sống không tốt, hoặc kiếp trước đã giết người nên kiếp này bị các Yang trừng phạt, không cho sinh được con cái. Từ đó, dân làng cứ ngày càng xa lánh họ.Thấy mình oan ức, vì cả đời sống lương thiện, người chồng bèn đến bên sườn núi cắt cổ con gà, khui cái ché rượu tế các Yang, xin các Yang phù hộ cho được con cái. Ông tế liền 7 ngày 7 đêm. Các Yang thấy ông có lòng thành thì rủ lòng thương. Vì vậy, dù đã đến tuổi gần đất xa trời nhưng vẫn giúp cho ông bà có được một đứa con gái.

Ngày sinh con, ông bà mừng rỡ, tạ ơn các Yang. Hôm sau, ông bà làm lễ Pơ-răp Yun (lễ đặt tên con) và đặt tên đứa bé là K'Niê.
Nhưng buồn thay, đứa bé tuổi vừa được vài mùa rẫy thì ông bà qua đời. Gia đình nhà giàu kia đến bắt K'Niê về làm người ở để trừ nợ. Vì cha mẹ nợ thóc lúa, nên ngoài những việc dành cho con gái như lấy củi, hái rau, gánh nước, giã gạo... thì đến mùa làm rẫy, K'Niê bị bắt ra rẫy cày cấy như đàn ông. Cái rẫy của người chủ sau nhiều năm gieo trồng, nay đã cằn cỗi, đất cứng như đá, nắng rọi cháy da cháy thịt, cỏ dại mọc cũng không nổi. Một ngày nọ mệt quá, K'Niê nằm trên khoanh rẫy cằn cỗi ngủ thiếp đi, và không bao giờ thức dậy nữa.Cô gái đã chết.

Đêm hôm đó, K'Niê báo mộng đến chủ nhà, bảo rằng đừng chôn cất cô về nghĩa trang của làng. Hãy lập mộ cô ngay giữa khoanh rẫy, và cô sẽ trả nợ cho họ. Chủ nhà nghe theo.
Ít lâu sau, từ nấm mộ cô mọc lên một loại cây. Giữa rẫy hoang cằn cỗi, cây vẫn xanh tươi, lớn rất nhanh, thân cây thẳng đứng mạnh mẽ, cành lá xum xuê tỏa bóng mát, mặc trên trời nắng gắt, dưới đất khô cằn. Nhờ bóng mát che chở, những mùa rẫy sau cánh đồng trở lại tươi tốt, thóc lúa bội thu. Người chủ không những đã thu gom đủ thóc lúa cho vợ chồng nghèo kia vay trong nhiều năm, mà còn có dư để đem cho người nghèo khác trong làng.
Dân làng bèn đặt tên cho cây ấy là cây K'Niê. Người Ê Đê chúng tôi gọi là Kyao K'Niê.
Từ đó, người Tây Nguyên không bao giờ chặt phá cây K'Niê. Nếu cây mọc giữa rẫy, dân làng vẫn giữ nguyên đó, vì niềm tin rằng đó là nơi trú ngụ của thần linh, của linh hồn người đã khuất. Người ra rẫy cũng vì thế mà được nhờ bóng mát sau những giờ phơi mình ngoài nắng cháy.

Xưa kia, người đi làm rẫy nếu chẳng may bị no hơi, đầy bụng thì chỉ cần lấy lá K'Niê nấu nước, uồng vài ngụm là khỏi. Nặng hơn, nếu bị sốt rét rừng, thứ bệnh mà dân làng xưa kia tin rằng là do bị ma ám, ma nhập... thì cũng uống nước nấu cây K'Niê để chữa. Dân làng đã khỏi, và tin đó là sự linh thiêng của cô bé K'Niê. Ngày nay, các nhà khoa học đã biết chiết xuất thuốc chống sốt rét từ cây K'Niê.

1) Đọc tìm bố cục và tóm tắt văn bản trên

2) Hãy tìm các chi tiết tưởng tượng kì ảo trong truyện Theo em những chi tiết đó có ý nghĩa gì?

0
2 tháng 2 2017

Mấy vụ liền lúa bội thu vì khi hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất đã làm kĩ nên lúa rất tốt.