K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 5 2022

tham khảo

* Giống nhau:

- Đều được tổng hợp dựa trên khuôn mẫu của phân tử ADN dưới tác dụng của enzim.

- Đều xảy ra chủ yếu trong nhân tế bào tại các NST ở kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh.

- Đều có hiện tượng tách 2 mạch đơn ADN

- Đều diễn ra sự liên kết giữa các nu của môi trường nội bào với các nu trên mạch ADN theo NTBS.

* Khác nhau :

Quá trình nhân đôi ADNQuá trình tổng hợp ARN
- Xảy ra trên toàn bộ các gen của phân tử ADN- Xảy ra trên 1 đoạn của ADN tương ứng với 1 gen nào đó
- Quá trình nhân đôi ADN diễn ra trên cả 2 mạch của phân tử ADN theo 2 hướng ngược nhau.

- Chỉ có 1 mạch của gen trên ADN làm mạch khuôn

 

- Nguyên liệu dùng để tổng hợp là 4 loại nu : A,T,G,X

- Nguyên liệu dùng để tổng hợp là 4 loại nu : A, U, G, X

 

- Mạch mới được tổng hợp sẽ liên kết với mạch khuôn của ADN mẹ để tạo thành phân tử ADN con .- Mạch ARN sau khi được tổng hợp sẽ rồi nhân rồi ra tb chất để tham gia vào qt tổng hợp protein.
- Mỗi lần tổng hợp tạo ra 2 phân tử ADN con giống nhau- Mỗi lần tổng hợp chỉ tạo ra 1 phân tử ARN
- Tổng hợp dựa trên 3 nguyên tắc: NTBS ,khuôn mẫu, bán bảo toàn- Tổng hợp dựa trên 2 nguyên tắc : khuôn mẫu và NTBS
28 tháng 10 2018

cấu tạo - ADN

  • Có hai mạch xoắn đều quanh một trục
  • Phân tử ADN có khối lượng và kích thước lớn hơn phân tử ARN
  • Nu ADN có 4 loại A, T, G, X


- ARN

  • Có cấu trúc gồm một mạch đơn
  • Có khối lượng và kích thước nhỏ hơn ADN
  • Nu ARN có 4 loại A, U, G, X
  • phân biệt là
  •  ADN và ARN
    + Giống nhau:
    Đều cấu tạo từ các nguyên tố C,H,O,Nvà P
    Đều là đại nguyên tử cấu tạo theo nguyên tắc đa phân.
    Đơn phân có 3 loại giống nhau là A,X,G
    Các nucleotit đều liên kết với nhau thành mạch.
    +Khác nhau:
    ADN :
    - là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mạch đơn
    - chứa đựng và truyền dạt thông tin di truyền
    - những biến đổi về mặt cấu trúc có thể di truyền cho thế hệ sau
    * ARN:
    - chỉ có 1 mạch đơn
    - mARN truyền đạt thông tin qui định cấu trúc của protein cần tổng hợp
    - tARN vận chuyển các a.a tương ứng đến protein
    - rARN là thành phần cấu tạo nên riboxom
    - những bến đổi về mặt cấu trúc biểu hiện ở KH, hok di truyền cho thế hệ sau

30 tháng 10 2018

còn quá trình nhân đôi và tổng hợp

21 tháng 3 2018

Đáp án C

Một trong những điểm khác nhau trong quá trình nhân đôi ADN giữa tế bào nhân thực với tế bào nhân sơ là: số lượng các đơn vị nhân đôi, ở sinh vật nhân thực có nhiều điểm khởi đầu tái bản → số lượng đơn vị nhân đôi nhiều hơn. Ở sinh vật nhân sơ chỉ có 1 điểm khởi đầu tái bản.

Các đặc điểm: nguyên tắc nhân đôi, nguyên liệu dùng để tổng hợp, chiều tổng hợp là giống nhau giữa sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.

Cho các phát biểu sau: 1. Trên 1 mạch pôlynuclêôtit, khoảng cách giữa 2 đơn phân liên tiếp là 0,34 nm. 2. Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, ngoại trừ timin và uraxin thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu tạo giống nhau, ví dụ như đơn phân ađênin của ADN và ARN đều có cấu tạo như nhau. 3. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau:

1. Trên 1 mạch pôlynuclêôtit, khoảng cách giữa 2 đơn phân liên tiếp là 0,34 nm.

2. Khi so sánh các đơn phân của ADN và ARN, ngoại trừ timin và uraxin thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu tạo giống nhau, ví dụ như đơn phân ađênin của ADN và ARN đều có cấu tạo như nhau.

3. Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trật tự các nuclêôtit.

 4. Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN.

5. Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã còn được gọi là quá trình tổng hợp ARN, xảy ra lúc NST đang chuẩn bị dãn xoắn.

6. Trong quá trình nhân đôi ADN, có 4 loại nuclêôtit tham gia vào việc tổng hợp mạch mới.

7. Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực, mARN, rARN, tARN được tạo ra bởi 1 loại ARN polimeraza như nhau.

8. ARN có tham gia cấu tạo 1 số bào quan. Số phát biểu sai:

A. 6

B. 5

C. 4

D. 3

1
2 tháng 7 2017

Đáp án B

1 sai vì đó là kích thước của  1 Nu

2 sai vì Nu cấu tạo nên ADN có đường C5H10O4, còn Nu cấu tạo nên ARN có đường C5H10O5

3 sai vì đó là đặc trưng của ADN

4 đúng vì chúng có liên kết Hidro

5 sai vì xảy ra khi NST dãn xoắn

6 sai vì có cả quá trình tổng hợp ARN mồi nên có 7 loại Nucleotit tham gia đó là : A,G,X,rA, T, rG, rX, U ( trong đó A,G,X của đoạn mồi khác với A,G,X của ADN về đường)

7 đúng vì chỉ có 1 loại enzim thực hiện quá trình phiên ã

8 đúng vì ARN có trong riboxom.

16 tháng 2 2018

Đáp án B

Xét từng ý ta có:

Ý 1:Đúng. Chỉ xét trên 1 chạc tái bản thì mới 1 mạch tổng hợp liên tục còn 1 mạch gián đoạn, còn xét chung trên cả phân tử thì 2 mạch đều tổng hợp gián đoạn => ĐÚNG.

Ý 2: Ở đây cần phải nắm rõ trong E.Coli ngoài ADN-NST còn có ADN plasmit, trong đó ADN-NST nhân đôi khi tế bào nhân đôi còn ADN plasmit nhân đôi hoàn toàn độc lập với tế bào do đó câu này chưa chính xác => SAI. Chỗ ADN plasmit là tích hợp kiến thức của chương ứng dụng di truyền học-kĩ thuật di truyền nên đây không phải là kiến thức nâng cao gì cả nhé.

Ý 3: Dù là mạch liên tục hay gián đoạn thì cũng đều cần đoạn mồi có bản chất ARN để cung cấp vị trí 3 ' - OH cho ADN polimerase kéo dài mạch, mà ARN thì cần có 4 loại là rA, rU, rG, rX. Tức là chính xác cần 8 loại Nu => SAI.

Ý 4: Quá trình nhân đôi cần tổng hợp đoạn mồi có bản chất ARN nhờ enzym primase thuộc họ ARN polimerase => ĐÚNG.

Như vậy có 2 ý đúng.

Quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ sơ khai hình thành các tế bào nhân thực cũng dẫn đến các đặc điểm biến đổi của mỗi đối tượng phân tử ADN và ARN. Trong số các đặc điểm so sánh giữa ADN và ARN của tế bào nhân thực chỉ ra dưới đây (1) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân giống nhau. (2) Cả ADN và ARN đều có thể có dạng mạch đơn hoặc dạng mạch kép. (3) Mỗi...
Đọc tiếp

Quá trình tiến hóa từ tế bào nhân sơ sơ khai hình thành các tế bào nhân thực cũng dẫn đến các đặc điểm biến đổi của mỗi đối tượng phân tử ADN và ARN. Trong số các đặc điểm so sánh giữa ADN và ARN của tế bào nhân thực chỉ ra dưới đây

(1) Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, các đơn phân giống nhau.

(2) Cả ADN và ARN đều có thể có dạng mạch đơn hoặc dạng mạch kép.

(3) Mỗi phân tử đều có thể tồn tại từ thế hệ phân tử này đến thế hệ phân tử khác.

(4) Được tổng hợp từ mạch khuôn của phân tử ADN ban đầu.

(5) Được tổng hợp nhờ phản ứng loại nước và hình thành liên kết phosphoeste.

(6) Đều có khả năng chứa thông tin di truyền.

Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực thể hiện qua số nhận xét là

A.

B. 4

C. 3

D. 5

1
7 tháng 4 2019

Đáp án B

Sự giống nhau giữa ADN và ARN ở tế bào nhân thực :

     (3) (4) (5) (6)

Đáp án B

1 sai, các đơn phân khác nhau  nucleotide và ribonucleotide

2 sai, RNA thường không có dạng mạch kép

Cho các phát biểu sau: (1) Trên một mạch polynucleotit, khoảng cách giữa hai đơn phân kế tiếp nhau là 0,34nm (2) Khi so sánh các đơn phân của AND và ARN, ngoại trừ T và U thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu trúc giống nhau, ví dụ đơn phân A của AND và ARN có cấu tạo như nhau. (3) Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự các nu. (4)...
Đọc tiếp

Cho các phát biểu sau:

(1) Trên một mạch polynucleotit, khoảng cách giữa hai đơn phân kế tiếp nhau là 0,34nm

(2) Khi so sánh các đơn phân của AND và ARN, ngoại trừ T và U thì các đơn phân còn lại đều đôi một có cấu trúc giống nhau, ví dụ đơn phân A của AND và ARN có cấu tạo như nhau.

(3) Thông tin di truyền được lưu trữ trong phân tử ADN dưới dạng số lượng, thành phần và trình tự các nu.

(4) Trong tế bào, rARN và tARN bền vững hơn mARN

(5) Ở sinh vật nhân thực quá trình phiên mã còn được gọi là quá trình tổng hợp ARN, xảy ra lúc NST đang chuẩn bị dãn xoắn.

(6) Trong quá trình nhân đôi ADN có 4 loại nu tham gia vào việc tổng hợp nên mạch mới.

(7) Quá trình phiên mã ở sinh vật nhân thực mARN, rARN, tARN được tạo ra bởi một loại ARN polimeraza như nhau.

(8) ARN có tham gia cấu tạo một số bào quan.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A. 3

B. 4. 

C. 2.

D. 5

1
9 tháng 4 2018

Đáp án A

Nội dung 1 sai. Đây là chiều dài của một cặp nucleotit chứ không phải là khoảng các giữa 2 nucleotit.

Nội dung 2 sai. Nucleotit cấu tạo nên ADN và ARN có cấu tạo khác nhau. Ở ADN phân tử đường cấu tạo nên nucleotit có 4 O còn ARN có 5 O.

 Nội dung 3 đúng.

Nội dung 4 đúng. Do tARN và rARN có liên kết hidro nên bền vững hơn.

Nội dung 5 sai. Quá trình phiên mã diên ra ở giai đoạn kỳ trung gian, lúc đó NST giãn xoắn cực đại.

Nội dung 6 sai. Có 8 loại nu tham gia vào quá trình nhân đôi ADN, 4 loại nu cấu tạo nên ADN và 4 loại nu cấu tạo nên ARN trong các đoạn mồi.

Nội dung 7 sai. Mỗi loại ARN lại được tổng hợp bởi 1 loại enzim ARN polimeraza.

Nội dung 8 đúng. Ví dụ rARN là thành phần cấu tạo của riboxom.

Vậy có 3 nội dung đúng.

11 tháng 7 2018

Đáp án B

Có 2 phát biểu đúng là 1 và 4

(2) sai. Vì mỗi phân tử ADN ở tế bào chất thường có một khởi đầu nhân đôi.

(3) sai. Vì số lần nhân đôi của các phân tử ADN tế bào chất thường khác nhau.

12 tháng 8 2017

Hướng dẫn: B

Ở sinh vật nhân thực, mARN được tổng hợp ở nhân rồi di chuyển ra ngoài tế bào chất để thực hiện quá trình dịch mã.

→ Quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit diễn ra ở tế bào chất.

7 tháng 1 2018

Đáp án A

Xét các phát biểu của đề bài:

(1) sai vì ligaza không chỉ nỗi ở mạch ADN gián đoạn mà còn nối ở những đoạn mạch tái bản của các chạc chữ Y trong 1 đơn vị tái bản với nhau.

(2) sai do trong 1 chu kỳ tế bào ADN chỉ nhân lên 1 lần.

(3) sai vì Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza tham gia tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN chứ không tham gia tháo xoắn.

(4) đúng. Sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều điểm trong mỗi phân tử ADN tạo ra nhiều đơn vị nhân đôi (đơn vị tái bản), điều này giúp tăng tốc độ tự sao chép của phân tử ADN

→ Trong số những kết luận trên, chỉ có 1 kết luận đúng