K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đìnhMới biết niềm vui trong từng cử chỉMới biết hạnh phúc đâu nào xa xỉVì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…Giữ mãi gia đình trong một góc riêngĐể nhớ, để mong, để âm thầm cầu nguyện:Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹVà nụ cười đừng chia cách môi cha…Gia...
Đọc tiếp

1/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Khi rời xa mới biết ý nghĩa của gia đình

Mới biết niềm vui trong từng cử chỉ

Mới biết hạnh phúc đâu nào xa xỉ

Vì chỉ một nụ cười cũng đủ ấm con tim…

Giữ mãi gia đình trong một góc riêng

Để nhớ, để mong, để âm thầm cầu nguyện:

Xin nỗi buồn đừng hằn trên mặt mẹ

Và nụ cười đừng chia cách môi cha…

Gia đình thân thương trong hình bóng quê nhà

Nơi có mẹ cha có ông bà anh chị

Cả xóm giềng và  những tri kỉ

Luôn cạnh bên chia sẻ nỗi vui buồn...

a) Khi rời xa gia đình, người con đã nhận ra điều gì ?

b) Tìm, chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ trên.

c) Hãy nêu ý nghĩa của đoạn thơ trên.

2/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

[...]Theo quan điểm của tôi, sống đẹp-sống có ích có thể hiểu ngắn gọn trong 2 chữ “ trách nhiệm”. Đó chính là sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình, với xã hội và rộng hơn nữa là với Tổ quốc. Sống đẹp-sống có ích không thể đứng một mình, tách rời khỏi các mối quan hệ tương quan góp phần tạo nên nó. Sống đẹp, sống có ích là dưới góc nhìn của xã hội; theo đó, xã hội thừa nhận những hành động phù hợp với những chuẩn mực chung, với truyền thống văn hóa, đạo lý của dân tộc, cũng như thừa nhận thành quả, sức lao động của một cá thể đóng góp là thiết thực, có ích cho sự phát triển chung của xã hội. Do vậy, khái niệm sống đẹp, sống có ích theo tôi là không có một chuẩn mực nhất định, bất biến để đánh giá mà tùy thuộc vào yêu cầu, đòi hỏi từ chính thực tế khách quan, tùy thuộc vào quan niệm chung của xã hội trong từng thời kỳ, giai đoạn lịch sử nhất định.

(Thanh niên sống đẹp, sống có ích  - Kiều Trung Hiển)

a) Theo tác giả, sống đẹp – sống có ích là lối sống như thế nào?

b)  Giải thích cách sắp xếp trật tự từ của cụm từ được in đậm trong đoạn văn?

c) Em sẽ có những hành động thiết thực gì để trở thành một người có ích ?

3/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

Ở một công viên nọ, một người phụ nữ ngồi cạnh một người đàn ông trên một băng ghế gần sân chơi. “Con trai tôi đó,” người phụ nữ chỉ vào một cậu bé đang chơi cầu trượt vận chiếc áo len màu đỏ. “Cậu bé nhìn mới đáng yêu làm sao” người đàn ông nói. “Còn kia là con gái của tôi, cô bé đang chạy xe đạp vận một cái đầm màu trắng đấy.”

Sau đó, người đàn ông nhìn vào đồng hồ và gọi cô bé. “Con chơi xong chưa Melissa?”. Melissa nài nỉ, “5 phút nữa thôi nha bố. Nha? Chỉ 5 phút thôi.” Người đàn ông gật đầu và cô bé lại tiếp tục chơi đùa cùng chiếc xe như cô đã mong muốn. Thời gian trôi qua và người đàn ông lại gọi con gái của mình: “Đi được chưa con?” Melissa lại nài nỉ, “Chỉ 5 phút nữa thôi nha bố. 5 phút thôi mà.” Người đàn ông lại mỉm cười và nói, “Được rồi

“Ông quả thật là một con người kiên nhẫn.”, người phụ nữ nói. Người đàn ông mới tiếp lời, “Tommy, anh trai của con bé đã mất trong một vụ tai nạn giao thông vì một gã tài xế say xỉn khi nó đang đạp xe ở một chỗ khá gần nơi này. Tôi đã không dành nhiều thời gian cho Tommy và bây giờ tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả chỉ để có được 5 phút ở cạnh nó. Tôi đã thề sẽ không lặp lại sai lầm đó với Melissa. Con bé cứ nghĩ nó may mắn có thêm 5 phút để chơi. Nhưng sự thật đúng ra phải là, tôi mới là người may mắn khi có được thêm 5 phút để nhìn ngắm con bé hạnh phúc.

(Quà tặng cuộc sống – Chỉ năm phút thôi)

a) Vì sao  người bố lại luôn đồng ý mỗi khi Melissa xin được chơi thêm 5 phút nữa?

b) Xét về mặt cấu tạo, câu in đậm thuộc kiểu câu gì ?

c) Qua câu chuyện của hai bố con trong câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì cho mình?

4/ Đọc đoạn ngữ liệu và trả lời các câu hỏi dưới đây:

[…]Thử tưởng tượng, khi bạn cúi xuống nhặt chiếc vỏ lon trên vỉa hè, biết đâu lại có vị phụ huynh nào đang chỉ cho con họ thấy một việc làm gương mẫu? Dừng lại vài giây, dọn gọn vật cản trên đường, bạn có thể đã giúp những người đi sau tránh được tai nạn. Hay can thiệp vào cuộc cãi vã – cũng khó nói trước bạn có bị vạ lây hay không, tôi thừa nhận – nhưng tôi tin, chúng ta có thể làm dịu đi phần nào tình hình, cứu cả con đường khỏi viễn cảnh tắc nghẽn.

Có một câu nói như thế này: Lòng tốt trong cuộc đời giống như đại dương bao la, mỗi việc làm của bạn có thể chỉ là một giọt nước, nhưng đừng quên nếu mất đi chỉ một giọt nước ấy thôi, đại dương cũng đã khô cằn hơn rồi. Bạn biết không, những việc tốt đẹp, có ích nhỏ bé chẳng lấy đi của ta nhiều, nhưng lại mang đến những giá trị thật khó đong đếm hết.

Vậy, nên chăng giữa dòng đời vội vã, ta cũng nên chậm lại một chút, nhìn đời với lăng kính của một trái tim ấm áp hơn, của phần người cao thượng vượt trên phần con ích kỷ, để sẵn sàng cho đi, dù chỉ là một việc có ích nhỏ bé. Biết đâu, ta đã thay đổi cả thế giới của một ai đó rồi.

(Hãy làm những điều nhỏ bé có ích)

a) Tác giả muốn truyền tải thông điệp gì đến người đọc ?

b) Xét về mặt cấu tạo , câu in đậm trong đoạn ngữ liệu thuộc kiểu câu gì?

c) Em rút ra được bài học gì cho mình về lối sống có ích ?

 HƠI DÀI NHƯNG MỘI NGƯỜI GIÁP EM VỚI Ạ MAI CHIỀU LÀ EM THI RỒI

 

0
“Lên non mới biết non caoNuôi con mới biết công lao mẹ hiền”Câu ca dao trên hàm ý rất sâu xa và ý nghĩa. Chúng nói đến công lao mà người mẹ của chính chúng ta phải trải qua bao nhiêu để có được ngày hôm nay. Chỉ có con cái mới hiểu được sự cực khổ của người làm mẹ.Mặc dù mẹ đã dần già đi về mặt độ tuổi nhưng xét về khuôn mặt, tuy đã...
Đọc tiếp

“Lên non mới biết non cao
Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền”

Câu ca dao trên hàm ý rất sâu xa và ý nghĩa. Chúng nói đến công lao mà người mẹ của chính chúng ta phải trải qua bao nhiêu để có được ngày hôm nay. Chỉ có con cái mới hiểu được sự cực khổ của người làm mẹ.

Mặc dù mẹ đã dần già đi về mặt độ tuổi nhưng xét về khuôn mặt, tuy đã tầm gần bốn mươi nhưng mẹ vẫn còn trẻ lắm! Mẹ có làn da trắng mịn, mềm mại như da em bé. Khuôn mặt có vài nếp nhăn vì mẹ phải thức khuya chăm lo cho cả nhà em. Dáng người thấp thấp, mảnh khảnh rất dễ thương. Bởi vì mẹ có công việc nặng nhọc nên tay chân đã có chút chai sần, không còn đẹp như trước nữa.

Mẹ vừa chăm lo gia đình vừa làm việc, mẹ không chỉ là mẹ mà còn là một

siêu nhân, mẹ biết không? Đối với mẹ, chỉ cần một bữa ăn sum họp đầy đủ gia đình đã rất hạnh phúc rồi. Trong mắt mẹ, em vẫn là một đứa trẻ cần sự trợ giúp của mẹ. Còn có những lúc, vì không được chiều theo ý của bản thân, em đã giận dỗi và lớn tiếng với mẹ. Lúc ấy cứ nghĩ mẹ là một người đáng ghét, không hề yêu thương thương mình nhưng không, trong lòng mẹ, tình yêu thương những đứa con đã mang nặng đẻ đau sau chín tháng mười ngày cực khổ đã vươn lên tất cả. Mẹ ăn thì ốm nghén, ói mửa nhưng mẹ vẫn chịu đựng vì sinh linh trong bụng mẹ có thể được yên bình mà ra đời. Mẹ luôn nâng niu, lo lắng, quan tâm chúng tôi thì chúng tôi chỉ rong chơi, lì lợm. Nhưng bây giờ, em đã hiểu được sự yêu thương vĩnh viễn không bao giờ phai từ mẹ. Nhớ lại lúc tôi vừa vào cấp một, mẹ lo lắng chăm chút cho tôi như một một chàng hoàng từ thực thụ.

Vì còn là lũ trẻ bồng bột, không ít lần em làm mẹ tôi lo lắng. Phải nói đến lúc em bắt đầu đua đòi mẹ cho chạy xe đến trường, không may gặp tai nạn, tuy chỉ té xe và trầy một chút nhưng mẹ tôi đã lo lắng, hớt hải chạy đến chỗ tôi. Hiểu ra, thì ra lúc ấy mẹ đã lo lắng muốn chỉ chạy đến xem con mình ra sao, đang như thế nào. Lúc đó khi nhìn thấy khuôn mặt lo lắng đến trắng bệch của mẹ, em đã rất đau lòng. Em thật hối hận!

Tuy vậy, mẹ em vẫn luôn khuyên nhủ bằng những bài học đáng nhớ. Mỗi tối, mẹ em lại ngồi vào bàn học cùng tôi chỉ tôi những câu hỏi khó, giảng lại những bài toán khó với những lời khuyên bảo bổ ích. Nhiều lúc, em cảm thấy nhiều sự mệt mỏi trong đôi mắt sâu thẳm của mẹ. Ắt hẳn mẹ đã chịu nhiều áp lực, có thể dẫn đến stress. Mẹ mang nặng đẻ đau đã quá khổ rồi. Khi vào phòng sinh, cũng chính là

cửa sinh là cửa tử. Mẹ đã cố gắng rất nhiều. Mẹ đã chăm lo cho gia đình mấy năm ròng. Mẹ cũng nhiều lần ngồi lại kể cho em và chị em về quá khứ của mẹ. Thì ra, tính cách của mẹ y như em vậy, nghịch ngợm, gan lớn, dám làm dám chịu! Vừa nghe xong, cảm xúc của em đảo lộn lên, nào là vui vì sự nghịch ngợm của mẹ, nào là buồn những gì đã trải qua để có được ngày hôm nay. Nghe xong, em rưng rưng nước mắt, khóc nức nở ôm mẹ, thật là một khoảnh khắc đáng nhớ. Cũng từ đó trở đi, em và em đã cố gắng học giỏi hơn, nghe lời mẹ và cũng bắt đầu quan tâm mẹ để mẹ vui vẻ, thoải mái và khỏe mạnh hơn.

Tình mẫu tử thật linh thiêng biết bao! Đôi khi trên đời này không có thứ gì lớn hơn tình mẫu tử vĩnh viễn này. Nơi nương tựa lớn nhất của tôi chỉ có thể là mẹ. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng. 

Đây là bài văn biểu cảm về mẹ mak mik viết, nhờ các bạn sửa lỗi hoặc thêm vài câu biểu cảm để cho bài văn hay hơn ạ. Gấp lắm nhé mik sắp thi r. Cảm ơn nhìu :))

1
3 tháng 1 2022

BÀI Văn có cốt lõi 

nói chung là đc nhớ thêm nhiều biểu cảm  hơn và dùng nhân hóa so sánh vừ a phải oke rùi 

3 tháng 1 2022

thx bạn nhìu nha

 

8 tháng 3 2016

mình cần gấp mai kiểm tra bạn nào biết giúp mik nhá

 

Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của...
Đọc tiếp

Chọn một tác phẩm của tác giả mà em đã biết và mong muốn tiếp tục tìm hiểu, khám phá. Đọc, cảm nhận về tác phẩm và trả lời những câu hỏi sau:

a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm có điều gì đáng chú ý? Hoàn cảnh ấy có tác động như thế nào đến việc lựa chọn đề tài, thể hiện nội dung của tác phẩm?

b. Việc chọn đề tài, thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm cho thấy tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về điều gì?

c. Tưởng tượng nếu em là tác giả, điều gì sẽ làm em hứng thú nhất và đâu là điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết tác phẩm này?

d. Sau khi đã tìm hiểu kĩ tác phẩm, em nhận thấy nhan đề có mối liên quan như thế nào với đặc điểm nội dung, nghệ thuật của tác phẩm?

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
21 tháng 9 2023

Tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông - Hoàng Phủ Ngọc Tường

a. Hoàn cảnh ra đời: viết tại Huế (1/1981), in trong tập bút ký cùng tên => khiến tác giả có dịp quan sát và chiêm nghiệm về dòng sông Hương, từ đó viết nên tác phẩm.

b. Tác giả quan tâm, xúc động, trăn trở nhất về quê hương và những cảnh vật thuộc về nơi mình sinh ra, lớn lên và gắn bó suốt bao năm.

c.

- Điều làm em hứng thú nhất là vẻ đẹp của sông Hương nói riêng, vẻ đẹp của Huế nói chung khi viết về tác phẩm.

- Điều em cảm thấy khó khăn nhất khi viết là sử dụng ngôn từ và cách diễn đạt ra sao để người đọc có thể cảm nhận được trọn vẹn vẻ đẹp của dòng sông Hương.

d.

- Nhan đề dẫn dắt người đọc đến với cội nguồn tên gọi của dòng Hương thơ mộng.

- Bài bút kí đã lý giải tên dòng sông bằng một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung.

- Lấy tên nhan đề dưới hình thức của một câu hỏi nhằm mục đích dẫn dắt, gợi mở.

- Nhan đề cũng thể hiện được niềm biết ơn đối với những con người đã khai phá vùng đất này, bộc lộ niềm tự hào về vẻ đẹp của đất nước.

14 tháng 9 2023

Thấy trước việc quân Thanh sau khi thua trận ắt sẽ thẹn mà lo mưu báo thù, nhân dân lại khổ sở => để Ngô Thì Nhậm, một người khéo lời lẽ ra dẹp việc binh đao.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 12 2023

a. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai

b. Những chi tiết tiêu biểu được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:

- Ngôn ngữ đối thoại: trò chuyện, thuyết phục các em nhỏ đi học; động viên, khích lệ An-tư-nai,...

- Hành động: một mình sửa sang nhà kho cũ thành lớp học; bế các em nhỏ qua suối giữa mùa đông buốt giá; kiên trì dạy chữ cho các em bất chấp hoàn cảnh thiếu thốn, khắc nghiệt, khắc nghiệt, sự đơn độc; mơ ước về một tương lai tươi sáng cho học trò

- Cảm xúc, suy nghĩ của An-tư-nai về thầy: cảm nhận về lòng nhân hậu, tình yêu thương của thầy; mong ước thầy là người ruột thịt của mình…

c. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen: có mục đích sống cao đẹp, cương nghị, kiên nhẫn, nhân hậu, vị tha… trong đó, nổi bật nhất là tình cảm yêu thương, hết lòng vì học trò.

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn...
Đọc tiếp

Câu hỏi tìm hiểu bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”

( Các em mở vở ghi văn bản. Dựa vào video đã xem và phần câu hỏi gợi ý dưới đây tất cả các em viết phần bài học vào vở của mình) sau khi đi học cô sẽ kiểm tra vở ghi và bài tập của các em.

Phần I. Tìm hiểu chung văn bản:

1. Trình bày những kiến thức hiểu biết của em về tác giả Phạm Văn Đồng? ( Viết theo dạng sơ đồ xương cá)

Theo em vì sao tác giả lại có những hiểu biết sâu sắc như thế về Bác?

2. Hoàn cảnh sáng tác của bài: Bài văn được viết vào thời gian nào? Nhân dịp nào?

3. Nêu Phương thức biểu đạt của bài văn?

Cho biết bài văn nghị luận về vấn đề gì? Câu văn nào nêu luận điểm chính của bài văn?

4. Bố cục của bài chia mấy phần? Chỉ rõ từng phần và nêu nội dung của mỗi phần đó?

5. Giải thích nghĩa của các từ sau: Nhất quán, giản dị, hiền triết, ẩn dật.

Phần II. Tìm hiểu chi tiết văn bản.

1. Đặt vấn đề:

- Luận điểm chính là gì? Câu văn nêu luận điểm gồm có mấy vế? Đó là những vế gì?

- Luận điểm được nêu theo cách nào?( Trực tiếp hay gián tiếp)

- Vì sao tác giả lại khẳng định: ở Bác cuộc đời hoạt động chính trị lay trời chuyển đất với đời sống bình thường vô cùng giản dị luôn nhất quán với nhau, không tách rời nhau? Nói như thế nhằm khẳng định điều gì?

- Câu văn tiếp theo trong phần mở bài tác giả dùng phương pháp lập luận giải thích để làm rõ điều gì? Trong đoạn văn có những từ ngữ nào thể hiện rõ nhất thái độ của tác giả đối với đức tính giản dị của Bác? Từ ngữ đó thể hiện thái độ gì của tác giả?

- Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của tác giả trong phần mở bài

2. Phần giải quyết vấn đề: Chứng minh đức tính giản dị của Bác Hồ

?Tác giả chứng minh đức tính giản dị của Bác trong những mặt nào?

a. Luận điểm phụ 1: Sự giản dị của Bác trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong quan hệ với mọi người.

- Để chứng minh sự giản dị của Bác trong sinh hoạt hàng ngày tác giả đã đưa ra những lí lẽ và dẫn chứng nào?( Em hãy viết rõ từng ý đó theo gạch đầu dòng)

- Nhận xét về cách nêu dẫn chứng của tác giả trong đoạn văn? Qua những dẫn chứng trên em liên tưởng gì về Bác?( Gợi ý: Bác Hồ là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc nhưng lại giống với người nào trong gia đình)

- Trong đoạn văn, ngoài việc đưa ra những dẫn chứng để chứng minh sự giả dị của Bác, tác giả còn đưa những lí lẽ nào để bình luận về đức tính giản dị đó của Bác? Tác dụng của những lời bình luận đó là gì?( Gợi ý: dựa vào câu văn ở đoạn 3 và cả đoạn 4)

b. Luận điểm phụ 2: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

- Tìm câu văn nêu luận điểm 2?

- Những dẫn chứng nào được đưa ra để chứng minh cho sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết?

- Theo tác giả việc Bác nói và viết giản dị nhằm mục đích gì?

Phần III. Tổng kết.

- Phần nghệ thuật và nội dung ghi như video các em đã xem. Bổ sung thêm phần nghệ thuật: Lời văn giàu cảm xúc, giàu sức thuyết phục.

Phần IV: Luyện tập

- Các em làm bài tập trong video đã cho.

- Bài tập bổ sung: Em hiểu như thế nào là lối sống hiền triết? Ẩn dật? Tại sao lối sống của Bác lại không phải lối sống của nhà hiền triết ẩn dật?

0
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:"Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loángChẳng biết nước có giữ ngày, giữ thángGiữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!Tôi giữ mãi mối tình mới mẻSông của quê hương, sông của tuổi trẻSông của miền...
Đọc tiếp

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:
"Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng
Chẳng biết nước có giữ ngày, giữ tháng
Giữ bao nhiêu kỷ niệm giữa dòng trôi?
Hỡi con sông đã tắm cả đời tôi!
Tôi giữ mãi mối tình mới mẻ
Sông của quê hương, sông của tuổi trẻ
Sông của miền Nam nước Việt thân yêu..."
a) Hãy đặt một nhan đề thích hợp cho đoạn thơ trên.
b) Xác định từ loại các từ in đậm.
c) Hãy tìm một phép so sánh có trong đoạn thơ và nêu tác dụng.
d) Từ đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn từ 7-9 câu để miêu tả vẻ đẹp của dòng sông quê hương.

1
2 tháng 9 2021

a, Em có thể đặt thêm, đây là chị tự nghĩ ấy: Dòng sông quê hương, Quê tôi có một dòng sông...

b, Từ nào in đậm vậy em?

c, Em tham khảo:

So sánh: “Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè”

-  Hiệu quả:  Tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, làm nổi bật hình ảnh một dòng sông hiền hòa, thơ mộng và giúp tác giả bày tỏ tình cảm của mình một cách tự nhiên, sinh động, mượt mà.

d, 

Em tham khảo:

Tuổi thơ của em gắn liền với những cảnh đẹp của quê hương. Đó là những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay hay con đường quen thuộc in dấu chân quen.... nhưng gần gũi và thân thiết nhất vẫn là dòng sông nhỏ đầy ắp tiếng cười của bọn trẻ chúng em mỗi buổi chiều hè.

Con sông là một nhánh của sông Hồng. Nó chảy qua bao nhiêu xóm làng, qua những cánh đồng xanh mướt lúa khoai rồi chảy qua làng em. Con sông như lặng đi trước vẻ đẹp của xóm làng. Nó trầm ngâm phản chiếu những hàng tre đỏ bóng mát rượi xuống đôi bờ.

Buổi sáng dòng sông như một dải lụa đào thướt tha. Trưa về, nắng đổ xuống làm mặt sông lấp loáng một màu nắng chói chang. Trên những cành tre bên bờ, một gã bói cá lông xanh biếc hay một một chú cò lông trắng như vôi đang lim dim ngắm bóng mình dưới nước. Chiều chiều, bọn trẻ chúng em rủ nhau ra sông tắm. Chúng em đùa nghịch vẫy vùng làm nước bắn tung toé. Phía cuối sông vọng lên tiếng gõ lanh canh của bác thuyền chài đánh cá làm rộn rã cả khúc sông. Buổi tối, ông trăng tròn vành vạnh nhô lên khỏi rặng tre in bóng xuống mặt sông thì dòng sông trở thành một đường trăng lung linh dát vàng. Mỗi khi học bài xong, em và các bạn rủ nhau ra bờ sông hóng mát. Ngồi trên bờ sông ngắm cảnh và hưởng những làn gió mát rượi từ sông đưa lên, lòng em thảnh thơi, sảng khoái đến vô cùng.

Em yêu dòng sông như yêu người mẹ hiền. Sau này dù thời gian có làm phai mờ những kỉ niệm thời thơ ấu nhưng hình ảnh dòng sông quê hương mãi mãi in sâu trong tâm trí em.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 12 2023

- Tóm lược đoạn thứ nhất: Ổng hỏi về bản đồ dẫn đường của Sam và chia sẻ về cách nghĩ về bản đồ dẫn đường của bố mẹ ông.

+ Có thể tóm tắt được nội dung đoạn văn 1 như trên nhờ vào việc đoạn văn đã dùng phép lặp, phép thế để liên kết các câu văn, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn.

- Tóm lược đoạn 2: Sự khác biệt trong quan điểm về bản đồ dẫn đường của ông nội và mẹ ông nội Sam.

+  Có thể tóm tắt được nội dung đoạn văn 2 như trên nhờ vào việc đoạn văn đã dùng phép lặp để liên kết các câu văn, làm nổi bật ý nghĩa của đoạn văn.