K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi:NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢNNgày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như ngày tận số của nó.Một hôm, người đi săn xách cung tên vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người...
Đọc tiếp

Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

NGƯỜI ĐI SĂN VÀ CON VƯỢN

Ngày xưa, có một người săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp phải bác ta, thì hôm đó coi như ngày tận số của nó.

Một hôm, người đi săn xách cung tên vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra loang khắp ngực.

Người đi săn đứng im chờ kết quả…

Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.

Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy chiếc nỏ, lẳng lặng quay gót ra về.

Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.

(Theo Lep Tôn- xtôi, Tiếng Việt 3, Tập hai, NXB Giáo dục, 2010)

 

Câu 1: (0,5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên?

Câu 2: (1,0 điểm) Văn bản trên có những nhân vật nào? Chủ đề của văn bản là gì?

Câu 3: (0,5 điểm) Vượn mẹ đã làm những gì trước khi chết?

Câu 4: (1,0 điểm) Tại sao người đi săn “không bao giờ đi săn nữa”?

Câu 5: (1,0 điểm) Nêu tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ trong câu văn: “Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống.”

Câu 5: (1,0 điểm) Em nhận ra bài học gì từ văn bản trên?

1
21 tháng 4 2022

Câu 1:PTBD:Tự sự,biểu cảm

Câu 2:Nhân vật:Người đi săn,vượn mẹ và vượn con 

Câu 3:Vượn mẹ đã:

+nắm bùi nhùi gối lên đầu con

+hái một cái lá to

+vắt sữa và đặt lên miệng con

câu 4:

Vì người đi săn đã rút ra cho mình được một bài học đáng giá là không nên săn bắn các con động vật hoang dã khác . Người đi săn thấy việc săn bắn đó là một điều "ác độc", nó khiến các con vật hoang dã khác không thể sống được như chúng ta mà phải chịu cái chết

Câu 6:

Em nhận ra được bài học:

Không nên săn bắn  các con động vật hoang dã.Việc đó thể hiện hành động "ác độc" của chúng ta đối với thiên nhiên .Các con vật hoang dã cũng có cuộc sống như chúng ta nên hãy bảo vệ môi trường và đừng làm hại chúng

22 tháng 4 2022

Chủ đề của văn bản là gì ạ

 

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:Người đi săn và con vượn1. Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số. 2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.  Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên...
Đọc tiếp

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:

Người đi săn và con vượn

1. Ngày xưa có một người thợ săn bắn rất tài. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì hôm ấy coi như đó là ngày tận số. 

2. Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng. Bác thấy một con vượn lông xám đang ngồi ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng vượn mẹ.

  Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn với đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương rỉ ra, loang khắp ngực.

 Người thợ săn đứng im, chờ kết quả... 

3. Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng con. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tên ra, hét lên một tiếng thật to rồi ngã xuống. 

4. Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác cắn môi, bẻ gãy nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.  Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa. 

- Tận số: hết đời, chết 

- Nỏ: vũ khí hình thù cái cung, có cán, lẫy, bắn tên đi bằng cách căng bật dây. 

- Bùi nhùi : mớ rơm rạ hoặc lá cây, cỏ … để rối.

Chi tiết nào nói lên tài săn bắt của bác thợ săn ?

A. Ngày xưa có một người săn bắn rất tài

B. Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số

C. Một hôm người thợ săn xách nỏ vào rừng

1
4 tháng 9 2017

Đáp án B

Chi tiết nói lên tài săn bắt của bác thợ săn là : Nếu con thú rừng nào không may gặp bác ta thì coi như đó là ngày tận số.

I. ĐOC HIĖU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau và trà lời các câu hỏi:CHÚ THO THÔNG MINHTrong rừng kia có một chú Thỏ rất thông minh, các con vật khác đều phục tài nó,riêng có con Hồ vẫn chẳng phục ai cả.Một hôm, Hổ đi chơi,gặp Thỏ. găp Thỏ đang ăn mật ong ở một hốc cây, Hỗ dứng đón ở lốira,Mày dừng có hòng chạy nữa nhé! Tao tìm mày lâu lắm rồi! Muốn tốt ra đây nộpmạng!Thỏ bèn làm kế hoãn binh:Ông làm ơn cho...
Đọc tiếp

I. ĐOC HIĖU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và trà lời các câu hỏi:

CHÚ THO THÔNG MINH

Trong rừng kia có một chú Thỏ rất thông minh, các con vật khác đều phục tài nó,

riêng có con Hồ vẫn chẳng phục ai cả.

Một hôm, Hổ đi chơi,gặp Thỏ. găp Thỏ đang ăn mật ong ở một hốc cây, Hỗ dứng đón ở lối

ra,

Mày dừng có hòng chạy nữa nhé! Tao tìm mày lâu lắm rồi! Muốn tốt ra đây nộp

mạng!

Thỏ bèn làm kế hoãn binh:

Ông làm ơn cho tôi đánh một hồi trồng rồi tôi xin ra đế ông bắt tôi.

Được, Hồ trả lời.

Chú Thỏ thông minh giơ tay làm điệu bộ đánh trống liên hồi vào tổ ong. Bấy giờ

tiếng ong bay vù vù, văng văng có âm thanh phát ra làm cho Hồ nghe tưởng là trông

thật. Thích thú quá, Hồ bảo Thỏ:

- Mày cho tao đánh với

Ông đánh cững dược thôi - Thỏ đáp -Nhưng có điều ông mà đánh thì tôi sẽ điếc

tai, long óc mất. Vậy ông làm ơn đế tôi đi thật xa đây đã, bao giờ không nghe tiếng

hú của tôi nữa thì ông hãy đánh.

Thế là Hổ ta quên mất việc tri tội Thỏ, đe cho Thó chạy trốn mất. Khi không còn

nghe tiếng hú, Hổ mới vươn người vào hốc cây, giơ chân trước vào tổ ong. Tồ ong vỡ

 

ra, cả bây ong xông tới đốt cho Hố tối mặt tối mày. Hồ dau diếng người. Nhung

vẫn không tha, Hổ chạy đến đâu, chúng đuổi theo đến đó, đốt cho mặt sưng húp ong mới

chịu thôi. Hổ biết là mắc mưu Thỏ, giận bầm gan tím ruột.

(Trích truyện dân gian Việt Nam)

 

Thực hiện các yêu cầu:

Văn bản trên kể bằng ngôi thứ mấy?(0.5 điểm)

A.Ngôi thứ nhất

B.Ngôi thứ hai

C.Ngôi thứ ba

D.Ngôi thứ nhất số nhiều

Câu 2. Văn bản này thuộc thể loại truyện dân gian nào? (0.5 điểm)

A. Truyện cổ tích

B. Truyện đồng thoại

C. Truyền thuyết

D. Thần thoại

Câu 3. Trong văn bắn trên từ nào sau dây không phải là từ ghép? (0.5 điềm)

A. Thông minh

B. Vù vù

C. Tấm tắc

D.Đau điếng

Câu 4. Trong các câu sau, câu nào không,sử dụng trạng ngữ chỉ thời gian? (0.5 diễm)

A. Trong rừng kia có một chú Thỏ rất thông minh, các con vật khác đều phục tài

nó, riêng có con Hồ vẫn chẳng phục ai cả.

B Một Iần khác, Vinh cùng các bạn chăn trâu trong làng chơi trò đá bười ngoài

đồng.

C. Bấy giờ tiếng ong bay vù vù, văng vắng có âm thanh phát ra làm cho Hổ nghe

tưởng là trống thật.

D. Một hôm, Hổ đi chơi, gặp Thỏ đang ăn mật ong ở một hốc cây, Hổ đứng đón

lối ra, trừng măt bảo Thỏ:

Câu 5. Câu chuyện trong văn bản được kể bằng lời của ai? ( 0.5 điềm

)

A. Lời của thỏ

B. Lời của hổ.

C. Lời của ong.

D. Lời của người kể chuyện.

Câu 6.Cho biết các nhân vật chính trong văn bản trên?

A.Thỏ

B.Hổ

C.Ong.

D.Thỏ và hổ

Câu 7. Văn bản trên được viết theo phương thức biều đạt nào? (0.5 điềm)

A. Miêu tå

B. Kể chuyện

C. Nghị luận

D. Biểu cảm

Câu 8. Thỏ thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích? (0.5 điểm )

A.Nhân vật người mang lốt vật

B.Nhân vật thông minh

C.Nhân vật bất hạnh

D.Nhân vật dũng sĩ.

Câu 9. Tim một câu văn trong văn bản trên cho thấy Thỏ đã bộc lộ trí thông minh?

(1.0 điềm)

Câu 10. Hãy rút ra bài học mà em tâm đắc nhất sau khi đọc văn bản trên? (1.0 điềm)

I. LÀM VĂN (4.0 điểm)

Viết doạn văn khoàng một mặt giấy thi ghi lại cảm xúc vè một nhân vật trong truyên

truyền thuyết hoặc truyện cổ tích mà em thích nhất.

HÉT--

0
15 tháng 1 2017

Vậy thì là thế này phải không ? 

một đàn nai (nai= 9), bắn chết một còn 8 con hoặc có thể là 9 nếu tính cả con chết

15 tháng 1 2017

Còn lại 0 con vì bác bắn 1 con thì những con kia giật mình và chạy đi hết

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: Ngày xưa có 2 vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu mà không có con. Một hôm trong lúc phiền muộn, vợ chồng cãi nhau, chồng nóng nảy đánh vợ, vợ tủi thân bỏ nhà đi. Duyên số run rủi, chị ta kết bạn với một người đàn ông khác ở miền ngược làm nghề săn bắn. Anh chồng hối hận, ít ngày sau, đi tìm. Tìm mãi không thấy, hết tiền, lại sinh ốm đau, đành phải ăn xin...
Đọc tiếp

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Ngày xưa có 2 vợ chồng nghèo lấy nhau đã lâu mà không có con. Một hôm trong lúc phiền muộn, vợ chồng cãi nhau, chồng nóng nảy đánh vợ, vợ tủi thân bỏ nhà đi. Duyên số run rủi, chị ta kết bạn với một người đàn ông khác ở miền ngược làm nghề săn bắn. Anh chồng hối hận, ít ngày sau, đi tìm. Tìm mãi không thấy, hết tiền, lại sinh ốm đau, đành phải ăn xin lần hồi.

Một hôm tình cờ anh ta đến xin ăn đúng nhà vợ chồng người đi săn. Chị vợ nhận ra chồng cũ, thấy đói rách tiều tụy, chị ta rất thương. Nhân chồng mới vắng nhà, chị dọn một bữa cơm rượu đãi chồng cũ. Anh ta ăn uống no say, rồi lăn ra ngủ thiếp đi, đánh thức mấy cũng không dậy. Thật là tai hại! Trời sắp mưa, chồng cũng sắp về. Hoảng quá, chị vội cõng anh kia ra đống rơm cuối sân, lấy rơm phủ lên người giấu đi để tránh điều tiếng không hay.

Vừa lúc đó người chồng mới mang về 1 con cầy, bảo chị vợ ra chợ sắm sửa các gia vị làm một bữa ra trò thết hàng xóm. Ở nhà, anh ta đốt đống rơm thui cầy. Bất đồ, lửa bùng lên, bén vào đống rơm, thui cả anh chồng cũ. Chị vợ về, thấy vậy, vô cùng đau xót, như chính mình mắc tội giết chồng cũ. Chị ta liền nhảy vào đống lửa chết theo. anh chồng mới thương vợ, cũng đâm đầu vào chết luôn. Hôm ấy là hai mươi ba tháng Chạp âm lịch.

Thấy ba người ăn ở với nhau có tình nghĩa, Ngọc Hoàng cho họ hóa thành ba ông đầu rau để họ được ở bên nhau mãi mãi, đồng thời phong cho họ là Táo quân (còn gọi là Vua Bếp). Hàng năm, táo quân phải lên chầu Ngọc Hoàng tâu về việc làm ăn của các nhà ở hạ giới. Nhân dân ta từ xưa, mỗi lần năm tết đến có tục mua cá chép làm cỗ tiễn ông táo lên chầu Trời, chính là bắt nguồn từ câu chuyện này.

Sự tích ông Táo về Trời hay truyện sự tích Táo quân

Nguồn : Truyện đọc lớp 5

TheGioiCoTich.Vn

Câu 1: Táo Quân còn có tên gọi là gì?

A. Ông Công

B. Thổ Địa

C. Ông Đầu Rau

D. Thần Tài

Câu 2. Táo Quân gồm bao nhiêu ông, bao nhiêu bà?

A. 2 bà 1 ông

B. 2 ông 1 bà

C. 3 ông

D. 3 bà

Câu 3. Nhiệm vụ của Táo Quân hàng năm là gì?

A. Bảo vệ con người, tiêu diệt tà ma.

B. Tâu về việc làm ăn của các nhà ở hạ giới.

C. Quản việc con cái của các nhà ở hạ giới.

D. Ban phát tài lộc cho các nhà ở hạ giới.

Câu 4. Từ nào là từ đồng nghĩa với "Bất đồ" trong đoạn 3, dòng 2?

A. Chẳng may

B. Thình lình

C. Đúng lúc

D. Nhanh như cắt

 

1
14 tháng 1 2023

1C

2B

3B

4B

Ngày xưa có vợ chồng ông lão làm nghề đánh cá. Một hôm ông lão đánh cá đi vào rừng săn chim bói cá. Sau đó ông tìm được con chim bói cá gần bờ sông. Chim ta vừa ăn được cá to nên nằm ngủ say. Ông lão cầm súng bắn con chim chết ngắc. Ông cầm dao mổ bụng chim và lấy ra 1 con cá to mà chim vừa ăn. Ông bỏ cá vô giỏ, vứt xác con chim đi và tiếp tục đi săn tìm những con chim bói cá khác.Trên đường đi bỗng con cá cất tiếng...
Đọc tiếp

Ngày xưa có vợ chồng ông lão làm nghề đánh cá. Một hôm ông lão đánh cá đi vào rừng săn chim bói cá. Sau đó ông tìm được con chim bói cá gần bờ sông. Chim ta vừa ăn được cá to nên nằm ngủ say. Ông lão cầm súng bắn con chim chết ngắc. Ông cầm dao mổ bụng chim và lấy ra 1 con cá to mà chim vừa ăn. Ông bỏ cá vô giỏ, vứt xác con chim đi và tiếp tục đi săn tìm những con chim bói cá khác.

Trên đường đi bỗng con cá cất tiếng van xin ông:

- Ông lão ơi thả tôi ra đi, tôi không phải con cá bình thường, mà là thái sư Trần Thủ Độ bị hóa thành cá, người ta gọi là cá độ.

Ông lão bỗng hốt hoảng:

- Ô hô! con cá biết nói. Bắt về chắc bán nhiều tiền lắm đây! ngu gì mà thả, haha!

- Thả tôi ra đi tôi sẽ cho ông 1 điều ước.

- Có chuyện đó nữa hả! điều ước à... điều ước gì đây... à! tao ước tao có 100 điều ước.

- Con lạy bố. Tưởng bố hiền lắm. Cái đó tôi không làm được.

- Hừ. ngay từ đầu tao biết mày nói phét, nếu có phép lạ thì mày ước cho mày ra khỏi đây đi. Ước cho tao làm gì?

- Ừ ha! vậy mà nghĩ không ra.

Nói xong con cá liền biến mất và nhảy xuống sông. Sau đó con cá quay lại và nói:

- Dù sao cũng cảm ơn ông đã chỉ tôi cách hay.

Rồi con cá bơi đi, ông lão thấy vậy tiếc nuối rồi cuối cùng đi về. Về đến nhà bà vợ hỏi hôm nay có cá không. Ông trả lời:

- Hôm nay tôi bắt được con cá độ bà ạ.

Vừa nói xong ông bị bà vợ tóp vỡ mồm rồi chửi yêu:

- Không đi đánh cá mà đi bắt cá độ đá banh à? À mà hôm nay Đức với Argentina đội nào thắng vậy?

Bực mình ông lão liền kể lại sự việc. Nghe xong bà vợ liền táng ông lão 2 phát nữa rồi chửi:

- Ngu! ngu! ngu! Để con cá thoát dễ dàng vậy! Quay lại chỗ con cá xin điều ước mau!

- Ước cái gì đây?

- Đã ước thì phải ước thật hoành tráng vào. Ông không thấy nhà mình hết gạo rồi à, ước 2 ký gạo ăn đỡ đói đi!

Nghe thế 2 mắt ông lão sáng lên, lập tức chạy ra bờ sông. Trên đường đi ông nghĩ: "cái con mẹ đó ghê lắm, ước hai ký gạo rồi bà lại được đà bà lại bắt đi tìm cá để ước tiếp 2 lít rượu với đĩa thịt chó, mà như vậy chắc không đủ đô với bà, thể nào bà cũng lại bắt mình đi ước thêm thùng tiger hoặc heliken cũng nên, nếu chiều ý bà chắc mình lại bị bà bắt đi ước thêm 1 kho rượu vang để bả uống dần, bla, bla,... vậy thì mình không để chiều theo ý bà được, mình sẽ ước theo ý mình. háhá", ông lão đến bờ sông gọi con cá, cá độ ngoi lên hỏi có việc gì, ông lão trả lời:

- Cho tao xin điều ước đi!

- Định ước có 100 điều ước hả! không được.

- Không phải!

Ông lão rút tờ giấy trong túi đưa cho cá rồi nói rằng:

- Tôi ước 1 điều thôi, tôi ước là tôi sẽ được những điều trong tờ giấy này thôi.

Tờ giấy viết là: "4 ký gạo, 10 dĩa thịt chó, chục lít rượu, thùng tiger, heliken, kho rượu vang, căn biệt thự, xe hơi, chiếc iphone 9, 10 tỉ usd, 100 cây vàng, ... à! 20 em chân dài, 40 em chân ngắn, 80 người hầu, 160 bà zú, bla bla..." cá độ đọc 1 tiếng mới xong rồi lăn ra bất tỉnh, sau đó cá độ nói:

- Con lạy bố! con lạy bố!

- Tao ước 1 điều thôi mà mày cũng chả cheo hả?

- Hừ! Thôi được! Ông hãy về đi, tất cả điều ông muốn sẽ thành hiện thực.

Ông lão hí hửng chạy về nhà báo cáo đã hoàn thành nhiệm vụ. Hai vợ chồng hí hửng ngồi chờ. Ngồi chờ đến tối cũng chẳng có gì xảy ra, hóa ra bị con cá nó lừa. Bà vợ bay vào lên gối xuống chỗ ông lão, vừa đánh vừa chửi: "ngu! ngu! ngu!... tham! tham! tham này"

6
21 tháng 5 2022

đề?

21 tháng 5 2022

rồi sao 

Người đi săn và con vượnMột hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng.Bác  thấy một con vượn lông xám đang ngồiôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng tim vượn mẹ.Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương từ từ rỉ ra loang khắp mũi tên.Người đi săn đứng im và chờ kết quả…Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng...
Đọc tiếp

Người đi săn và con vượn

Một hôm, người đi săn xách nỏ vào rừng.Bác  thấy một con vượn lông xám đang ngồi

ôm con trên tảng đá. Bác nhẹ nhàng rút mũi tên bắn trúng tim vượn mẹ.

Vượn mẹ giật mình, hết nhìn mũi tên lại nhìn về phía người đi săn bằng đôi mắt căm giận, tay không rời con. Máu ở vết thương từ từ rỉ ra loang khắp mũi tên.

Người đi săn đứng im và chờ kết quả…

Bỗng vượn mẹ nhẹ nhàng đặt con nằm xuống, vơ vội nắm bùi nhùi gối lên đầu con, rồi nó hái cái lá to, vắt sữa rồi đặt vào miệng con.

Sau đó, vượn mẹ nghiến răng giật mũi tên ra, rú lên một tiếng ghê rợn rồi từ từ gục xuống.

Người đi săn đứng lặng. Hai giọt nước mắt từ từ lăn trên má. Bác mắm môi bẻ gãy cung nỏ và lẳng lặng quay gót ra về.

Từ đấy, bác không bao giờ đi săn nữa.

 (Lép Tôn-xtôi)

2. Em hãy nhận xét về hình ảnh vượn mẹ trước khi chết bằng một câu văn có sử dụng trạng ngữ chỉ nơi chốn?

3. Từ câu chuyện trên, em rút ra bài học gì? Hãy diễn đạt thành một đoạn văn khoảng 5 câu, trong đoạn có sử dụng TN đã học.
bạn nào giúp mình trước thì mình tick đung và theo dõi nha

1
22 tháng 12 2021

BẠN NÀO GIÚP MÌNH CÂU 4 THÌ MÌNH TICK ĐÚNG VÀ THEO DÕI NHA

 

Ví dụ thực tiễn minh họa:Trong ngày 16 mk bắt đầu đi từ Đắk Lắk về Nha Trang thì mk đi xe cũng với chị, em và mẹ mk. Hôm đó mk được một ông tài xế cũng cao tuổi lái chở đi hôm đó mk đi xe lớn có rất nhìu hành khách. Khi nghe hai ông tài xế nói chuyện mk cũng dần hỉu ra thì ra mọi chuyện như sau: Vào ngày 14 ông tài xế cao tuổi đó lái chuyến xe đó và nhận cuộc gọi nhận hàng của một...
Đọc tiếp

Ví dụ thực tiễn minh họa:

Trong ngày 16 mk bắt đầu đi từ Đắk Lắk về Nha Trang thì mk đi xe cũng với chị, em và mẹ mk. Hôm đó mk được một ông tài xế cũng cao tuổi lái chở đi hôm đó mk đi xe lớn có rất nhìu hành khách. Khi nghe hai ông tài xế nói chuyện mk cũng dần hỉu ra thì ra mọi chuyện như sau: Vào ngày 14 ông tài xế cao tuổi đó lái chuyến xe đó và nhận cuộc gọi nhận hàng của một người và hôm đó có một người cùng làm trong nhà xe và đi cùng ông ấy khi nghe nói chuyện và nhìn thấy số điện thoại thì người đó đã ăn cướp số điện thoại và ngày hôm sau khi ông tài xế cao tuổi có việc bận và nghỉ ở nhà thì ông tài xế hôm trước đi cũng với ông tài xế hôm qua vẫn đi làm và gọi điện cho người gửi hàng và được cước = 2 xị. Thì ngày 16 mà mk đi xe, khi ông tài xế cao tuổi đi làm lại và gọi lại cho người gửi hàng và biết ông kia đã cướp được hàng và trên đường người tài xế cao tuổi đó vừa đi vừa gọi điện thoại liên tục và chửi bới, nói những từ tục tỉu vô văn hóa. Ngoài ra người đàn ông cao tuổi đó còn lái xe rất nhanh nhất là những khúc đường ngoàng nghèo. người đàn ông vẫn liên tục chửi trong khi trong xe đó có nhìu trẻ em.

a/ Các bạn nhận xét như thế nào về người tài xế cao tuổi đó.

  --------------------------------------------------------------- đã cướp số điện thoại đó.

b/ Các bạn nhận xét như thế nào về tình huống trên.

c/ Bác mk nói bác mk đọc báo và thấy rằng đa số tai nạn xe khách đều đa số là những người ngồi bên tài và nói rằng nên ngồi bên phụ. Các bạn nhận xét như thế nào về câu nói của bác mk, bác mk nói như thế có đúng hay ko?

* Các câu hỏi trên đều là do mk nghĩ ra và các cí dụ hoàn toàn có thật nên các bạn hãy trả lời theo ý kiến của mk. bạn nào trả lời hay, thuyết phục và nhanh mk sẽ tick cho.ok

 

5
18 tháng 6 2016

dài k mun đọc lun á

19 tháng 6 2016

giáo dục công dân à

 

ĐỀ 2:I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:MÈO LẠI HOÀN MÈO Ngày xưa có một người nuôi một con mèo. Nghĩ con mèo của mình khônngoan, tài giỏi không có loài nào hơn nữa, mới đặt tên cho nó là “Trời”.Một hôm, có một ông khách đến chơi, thấy sự lạ mới hỏi rằng:- Sao ông lại dám gọi nó là con “Trời”?Chủ nhà đáp:- Con mèo của tôi quý hóa có một không hai. Gọi nó là con mèo thì khôngđược....
Đọc tiếp

ĐỀ 2:

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:

MÈO LẠI HOÀN MÈO

 

Ngày xưa có một người nuôi một con mèo. Nghĩ con mèo của mình khôn

ngoan, tài giỏi không có loài nào hơn nữa, mới đặt tên cho nó là “Trời”.

Một hôm, có một ông khách đến chơi, thấy sự lạ mới hỏi rằng:

- Sao ông lại dám gọi nó là con “Trời”?

Chủ nhà đáp:

- Con mèo của tôi quý hóa có một không hai. Gọi nó là con mèo thì không

được. Phải gọi là con “Trời” mới xứng đáng, vì không ai hơn được “Trời”.

Ông khách hỏi:

- Thế mây chẳng che được trời là gì?

Chủ nhà bảo:

- Thế thì tôi gọi nó là con Mây!

Khách lại hỏi:

- Thế nhưng gió lại đuổi được mây!

Chủ nhà lại bảo:

- Thế thì gọi nó là con Gió!

- Thế nhưng thành lại cản được gió?

- Thì tôi gọi nó là con Thành.

- Thế nhưng chuột lại khoét được thành!

- Thế thì tôi gọi nó là con Chuột.

- Thế nhưng mèo lại bắt được chuột!

Chủ nhà nghĩ ngợi rồi bảo:

- Thì tôi lại cứ gọi nó là con Mèo như hôm trước vậy.

Ông khách vỗ tay cười:

- Thế có phải là “Mèo lại hoàn mèo” như câu tục ngữ ta vẫn thường nói

không?

 

(Theo https://truyendangian.com)

 

Câu 1. Văn bản Mèo lại hoàn mèo thuộc thể loại gì?

A. Truyện cổ tích. B. Truyện ngụ ngôn.

 

C. Thần thoại. D. Truyền thuyết.

Câu 2. Văn bản Mèo lại hoàn mèo có những nhân vật nào?

A. Chủ nhà, ông khách, Gió, Mây.

B. Trời, Mây, Thành, Gió.

C. Chủ nhà, ông khách, con mèo.

D. Con mèo, Thành, Mây, Gió.

Câu 3. Trong văn bản Mèo lại hoàn mèo, con mèo được đặt tên theo thứ tự nào?

A. Trời, Mây, Gió, Thành, Mèo, Chuột.

B. Mây, Gió, Thành, Mèo, Chuột, Mèo.

C. Trời, Gió, Thành, Mèo, Chuột, Mây.

D. Trời, Mây, Gió, Thành, Chuột, Mèo.

Câu 4. Theo văn bản, tại sao chủ nhà lại đặt tên cho con mèo là “Trời”?

A. Vì thích tên gọi là “Trời”.

B. Vì nghĩ rằng không có tên gọi nào phù hợp hơn.

C. Vì nghĩ rằng con mèo của mình khôn ngoan, tài giỏi.

D. Vì cho rằng con mèo giống trời.

Câu 5. Vì sao ông khách lại thắc mắc khi thấy chủ nhà gọi con mèo là con “Trời”?

A. Vì thấy tên gọi đó không đẹp.

B. Vì thấy tên gọi đó không đúng với lẽ tự nhiên.

C. Vì thấy chủ nhà quá khiêm tốn.

D. Vì thấy chủ nhà quá huênh hoang.

Câu 6. Theo em, tại sao ông khách lại liên tiếp phủ định những tên được đặt cho con

mèo?

A. Vì muốn chủ nhà nhận ra sự vô lí trong việc đặt tên.

B. Vì thấy mấy tên đó không đẹp.

C. Vì muốn trêu đùa chủ nhà.

D. Vì muốn chủ nhà đặt tên theo cách của ông.

Câu 7. Qua văn bản, em thấy chủ nhà là người như thế nào?

Câu 8. Vì sao cuối cùng chủ nhà lại gọi tên là con Mèo?

Câu 9. Em rút ra được bài học gì sau khi đọc xong văn bản trên?

II. VIẾT (4.0 điểm)

Viết bài văn bày tỏ quan điểm của em về ý kiến sau: “Bảo vệ rừng là bảo vệ

cuộc sống của chúng ta”.

2
11 tháng 5 2023

Tham khảo

1.B

2.C

3.D

4.C

5.B

6.A

C7.

→ Qua câu chuyện, em cảm thấy rằng chủ nhà là người rất tự kiêu thiếu hiểu biết, có tầm nhìn hạn hẹp.

C8.

→ Vì chủ nhà cảm thấy được sự vô lí của mình khi đặt tên của mèo không đúng với tên gọi của nó.

C9.

→ Em rút ra được bài học, mỗi người , vật nên biết đúng vị trí của bản thân mình, không nên thay đổi những lí lẽ của tự nhiên và cần biết lượng sức của mình để luôn có thái độ khiêm tốn và đúng mực trong cuộc sống.

II.Viết 

Bài viết:

Trái Đất là một hành tinh xinh đẹp. Một trong những tài nguyên quan trọng, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của hành tinh này chính là rừng.

Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Ở Việt Nam, có ba phần tư diện tích là đồi núi. Rất nhiều cánh rừng quý hiếm.

Rừng có rất nhiều vai trò. Đầu tiên, rừng là nơi sinh sống của nhiều loài động và thực vật khác nhau. Tất cả cùng sinh sống, phát triển trong rừng tạo nên sự đa dạng sinh học cho Trái Đất. Tiếp đến, rừng có vai trò trong việc điều hòa khí hậu. Cây xanh trong rừng giúp lọc không khí, thu nhận khí các-bon-níc và sản xuất ra khí ô-xi, cần trong quá trình hô hấp của con người và động vật. Không chỉ vậy, cây xanh còn ngăn chặn hiện tượng sạt lở đất khi xảy ra mưa lớn. Việc bảo vệ rừng, chính là bảo vệ đến cuộc sống của con người.

Về kinh tế, rừng đã cung cấp một lượng tài nguyên như khoáng sản, gỗ, dược liệu… Ngoài ra việc xây dựng mô hình du lịch sinh thái trong rừng cũng đã tạo ra được lợi nhuận lớn về kinh tế. Nhiều cành rừng còn phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, tìm hiểu của các nhà khoa học. Khai thác rừng một cách hợp lí giúp bảo vệ Trái Đất.

Đặc biệt nhất, rừng còn trở thành biên giới tự nhiên giữa các quốc gia. Với diện tích chủ yếu là đồi núi, thì nhiều cánh rừng đã trở thành biên giới của Việt Nam với các quốc gia láng giềng. Việc bảo vệ rừng chính là góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Không chỉ vậy, những năm tháng chiến tranh, rừng đã trở thành người bạn của bộ đội - “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”.

Chính vì những vai trò trên, con người cần phải tích cực bảo vệ rừng. Đầu tiên, Nhà nước cần có những quy định xử phạt cho hành vi chặt phá rừng, săn bắt động vật hoang dã trái phép. Đồng thời, các đơn vị kiểm lâm cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi để bảo vệ rừng. Người dân cần có ý thức bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng, tránh đốt rừng để làm nương rẫy…

Chúng ta hãy cùng nhau chung tay bảo vệ rừng để cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, cũng như hành tinh xinh đẹp này mãi giữ được màu xanh.

11 tháng 5 2023

1.B

2.C

3.D

4.C

5.D

6.A

7.qua văn bản em thấy chủ nhà là một người huênh hoang,tự kiêu 

8.vì do ông khách liên tiếp phủ định những tên được đặt cho con mèo: bởi phải gọi tên sự vật đúng với bản chất của nó. Chứ tên khác không phù hợp.

9.bài học rút ra từ văn bản trên là cần biết bản thân mình là ai và đứng đúng vị trí của mình

II.VIẾT

tham khảo:

Một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá đối với con người chính là rừng. Bởi vậy mà bảo vệ rừng chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Hiểu một cách đơn giản thì rừng là hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật, động vật, vi sinh vật… cùng sinh trưởng và phát triển trên những vùng đất cao rộng, đặc biệt là đồi núi. Có thể khẳng định rằng, rừng là một phần không thể thiếu trong môi trường tự nhiên.

Ở nước ta, ba phần tư diện tích đất liền là đồi núi. Bởi vậy mà việc bảo vệ rừng là điều vô cùng cần thiết. Trước hết, rừng là ngôi nhà chung của rất nhiều loài động, thực vật. Nếu như rừng bị phá hoại, môi trường sống của chúng sẽ bị phá hủy. Không chỉ vậy, rừng như một lá phổi tự nhiên của nhân loại giúp thanh lọc không khí, điều hòa khí hậu. Khi những cánh rừng đầu nguồn bị chặt phá sẽ gây ra những hậu quả vô cùng to lớn như hiện tượng sạt lở đất, lũ lụt ở vùng núi. Bảo vệ rừng, chính là đang bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu thiên tai gây hại đến nhân loại.

Bên cạnh đó, những cánh rừng cũng đem lại giá trị kinh tế vô cùng to lớn. Ông cha ta có câu “rừng vàng, biển bạc” chính vì vậy. Trong rừng có rất nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Những cây thuốc quý có giá trị trong công nghiệp và dược phẩm, là nguồn gen hoang dại có giá trị trong lai tạo giống mới cho nông nghiệp và chăn nuôi. Ngoài ra, rừng còn là một địa điểm du lịch sinh thái vô cùng hấp dẫn với con người. Bảo vệ rừng, sẽ góp phần để xây dựng phát triển kinh tế.

Tầm quan trọng của rừng đôi khi còn gắn liền với lợi ích quốc gia. Nhiều cánh rừng đã trở thành biên giới tự nhiên, bảo vệ rừng chính là bảo vệ an ninh quốc phòng. Trong chiến tranh, rừng giúp bộ đội ngụy trang, tránh khỏi kẻ thù… Bảo vệ rừng có ý nghĩa to lớn về mặt chiến lược đối với đất nước.

Từ đó, chúng ta cần có ý thức bảo vệ rừng. Một số hành động như trồng cây gây rừng, không chặt phá rừng bừa bãi, khai thác rừng đúng cách, không đốt rừng làm nương rẫy... Những hành động nhỏ bé sẽ góp phần tích cực trong việc bảo vệ rừng.

Tóm lại, chúng ta cần hiểu được vai trò của rừng, và cùng nhau chung tay bảo vệ rừng. Điều đó thật sự có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cuộc sống nhân loại

 

 

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:   Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta...
Đọc tiếp

I.PHẦN ĐỌC HIỂU (5,0 điểm): Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

   Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!

Câu 1 ( 2điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai? Cho biết phương thức biểu đạt chính của văn bản em vừa kể tên?

Câu 2 (1điểm): Trình bày nội dung chính của văn bản chứa đoạn văn trên?

Câu 3 ( 2điểm): Qua nội dung đoạn văn, em học tập được điều gì từ đức tính của Bác?

0