K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2016

đây là Online Math để hỏi toán chứ ko phải để hỏi văn!!!!!!!!!!!

5 tháng 10 2016

ĐM đầy đứa hỏi sao k chửi "Trẻ trâu''

6 tháng 10 2016

 

Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng...  Hồi năm bảy tuổi cho đến khi đủ mười tám tuổi để nhập ngũ, dù đã đi ngược về xuôi, vào Nam ra Bắc, nhưng tôi chưa từng nhìn thấy một cây bàng nào từng trải và to lớn như cây bàng phố tôi. Thân nó to, phải hai, ba vòng tay người lớn mới ôm xuể. Còn tán nó rộng, che kín cả một cái sân lớn diện tích cả trăm mét vuông. Sinh thời bác tôi bảo: Cây bàng lớn này dễ thường đã sống cả trăm năm, đáng được gọi là cây bàng cổ thụ.  Tuổi thơ tôi gắn bó với cây bàng cổ thụ. Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng, những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng và nhớ cả những lần đi bắt ve, những lần chơi trốn tìm hớ hênh quanh gốc bàng. Tất cả cho tôi hình dung về một khái niệm bàng của riêng đám trẻ phố tôi.  Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cữ tháng 2 âm lịch, theo cách phân chia mùa đông của các cụ nhà ta: Tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời mọc nhau, mời gọi nhau mọc, mời gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ. có thể nói: Lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc hộ nhà xoan) có biểu hiện rõ nhất về sự chuyển mùa, nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vầi bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá xanh…như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước). Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vãn mơ hồ mưa bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/ Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần….  Nhưng đến năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa, tiếc nuối. Trong lòng tôi tự dưng thấy trống trải thiếu thốn…  Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ. Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và đáng nhớ của chúng tôi.
22 tháng 10 2016

Hậu Nghệ là một người bất tử, trong khi đó Hằng Nga là một tiên nữ xinh đẹp sống ở Thiên Đình và phục vụ cho Tây Vương Mẫu. Cả hai người là vợ chồng. Sắc đẹp của Hằng Nga và sự bất tử của Hậu Nghệ đã làm cho một số vị thần tiên khác ghanh ghét, và họ đã vu oan một tội lỗi phạm thiên đình cho Hậu Nghệ trước mặt Vua Nghiêu. Từ đó, Hằng Nga và Hậu Nghệ bị đuổi khỏi hoàng cung và phải sống cuộc đời thường dân. Từ đó, cuộc sống làm lụng, săn bắn đã làm cho chàng Hậu Nghệ trở thành một xạ thủ có tiếng trong dân gian.

Bấy giờ, có 10 mặt trời cùng lúc tồn tại, cứ một mặt trời thì chiếu một ngày, và cứ thay phiên như vậy trong vòng một ngày. Tuy nhiên, tai họa ập đến, một ngày kia cả 10 mặt trời cùng xuất hiện trong một ngày và đã thiêu cháy hầu hết sinh linh trên mặt đất. Trước hoàn cảnh “ngàn cân treo sợi tóc” trên, Vua Nghiêu đã sai Hậu Nghệ bắn rơi 9 mặt trời chỉ để một cái lại mà thôi. Chàng Hậu Nghệ đã hoàn thành sứ mạng xuất sắc. Để đáp lại, Vua Nghiêu đã cho chàng một viên thuốc trường sinh bất lão và dặn rằng “Tạm thời không được uống cái này vào, hay bắt đầu cầu nguyện và ăn chay trong một năm sau đó mới được uống”. Hậu Nghệ làm theo, chàng đem viên thuốc về nhà và giấu nó ở cái rui trên nóc nhà và tự khổ luyện tinh thần. Được khoảng nửa năm, Vua Nghiêu mời chàng đến kinh thành “chơi” . Hằng Nga ở nhà thì bỗng lưu ý đến một vật sáng lóng lánh trên mái nhà và phát hiện ra viên linh dược, sau đó, biết là linh dược, nàng đã uống ngay viên thuốc cũng đúng lúc Hậu Nghệ vừa về đến và ngay tức khắc chàng đã biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng tất cả đã quá muộn, Hằng Nga bắt đầu bay về trời.

Với chiếc nỏ trong tay, Hậu Nghệ đuổi theo Hằng Nga. Nhưng đi được đến nửa đường thì thần Gió đã cản chàng lại mặc cho nàng tiên nữ xinh đẹp kia bay đến mặt trăng. Khi vừa đến nơi Hằng Nga bỗng không thở được và viên thuốc bỗng văng ra. Kể từ đó, Hằng Nga mãi ở trên mặt trăng không thể nào trở lại. Truyền thuyết còn kể lại rằng nàng đã kêu gọi những con thỏ ở mặt trăng tạo ra viên thuốc giống như vậy để nàng còn quay về với người chồng ngày đêm mong nhớ, nhưng tất cả đều vô dụng.
Trong khi đó, ở dương thế, sự mong nhớ và nỗi hối hận ngày đêm cồn cào Hậu Nghệ. Cuối cùng, chàng xây một lâu đài trong mặt trời và đặt tên là “Dương”, trong khi đó thì Hằng Nga cũng xây một lâu đài tương tự đặt tên là “Âm”. Cứ mỗi năm một lần, vào ngày rằm tháng 8, hai người được đoàn viên trong niềm hân hoan hạnh phúc. Chính vì thế mà mặt trăng luôn thật tròn và thật sáng vào ngày này như đê nói đến niềm vui, sự hân hoan khi được gặp mặt của con người.

Bạn tham khảo nha!

16 tháng 10 2017

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý, nhưng đẹp nhất, quý nhất là đêm rằm trung thu, ngày hội của chúng em.

   Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em la hét, gọi nhau í ới cùng với tiếng trống múa lân dồn dập. Không biết các xóm khác ra sao chứ xóm em thì như một ngày hội lớn. Ngay giữa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành vòng rộng. Chúng hát múa, vỗ tay đôm đốp trông mới vui nhộn làm sao! Một đứa bé đưa tay lên trời vẫy vẫy như muôn ôm mặt trăng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi đâu một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: Tết Trung thu em rước đèn đi chơi...

   Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi dây để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh sáng bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hò vang dội. Chơi rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muốn chơi trung thu lắm! Mọi người dang trò chuyện rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập:

   -   Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!

   Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhá khác đánh thức những đứa trẻ đang bị kẹo cám dỗ chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân, đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” luôn lức lắc theo nhịp trống, đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cá thân hình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo, khéo đến nỗi không ai ngờ ràng dưới cái thản hình oai hùng kia lại là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là “ông địa”. Tấm thân phục phịch cử dộng một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thụng thịnh với cái bụng to kềnh. Tay ông ta luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ổng chạy lăng xăng khắp sân. Thỉnh thoảng lại lăn đùng ra làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi! Vui quá.

   Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm tuyệt diệu, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, em nhớ đến tình cảm của Người đành cho chúng em:

 Trung thu trăng sáng như gương

Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng



 

16 tháng 10 2017

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giừa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt tràng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui vẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muôn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khởi hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”.

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đạng bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhip trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bé. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!

Nhìn cảnh thiếu nhi múa hát dưới ánh trăng rằm, em lại nhớ đến công lao Bác Hồ, nhớ đến tình cảm của Người dành cho chúng em:

Trung thu trăng sáng như gương Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng

22 tháng 9 2018

Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả. Chúng tôi đi học, đi chơi, đi ăn cùng nhau. Đặc biệt, Nhung và tôi đều thích nghe những bản sonate cho piano của nhạc sĩ Beethoven từ chiếc đài radio cũ của tôi. Chúng tôi là đôi bạn tri kỉ không thể tách rời

.
Danh từ: bạn thân, chiếc đài..
Động từ: nghe, nói...
Tính từ: béo, cũ, thú vị

22 tháng 9 2018

bài mới  nhớ

Mỗi khi cây phượng vĩ trong sân trường bật nở những chùm hoa đỏ rực là báo hiệu mùa hè về. Bầu trời trong xanh vời vợi. Ông mặt trời tỏa những tia nắng màu vàng rực rỡ khắp các ngọn cây, hè phố. Cây cối đơm hoa, kết trái. Chim chóc hót líu lo trên các vòm cây. Tiếng ve vang lên những khúc ca rộn rã chào đón mùa hè. Không khí ngột ngạt. Những cơn mưa bóng mây như đùa vui với người. Những làn gió nhè nhẹ thổi qua làm dịu hẳn cái nắng ngột ngạt của mùa hè. Trên khắp các nẻo đường, xe cộ đi lại nườm nượp. Em rất yêu mùa hè. Thật thú vị biết bao khi hè về.

Danh từ: cây phượng vĩ, sân trường, mùa hè...
Động từ: nở, về, tỏa, hót...
Tính từ: đỏ rực, trong xanh, rực rỡ

3 tháng 5 2022

Trăng tròn như quả bóng 

28 tháng 5

-Trăng giống như một chiếc đĩa khổng lồ đang lơ lửng trên không trung, làm bạn cùng với những vì sao nhỏ bé. 

                          TICK NHA~~

18 tháng 2 2018

Tập chép (4 điểm): 15 phút

- Viết đúng mẫu chữ, đúng chính tả, tốc độ (4 điểm)

- Viết sai mẫu chữ hoặc sai lỗi chính tả mỗi lỗi: trừ 0,2 điểm

- Viết bẩn, xấu, khoảng cách giữa các chữ chưa đều trừ 1 điểm toàn bài.

27 tháng 4 2018

1.      Ông già Nô en quả là cái tên ai cũng biết phải không nào ? Đó là một ông già béo , râu dài , cả râu và tóc đều trắng xóa . Ông già Nô en thường mặc bộ đồ Nô en màu đỏ . Chiếc mũ Nô en của ông cũng màu đỏ , làm khuôn mặt của ông thân thiện với trẻ con hơn . Ông già Nô en thường xuất hiện vào đêm giáng sinh , đến lúc mọi người ngủ sẽ lặng lẽ tặng cho mỗi người món quà họ yêu quý nhất . Thế nên trẻ con ai cũng muốn được thấy ông già Nô en , để chơi với ông .

28 tháng 4 2018

cảm ơn bạn

25 tháng 10 2017

Một đêm mưa.Một đêm mưa.Một đêm mưa.Một đêm mưa.Một đêm mưa.Một đêm mưa.Một đêm mưa.

25 tháng 10 2017

ko có bài văn tả cơn mưa ban đêm, chỉ có bài này :

Mưa rơi, những hạt mưa đầu tiên nhẹ nhàng hôn lên đám lá đang reo vui chờ đón mưa đến gột sạch bụi bặm trên mình. Mưa rơi tí tách, nhảy múa vui vẻ, rộn ràng trên những mái nhà và trên mặt đường. Mưa thi nhau từng hạt, từng hạt rơi xuống. Chúng hò reo, hạt này chê hạt kia rơi chậm và thách đố nhau xem ai về đích trước. Thế rồi chúng phấn khích, rào rào lao xuống thành từng lớp như những mũi tên nhỏ lóng lánh ánh bạc. Lớp này nối tiếp lớp kia xối xả rơi xuống tạo ra những bong bóng nước trên mặt đường, rồi từ đó lại nở xòe ra vô số những bông hoa bong bóng nhỏ xinh.

Đêm nay là ngày trăng rằm nên trăng rất sáng và tròn. Trăng đang trải những ánh vàng khắp không gian.

Ánh nắng chiều vừa tắt, mặt trăng từ từ nhô lên. Lát sau trăng lên cao dần, tròn vành vạnh và vàng óng như chiếc đĩa bạc to. Bầu trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như những viên ngọc quý vây quanh mặt trăng. Mây trắng lững lờ trôi. Thỉnh thoảng có những dải mây mỏng vắt ngang qua mặt trăng rồi dần đứt hẳn. Càng lên cao dường như mặt trăng càng nhỏ lại, sáng vằng vặc. Đưa mắt nhìn không gian xung quanh, đâu đâu cũng một màu vàng dịu mát, êm ái. Ánh sáng phủ lên thôn xóm, làng mạc, đồng ruộng. Ngoài trời gió thổi hiu hiu. Trong vườn, mấy khóm hoa nở trắng xóa, cỏ cây lay động xào xạc. Ánh trăng len lỏi soi vào những bụi cây. Bóng cây nghiêng mình soi xuống bức tường trước hiên nhà tạo nên bức tường hoa thật đẹp. Dưới ánh trăng sáng tỏ, em cùng mấy bạn hàng xóm thi nhau ca hát. Mấy cụ già ngồi trò chuyện, uống nước trà và ngắm trăng trên vỉa hè. Càng về khuya, cảnh vật càng tĩnh mịch, chỉ có những tiếng côn trùng hòa âm. Ánh trăng sáng đẹp cùng hơi sương ru ngủ muôn loài.

Đêm trăng đã để lại cho em ấn tượng về những cảnh đẹp quê hương. Em mong rằng quê hương mình mãi mãi có những đêm trăng dịu hiền, tươi đẹp như thế.

25 tháng 3 2019

      Màn đêm buông xuống thật nhanh, trên khắp đường phố, nhà nhà đã lên đèn. Ánh điện sáng lung linh. Nhưng chỉ ít phút sau, mặt trăng tròn vành vạnh đã nhô lên. Cả gia đình tôi quây quần trên chiếc chiếu nhỏ đặt trước hiên nhà, ngồi ngắm trăng. Trăng đêm nay đẹp và sáng quá! Đêm nay là trăng rằm tháng tám cơ mà!

Cái bóng dáng tròn vành vạnh của trăng trông giống như cái đóa bạc khổng lồ treo lơ lửng trên nền trời xanh thẳm. Trăng lấp ló lờ mờ ẩn hiện sau ngọn phi lao. Làng xóm tưng bừng tiếng cười nói râm ran. Ánh trăng vằng vặc soi sáng từng cảnh vật. Gió thổi nhè nhẹ lướt qua như đang thì thầm trò chuyện. Ngoài vườn, gió luồn qua từng kẽ lá hiu hiu thổi mát, hoà lên một bản nhạc du dương, thích thú làm sao?

Tôi và mấy đứa bạn trong xóm tụm năm, tụm bảy rủ nhau xếp thành hàng dọc rồng rắn đi rước đèn phá cỗ đêm rằm Trung thu. Những chiếc đèn giấy ông sao, đèn cá chép... với ánh lửa bập bùng hoà trọn với ánh trăng làm một. Chơi chán, chúng tôi cùng nhau phá cỗ. Trong mâm cỗ có cả phần của Chị Hằng và Chú Cuội. Có lúc ngước nhìn lên, tôi cảm giác như họ đang tươi cười với chúng tôi, rồi nhón tay cầm lấy một cái kẹo mà tôi để phần cho họ. Đêm cũng đã đến khuya, trăng càng lúc càng cao hơn và nhạt dần. Bất chợt một đám mây đen từ đâu bay đến che khuất ánh trăng, phá tan không khí náo nhiệt. Cuộc vui phải tàn, chúng tôi trả lại không khí tĩnh mịch cho đêm khuya, tuy tất cả mọi người không muốn rời đêm trăng ấy.

Trở về nhà, ai nấy đều mong muốn cho thời gian quay trở lại để cùng nhau được hưởng sự thú vị của những đêm trăng sáng như đêm nay.

26 tháng 5 2021
"Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay." Mỗi người đều có một quê hương. Quê hương in sâu trong tâm trí chúng ta bởi những hình ảnh quen thuộc của đồng ruộng, lũy tre, giếng nước, gốc đa, mái đình... Em yêu tất cả những gì đơn sơ mà đôn hậu của làng quê. Những đêm trăng sáng, khung cảnh quê hương em thật là thơ mộng. Đêm rằm, trăng lên sớm lắm. Trăng vuốt ve đùa giỡn với những rặng tre xanh thẫm bao bọc quanh làng. Ánh trăng chênh chếch in bóng những ngôi nhà, hàng cây trên mặt đất ẩm sương. Trăng soi sáng từng ngõ xóm. Càng lên cao, trăng càng sáng, vầng trăng tròn vành vạnh như chiếc đĩa bạc treo lơ lửng trên bầu trời đêm thăm thẳm lấp lánh muôn vạn vì sao. Trên sân phơi rộng rãi đầu làng, chúng em nối đuôi nhau chơi trò rồng rắn. Góc sân đằng kia, một tốp bạn gái chơi trò ú tim tìm bắt. Tiếng nói tiếng cười vang lên rộn rã. Mùi lúa chín thơm nồng tỏa lan trong đêm trăng sáng. Thảm rơm vàng êm ái như nâng đỡ bước chân tung tăng chạy nhảy của chúng em. Trăng chiếu sáng khắp nơi. Trăng lung linh dát bạc trên dòng sông uốn khúc quanh làng. Trăng sóng sánh trong đôi thùng kĩu kịt trên vai chị gánh nước đêm. Trăng sà xuống lắng nghe câu chuyện làm ăn của con người. Trên chiếc chiếu hoa hay chiếc chõng tre đặt giữa sân, chén nước chè xanh ngào ngạt càng đậm đà nồng thắm hương vị quê hương. Cùng làn gió nồm nam mát rượi, ánh trăng làm dịu đi cái nóng đêm hè, lau khô những giọt mồ hôi vất vả lo toan trên gương mặt mẹ cha. Trăng đêm nay sáng quá! Dưới ánh trăng, cảnh vật làng quê thật huyền ảo, nên thơ. Đêm khuya, trăng sáng, lòng em dậy lên tình yêu quê hương tha thiết.

Những đêm trăng sáng đối với chúng em rất quý. Nhưng vui nhất, đẹp nhất là đêm trăng rằm Trung thu, ngày hội của tuổi thơ chúng em.

Chao ôi! Chưa đến tối mà ở đâu cũng rộn lên tiếng trẻ em cười nói, gọi nhau í ới cùng với tiếng múa lân dồn dập. Không biết các phố khác ra sao, chứ phố em trông như một ngày hội lớn. Ngay giữa sân, một đám thiếu nhi quây quần thành một vòng tròn rộng. Các em hát múa, vỗ tay trông vui nhộn làm sao! Một đứa bé giơ tay,lên trời vẫy vẫy như muốn ôm mặt trăng vào lòng. Nhảy múa xong, bọn trẻ tản đi một lúc rồi quay trở lại với nhiều chiếc lồng đèn sặc sỡ trên tay. Chúng xếp thành hàng một rồi bước đi, miệng hát vang: “Tình bằng có cái trống cơm…”

Những chiếc lồng đèn nhảy nhót trong đêm như muốn bứt ra khỏi tay cầm để bay lên trời cùng trăng. Thành phố tràn ngập trong ánh bạc lung linh cùng với tiếng trẻ thơ reo hòa vang dội. Rước đèn xong, chúng em tổ chức liên hoan. Mọi người bày cỗ rồi thắp đèn sáng trưng nhìn nhau cười vui yẻ. Những chiếc kẹo như nhảy múa trong mâm, chắc chúng cũng muốn chơi Trung thu lắm! Mọi người ngồi vào bàn, lòng phấn khối hân hoan. Chưa bao giờ vui như đêm nay. Mọi người đang chuyện trò rôm rả thì bỗng đâu tiếng trống dồn dập: “Tùng! Tùng! Cắc! Cắc! Tùng! Tùng!”

Cứ thế, tiếng trống vang lên gióng giả từ nhà này sang nhà khác, đánh thức những đứa trẻ đang bị kẹo “cám dỗ” chạy ra. Một lát sau, mọi người đã nối thành một cái đuôi dài, náo nhiệt. Ngay giữa sân, đội múa lân đang biểu diễn. Cái đầu “sư tử” lắc qua lắc lại theo nhịp trống. Đôi chân nhanh nhẹn nhảy múa một cách tài tình. Cả thân mình con “sư tử” uốn lượn vô cùng khéo léo. Khéo đến nỗi không ai ngờ rằng, dưới cái thân hình “oai hùng” kia là một đứa trẻ nhỏ bẻ. Nhưng nhân vật khiến mọi người thích thú nhất là ông Địa. Tấm thân phục phịch cử động một cách khó nhọc trong chiếc áo dài thùng thình với cái bụng to kềnh. Tay ông luôn quạt quạt vào đám người xung quanh. Ông chạy lăng xăng khắp sân, thỉnh thoảng lại lăn đùng ra, làm mọi người cười rũ rượi. Chao ôi vui quá!